Tuesday, 24 February 2015

Kiều History - 77 Videos Youtube - Poème 3254 vers : Nguyễn Du - Musique : Quách Vĩnh Thiện

ACTV
Association Culturelle Traditionnelle Vietnamienne
Kiều History
UNESCO a conservé et classé cette œuvre Kim Vân Kiều de NGUYEN DU parmi les œuvres patrimoniales de l’humanité (1965).

VFTV Viet Face TV - Australie 12/09/2013


VietFace Show Part 1 – Quách Vĩnh-Thiện.

VietFace Show Part 2 – Quách Vĩnh-Thiện.

http://www.youtube.com/watch?v=f1sQgV73bi8

Australie - Sydney SBTN.

SBTN - Publiée le 11 oct. 2013

Truyện Kiều được phổ nhạc và giữ trọn từng chữ trong Thơ.

Thái Hòa phỏng vấn Quách Vĩnh-Thiện - SBTN Úc Châu thực hiện.



Sách Truyện Kiều Thơ và Nhạc
BiaSach-TruyenKieuThoNhac

 

Truyện Kiều : Thơ và Nhạc

Nguyễn Thanh Liêm
NguyenThanhLiem-QuachVinhThien-1
Nguyễn Thanh Liêm – Quách Vĩnh Thiên – California 2010.

Truyện Kiều hay Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du ra đời đến nay đã có trên dưới hai trăm năm. Trong suốt thời gian hai trăm năm đó Truyện Kiều vẫn luôn đứng vững ở vị thế số một trong nền văn học Việt Nam. Cho đến hết thập niên đầu của thế kỷ 21, Đoạn Trường Tân Thanh vẫn được xem như một tác phẩm vô tiền tuyệt hậu, có nghĩa là trước đó chưa có và sau đó cũng chưa có một tác phẩm nào khác ngang bằng hay vượt qua được. Tạo được một tác phẩm như vậy Nguyễn Du quả thật là một thiên tài có một không hai của nền văn chương nước nhà. Từ lúc tác phẩm này ra đời đến giờ không biết đã có bao nhiêu người đọc, đã có bao nhiêu người học và thuộc lòng?

Không có con số thống kê để biết rõ, nhưng theo sự ước tính của nhiều học giả, giáo sư, nhà văn, nhà thơ thì con số đó có thể, nếu không đến một trăm phần trăm, thì cũng phải tám chín mươi phần trăm dân chúng. Nói như một nhà văn thời tiền chiến thì “Từ xưa đến nay, không có quyển chuyện nào phổ thông cho một nước bằng chuyện Kiều, từ bực tài cao học rộng cho đến người chí thiển học sơ, từ bực khuê các giai nhân cho đến con sen, con đỏ, ai cũng xem, ai cũng đọc, ai cũng ngâm nga, mỗi người đọc một cách, hiểu một cách, thích một cách. Nhiều người đọc đến đem ra làm vật dụng hằng ngày: người ta mừng nhau bằng Kiều, khóc nhau cũng bằng Kiều, chuyện Kiều là sách đố, chuyện Kiều là sách bói...” (Song An Hoàng Ngọc Phách, bài đọc ở hội Khuyến Học Bắc Ninh, 1935). Đó là tình trạng người ta biết và thích Truyện Kiều hồi trước 1945.

Sau này, vì chiến tranh, loạn ly, vì thời thế và tình hình chính trị không cho phép cho nên số người đọc Truyện Kiều, thưởng thức tài nghệ của Nguyễn Du có phần giảm bớt. Riêng ở Miền Nam tự do, việc dạy Đoạn Trường Tân Thanh trong học đường, cũng như việc nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều vẫn được giới trí thức đặc biệt chú ý trước biến cố lịch sử 1975.

