Trung Quốc đang hướng dẫn tấn công Chiến đấu cơ Su-30MK2 của CSVN |
Phi công Trần Quang Khải (43 tuổi) l là Phó trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn 923 |
Trực thăng đi tìm trên vùng biển Nghệ An (Ảnh VNExpress) |
VietPress USA (14/6/2016): Tổ chức R.H. tại Hoa Kỳ hôm nay cho VietPress USA biết rằng, chiến đấu cư Su-30MK2 chuyến bay 8585 của Không quân CsVN bị mất tích trên Biển Đông vào sáng Thứ Ba 14/6/2016 không phải do "sự cố kỹ thuật" như Hà Nội công bố; mà do bị hỏa tiển của Trung Quốc bắn từ một tàu ngầm dưới đáy biển tại vùng sát đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Trong khu vực hiện nay Trung Quốc đang có 4 tàu ngầm hoạt động ngày đêm.
Trong suốt ngày Thứ Ba 14/6, Bộ Quốc phòng CsVN đã huy động nhiều phương tiện máy bay Trực thăng, tàu thuyền quần quanh khu vực "Đảo Mắt" từ Cửa Lò Nghệ An đi thẳng ra Biển Đông khỏang cách hơn 48Km tương đương 26 hải lý để tìm kiếm hai phi công mất tích cũng như dò tìm tín hiệu chiếc Hộp đen của chiến đấu cở Su-30MK2 bị mất liên lạc nhưng đến tối 7:30pm vẫn không có kết quả gì.
Một chiếc SuMK2 của Không quân CsVN |
Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa từ cuộc hải chiến với Hải quân VNCH ngày 19/01/1974 và nay đã lập căn cứ quân sự lớn trên đảo Phú Lâm.
Trên đảo Phú Lâm, Trung Quốc đã nâng cấp một đường băng dài 3.000 mét và một cảng nước sâu dài 1.000 mét. Đường băng này có khả năng đón nhận ít nhất tám máy bay thế hệ thứ tư như máy bay chiến đấu SU-30MKK và máy bay ném bom JH-7, trong khi các bến cảng có thể tiếp nhận những tàu có trọng tải từ 5.000 tấn trở lên. Hiện nay cơ sở hạ tầng trên đảo Phú Lâm đã hoàn chỉnh và được tổ chức như một thị xã, nhằm phục vụ mục đích quốc phòng và kinh tế của Trung Quốc trong toàn bộ khu vực biển Đông Việt Nam. Trên đảo còn có đài kiểm báo, kênh đào và nhiều tiện nghi quân sự khác.
Trung Quốc đặt Bộ chỉ huy toàn thể lực lượng quân trú phòng quần đảo Hoàng Sa trên đảo Phú Lâm. Căn cứ quân sự này kiên cố nhất trên Biển Đông. Vào năm 1993, sách Ocean Yearbook 10 ấn hành ở Chicago ghi rằng có tới 4.000 binh sĩ Hải quân và Thủy quân Lục chiến Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa mà phần lớn trú đóng trên đảo Phú Lâm.
Hiện nay theo ước tính của Mỹ do không ảnh thu được thì trên quần đảo Hoàng Sa có trên 10.000 lính Trung Quốc các loại được chia rộng ra từ đảo Phú Lâm đến các đảo nhỏ hơn gồm đảo Linh Côn và các đảo thuộc nhóm Trăng Lưỡi Liềm.
Vùng nghi mất tịch |
Ngày 17/02/2016, Trung Quốc đã đem 8 bệ phóng tên lửa đất đối không HQ-9 đến đảo Phú Lâm, đe dọa an toàn hàng không khu vực. Ngày 30/3/2016, ông Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc công khai thừa nhận, Trung Quốc đã bố trí tên lửa chống hạm YJ-62 ở đảo Phú Lâm.
Ngày Thứ Ba 17/3/2016, khi máy bay thám thính của Hoa Kỳ bay trên không phận quốc tế sát đảo Phú Lâm thì Trung Quốc đã cho 2 máy bay chiến đấu bay kèm sát bên gây cản trở (http://www.foxnews.com/world/2016/05/18/2-chinese-jets-buzz-us-reconnaissance-plane-in-south-china-sea.html ). Ngũ Giác Đài nói rằng Trung Quốc đã hành xử quá đáng và không an toàn. Vụ nầy xảy ra lối 1 tuần sau khi một chiến hạm Hoa Kỳ đã đi vào vùng 12 hải lý của đảo đá Chữ Thập (Fiery Cross)do Trung Quốc bồi đắp và công bố chủ quyền.
