Monday 2 June 2014

Con Quạ Đen Và Bồ Câu Trắng Internet 2014/05/29

Gloria Estefán ( Bồ Câu Trắng )

Giọng ca của Gloria Estefán vượt giới hạn không gian. Và hơn cả âm nhạc, bà là một phụ nữ có tư cách: Yêu gia đình, trung thành với tổ quốc và lý tưởng tự do dân chủ, và luôn là người con bất khả phân ly của cộng đồng người Cuba tại Florida tỵ nạn cộng sản.


Ca sĩ Gloria Estefán sinh ngày 1/9/1957 tại thủ đô Havana, Cuba. Trước khi Cộng sản cướp chính quyền, cha bà, Ông José Fajardo là một quân nhân trong quân đội Cuba .Sau đó gia đình bà phải di tản sang Mỹ ; lúc đó Gloria Fajardo mới 2 tuổi.
Ông José Fajardo sau đó đã là một trong 1,300 tay súng người bản xứ Cuba chỉ huy đổ bộ lên vịnh Girón ở Bahía de Cochinos (vịnh Con Heo) ngày 17/4/1961 để giải phóng quê nhà. Cuộc hành quân bị thất bại. Số tù binh này, trong đó có ông José Fajardo đã được Mỹ chuộc lại. Sau đó ông Fajardo sang Việt Nam chiến đấu chống Việt Cộng. Khi trở về, ông bị bệnh và trở thành gánh nặng cho vợ và cô con gái Gloria.

Gloria tốt nghiệp B.A. phân khoa tâm lý học năm 1979. Gloria vừa phải học vừa phải làm thông ngôn bán thời gian tại khu thuế vụ của Miami International Airport. Do sức nặng phụ giúp mẹ gánh vác gia đình nên Gloria đã dùng âm nhạc như một lối thoát để giải khuây; đâu biết rằng âm nhạc lại là con đường đưa đến danh vọng tột đỉnh; biệt hiệu là “Queen of Latin Pop” (nữ hoàng nhạc Pop) với 4 giải Grammy Awards, 4 giải Latin Grammy, hàng trăm triệu dĩa bán ra khắp thế giới, từng trình diễn cho hai vị tổng thống Mỹ; hát mở màn cho hai thế vận hội Olympic ở Seoul (Nam Hàn) và Atlanta (USA); hát quốc ca “The Star –Spangled Banner” cho 2003 World Series ở Miami , và vô số các giải thưởng khác..và đóng nhiều phim cinéma nữa .

Sự nghiệp âm nhạc thành công vĩ đại đã mở ra cho Gloria nhiều ngã rẽ khác cũng thành công không kém để trở thành minh tinh màn bạc, nhạc sĩ sáng tác và kinh doanh thầu khoán.

Trong dịp Giáo Hoàng John Paul II sang viếng thăm mục vụ Cuba từ 21 đến 25/1/1998, Vatican đả ngỏ lời mời Gloria “trở về mái nhà xưa” hát cho thánh lễ ở thủ đô Havana, Gloria đã cự tuyệt như sau: “Thưa Vị Chủ Chăn, xin đừng quên đòi hỏi Tự Do cho Cuba trong lời cầu nguyện của Ngài” .Trả lời phỏng vấn của báo chí về việc này, Gloria nói “Người ta không biết nhiều (do chế độ bưng bít) nên khi họ hỏi tôi, tôi đã cho họ biết thảm kịch của người lưu vong ra sao, sự đàn áp, pháp trường xử tử, sự khủng khiếp của chế độ Cộng sản. Tôi xin nhấn mạnh rằng tôi rời Cuba khi mới lên hai. Chúng tước đoạt quê hương của tôi, cướp đi cái thân thiết nhất của một con người cần có. Sao tôi quên được chính Fidel Castro là kẻ đã gây quá nhiều tai ương đến cho tôi như vậy? Cả gia đình tôi đã phải trả một giá đắt cho Tự Do. Cha tôi không chỉ chiến đấu ở vịnh Con Heo, ông còn tình nguyện chiến đấu ở Việt Nam. Ông chiến đấu cho những quyền Tự Do tương tự như thế. Tôi đã nhìn ông chết chậm rãi trong suốt 14 năm. Tôi chắc sẽ không để bất cứ ai xúc phạm đến các lý tưởng ấy.” Và rằng “. . .khi họ (Tòa Thánh) mời tôi hát tại Vatican, họ hỏi tôi định nói gì. Tôi bảo họ rằng tôi sẽ xin Đức Thánh Cha đòi Tự Do cho Cuba; rồi viên chức Vatican bảo ‘Ồ không được con ạ, thế là chính trị rồi’. Rồi tôi bảo họ rằng nếu họ không cho tôi đòi hỏi Tự Do cho Cuba, họ nên nhờ ai đó vì tôi sẽ không hát” .