Từ sau 1975 đến nay trong sinh hoạt văn hoá của người Việt hải ngoại, Nguyễn Du với Truyện Kiều, cũng như những tác giả khác trong văn học Việt Nam, ít có cơ hội được nói tới. Tuy nhiên trong thầm lặng vẫn có một ít người nhớ và nghĩ tới Đoạn Trường Tân Thanh và tác giả của nó. Trong những năm 2003, 2004, 2005, tập san Dòng Việt ở Nam Cali cho ra đời 3 Tuyển Tập Phê Bình Đoạn Trường Tân Thanh với cả thảy gần bảy mươi (đúng ra là 68) bài viết của nhiều học giả, giáo sư, văn thi sĩ, từ xưa đến giờ. Thật ra thì 68 bài viết mới chỉ là con số nhỏ đối với khoảng trên dưới 600 bài về Nguyễn Du và Đoạn Trường Tân Thanh theo tin tức thu lượm được. Trong lúc đó, ở lãnh vực khác của nghệ thuật, lại có một người đã ròng rã gần năm năm trời đem hết tài năng của mình ra phổ nhạc trọn cả tác phẩm hơn ba ngàn câu thơ lục bát của Nguyễn Du, kết thành một bộ đĩa 7 CDs với 77 bản nhạc về Kim Vân Kiều. Người đó là kỹ sư/nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện mà Hàn Lâm Viện Âu Châu gần đây vừa mời làm thành viên sau khi tác phẩm Kim Vân Kiều, của nhạc sĩ hoàn thành.

Bỏ ra gần năm năm trời, ròng rã sáng tác để phổ hơn ba ngàn câu thơ lục bát của Nguyễn Du thành 77 bản nhạc, Quách Vĩnh Thiện đã hoàn thành một công trình nghệ thuật thật vĩ đại. Từ trước đến giờ chưa có một nhạc sĩ nào làm được việc đó, và về sau cũng chưa chắc sẽ có người làm nổi việc này. Ở đây không phải chỉ có đủ kiên nhẫn, chịu khó làm việc, hay có động cơ ham muốn thúc đẩy, mà còn phải có óc sáng tạo, tính nhạy cảm, óc tưởng tượng, năng khiếu âm nhạc, và nhất là lòng thương cảm đối với Đoạn Trường Tân Thanh và nhất là với thiên tài Nguyễn Du. “Bất tri tam bách dư niên hậu. Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?” Câu hỏi của Nguyễn Du khi ông khóc cho nàng Tiểu Thanh đã có câu trả lời từ sau khi tác phẩm bất hủ của ông ra đời. Từ Mộng Liên Đường chủ nhân đến Chu Mạnh Trinh và nhiều văn thi sĩ sau này đã có nhiều người chia sự thương cảm của ông đối với người tài tử, giai nhân, hay nói rộng ra, con người ở trên trần gian này. “Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu?”.

Thật sự nếu nghĩ cho kỹ thì đâu có phải chỉ tài tử, giai nhân mới bị định mệnh vùi dập, mà hể đã là người thì phần đông người ta đều bị khốn khổ vì định mệnh, đều bị chung số phận “bạc mệnh” như nhau. Nếu ở địa hạt văn chương đã có người thương cảm khóc với Tố Như, thì ở địa hạt âm nhạc nay cũng có người đồng cảm. Quách Vĩnh Thiện chính là người đồng cảm đó. Bảy mươi bảy bản đàn phổ từ toàn tác phẩm ĐTTT đã nói lên điều đó.

Sách “Truyện Kiều : Thơ và Nhạc” ra đời hôm nay vừa để vinh danh thiên tài Nguyễn Du sau gần, hay trên, hai trăm năm ĐTTT ra đời, vừa đánh dấu sự xuất hiện tác phẩm phổ nhạc Kim Vân Kiều của Quách Vĩnh Thiện. Cho nên sách gồm hai phần chính: Phần Một chứa đựng trên 20 bài viết của các học giả, giáo sư, văn thi sĩ nổi tiếng từ trước tới giờ về thiên tài Nguyễn Du và tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh, và Phần Hai gồm 10 bài viết về nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện và tác phẩm phổ nhạc Kim Vân Kiều của người nhạc sĩ/Hàn Lâm Viện sĩ này.

