Lịch sử Việt Nam có ghi lại câu chuyện cụ Chu Văn An dâng sớ lên nhà vua, xin trị tội những tên quan lại sâu dân mọt nước. Ngày nay cũng có 61 đảng viên lão thành cách mạng gửi thư cho CSVN, khuyên nhủ họ từ bỏ sai lầm trở về với dân tộc. Nhưng kết cục như thế nào? Trong tiết mục Người dân tự quyết hôm nay, Kính mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi bài "ĐÀN KHẢY TAI TRÂU " của Lý Trần Công do Hướng Dương trình bày sau đây
Cụ Chu Văn An sinh năm 1292, quê ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch. Vua Trần Minh Tông mời cụ ra làm tư nghiệp Quốc tử giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông tương lai. Đến đời vua Dụ Tông, cụ Chu Văn An thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng "Thất trảm sớ" xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương), lấy hiệu là Tiều ẩn (người đi ẩn hái củi), dạy học, viết sách cho tới khi mất năm 1370.
Đó là chuyện xưa còn chuyện thời nay, ngày 28/7 năm nay, 61 Đảng viên Cộng sản lão thành trong đó có nhiều nhân vật hoạt động lâu năm và có tiếng ở Việt Nam như: Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Thứ trưởng Chu Hảo, thiếu tướng Lê Duy Mật, các kinh tế gia Lê Đăng Doanh và Phạm Chi Lan.v.v... đã gửi thư ngỏ lên Ban Chấp hành Trung ương, kêu gọi từ bỏ con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa và thoát khỏi lệ thuộc vào Trung cộng. Nội dung bức thư ngỏ khởi đầu bằng đoạn: "...Đảng CSVN đã dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình Xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin... Công cuộc đổi mới gần ba mươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh".
Ở một đoạn khác bức thư viết: "Hội nghị Thành Đô năm 1990, mà nhiều người cho là mốc dấu cho một giai đoạn Việt Nam bị lệ thuộc về chính trị-kinh tế vào Trung Quốc. Từ đó tới nay, Việt Nam đã có nhiều nhân nhượng trong quan hệ với Trung Quốc, phải trả giá đắt và càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới". 61 đảng viên cộng sản tác giả của thư ngỏ trên đây, cũng yêu cầu minh bạch hóa sự thật về quan hệ Việt – Trung và những điều quan trọng đã ký kết với Trung Quốc như thỏa thuận Thành Đô năm 1990, thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ, những thỏa thuận về kinh tế.v.v...
Lá thư của 61 vị đảng viên trên đây số phận của nó cũng giống như "Thất trảm sớ" của cụ Chu Văn An thời nhà Trần là không được chấp nhận. Chỉ khác về cách hành xử là vua Việt cộng kiêm thái thú Tàu Nguyễn Phú Trọng quẳng ngay lá thư vào sọt rác và không thèm trả lời. Sau bốn tháng "câm miệng" chờ nghe ngóng dư luận, vua-thái thú Trọng "Lú" ra lệnh cho báo lá cải gần chợ Cầu Muối là Sài Gòn giải phóng, nặn ra một bài viết có tựa: "Sự thật về lòng "trung thành" của nhóm thư ngỏ 61" của nhân vật ký tên là Tân Vinh. Ông này đưa ra mấy điểm như sau: Thứ nhất: lá thư này đã mạo danh và ký khống tên của nhiều người, bởi tác giả bài báo đã cất công tìm hiểu thêm về những nhân vật của nhóm người tự xưng là "61 Đảng viên trung thành với Đảng" và được biết nhiều người trong số họ không biết gì về bức thư này, nhưng ông ta không nêu ra được một cái tên nào khác ngoài cái tên Đoàn Văn Phương do một bồi bút khác có tên là Minh Tâm khám phá ra trước đó.
Thứ hai: tác giả bài viết tố cáo rằng vài người trong nhóm 61 đã không còn tư cách đảng viên nên không có quyền góp ý như trường hợp ông Lữ Phương đã bỏ sinh hoạt Đảng từ lâu, không còn là Đảng viên. Có người thì đã đi định cư tại nước ngoài, không tham gia bất kỳ sinh hoạt nào của Đảng như ông Cao Lập, nên những kến nghị của họ với đảng là vô giá trị. Thứ ba: ông ta thay mặt đảng làm phán quan kết tội những nhân vật ký tên như: Kha Lương Ngãi, Hà Quang Vinh, Tương Lai, Lê Công Giàu, Hạ Đình Nguyên..v.v... là kích động biểu tình gây mất ổn định an ninh trật tự; là tiếp tay cho các tổ chức phản động lưu vong chống lại sự lãnh đạo của Đảng, chống lại sự phát triển của đất nước, gây chia rẽ, phá hoại sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, cũng như làm tổn hại niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng.
Bài viết "Sự thật về lòng "trung thành" của nhóm thư ngỏ 61" của bồi bút Tân Vinh báo lá cải Sài Gòn giải phóng, nghèo nàn về lập luận phản biện, ấu trĩ về nhận thức, cố tình bóp méo sự thật về hiện tình nước nhà nghèo nàn, lạc hậu và đang có nguy cơ bị Hán hóa. Đọc cả bài viết của Tân Vinh dễ dàng nhận ra giọng điệu lời lẽ của một tên an ninh tư tưởng văn hóa, sặc mùi đe dọa, chuyên theo dõi và kết tội, nên càng cho thấy sự bế tắc không lối thoát của những kẻ cầm quyền hiện nay.
Trong thư ngỏ của nhóm 61 đảng viên cũng thừa nhận Đảng CSVN, trong đó có bản thân họ, phải chịu trách nhiệm trước dân tộc về tình hình đất nước tụt hậu, nghèo đói, kém phát triển và từng bước đang bị Trung cộng thôn tính, nhưng phần trách nhiệm chủ yếu và trước hết thuộc về Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị. Kinh nghiệm cho thấy những thể chế chính trị độc tài thường thì kẻ cai trị có tai mà như bị điếc, bởi bả vinh hoa và quyền lực độc tôn đã lấp đầy tâm trí, nên họ không bao giờ nghe những lời phải, lẽ thiệt hơn, ngay cả những lời can gián của "đồng chí đồng đảng" với họ cũng không thể lọt vào tai của họ.
Cựu Tổng Thống Nga Boris Yeltsin từng tuyên bố: "Cộng Sản không thể nào sửa chữa mà cần phải đào thải nó", cho nên thay vì viết thư khuyên nhủ, khuyến cáo đảng CSVN, thì tốt hơn hết 61 đảng viên "lão thành trung kiên" nên viết thư ngỏ công khai rời bỏ và kêu gọi đảng viên hãy thoái đảng mà trở về với nhân dân, đó mới là việc làm có ý nghĩa vào lúc này. CSVN là một tập đoàn tội ác, bán nước cầu vinh, đảng viên nếu còn trái tim và còn là người Việt Nam thì phải mau chóng thoát khỏi băng đảng cộng sản này.
Lý Trần Công