Lời người dịch: Trong một cuộc phỏng vấn tại thành phố Munich, Huber Matos, người từng được xem là người hùng trong cuộc cách mạng tại Cuba, nhân ngày sinh nhật thứ 80 của Ernesto Che Guevara, cho biết huyền thoại về Che Guevara là một sự dối trá lớn lao của lịch sử.
Guevara, người không những được huyền thoại hóa tại Cuba mà ngay cả tại các nước Tây phương chẳng qua chỉ là đồng đảng cùng Castro biến Cuba thành ra một bãi tha ma chôn cất gần 2000 tù nhân chính trị, những người bất đồng chính kiến v.v…
Về mặt tuyên truyền, Castro không ít thì nhiều đã thành công đặc biệt trong giới trẻ sinh viên tại các nước Âu Mỹ và nhất là tại các quốc gia thuộc thế giới thứ ba. Che đã từng được xem là „mẫu người“ của biết bao thanh niên thiếu nữ trong thời gian chiến tranh lạnh vừa qua.
Riêng tại miền Nam Việt Nam vào cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70 hình ảnh Che Guevara xuất hiện đầy rẫy trong những quán Cà phê sinh viên, trong những căn phòng cư xá ngập tràn khói thuốc. Một Che Guevara mang tính anh hùng chủ nghĩa đầy lãng mạn cộng thêm nhạc Trịnh Công Sơn qua tiếng hát „ma túy“ của Khánh Ly đã thúc đẩy giới trẻ, giới trí thức miền Nam dấn thân: „Sống như Che, làm như Che và chết như Che Guevara„. Thế hệ này nay được gọi là thế hệ tranh đấu 68er đã „bật ngữa“ do thất vọng vì mớ lý thuyết viễn vông hoang tưởng mà Che đeo đuổi: “Toàn cầu hóa” vô sãn! Những hoạt động du kích chiến của Che Guevara từ Cuba sang Congo đến Bolivia ngày hôm nay được xem là hoạt động của một tên khủng bố quốc tế (Che cho rằng phải biến những người nghèo khổ tại châu Mỹ La Tinh thành những người với vũ khí trong tay để tự giải phóng mình. “Không có vũ khí thì không làm được gì”). Nhìn vào nền kinh tế từ Liên Xô, sang các nước chư hầu Đông Âu rồi đến Cuba, “Thần tượng” Che cũng hoàn toàn đỗ vỡ khi ông ta được phong lên làm Thống đốc Ngân hàng quốc gia và sau đó là Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Cu ba sau khi cách mạng thành công là điều không có gì đáng ngạc nhiên.
Ngày hôm nay, huyền thoại Che Guevara đã bị Huber Matos [1] vạch trần. Qua bài phỏng vấn của Paola Beckett, Huber Matos cho thấy „người hùng“ Che chẳng qua chỉ là một tên sát nhân, một tên khủng bố và cuộc cách mạng Cuba cũng chỉ là một sự dối gạt. Anh em Castro còn tệ hại hơn nhiều so với chế độ Batista trước đó.
Nhìn lại suốt chiều dài lịch sử, không chỉ với Che Guevara mà với bất kỳ một huyền thoại nào, nếu không thật tâm vì dân vì nước thì những „huyền thoại“ này đều bị vạch trần, không sớm thì muộn. Mèo đen dù có nhuộm màu gì đi chăng nữa vẫn hoàn mèo đen mà thôi.
Đúng như Che Guevara nhận thức để rồi đi đến kết luận: “Mọi việc bắt đầu từ con người và do con người kết thúc”. Thật vậy, Huyền thoại Che là do con người tạo nên và vạch trần bộ mặt thật của nó cũng do con người mà ra.
Theo văn hóa đạo đức của người Việt, tôn trọng người đã khuất, trong bài phỏng vấn người dịch thay vì dùng từ „hắn ta“ hoặc „nó“ mà lại dùng „anh ta“ hoặc „ông ta“ khi đề cập đến tội đồ Che Guevara .
Che Guevara của thập niên 50 Che Guevara vào năm 2008 |
Bài phỏng vấn do Paola Beckett thực hiện vào ngày 14. Juni 2008 đăng trên tạp chí của Hiệp Hội Quốc Tế về Nhân Quyền IGFM
Paola Beckett : Nếu còn sống vào ngày 14.6 này Ernesto Che Guevara được 80 tuổi. Ông gặp ông ấy hồi nào?
Tôi quen biết với anh ta tại Sierra Maestra sau khi đáp máy bay chất đầy vũ khí từ Costa Rica. Vào khoảng đầu tháng tư 1958.
Paola Beckett : Ông thấy Che như thế nào?
Che là một người vui tính. Anh ta luôn luôn muốn tìm cho mình một chổ đứng để tạo ảnh hưởng. Anh ta kể với tôi, anh ta đến Cuba vì tìm thấy trong không khí cách mạng tại đây có thể giúp cho anh đạt được những điều quan trọng trong đời.