Bài hát khiến cho lão độc tài Cuba Fidel Castro bị dị ứng là bài “Go Away” (Xéo Đi) Gloria sáng tác năm 1992 mà bà đã xác nhận là để “tặng” Fidel Castro có lời ca như sau: “Sao mi không xéo đi? Xéo đi! Đừng rồi một ngày nào đó trở lại; khuân đồ đạc của mi, mọi thứ quý giá của mi; xéo ngay cho! Ai biết ngày sau ra sao . . . đi khuất mắt đi! Mi làm ơn làm phước không khuất mắt đi được sao. Hãy sống đời của mi nhưng thật xa cho khuất mắt. Hãy tự cứu mình; không còn cách nào vơ hết được đâu. Hãy nhìn quanh đi; bia khắc trên tường đó!” .

Trong khi thế giới tư bản và phản chiến kêu gọi bãi bỏ cấm vận Cuba, bà đã xuất hiện trên đài CNN năm 1997 bảo vệ lệnh này; cho đó là một mệnh lệnh có đạo đức; và vạch trần bộ mặt thật của chế độ bạo ngược ác độc CS qua những dẫn chứng cụ thể. Cùng năm đó, bà lên tiếng bảo vệ quyền tự do ngôn luận, vũ khí mà mọi chế độ độc tài sợ hãi nhất. Năm sau 1998, bà ra dĩa CD “Cuba Libre” (Cuba Tự Do) ca tụng quyền tự do ngôn luận căn bản này và khơi dậy giấc mơ mà người cha của mình đã suốt đời chiến đấu để bảo vệ. (Hết trích )

Gloria Estefan - Go Away (Album Version)


Khánh Ly ( Con Quạ Đen )
Một cô bé mồ côi cha sống trong sự hà khắc của mẹ và bố dượng, cô bé đầy cá tính đã thoát ra khỏi nhà và sống tự lập bằng tiếng hát từ năm 16 tuổi. 17 tuổi đã lỡ lầm mang thai và lấy chồng, một người cô không hề yêu. Nhiều mối tình qua với 3 đời chồng 4 đứa con. Năm 1975, vượt biên sang Mỹ, những ngày đầu phải đi lau chùi nhà vệ sinh để có tiền nuôi con… Một cuộc đời lắm gian nan, dông bão…

Khánh Ly từng thú nhận mình chỉ học đến tiểu học, nhưng đi thi cũng rớt nên cuối cùng chẳng có bằng cấp gì trong tay, nhưng khi đọc những bài viết (?) của KL không ai nghĩ chị học không qua nổi lớp 6. Chị viết (?)hay, văn chương sáng rõ, nhất là những trang tự sự về cuộc đời mình. Nhưng văn chương và đời thật nhiều lúc không hề song hành với nhau. Mặc dù cổ nhân vẫn khẳng định “Văn là người”, nhưng trên thực tế không hẳn như thế, nhiều nhà văn người đọc chỉ có thể ngưỡng mộ trên những trang viết, còn cuộc đời thật thì khó thể đến gần. Có lẽ người ta đã dồn tất cả tinh hoa của con người mình lên trang viết, bởi đó là ánh sáng hướng thiện, nhưng sống cho đúng với những điều mình viết ra thì không dễ chút nào. Có lẽ đó cũng là trường hợp của Khánh Ly.

