THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc
Các bài viết hàng tuần của Nhà Báo Bùi Bảo Trúc trong mục Thư Gửi Bạn Ta
KIÊNG TÊN
Tin mới đây từ Bình Nhưỡng cho biết nhà cầm quyền nước này đã ban hành lệnh
cấm dân chúng Bắc Triều Tiên dùng tên của Kim Chính Ân, lãnh tụ tối cao,
đồng thời cũng còn là đương kim bí thư thứ nhất đảng Lao Động, chủ tịch thứ
nhất Hội Đồng Quốc Phòng, chủ tịch Quân Uỷ Trung Ương, nguyên soái Bắc Triều
Tiên, đặt cho con cái.
Như thế, trò kiêng tên lãnh tụ tưởng như không một quốc gia văn minh, dân
chủ nào trên thế giới ngày nay còn làm nữa thì ở cái nước nằm ở phía bắc vĩ
tuyến 38 và phía nam sông Áp Lục vẫn có đứa làm.
Luật kiêng húy đó chắc chỉ ảnh hưởng tới những đứa tay đầy mùi bi, mũi mầu
nâu (brown nosers) suốt đời nịnh bợ ông cháu nhà thằng ranh con, trót dại
dùng cái tên lãnh tụ đặt cho con cháu để thỏa mãn thú tính, cho bõ những
ngày cơ cực, thì nay bị cấm làm chuyện nâng bi, dụi, cạ (?) mũi vào những
khu vực nhậy cảm (?) của lãnh tụ mới là đau. Muốn nịnh lãnh tụ thân thương
(?) một tí tẹo cũng không được thì có chán không cơ chứ!
Tưởng tượng mang cái tên đó, ra đường được tung hô, kính mến chưa chắc đã
thấy, thay vào đó, lại là những lời nguyền rủa tục tĩu kinh hoàng nhất thì
độc lập tự do hạnh phúc (?) cái chỗ nào. Thế nên chỉ có những thứ chó dại ấy
là đau hơn cả.
Nhưng nhìn lại thì thấy coi vậy mà Việt Nam vẫn còn khá hơn Bắc Triều Tiên
rất nhiều. Dưới thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, người Việt thoải mái trong
chuyện đặt tên con cái, chẳng phải kiêng tên lãnh tụ nào hết. Muốn Diệm là
có Diệm, muốn Thiệu là có Thiệu. Cũng may hai ông tổng thống này tên tuổi
đều đẹp cả. Có đặt cho con cái những cái tên ấy thì chúng cũng không đến nỗi
xấu hổ.
Tuần này đọc báo trong nước, không ít người đã ngỡ ngàng khi đọc thấy một
cái tên mới nổi lên ở Việt Nam. Một phụ nữ trẻ vừa được bầu làm hoa hậu. Cô
có một cái tên rất đặc biệt, trùng tên với một phụ nữ rất nổi tiếng ở cả
trong nước lẫn ở hải ngoại. Cô trùng họ đã đành. Họ Nguyễn thì rất nhiều
người có. Họ Nguyễn là họ đông nhất Việt Nam. Cô lại có tới hai cái tên lót
rất kỳ cục (?) cũng trùng với người phụ nữ nổi tiếng ở hải ngoại. Và tên của
cô cũng trùng luôn để tất cả tên họ của cô, bốn chữ, giống hệt như tên người
phụ nữ kia.
Nhiều người đã phải đọc bản tin về tân hoa hậu Việt Nam đến cả mấy lần mới
tin đó là tên thật của cô. Tôi phải xem đi xem lại mấy bức ảnh trong báo mới
tin hoa hậu mới của Việt Nam có cái tên ít người có ấy.
Chuyện cô hoa hậu mới của Việt Nam mang cái tên khai sinh ấy khiến tôi nghĩ
tới hai chuyện.
Thứ nhất là cái tên ấy, nhất là hai cái tên lót luôn luôn làm phát sinh ra
những tình cảm khinh ghét cũng có, thù hận cũng có ở nhiều người Việt Nam.
Trên dưới hai chục năm trước mà đem cái tên ấy đặt cho con mình thì người
cha, người mẹ ấy quả là liều mạng.
Trong khung cảnh cái tên ấy còn bị khinh
bỉ và thù ghét mà cho con gái của mình mang cái tên ấy thì nếu không phải là
người điên cũng phải là ngu lắm.
Ngu là vì người cố tình dùng một cái tên đã nổi tiếng đó đặt cho con vì muốn
con mình giống người phụ nữ kia. Người cha đó có còn cá tính không? Tôi nghĩ
là không. Người có cá tính thì không muốn giống hay bắt chước một người nào
khác. Tôi nghĩ có thể cảm thông nếu chuyện đặt tên đó mang kỳ vọng đứa con
sau này sẽ thành một người tốt đẹp như người có cái tên được đặt cho đứa bé.
Thiếu gì người được đặt tên là Hưng Đạo, Khánh Dư, Quốc Toản… Nhưng có ai
được cho mang tên Long Đĩnh, Chiêu Thống, Ích Tắc… đâu.
Thứ hai là thái độ của những người trong nước khi nghe cái tên ấy mà không
làm gì thì cũng lạ. Có phải là Việt Nam ngày nay đã cởi mở hơn một chút nên
người phụ nữ trẻ kia ở trong nước mới giữ được cái tên gốc gác rất phản động
mà cũng chẳng hay ho gì mà lại còn trở thành hoa hậu Việt Nam.
Hay có phải đó chỉ là phần thưởng cho một người đã trở về với bọn khốn nạn ở
Hà Nội?
