Bạn đọc thân mến,
Trước khi vào bài này có thể chúng ta nên so sánh khái quát về Wall Street và Main Street trong kinh tế Mỹ.
Wall Street and Main Street là những lối dùng ẩn dụ cho 2 nền kinh tế tương phản rõ rệt về giá trị tài sản, cơ sở, cùng lợi nhuận. Trong lúc Wall Street hiểu rõ ra bao gồm hệ thống tài chánh ngân hàng có tầm ảnh huởng cùng chi phối cả chính phủ và thế giới, còn gọi là tài phiệt. Nó gồm những tổ hợp tài chánh khổng lồ, thuờng thuờng đi đến độc quyền. Thị trường Tài chánh hay Stock nằm ở Wall Street. Wall Street qua tay tài phiệt chi phối cả hệ thống tài chánh thế giới, thị trường cùng các nền kỹ thuật cao nhằm thu thêm lợi nhuận nên hay gây khủng hoảng hay vi phạm luật thị trường.
Trước khi vào bài này có thể chúng ta nên so sánh khái quát về Wall Street và Main Street trong kinh tế Mỹ.
Wall Street and Main Street là những lối dùng ẩn dụ cho 2 nền kinh tế tương phản rõ rệt về giá trị tài sản, cơ sở, cùng lợi nhuận. Trong lúc Wall Street hiểu rõ ra bao gồm hệ thống tài chánh ngân hàng có tầm ảnh huởng cùng chi phối cả chính phủ và thế giới, còn gọi là tài phiệt. Nó gồm những tổ hợp tài chánh khổng lồ, thuờng thuờng đi đến độc quyền. Thị trường Tài chánh hay Stock nằm ở Wall Street. Wall Street qua tay tài phiệt chi phối cả hệ thống tài chánh thế giới, thị trường cùng các nền kỹ thuật cao nhằm thu thêm lợi nhuận nên hay gây khủng hoảng hay vi phạm luật thị trường.
Một Phần Trăm giàu nhất nước Mỹ sở hữu trong tay 50% số cổ phần về Stocks, Bonds, Mutual Fund
Khác hơn, kinh tế Main Street tập trung chủ yếu và nền kinh tế tự quản có tính địa phương, bao gồm giới sản xuất trực tiếp ra sản phẩm hữu hình và dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống thực tế cho chính họ, gia đình họ hay các cộng đồng. Wall Street hơn hẳn Main Street về giá trị tài sản, cùng sự ưu tiên, v v... Tiềm năng kinh tế của Main Street chỉ nằm trong phạm vi cá nhân, gia đình, các tổ hợp, các tổ chức vô vụ lợi... với những ưu tiên thứ yếu từ chính phủ nên yếu hơn Wall Street rất nhiều.
Có điều, về dân số thì Main Street là đa số trong khi Wall Street là thiểu số ít người hơn nhưng nắm phần lớn sự giàu có - hay là sự thịnh vượng của đất nước; ví dụ: số MỘT PHẦN TRĂM (ONE PERCENT) hiện sở hữu gần 40% sự giàu có nước Mỹ.
Khác hơn, kinh tế Main Street tập trung chủ yếu và nền kinh tế tự quản có tính địa phương, bao gồm giới sản xuất trực tiếp ra sản phẩm hữu hình và dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống thực tế cho chính họ, gia đình họ hay các cộng đồng. Wall Street hơn hẳn Main Street về giá trị tài sản, cùng sự ưu tiên, v v... Tiềm năng kinh tế của Main Street chỉ nằm trong phạm vi cá nhân, gia đình, các tổ hợp, các tổ chức vô vụ lợi... với những ưu tiên thứ yếu từ chính phủ nên yếu hơn Wall Street rất nhiều.
Có điều, về dân số thì Main Street là đa số trong khi Wall Street là thiểu số ít người hơn nhưng nắm phần lớn sự giàu có - hay là sự thịnh vượng của đất nước; ví dụ: số MỘT PHẦN TRĂM (ONE PERCENT) hiện sở hữu gần 40% sự giàu có nước Mỹ.
Chúng ta bắt đầu câu chuyện "ớn lạnh" về tài chánh quốc tế bằng con số nợ của tất cả chính phủ trên thế giới này. Khởi đầu vào lúc cuộc khửng hoảng tài chánh thế giới xảy ra là con số 70 trillions hay 70,000 tỷ đô la. Từ thời điểm đó đến nay(2014) con số nợ này tăng thêm 40% tức là 100 trillions.