Về Phần Một, vì điều kiện và phương tiện hạn chế, chúng tôi chỉ xin đăng một số ít bài xem như tiêu biểu cho một số khuynh hướng/quan điểm quan trọng mà thôi. Từ trước đến giờ đã có rất nhiều bài viết có giá trị về tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh và tác giả Nguyễn Du. Sự lựa chọn một ít bài của chúng tôi ở đây hoàn toàn chủ quan, và không theo những tiêu chuẩn khoa học nào cả. Có điều những bài chúng tôi lựa chọn dù là từ nhiều quan điểm cũng như khía cạnh khác nhau, vẫn có một mẫu số chung là góp phần vào việc vinh danh Truyện Kiều là một tuyệt phẩm, một kiệt tác, và Nguyễn Du quả là một thiên tài [1], [2]. Với sức sáng tạo mạnh mẽ, óc tưởng tượng phong phú, một con tim dễ rung cảm, một tâm hồn cao đẹp và với khả năng tổng hợp khéo léo, thiên tài Nguyễn Du đã vận dụng cả vốn văn hoá xã hội mà môi trường và hoàn cảnh đã cung ứng cho ông để dựng nên tác phẩm vô tiền tuyệt hậu.

Từ câu chuyện ngắn của Dư Hoài về một nàng Kiều kỷ nữ, và từ một chương hồi tiểu thuyết 20 hồi của Thanh Tâm Tài Nhân [3], óc sáng tạo của Nguyễn Du đã dựng nên câu chuyện Đoạn Trường Tân Thanh với bao nhiêu tình tiết éo le, khúc chiết, làm nổi bật vai trò phi lý của định mệnh đối với thân phận bi đát của con người. Óc tưởng tượng phong phú đã giúp tác giả tạo nhiều hình ảnh thi ca tuyệt vời trong việc biểu tả các hạng người, các cảnh vật, các tâm trạng vui buồn của nhân vật chính. Tính dễ rung cảm giúp Nguyễn Du tạo ra tâm lý nhân vật Thúy Kiều thật xuất sắc, rất hợp lý với chuỗi cảm nghĩ và hành động đưa đến cuộc đời đầy gian truân, khốn khổ, đầy nước mắt của con người ở mọi nơi, mọi lúc.
Nguyễn Du có học kinh sách của Nho gia, nhưng không bắt buộc phải theo đúng con đường của Trình Tử hay Chu Tử.

Nguyễn Du có đọc có thấm nhuần tư tưởng Phật giáo, nhưng ông không bắt buộc phải đi đúng con đường giải thoát của Đức Thích Ca. Ông còn tin ở Trời, ở định mệnh, ở sự sắp đặt của Trời cũng như tin ở nhân quả nghiệp báo, như đa số người dân Việt cùng tin. Tinh thần cao đẹp đã giúp ông vượt qua tư tưởng của riêng một tôn giáo để đi đến tinh thần tổng hợp tam giáo, vượt qua khung cảnh của Việt Nam thế kỷ 19 để đi đến tinh thần nhân bản với hình ảnh của cuộc đời và con người ở mọi nơi, mọi lúc. Tác phẩm của ông có giá trị ngàn đời, và có giá trị trên nhiều nước ngoài Việt Nam. Hơn hai mươi bài viết trong Phần Một sẽ cung ứng nhiều bằng chứng cho thiên tài Nguyễn Du và tác phẩm bất hủ Đoạn Trường Tân Thanh như vừa trình bày. Ban biên tập sách này xin hết lòng cám ơn các tác giả có bài viết đăng trong Phần Một này nếu chúng tôi không liên lạc được với tác giả để xin phép.

Phần Hai gồm những bài nói về tác giả Quách Vĩnh Thiện và về công trình phổ nhạc lớn lao của nhạc sĩ. “Nhân bất phong sương vị lão tài”, cuộc đời từng trải phong sương dâu bể của người nhạc sĩ được Thanh Vân vẽ lại khá đầy đủ. Dòng nhạc Quách Vĩnh Thiện đi vào Đoạn Trường Tân Thanh, óc sáng tạo của tác giả, tâm hồn dễ rung cảm, lòng thương cảm của tác giả đối với thiên tài Nguyễn Du và thân phận bạc mệnh của Thúy Kiều, sẽ được các nhạc sĩ, giáo sư, nổi tiếng như Trần Văn Khê, Lê Mộng Nguyên, Trần Quang Hải, Anh Bằng, Cao Minh Hưng, Đỗ Bình, Nguyễn Văn Huy, Trọng Minh, Dáng Thơ và Việt Hải nói đến đầy đủ trong Phần Hai của quyển sách. Ban biên tập xin có lời cám ơn chân thành gởi đến tất cả quý vị.