DUYÊN DÁNG VIỆT NAM
Vài ba chương trình mà người ta xem được do Việt Nam sản xuất và đưa ra hải
ngoại có cái tên nghe rất đẹp: Duyên Dáng Việt Nam.
Tôi tin là bao giờ thì rồi sẽ vẫn có một Việt Nam rất đẹp. Bao giờ cũng sẽ
vẫn có một Việt Nam duyên dáng và tươi đẹp của quan họ Bắc Ninh, của hò mái
đầy trên sông Hương, của bài ca nghe tiếng trống nhớ chồng, mà ông già Cao
Văn Lầu viết trong một đêm canh lúa ngoài đồng Nam bộ.
Nhưng cũng có những người không thấy được những cái đẹp, những cái duyên
dáng đó… em chưa hát ca dao một lần, em chỉ thấy quê hương căm hờn… (Trịnh
Công Sơn).
Một cuốn phim nhan đề Nông Dân Hiện Đại của Đại Hàn cũng có nhắc tới
Việt Nam. Những đoạn đối thoại đề cập tới Việt Nam này, theo nhiều người,
chỉ nghe qua cũng thấy hình ảnh Việt Nam không được tốt đẹp lắm dưới mắt của
người Hàn. Tôi chưa xem nguyên cuốn phim đó nhưng theo những người đã xem và
kể lại thì một nhân vật trong cuốn phim, vì có một đời sống không mấy gương
mẫu, đã bị mẹ quở trách bằng một câu có đề cập tới người Việt Nam.
Câu đối thoại ấy thực ra cũng không phải là một câu nói nặng, lời nói thậm
từ mang tính cách nhục mạ phụ nữ Việt. Mẹ người thanh niên trong cuốn phim
nói với con rằng nếu anh ta cứ rượu chè tối ngày như thế thì dù có sang Việt
Nam cũng không tìm được vợ đâu.
Câu nói chỉ có thế. Không biết trong phim còn có những câu nào khác nặng nề
hơn hay không. Chắc là không vì mấy tờ báo khác cũng chỉ trích dẫn có một
câu ấy. Tôi không nghĩ đó là một câu nói quá nặng. Nặng đến nỗi theo tờ Tuổi
Trẻ, cả ngàn người đã thấy “buồn, đau xót, xấu hổ, nhục nhã khi thấy cuốn
phim Hàn quốc đánh giá cô dâu Việt Nam rẻ như bèo”.
Nếu tỉnh táo một chút thì người ta không nghĩ như thế. Câu nói của bà mẹ
khuyên răn con chỉ muốn nói rằng sống bê tha rượu chè như vậy thì có đi Việt
Nam cũng không tìm được vợ mà lấy mặc dù ở Việt Nam, kiếm được vợ không phải
là chuyện quá khó khăn. Người đàn bà trong phim chắc đã nhìn thấy cả những
người già, đui què mẻ sứt qua Việt Nam vẫn kiếm được vợ. Đó là chuyện thật.
Người mẹ của người thanh niên không hề nói sai. Vậy thì tại sao lại cả ngàn
người nghe câu nói ấy rồi thấy “buồn, đau xót, xấu hổ, nhục nhã”?
Nghe lại câu nói ấy thì người ta có thể hiểu là phụ nữ Việt Nam cũng không
thèm lấy cái thứ đàn ông say sỉn tối ngày đâu.
Vậy thì không nên “buồn, đau xót, xấu hổ, nhục nhã” .
Nếu thấy buồn, xấu hổ và nhục nhã thì vì nhiều chuyện khác chứ không phải
chỉ vì câu nói của người mẹ nói với người con trai để khuyên răn anh ta.
Tôi nghĩ nếu nói là xúc phạm thì phải là những tấm bảng cảnh cáo những người
ăn cắp trong các siêu thị, các cửa hàng ở Nhật, ở Đại Hàn, ở Đài Loan… viết
bằng tiếng Việt.
Ở Mỹ cũng có những tấm bảng nói rõ các shoplifters sẽ bị truy tố tối đa
(prosecuted to the fullest extent of the law). Nhưng tôi chưa thấy những tấm
bảng ấy được viết bằng tiếng Việt một cách thoải mái như ở Nhật, Đại Hàn,
Đài Loan và Thái Lan. Mấy tháng trước, cảnh sát Nhật đã tới khám xét văn
phòng của Hàng Không Việt Nam để tìm hàng hóa ăn cắp. Tại một thị trấn gần
Tokyo, một số cảnh sát Nhật đã ghi tên học tiếng Việt, không phải để tìm
hiểu văn chương bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du… mà để điều tra những vụ phạm
pháp của người Việt ở Nhật.
Nhục nhã, xấu hổ là ở những chuyện như thế chứ một câu nói của một nhân vật
trong phim thì nhằm nhò gì!
Coi cô dâu Việt Nam rẻ như bèo là những bài báo, những quảng cáo những
chuyến đi mua vợ ở Việt Nam, cô dâu Việt Nam rẻ mà lại còn trinh, về nhà
chồng mà bỏ trốn thì được đền ngay cô khác, là cảnh phụ nữ Việt bầy hàng
khỏa thân cho bọn khách mua vợ ngay ở Sài Gòn chứ cần gì phải tìm trong phim
ảnh Hàn quốc!
Nói gì được khi mà chính lãnh tụ Việt Nam trong một chuyến xuất ngoại còn ăn
nói như ma cô chào hàng rằng phụ nữ Việt Nam đẹp lắm, đi Việt Nam chơi đi!
Như vậy thì hãy nên thấy xấu hổ và nhục nhã.