Trong số này con số nợ của chính phủ Hoa kỳ cho đến nay là 17,500 tỷ đô la. Theo William Domhoff nhà xã hội học, ông chỉ ra con số có phần cụ thể hơn giới 1 % giàu nhất nước Mỹ có tài sản bằng nửa sự giàu có nước Mỹ, chịu gánh 5% số nợ quốc gia còn số 90% dân số chịu gánh 73% số nợ quốc gia.
Trong số này con số nợ của chính phủ Hoa kỳ cho đến nay là 17,500 tỷ đô la. Theo William Domhoff nhà xã hội học, ông chỉ ra con số có phần cụ thể hơn giới 1 % giàu nhất nước Mỹ có tài sản bằng nửa sự giàu có nước Mỹ, chịu gánh 5% số nợ quốc gia còn số 90% dân số chịu gánh 73% số nợ quốc gia.
Cựu cố vấn kinh tế tài chánh chính phủ Hoa kỳ, Laurence Kotioff cho biết nếu tính gồm luôn các tổ chức pháp lý không được tài trợ thì con số đó là 205 trillions.
Nhưng chính phủ Hoa kỳ biện minh rằng con số nợ chưa từng thấy trước đây như vừa nói ở trên cũng nhằm vào mục đích là kích thích nền kinh tế quốc gia. Lấy thí dụ: tăng số lượng công ăn việc làm, cứu trợ khẩn cấp cho những gia đình quá nguy ngập, xây dựng hạ tầng cơ sở địa phương và đầu tư vào thuơng nghiệp nhỏ v v...
Các năm vừa rồi, hoạt động của Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ chỉ là Cánh Cửa Sau cho Wall Street, sẵn sàng bail out để cứu các "tay tổ" tài chánh hay còn gọi của Wall Street (stock market, khác với Main street). Hành động vừa qua chúng ta thấy Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ đã mua lại tất cả các tài sản đang có nguy cơ sụp đổ nếu không có sự can dự của chính phủ tức là của các ngân hàng tư với đồng tiền lạm phát làm đẩy giá bất động sản lên cao trên mặt giấy tờ. Hành động này khiến giới trung lưu hay những người đang sở hữu các căn nhà kia hay người nghèo đang có cái ảo giác giàu có như Stanley Druckenmiller, một nhà quản lý tỷ phú từng nói "Đó là hành động ngoạn mục ".
Tại sao gọi là "HÀNH ĐỘNG NGOẠN MỤC"?
Chúng ta lấy một thí dụ: ví dụ tôi có một căn nhà trị giá 500 000 đô la, trong một hành động vừa kể trên đã đẩy giá thị trường lên 750 000 đô la; mặc dầu tôi vẫn ở căn nhà này, và căn nhà vẫn là căn nhà vì tôi vẫn ở chứ không bán đi một phần ba căn nhà bỏ túi được. Các tay "phù thủy" tài chánh đã làm cho tôi có một cảm giác đang có một số tiền "trời cho" là 250,000 đô la nên tha hồ mua sắm thêm, tốn thêm vài ba chục ngàn kêu thợ sửa lại vườn trước hiên sau... cuối năm lại đóng thuế địa ốc cho thành phố nặng thêm.
Như vậy số thặng dư 250,000 đang là "ảo" vì tôi chưa bán nhà để lấy cái gía trị đó. Nhưng tôi đã tốn một số tiền ăn tiêu mạnh thêm, sửa nhà vườn trước, cộng với mất mấy ngàn tiền thuế cuối năm là số THẬT chứ không ảo!