Nhân vô thập toàn, việc làm của con người, dù có cố gắng đến đâu cũng không tránh hết được những sai lầm, thiếu sót.
Ban biên tập quyển sách này rất mong sự thông cảm của quý độc giả, quý đồng hương, và sự chỉ giáo của quý vị để cho quyển sách được hoàn thiện hơn nếu có cơ hội tái bản.

Nguyễn Thanh Liêm

Phụ chú :

[1] Một số ít nhà phê bình, hoặc đứng ở quan điểm luân lý của nho gia hoặc tựa trên học thuyết mác xít để chỉ trích nội dung của tác phẩm, nhưng không một ai phủ nhận giá
trị nghệ thuật của thiên tài Nguyễn Du. Cụ Ngô Đức Kế, trong bài “Luận Về chánh học cùng tà thuyết’ đã có nhận xét rằng: ”Nói về văn chương quốc âm của ông Nguyễn Du thời vẫn là hay thiệt ; song cái lối văn vần ngâm nga ngợi hát, chỉ là một lối trong đạo văn chương, văn tuy hay mà truyện là truyện phong tình thời có vẽ “ai dâm sầu oán, đạo dục tăng bi”, tám chữ ấy không tránh đằng nào cho khỏi. Trong khi đó Nguyễn Bách Khoa viết:  “Thế là do yếu tố chiến bại mà nói ra yếu tố đoạn trường của Truyện Kiều. Đã thua, đã thất bại đến đầu hàng, thất bại đến phải tiêu ma, thì sao không đoạn trường cho được?
. . .Truyện Kiều quả đã chứa đựng một trời sầu thảm và ai oán không bờ bến”. Thật ra thì những sầu oán, bi thương, những thất bại khổ đau của con người, hay nhân vật trong tác phẩm văn chương thuộc về đề tài của tác phẩm, và đề tài không phải nghệ thuật, thành ra thất bại, bi thương, sầu khổ trong Đạn Trường Tân Thanh không là dấu hiệu của sự thất bại, hay yếu kém về nghệ thuật của tác giả Nguyễn Du.

[2] Mổ xẻ nhân cách, hay tâm lý, hay tâm sinh lý của con người, phần đông các khoa học gia đều chấp nhận có hai yếu tố quyết định. Trước kia thì hai yếu tố đó là di truyền (heredity) và môi trường hay ngoại cảnh (environment).
Ngày nay người ta dung từ ngữ tự nhiên (nature) và giáo dục (nurture) thay vì di truyền và môi trường để gọi hai yếu tố quyết định tâm lý của con người. (Judith Rich Harris: “The nurture assumption” ; Peter J. Richerson: “Not by Genes Alone” ; Barbara Rogoff: “The Cultural Nature of Human Development” ; Steven Pinker: “The Blank Slate”)
Yếu tố môi trường /ngoại cảnh hay giáo dục giữ vai trò vô cùng quan trọng. Con người sinh ra và lớn lên trong khuôn khổ văn hoá xã hội nào thì sẽ phải được dạy dỗ, đào tạo nên một phần tử của xã hội, văn hoá đó. Tiến trình xã hội hoá (socialization) qua ba nguồn giáo dục gia đình, học đường, và trường đời, đã cung ứng cho con người cả một kho ngữ vựng (và văn phạm), một hệ thống giá trị xã hội, một nền học thuật tư tưởng, bao nhiều những cách thế xử sự ở đời. Cả một cái vốn văn hoá xã hội mà con người thu nhận được từ những người xung quanh từ lúc ấu thơ cho đến khi trưởng thành là do quá trình xã hội hoá mà ra. Nếu người ta được sinh ra trong một gia đình thế gia, vọng tộc, có nhiều người (cha mẹ, anh em, họ hàng) khoa bảng, quan trường như Nguyễn Du thì tất nhiên người ta sẽ học được rất nhiều những từ ngữ trí thức, bóng bẩy, lối diễn tả suông sẻ, chải chuốt, cả một ngôn ngữ của một “chi văn hóa” (subculture) đặc biệt của xã hội quan quyền, sang trọng. Khi bước chân vào trường học, chắc chắn Nguyễn Du phải được học với những ông thầy gỉỏi, có tiếng ở trong vùng. Nguyễn Du cũng sẽ có cơ hội đọc nhiều kinh sách, tác phẩm văn chương giá trị, có nhiều dịp trau đổi ý kiến, tư tưởng với những người có học thức, thuộc giới trí thức lúc bấy giờ.