Khi viết chị thật sự muốn sống tình nghĩa, muốn được tôn trọng, muốn trở thành một con người có nhân cách. Nhưng với cuộc đời thật nơi hải ngoại thì chị nổi tiếng là người tráo trở.

Nhiều thông tin từ báo chí, từ những lời chua chát của một số đồng nghiệp của chị ở hải ngoại cho thấy giữa Khánh Ly và những trang viết "Bên đời hiu quạnh" của chị gần như là hai con người biệt lập. Bởi vì ở hải ngoại Khánh Ly nổi tiếng với hai biệt hiệu khá phổ biến: “Nữ hoàng xù show” và “Ca sĩ nâng giá” . Cụ thể:

“Năm 2002, một bà bầu show tên Nga tổ chức show tại Majestic, đã nhờ ông Duy Thanh mời Khánh Ly và Khánh Ly đồng ý với giá lên 3.000 USD. Nhưng 10 ngày trước show diễn Khánh Ly nói với Duy Thanh nâng giá lên 5.000USD(?)”.

“Ngay cả với Trầm Tử Thiêng, cho đến phút cuối, theo di chúc của anh, gia đình đã không cho chị đến dự đám tang. Dư luận cho rằng, khi còn tại thế, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, người đã môi giới chị với một show diễn bên Phi-Luật-Tân (Philippines - người viết) hát cho đồng bào bị nạn nghe... chị đòi giá là $3.000. Mọi người đồng ý, trước vài hôm lên đường, chị đã đòi tăng giá lên $2.000 nữa. Trầm Tử Thiêng vì giữ thể diện, nên đã móc túi $2.000 trả cho chị. Sau đó Trầm Tử Thiêng không muốn nói chuyện với Khánh Ly nữa”

Chỉ hai thí dụ cũng thấy rõ nhân cách con người cô ca sĩ nổi tiếng này.

Ai cũng biết khi sang Mỹ, Khánh Ly và chồng là Nguyễn Hoàng Đoan nổi tiếng là người chống cộng hung hăng, chị đi hát có lúc mặc áo dài cờ vàng 3 sọc đỏ và câu nói nổi tiếng:

“Tôi chỉ về nước khi không còn chế độ CS.”.

Nhưng năm 1996, Khánh Ly vẫn về Việt Nam và đã phát biểu hoàn toàn ngược lại:

“Tôi rất hối hận, tôi muốn trong nước quên đi những lỗi lầm quá khứ của tôi. Tôi chỉ muốn về thăm quê hương như một người bình thường”.

Song khi trở về Mỹ, Khánh Ly lại tiếp tục tham gia vào các chương trình ca nhạc chống cộng. Ngày 4-3-2000, Khánh Ly một mình về Việt Nam lần thứ hai, cũng với mục đích thăm gia đình. Gặp lại những nhà báo từng tiếp xúc, chị lại chữa thẹn:

“Dưới sức ép của các phe nhóm, tôi phải hát cho các chương trình của họ. Nếu không sẽ bị coi là không xác định lập trường”.

Khi được hỏi cảm tưởng những ngày ở Việt Nam như thế nào, Khánh Ly trả lời:

“Vui lắm, thoải mái lắm, hôm đi ăn với mấy người bạn tại nhà hàng Bạch Dương trên đường Lê Quý Đôn, nhiều người nhận ra tôi, yêu cầu tôi hát, và tôi đã hát liền một lúc 3 bài”

Thế nhưng, ngày 13-1-2004, tại Mỹ, Khánh Ly đã hô hào lập hội “Ái hữu ca nhạc” và kêu gọi tẩy chay nghệ sĩ trong nước ra hải ngoại biểu diễn (?). Chị đã từng viết, bày tỏ thái độ coi khinh nhạc sĩ và ca sĩ trong nước là chỉ có một giọng điệu giống nhau, không thể phân biệt được ai hát, đồng thời hết lời ca ngợi những ca sĩ thuộc thế hệ chị.