Paola Beckett : Ông có đọc nhật ký của ông ta không?
Không. Anh ta kể cho tôi nghe rất nhiều về đời tư của mình. Những cuốn nhật ký này mãi về sau mới xuất hiện, ai có thể bảo đảm đây không phải là sản phẩm của anh em nhà Castro? Anh ta kể cho tôi, trước khi đến Cuba anh ta đã đến Peru, muốn thực hiện một chuyến mạo hiểm dòng sông Amazona từ thượng nguồn cho đến hạ lưu, nhưng rồi lại tham dự vào cuộc cách mạng tại Guatamela. Anh ta đã từng vào giúp đỡ trong một bệnh viện dành cho người bị bệnh cùi. Anh ta luôn luôn muốn làm điều thật đặc biệt.
Paola Beckett : Ông nghĩ gì về ông ta?
Theo tôi, thật đáng tiếc, anh ta đã đi vào lịch sử như là một dụng cụ phục vụ cho Fidel Castro. Fidel đã lợi dụng anh ta. Đến khi thấy không còn cần thiết nữa, Fidel tìm cách thanh toán bằng cách đưa anh ta qua Bolivia. Và thêm điều này nữa: Đến khi chết rồi mà Che Guevara cũng vẫn còn bị Fidel lợi dụng, nhằm tạo ấn tượng cho người dân Cuba và nhất là dùng Che để tạo nên hình ảnh tốt đẹp đối với ngoại quốc về cuộc cách mạng của ông ta. Che là dụng cụ của anh em nhà họ Castro, lúc còn sống và ngay cả sau khi chết và cho đến ngày nay.
Paola Beckett : Từ 1957 đến 1959 ông đã cùng chiến đấu trong cuộc Cách mạng Cuba. Ông thấy cuộc cách mạng như thế nào?
Tôi tham gia cách mạng ngay những giờ phút đầu tiên như bao nhiêu người khác nhằm phục hồi nền Dân chủ tại Cuba. Tuy nhiên sau khi lên nắm quyền lực anh em Castro lại biến thành những tên độc tài tệ hại hơn thời Batista nữa. Trong suốt 50 năm qua người dân Cuba bị nhục mạ, khủng bố, sống trong sợ hãi. Hàng ngàn người bị bắn giết, nhà tù luôn đầy ắp tù nhân chính trị. Người nghèo khổ phải nhào xuống biển để thoát thân. Đây là một thảm họa, còn hơn nữa: Một sự dối trá lớn lao dành cho người dân Cuba. Những ai ngày hôm nay còn tin vào cuộc cách mạng của Fidel thì kẻ đó là đầu óc bất thường hoặc bị mù.
Paola Beckett : Ông từng là một viên chỉ huy, một trong những lảnh tụ cao cấp của cách mạng. Về sau ông tách dần khỏi Guevara và Castro. Tại sao?
Trên tất cả văn bản, những lời tuyên bố, kêu gọi v.v… chúng tôi hứa với nhân dân, xóa bỏ chế độ độc tài Batista để tái lập nên Dân Chủ, qua đó người dân được tham gia bầu cử ứng cử tự do cũng như được hoạt động trong những đảng phái chính trị. Nhưng rồi khi chúng tôi lên nắm chính quyền, Fidel Castro dần dần biến tướng thành một tên độc tài cùng với bè nhóm để cai trị đất nước. Đó là lý do mà tôi rút lui.
Paola Beckett : Đó cũng là điều đưa ông vào nhà tù 20 năm…
… và bị đối xử một cách khủng khiếp và hưởng những hình phạt vô nhân đạo trong những năm này – nhưng đấy cũng là điều mà người dân Cuba cùng phải chịu đựng, quá lâu, đã một nửa thế kỷ rồi.
Paola Beckett : Che Guevara đóng một vai trò nào trong hệ thống trấn áp của mật vụ Cuba?
Đáng tiếc phải nói rằng, Guevara cũng trở thành một dụng cụ khủng bố của anh em Castro. Tôi chắc chắn rằng, khi chúng tôi lên nắm chính quyền vào tháng giêng 1959 và ngay cả trước đó, Fidel đã nói với Che „Che, anh phải giết, anh phải bắn. Người ta phải sợ anh bởi vì cuộc cách mạng này là một cuộc cách mạng cực đoan.“
Paola Beckett : Ông nghe tin ông ta chết khi nào?
Hai ngày sau đó – do vô tình mà thôi. Lúc đó tôi đang bị giam tại La Cabaña và đã nhiều lần xin được điều trị. Hồi đó tôi đang bị bệnh nặng, tôi viết một bức thư thật cứng rắn để khiếu nại ban lảnh đạo nhà tù. Do bức thư khiếu nại, một ngày đó người ta dẫn tôi lên gặp giám đốc trại tù rồi bảo:“ Ông xem nè, tin này chắc là làm cho ông vui lắm“, rồi hắn ta đưa cho tôi tờ báo đăng tin về cái chết của Guevara tại Bolivia. Tôi làm như không chú ý nhưng thật sự đây là điều mà tôi rất chú tâm. Tôi tin rằng đây là một tin thật sự bởi vì không một lý do gì mà người ta phải bỏ công cho in bài báo để đánh lừa tôi. Tin Guevara chết không làm tôi ngạc nhiên. Tôi đã thường nghĩ, Fidel đã đưa tôi lên đến chức lảnh đạo rồi sau đó lại triệt tôi như vậy thì đối với Che cũng vậy thôi. Fidel đẩy cho Che chiến đấu đơn độc bên Bolivia.