Hệ thống giá trị xã hội, những tư tưởng về thiên mệnh, thuyết chính danh, thuyết trung dung, tư tưởng tu-tề-trị-bình, luân lý tam cương ngũ thường, tứ đức tam tùng của Nho giáo (từ Khổng, Mạnh, đến Trình, Chu), thuyết vô vi, nhàn hạ của Lão Trang, hay Tứ Diệu Đề và Thập Nhị Nhân Duyên cùng với lẽ vô thường, luật nhân quả, nghiệp báo, vv. .. của Phật giáo, tất cả những tư tưởng/triết lý đó đều có đầy trong ký ức (xem như thư viện tinh thần) của Nguyễn Du. Từ cuối thế kỷ 18 sang đầu thế kỷ 19 Thơ Nôm đã đến thời cực thịnh. Các tác phẩm lớn đã ra đời. Chinh Phụ Ngâm, Cung Oán Ngâm Khúc, Hoa Tiên truyện đã có mặt trên văn đàn, v.v... Thời ly loạn, cuộc bể dâu, cảnh tranh quyền đoạt lợi trong phủ Chúa triều Lê Mạt, sự nổi dậy của Tây Sơn, sự đánh chiếm Thăng Long của Nguyễn Huệ, sự sụp đổ của nhà Lê, sự thống nhất đất nước của Nguyễn Ánh, tất cả bức tranh bi thảm của người dân Việt thời chiến tranh ly loạn phải hằn sâu trong tâm tư Nguyễn Du. Tất cả những dữ kiện, hình ảnh, tín liệu, tư tưởng đó đều thuộc yếu tố môi trường/hoàn cảnh mà Nguyễn Du đã thu nhận được từ quá trình xã hội hoá.

Đây là yếu tố cần thiết góp phần vào việc dựng nên đời sống tâm lý của Nguyễn Du, nhưng yếu tố quan trọng này chưa phải là đủ để quyết định một thiên tài. Các khoa học gia nghiên cứu về di truyền, về genes, về cấu trúc não bộ của con người cho biết những yếu tố này có phần quyết định trong đời sống tâm lý của con người nhưng không thể nói được bộ óc hay genes của một thiên tài khác với người thường như thế nào? Những trắc nghiệm tâm lý thường dùng ở Mỹ bây giờ như Stanford Binet, những aptitude tests, những interest inventories có thể cho biết chỉ số IQ, số điểm percentiles ở một địa hạt nào, hay sở thích của người ta ra sao, v.v... nhưng cũng không trắc nghiệm được một thiên tài.
Tuy nhiên một số các nhà tâm lý có thể nhận ra những hoạt động tâm lý vượt trội của một thiên tài ở địa hạt nghệ thuật như óc sáng tạo, óc tưởng tượng, khả năng phân tích/tổng hợp, trực giác, tính nhạy cảm (dễ cảm xúc), v.v...

[3] Câu chuyện có thể là một vay mượn, có thể lấy từ chuyện phong tình của Dư Hoài hay Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân bên Trung Hoa nhưng đây không phải là một tác phẩm dịch mà là một tác phảm có phần sáng tạo quan trọng của Nguyễn Du. Chuyện của Dư Hoài chỉ là câu chuyện ngắn có mấy trang kể lại cuộc đời của một ca kỷ có thật ở trên đời tên là là Vương Thúy Kiều. Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là một quyển chương hồi tiểu thuyết gồm 20 hồi. Ở đầu mỗi hồi có 2 câu đối làm tiểu đề như phần nhiều những truyện Tàu mà ta thường thấy. Truyện Kiều của Nguyễn

Du có tất cả 3254 câu lục bát, không phân thành hồi như chương hồi tiểu thuyết. Thành ra Nguyễn Du sáng tác hay phóng tác nhiều hơn là dịch thuật. Đã sáng tác, hay dù là phóng tác đi nữa thì yếu tố sáng tác, yếu tố tạo cái gì mới mẻ vẫn có ở nơi tác giả.