Theo kinh tế gia Steve Keen, ông ta cho rằng đây là sư thay đổi về mức độ thịnh vượng chưa từng thấy trong lịch sử kinh tế. Vì sao? đây là thủ thuật lừa đảo của các "đại gia" ngân hàng nhằm giao các "món nợ độc hại" kia lại cho người dân nước họ. Robert D. Auerbach một kinh tế gia cùng là một nghị sĩ quốc hội trong Ủy Ban Dịch Vụ Về Tài Chánh cho biết trong suốt thời gian 2008 đến tháng sáu 2013Cục Dự Trữ Liên Bang đã cấp ra 2,284 tỷ đô la, mà 81.5 % nằm trong khối ngân hàng tư nhân nhằm làm vượt mức nguồn tiền dự trữ. Nhưng thực ra các ngân hàng tư không cần vượt mức nguồn dự trữ. Vì từ năm 1959 nguồn này nằm ở con số 0 tại các ngân hàng tư vì họ không bao giờ để đồng tiền nằm im mà đầu tư vào các con nợ tư nhân cùng tài sản có đẻ ra tiền. Tuy thế tính từ tháng 3 năm 2013 đến nay, Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ đã tự cho ra đều đặn 65 tỷ đô la tiền mới hàng tháng vào nguồn gia tăng dự trữ cho chính mình. Con số đó tính từ tháng 3 năm 2013 tổng cộng tại đó lên đến 2.6 trillions!
[2284 + (65x6)= 2670]
BAIL OUT?!
Too Big to Fail? hàng triệu căn nhà có thể bị kéo, hàng ngàn thuơng nghiệp sản xuất nhỏ có thể bị sụp, các công ty làm ăn tư nhân và tổ hợp có thể bị khai bankruptcy nhưng các tay tổ ngân hàng tại Wall Street khó chết vì đã là tài phiệt, khi hệ thống ngân hàng mà chết thì nền kinh tế Mỹ "chết" theo đó là những liên đới với toàn xã hội với cả một chính phủ đã lệ thuộc. Từ ý nghĩa đó năm 1984, dân biểu Mỹ Stewart McKinney đã dùng câu "too big to fail" để ám chỉ việc này tuy nhiên trước đó trong giới báo chí cũng có dùng qua.
Bao nhiêu ngàn tỷ đô la cho những kế hoạch Bai out từ đời tt George W Bush cho đến nhiệm kỳ 1 của tt Obama cho các đại gia địa ốc tài chánh như AIG.
Theo tờ New York Times 24 tháng 7 nămm 2011 thì qua con số 700 tỷ đô la trong kế hoạch TARP [TARP: the Troubled Asset Relief Program là chương trình có từ đời tt George W Bush ban hành 3.10.2008 nhằm tung tiền mua các tài sản và vốn ứ đọng giúp cho các ngân hàng tư nhân Mỹ giằm lấy lại sức mạnh trong khu vực tài chánh] dùng kích thích các nhà băng và các đại công ty xe hơi, chỉnh phủ Mỹ đã thực hiện một cái "lộng khổng lồ" để che chắn giới tài phiệt tại Wall Street tới 30 tháng 4, 2011 đã hứa hẹn tới 12,200 tỷ và đã chi ra 2500 tỷ đô la. Con số quá lớn mà giời Main Street không bao giờ mơ, nhưng nợ quốc gia thì ai chịu? lại đổ vào xã hội có nghĩa là đại đa số người dân còn lại hay 90% dân Mỹ lại gánh.
Nhưng oái ăm thay, Cục Dự Trữ Liên Bang không bao giờ có chủ tâm khuyến khích ngân hàng cho giới Main Street vay mượn. Cái nguyên nhân thầm kín, nếu khối lượng tiền này tuôn ào ạt ra khối Main Street thì hình ảnh rõ ràng nhất là lạm phát trầm trọng hơn thêm!
Như vậy Cục Dự Trữ Liên Bang đã từ "không khí đẻ ra" 65 tỷ tiền mới hàng tháng này nhằm mua lại khối tài sản từ các ngân hàng tư nhân to lớn. Cùng lúc họ phải trả tiền lời cho hàng loạt ngân hàng này nhưng cũng từ những đồng "đô la mới" đó.
Về mặt lý luận, đây không nên nói là khủng hoảng tài chánh, mà một thủ thuật trộm cắp lớn nhất trong toàn cõi hệ thống ngân hàng... vì nó tư hữu hóa lợi nhuận, nhưng "xã hội hóa" nợ nần quốc gia. Chúng ta lấy thí dụ, con số nợ quốc gia hiện nay là số nợ của toàn dân Mỹ. Tiền lời cho ngân hàng người dân Mỹ đang đóng thì đó là tiền lời của ngân hàng tư nhân, và ngay chuyện tịch biên nhà cửa, ngay cả phát mãi cũng là chuyện lời lỗ của ngân hàng tư nhân.
Chúng ta hãy lấy những con số sau.