Nếu đúng như vậy thì việc gì chị phải lo sợ bị quên lãng mà kêu gọi Việt kiều hải ngoại tẩy chay. Và ngày 20-2-2004, tại khách sạn Capital Hilton - Washington D.C, trong một đại nhạc hội mang tên “Xin đừng quên tôi”, với vai trò người dẫn chương trình, Khánh Ly đã dúi vào tay Bằng Kiều lá cờ vàng 3 sọc đỏ, yêu cầu anh tỏ rõ thái độ để được “cộng đồng người Việt chấp nhận cho ở lại Mỹ”.

Một mặt chị bảo chị không về Việt Nam và không muốn hát ở Việt Nam, nhưng chị đã về hai lần. Và năm 2012, khi trong nước cho phép chị về diễn thì chị trả lời phỏng vấn đài BBC là trở về hát ở Việt Nam là niềm mơ ước của chị.

Trước đó chị lên án trong nước không có tự do khi kiểm duyệt bài hát: “Bất cứ ca sĩ nào cũng có quyền hát những nhạc phẩm họ yêu thích theo kiểu của họ. Không nên bắt người khác phải làm theo ý mình hoặc phải nghĩ như mình. Chỉ có Cộng sản mới như thế thôi” , nhưng khi trả lời BBC chị lại nói: “Phải có kiểm duyệt. Lỡ hát những bài người ta không cho phép thì phiền lắm. Nhưng mà nhiều khi tôi nghĩ nó cũng đúng. Mình vào nhà người ta thì chỉ được làm những gì người ta cho phép. Cái điều đó chẳng làm phiền gì mình hết. Tại vì nhiều khi cái mình thích chưa chắc là cái người ta thích”

Trả lời BBC là thế, nhưng sau đó người nhà Khánh Ly đã nói: “Một năm nay, ít nhất có 10 lời mời chính thức từ phía Việt Nam... Tuy nhiên, chúng tôi từ chối mọi lời mời rất hấp dẫn này. Vì chúng tôi không thể làm ngược lại những gì Khánh Ly đã từng tuyên bố trước đây”.

Thực ra, tất cả mọi sự bất nhất này chính là bi kịch của Khánh Ly, một bi kịch mà chị đã tự tạo ra mà không có cách nào thoát ra được. Ngay từ những ngày đầu ở Mỹ, chị đã chứng tỏ mình vượt hơn những ca sĩ khác trong phong trào chống cộng tại hải ngoại. Và chị đã thực sự nổi bật so với những ca sĩ thầm lặng khác. Chị viện mọi lý do để biện minh cho những việc làm, những lời tuyên bố của mình, "nhổ đó lại liếm đó"


Vì vậy, báo chí trong nước gọi chị là con người tráo trở cũng rất đúng. Ngay cả biệt danh ca sĩ nâng giá, xù sô ở nước ngoài cũng nằm trong hệ lụy này.

Vĩnh biệt Khánh Ly 
Hết người này rồi người khác, ai rồi cũng đi đến cuối đoạn đường của cuộc đời! Hôm nay anh, ngày mai tôi. Rồi cũng đến lúc buông thả hai tay, xa lìa hình hài, tất cả trở về cát bụi. Đã gần bốn mươi năm, tuổi thanh xuân của đời người đã trôi qua, như nước chảy, như gió thoảng, mới đây thôi mà đã thấp thoáng bóng hư không của tóc bạc, da mồi, của tàn rửa thời gian, của nhạt nhoà kỷ niệm.