Nguyễn Thanh Liêm
Nguyễn Thanh Liêm

NguyenDu 1

Nguyễn Du ( 1766-1820 )

Phạm Quỳnh ( 1892-1945 )

Pham Quynh
Câu nói nổi tiếng

Truyện Kiều còn, tiếng ta còn ;
Tiếng ta còn, nước ta còn.
PHẠM QUỲNH (1892 - 1945)

Pham Quynh 1
Pham Quynh 2
Kiều History – Part 1.
Version avec la traduction française et anglaise :

Traduction française : Léon Lê Đình Bảo, Nguyễn Văn Vĩnh.
LeDinhBao
Léon Lê Đình Bảo.
Kỹ Sư – Ecole des Mines.
(1955 – 10/02/2009)
NguyenVanVinh
Nguyễn Văn Vĩnh
(1882-1936)
Kiều History – Part 1.
Version avec la traduction française et anglaise :

Kiều History 01 – Les deux soeurs Thúy Kiều, Thúy Vân :
Kiều History 02 – Thanh Minh Đạp Thanh – La pure clarté de clémence :
Kiều History 03 - Hồng Nhan Bạc Mệnh – Beauté de rose :
Kiều History 04 – Gentleman Kim Trọng :
KIều History 05 - Gặp Gở Làm Chi – Pourquoi ai-je rencontré cet home Kim :
Kiều History 06 - Kiếp Nhân Duyên – La destinée resultant du Karma :
Kiều History 07 - Mộng Triệu, Mạch Tương – L’interprétation des songes, la source des larmes :
Kiều History 08 – Le gentleman Kim Trọng, la belle Thúy Kiều :
Kiều History 09 – Rày Gió Mai Mưa – Aujourd’hui, le vent et demain, la pluie :
Kiều History 10 - Lượng Xuân – La générosité du printemps :
Kiều History 11 - Lửa Hương – Le feu d’encens :


Logo-KimVanKieu 2
Kiều History – Part 2 :
Version avec la traduction française et anglaise :

Kiều History 12 – Lòng Xuân - Cœur Léger :
Kiều History 13 – Chung Tử Kỳ - Un grand connaisseur en musique :
Kiều History 14 – Liêu Dương Ville :
Kiều History 15 – Ba Đông - Les Trois Hivers :
Kiều History 16 – Bên Tình Bên Hiếu - Côté Amour, Côté Piété Filiale :
Kiều History 17 – Ép Cung Cầm Nguyệt - Son et Sonate d’une complainte :
Kiều History 18 – Tơ Duyên - Le fil de la vie sentimentale :
Kiều History 19 – Mảnh Hương Nguyền - Un débris de l’encens :
Kiều History 20 – Mr Mã Giám Sinh :
Kiều History 21 – Madame Tú Bà :
Kiều History 22 – Đoạn Trường - Coeur déchiré :
Logo-KVK3
Kiều History – Part 3 :
Version avec la traduction française et anglaise :

Kiu History 23 - Gương Nhật Nguyệt - Le miroir du Soleil et de la Lune :

Kiều History 24 - Lầu Xanh - La Maison de joie :


Kiều History 25 - Phong Trần - Vents et poussières :

Kiều History 26 - Túc Nhân - Le Destin :

Kiều History 27 - Buồn Trông - Un regard triste :

Kiều History 28 - Sở Khanh, le Don Juan :

Kiều History 29 - Phù Dung – Hibiscus :

Kiều History 30 - Quyến Gió Rủ Mây - Séduire le vent, entraîner les nuages :

Kiều History 31 - Tống-Ngọc Tràng-Khanh, les snobs :

Kiều History 32 - Le saule de Chương Đài :

Kiều History 33 - Thuc Sinh, le lettré :


KVK4-Logo-Face
Kiều History – Part 4.
Version avec la traduction française et anglaise :