Kế hoạch tài chánh cho năm 2015 tới đây, TT Obama đang vẽ ra một bức tranh hỗn độn, khó giải quyết. Số thâm thủng ngân sách năm 2015 sẽ là 564 tỷ đô la thay vì 649 tỷ như năm nay 2014. Nghe qua có vẻ là kinh tế lắm vì nó có giảm. Nhưng chúng ta hãy tính tới những con số nợ nần hiện tại và tương lai đổ đồng trên đầu một người dân Mỹ hay một người đang đi làm:
-17.5 trillions nợ chính phủ trong năm 2014 có nghĩa là mỗi người dân Mỹ mang 55,750. đô la nợ hay 121,982 đô la nợ cho 1 người Mỹ đang làm việc.
-Khoảng năm 2024 con số nợ này lên tới khoảng 25 trillions hay 79,643. đô la cho mỗi người dân Mỹ hay 174,260. đôla cho mỗi người Mỹ đang làm việc.
Đừng quên rằng đây là con số nợ chính phủ thôi. Sự thực tính gom cả con số nợ của người dân Hoa kỳ đang mắc phải ví dụ credit card, nhà của xe hơi, hay muôn triệu cơ quan tổ chức không dính dáng hay huởng trợ cấp tài chánh chính phủ thì con số nợ này lên đến 205 trillions đô la (!) ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Có nghĩa chia đều cho 1 người dân Mỹ là 653,074. đô la nợ hay 1,428,929. đô la cho mỗi người đang đi làm!
Vào đầu năm 2013 tới nay, Hoa Kỳ đã bắt đầu tung dầu và khí đốt ra thị trường, để giảm mức thâm thủng ngân sách vì tiêu thụ dầu từ nước ngoài. Đây là những gì nước Mỹ đã tính trước. Chính dầu hạ giảm làm đồng đô la tăng giá khiến mức xuất cảng hàng của Mỹ sẽ gặp khó khăn vì "hàng trở nên đắt ". Các nước xuất cảng dầu phải bán gấp đôi dầu mới mua được một mẫu hàng của Mỹ theo giá cũ. Và từ đó nợ công của Mỹ sẽ khó thuyên giảm, đó là nói theo chuyện nợ quốc gia và chuyện đô la cũng là chuyện của "những con số". Nước Mỹ và các nước sản xuất dầu khí đều đổi thành đô la thì vẫn nằm trong cái vòng cương tỏa của Petrodollar hay oil dollar, nước Mỹ chính phủ Mỹ chỉ KHÁNH TẬN HAY Bankruptcykhi hết dầu và khí đốt mà thôi!
Tại sao Trung Hoa và các nhà tài phiệt vẫn vỗ béo "con heo nợ" của Mỹ thế kia?
-không nuôi "con heo nợ" này không được. Mỹ không dùng hàng MADE in CHINA trong 2 tháng thì khủng hoảng cho Tàu, trong 6 tháng thì hàng trăm triệu lao động tại TÀU sẽ nổi loạn!
Tiền lời, thặng dư mậu dịch của Trung Hoa có đấy, 2 trillions hay 3 trillions... nhưng là những con số và cũng chỉ là những con số. Rút tiền ra ư? Đầu tư vào đâu? khi Wall Street là "cái động" giữ của vững vàng nhất trong một đất nước có nền quốc phòng mạnh nhất thế giới. Và Mỹ là một nước dùng hàng MADE IN CHINA nhiều nhất thế giới này!?
MỘT CÂU KẾT THẬT NGẮN GỌN
Chuyện đổ nợ lên "ĐẦU DÂN MỸ" cũng là chuyện của NHỮNG CON SỐ, thực ra người dân Mỹ chỉ "chết" khi nước Mỹ, chính phủ Mỹ "chết" cái ngày nước Mỹ Bankruptcy thì cả hệ thống tài chánh thế giới lại "lộn tùng phèo" và hàng loạt đổ vở như con cờ DOMINO sụp đổ.
Thế là câu chuyện người dân Mỹ gánh nợ lại là lối nói chữ hay nói ám dụ thôi! Chính vì lại là chuyện của những CON SỐ nên ai là người Mỹ còn có thể an tâm "ngủ ngon" sống theo Uncle Sam với số mạng của đồng đô la vậy ./.
DHL Social Science SJSU