Paola Beckett : Tại sao còn rất nhiều người vẫn xem Ernesto Guevara là một biểu tượng về Công bằng, Bình đẳng và Hòa bình?
Paola Beckett : Tại sao còn rất nhiều người vẫn xem Ernesto Guevara là một biểu tượng về Công bằng, Bình đẳng và Hòa bình?
Đây là điều mà Fidel rất thành công. Trước mặt mọi người Fidel đã tâng bốc, thần tượng hóa Che. Có lần tôi hỏi Che Guevara: „Tại sao Fidel lại làm như vậy?“, anh ta trả lời: „Fidel biết tại sao. Ông ta có kế hoạch.“ Mối thèm khát của Che được xem là cái rốn của vũ trụ đã được Fidel thỏa mãn trong một thời gian dài. Che muốn trở thành nhân vật quan trọng, anh ta đã đạt được điều đó nhưng đồng thời anh ta lại là nạn nhân hy sinh cho tập đoàn khủng bố Castro. Với tôi, việc Guevara đi vào lịch sử chẳng qua chỉ là một sự dối gạt lớn lao mà thôi.
Paola Beckett : Đối với nhiều người Che vẫn là mẫu người lý tưởng…
Anh ta đã để lại biết bao nhiêu là tội lỗi và hận thù. Anh ta đã làm nhiều điều khủng khiếp man rợ tại Cuba, bắn giết rất nhiều người cũng như cho hành hình biết bao người vô tội. Trong một lần lên tiếng tại Liên Hiệp Quốc, anh ta tuyên bố: „Chúng tôi đã từng bắn, chúng tôi bắn và chúng tôi sẽ tiếp tục bắn“. Anh ta là cây dao găm giết người của Fidel và Raul [2], nhưng anh ta cũng là một đồng phạm, bởi vì anh ta đã đồng ý chấp nhận cũng như tự tay thực hiện rất nhiều tội ác.
Paola Beckett : Ông bị giam tù 20 năm, cho đến năm 1979. Trong cuốn sách của ông „Như trời trở về đêm“ ông đã trình bày thời gian tàn bạo này. Cái gì là tồi tệ nhất trong thời gian nay?
Đây là những năm trời khủng khiếp dã man. Thời gian này cũng đã trôi qua và khi tôi nghĩ lại về cuộc đời của tôi trước đó, trong lúc đó và sau đó, tôi thấy tôi vẫn là tôi –và đây chính là chiến thắng của tôi. Không ai có thể tưởng tượng được, hai mươi năm trời không thấy gì hơn là những bức vách tường ghê tởm của nhà tù. Hai mươi năm ngồi trong một cái lổ hổng, không nhạc, không tự do, không có không khí để thở. Trong tình trạng như vậy rất dễ dàng dẫn đến mối nguy, tâm thần bị biến loạn. Nhưng chúng nó đã không thành công giết chết được những giá trị lý tưởng của tôi. Tôi vẫn là một người Cuba, sẵn sàng hy sinh tất cả, vì tự do và hạnh phúc của nhân dân.
Hai mươi năm tôi phải sống xa lìa con cái, không thể giúp đỡ được gì cho chúng, không được kề cận cùng chung. Cám ơn Thượng Đế, Mẹ của chúng, vợ của tôi Maria Luisa, là một nữ anh hùng.
Paola Beckett : Ông còn sống cho đến ngày nay có thể nói là một điều kỳ diệu. Qua đó ông nhớ ơn ai ?
Tôi cám ơn Thượng Đế và hai nữa, tôi nghĩ rằng, một người mà chịu giữ đúng quy tắc của họ đề ra, những gì mà chúng ta có thể gọi là đạo đức, thì người đó không bao giờ bị khuất phục.
Phương Tôn
[1] Huber Matos là một trong những người sáng lập nên đảng „Nhân dân Cuba“, là nhà cách mạng cùng với Fidel Castro kéo cờ chiến thắng tại thủ đô Havana vào ngày 1.1.1959 nhưng chẳng bao lâu sau đó ông ta đã nhận ra chân tướng của Che và anh em Castro đang dần dần hiện hình thành những tên độc tài vô sản nên đã trực diện phản đối. Hatos bị Castro tống giam 20 năm. Ngày nay ông ta đang sống tại Miami và là Tổng Thư Ký Tổ chức „Cuba Dân Chủ và Độc Lập“ của người Cuba lưu vong.