Kiều History 34 - Phận Bèo Mây - Vogue le destin par nuages et marais :
Kiều History 35 - Đêm Ngắn Tình Dài - Nuit courte, amoureux pour toujours :
Kiều History 36 - Tay Đã Nhúng Chàm - La main prise au piège :
Kiều History 37 - Tài Tử Giai Nhân - La belle et l’élégant :
Kiều History 38 - Yếm Thắm Trôn Kim - Faits dévoilés :
Kiều History 39 - Trăng Hoa - Fleur éphémère et Lune fugace :
Kiều History 40 - Càng Mặn Càng Nồng - L’ardeur d’un cœur ardent :
Kiều History 41 - Lâm Tri - L’être omniscience :
Kiều History 42 - Phi Phù Trí Quỷ - L’éphémère :
Kiều History 43 -Tam Đảo Cửu Tuyền - De la Terre à l’enfer :
Kiều History 44 - Túc Trái Tiền Oan - Haines et Dettes :

Logo - KimVanKieu 5
Kiều History – Part 5.
Version avec la traduction française et anglaise :

Kiều History 45 - Tương Phùng - Les amours retrouvées :
Kiều History 46 - Phách Lạc Hồn Xiêu - Âmes éperdues :
Kiều History 47 - Loan Phòng - Lieu Privé :
Kiều History 48 - Trạc Tuyền, nom de baptême bouddhique :
Kiều History 49 - Thiếp Lan Đình, le manoir cloîtré :
Kiều History 50 - Kim Ngân - Or et Argent :
Kiều History 51 - Hằng Thủy - Eau du Gange :
Kiều History 52 - Thành Hoàng Thổ Công - Génies tutélaires, génies de la Terre :
Kiều History 53 - Râu Hùm Hàm Én - Tu Hai à la face de tigre et au profil d’hirondelle :
Kiều History 54 - Cá Chậu Chim Lồng - Oiseau en cage, poisson dans le bocal :
Kiều History 55 – Le palais Cung Nga et la Lune :



Logo - KVK 6
Kiều History – Part 6.
Version avec la traduction française et anglaise :

Kiều History 56 - Phượng Liễn Loan Nghi - Char impérial orné de Phénix :
Kiều History 57 - Nghĩa Trọng Nghìn Non - Reconnaissance infinie :
Kiều History 58 - Hại Nhân Nhân Hại - Nuire aux autres, vous sera rendu :
Kiều History 59 - Tiền Định – Prédiction :
Kiều History 60 - Gấm Vóc - Belles Soieries :
Kiều History 61 - Thành Hạ Yêu Minh - Engagements sous les remparts :
Kiều History 62 - Hương Lửa Ba Sinh - Trois vies antérieures :
Kiều History 63 - Tơ Đào - Soie Rose :
Kiều History 64 - Nghiệp Duyên - Relation Karmique :
Kiều History 65 - Phách Quế Hồn Mai - Hantée de beaux rêves :
Kiều History 66 - Phù Tang - Cérémonie des funérailles :

KVK7 (1)
Kiều History – Part 7.
Version avec la traduction française et anglaise :

Kiều History 67 - Lai Sinh - Vie future :
Kiều History 68 - La cité Lâm Thanh :
Kiều History 69 - Châu Trần, familles alliées :
Kiều History 70 - Động Địa Kinh Thiên - Remuer Ciel et Terre :
Kiều History 71 - Chiêu Hồn - Invoquer l’âme :
Kiều History 72 - Minh Dương - Terre des vivant, Monde des ténèbres :
Kiều History 73 - Tái Thế Tương Phùng - Résurrection et Retrouvailles :
Kiều History 74 - Vật Đỗi Sao Dời - Le temps s’est écoulé :
Kiều History 75 - Đáy Biển Mò Kim - L’aiguille dans une botte de foin :
Kiều History 76 - Khổ  Tận Cam Lai - Le temps des amertumes.
Kiều History 77 - Chữ Tài Chữ Mệnh - Talent et Destinée :
Kiều History 78 - Chữ Tài Chữ Mệnh - Talent et Destinée (Vọng C ổ) :


Voyage en Images et en Musique :

-- 
Quách Vĩnh Thiện
Voyage en Image et en Musique :

Président
ACTV
Association Culturelle Traditionnelle Vietnamienne
( Hội Văn Hóa Cổ Truyền Việt Nam )
-- 
Quách Vĩnh Thiện
Voyage en Image et en Musique :

Président
ACTV
Association Culturelle Traditionnelle Vietnamienne
( Hội Văn Hóa Cổ Truyền Việt Nam )