Sunday, 26 July 2015

NASA thông báo phát hiện “Trái Đất 2.0″

Các nhà Khoa học NASA ngày 23/7 công bố:  một phát hiện mang tính lịch sử của ngành Thiên văn: "Kính viễn vọng Kepler đã tìm được Trái Đất thứ hai" !.

NASA bất ngờ tuyên bố Phát hiện Trái Đất 2.0. (Ảnh: BBC).

Hãng tin BBC đăng thông báo từ Cơ quan Hàng không Vũ trụ NASA cho biết:  họ đã phát hiện ra một “Trái  ̣Đất 2.0″ có sự sống trong Dải Ngân Hà. Hành tinh mới này được tìm thấy nhờ kính viễn vọng Kepler, và được đặt tên là Kepler-452B.

Giám đốc Khoa học của NASA John Grunsfeld tuyên bố:  hành tinh mới phát hiện là “Trái Đất 2.0″,  và “gần chúng ta nhất cho đến nay” khi chỉ cách trái đất 1.400 năm ánh sáng. Tương tự như hành tinh Kepler-186F từng được công bố năm 2014, Kepler-452B có nhiều điểm tương đồng với Trái đất.


Theo thông báo của NASA: Kepler-452B có cùng nhiệt độ với Trái Đất, nhưng có đường kính lớn hơn 60%, và độ sáng cao hơn khoảng 20%.

Một điều đáng chú ý là:  Kepler-452B có quỹ đạo gần giống Trái Đất, khi xoay quanh một ngôi sao riêng biệt trong khoảng 385 ngày, chỉ hơn thời gian Trái đất xoay quanh Mặt trời 20 ngày. Bên cạnh đó, khoảng cách từ Kepler-452B đến ngôi sao này chỉ lớn hơn khoảng cách từ Trái đất đến Mặt Trời 5% .

Independent dẫn lời Nhà nghiên cứu Jon Jenkins cho biết:  Kepler-452B có tuổi thọ khoảng 6 tỉ năm, hơn 1,5 tỉ năm so với tuổi của Mặt trời.

Theo BBC, kính viễn vọng Kepler được NASA đưa vào sử dụng vào năm 2009, với sứ mệnh khám phá các hành tinh có sự sống ngoài vũ trụ.

Kể từ khi ra đời, Kepler đã phát hiện được 1.028 hành tinh, và 22 trong số đó được tin là có những điều kiện phù hợp với sự sống. NASA đang đặc biệt tìm kiếm một hành tinh thuộc “vùng ở được”, với nhiệt độ bề mặt có thể tồn tại nước dạng lỏng.

NASA cho biết: trong số những hành tinh được Kepler phát hiện, Kepler-452B là thiên thể đặc biệt nhất. Bởi đây là hành tinh gần, và có nhiều điểm tương đồng về quỹ đạo nhất với Trái Đất.

Theo BBC