Ai ở thời tuổi trẻ SaiGon mà không mê đắm giọng hát khàn khàn ma quái, rũ rượi nỗi đau cuộc chiến một thời từ lời kinh đêm của Người con gái Việt Nam da vàng, của Đại bác ru đêm, Hát trên những xác người, đến những lời thì thầm dịu êm của Hãy Yêu nhau đi, Như cánh bạc bay, Nắng thủy tinh, Nhìn những mùa Thu đi ... Khánh Ly hồi đó tóc xoã vai mềm, dáng gầy guộc nhỏ, và những ca từ Trịnh Công Sơn đã chắp cánh cho cô, từ một ca sỹ hạng hai hạng ba của thành phố sương mù Đà Lạt, thành một tượng đài vững chắc lung linh trong tâm hồn của biết bao người. 

Cuộc chiến quá khốc liệt và nỗi bàng hoàng khắc khoải của một tương lai mịt mù trong lửa đạn đã mang những tâm hồn tuổi trẻ vùi quên trong những bài hát phản chiến, những ước mơ hoà bình non trẻ khờ dại, mà Khánh Ly và Trịnh Công Sơn đã như ký dấu ấn đậm đà trong than vãn ru êm.

Với tôi, Trịnh Công Sơn đã chết ngày 30/4/75, khi ông lên đài ôm đàn hát bài Nối Vòng Tay Lớn.

Không bởi khái niệm hận thù, cũng chẳng phải bởi mất mát bất cứ điều chi. Đơn giản là tôi tôn trọng những người sống chết có lý tưởng. Bên này, bên kia, chỉ khác nhau ranh giới của điều họ tin tưởng và việc họ làm. Đúng với bên này, không đúng với bên kia. sao cũng được. Tôi không biết gì về Chính Trị. Tôi chỉ là một người bình thường, tầm thường. Nhưng tôi không ưa những người phản bội, những kẻ hai mang. Anh không thể ngày hôm nay còn ăn cùng mâm, ngủ cùng chiếu, chén rượu chia đôi, cùng san sẻ mọi điều. Rồi bỗng một ngày anh rút dao đâm toi một nhát chí mạng, rồi xô tôi xuống giữa giòng nước xoáy, rồi dửng dưng, rồi lãng quên...

Ai cũng có quyền sống theo ý mình, cách sống nói lên tất cả. Cái điều tưởng chừng đơn giản ấy thật ra rắc rối khôn lường. Thế mới là cuộc đời, thế mới có lòng tin bị lừa dối và sự phản trắc được tô hồng, đánh bóng!!

Khi lngười ta trẻ, làm gì, nói gì cũng dễ như không, cũng chắc như đinh đóng cột. Người ta tin và khiến người khác tin những lời tâm huyết, nhũng câu tâm tình, những lời tâm sự sẽ mãi mãi khắc ghi, dẫu một mai sông cạn đá mòn, bể dâu biến đổi..

Vẫn biết lời nói gió bay, cái lưỡi vốn không xương. Một Phạm Duy đã chết rất lâu trước khi nằm lại trên đất quê hương sau những câu phát ngôn chỉ có ông mới có thể nói lên mà chẳng biết ngượng mồm. Nhưng cũng có câu Ngàn Năm Bia Miệng!

Khánh Ly không chỉ hát, cô còn nói, và nói rất nhiều. Về chuyện đi, ở, đi về. Lời nói gió bay. Nhưng tiếng xấu tiếng tốt để đời.

Vẫn biết, một người từng có thời ngang dọc tung hoành kẻ hầu người hạ, từng đứng trước ba quân nặng một lời thề, mà còn có ngày quỳ gối khom lưng. Thì sá chi lời chót lưỡi đầu môi của kẻ đã vốn mang trong mình danh Xướng ca vô  loại.

Chỉ tiếc có nhũng cái chết được bao người thương tiếc, lại có cái chết ê chề trong ghẻ lạnh khinh khi!

Vĩnh biệt Khánh Ly, nữ hoàng chân đất một thời, đã già, đã qua, và đã chết !
 
 
SG, 2014