Đây là lần thứ ba Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào vùng 12 hải lý sát các đảo mà Trung Quốc công bố chủ quyền nhưng Hoa Kỳ không công nhận vì không có bằng chứng nào về chủ quyền của Trung Quốc.
Trung Quốc hướng dẫn tấn công Su-30MK2 của CsVN |
Tuy nhiên mới đây cuộc gặp gỡ giữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị(Wang Yi) đã đưa đến kết thúc bất ngờ rất căng thẳng. Ông Vương Nghị nói "Những chuyến bay thám thính và những chuyến tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ đi sát vào các đảo của Trung Quốc trên Biển Hoa Nam phải chấm dứt".
Ngoại trưởng John Kerry trả lời "Trung Quốc phải ngưng quân sự hóa các đảo chiếm đoạt trên Biển Đông trước". Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói thêm "Chúng tôi muốn ngăn chặn việc mở rộng và quân sự hóa các đảo bị chiếm đóng".
Ngoại trưởng Vương Nghị nói "Trung Quốc không muốn thấy thêm bất cứ chiếc tàu chiến nào hay máy bay nào của Hoa Kỳ đi gần các đảo của Trung Quốc". "Chúng tôi hy vọng không còn nhìn thấy bất kỳ máy bay do thám quân sự đến gần hoặc các tàu công vụ, các tàu khu trục tên lửa hoặc máy bay ném bom chiến lược xuất hiện trên biển Hoa Nam", Ngoại trưởng Vương Nghị nói thêm bằng lời lẻ đanh thép và hăm dọa.
Ngoại trưởng John Kerry nhắc lại lập trường của Hoa Kỳ là "Trung quốc phải chấm dứt ngay việc mở rộng quân sự hóa tại các đảo xâm chiếm trên Biển Đông" Ông John Kerry nhấn mạnh "Chúng tôi muốn ngăn chặn việc mở rộng và quân sự hóa các đảo bị chiếm đóng trên Biển Đông"!
Sau vụ quyết liệt tranh cải nầy, hôm nay Trung Quốc đã lựa được dịp tốt bắn hạ một chiếc máy bay tiêm kích được coi là mới nhất trong đội máy bay chiến đấu quá cũ nát của CsVN gồm toàn các máy bay Mig 17, Mig-21 của Liên-Xô bán cho Việt Nam trong thời chiến tranh Việt Nam.
Theo R.H. cho biết thì hiếc máy bay Su-30MK2 do Nga sản xuất là loại mới nhất mà CsVN hiện có được; đã cất cánh từphi trường quân sự Sao Vàng ở Thanh Hóa cách Hà Nội 140 Km về phía Nam bay ra Biển Đông trong một phi vụ huấn luyện. Khi phi cơ nầy bay ra Biển Đông cách bờ khoảng hơn 32 Hải lý (khoảng 60Km) ra khỏi phạm vi của "Đảo Mắt" thì bị hỏa tiễn của tàu ngầm Trung Quốc bắn hạ lúc 7:29am giờ Việt Nam (tức 0029GMT).
Trên chiếc Su-30MK2 bị bắn rớt nổ chìm trên Biển Đông có 2 Phi công đã mất tích gồm Thượng tá Trần Quang Khải (43 tuổi) Phó trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn 923 và Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường (39 tuổi) Phó phi đội trưởng Phi đội bay Su-30. Cả hai đều được đánh giá là dày dặn kinh nghiệm.
Hai Phi công đều là hai người có chức vụ cao, có kinh nghiệm và tim Việt Nam nói rằng họ là những phi công dày dặn kinh nghiệm. Đó đó theo nhân vật của R.H. Hoa Kỳ cho rằng chuyến bay Su-30MK2 nầy không phải là bay huấn luyện vì trên máy bay có chở đầy đủ bom, tên lửa, đạn cần thiết cho tác chiến.
Vào hôm 17-5-2016, báo của thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, và nhiều báo điện tử online của Trung Quốc loan tin rằng chính phủ Trung Quốc ra quyết định cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ 12h ngày 16/5 đến 12h ngày 1/8/2016. Vùng biển cấm trải dài từ 12 độ vĩ bắc đến khu vực biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông, bao gồm cả khu vực Vịnh Bắc Bộ đến tận bãi cạn Scarborough của Philippines mà Trung Quốc tự nhận chủ quyền. Như vậy toàn thể Biển Đông của Việt Nam đã bị Trung Quốc cấm đánh bắt cá.
Phát ngôn viên Lê Hải Bình của Bộ Ngoại giao CsVN trong một cuộc họp báo đã nói rằng "Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ quyết định vô giá trị này. Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như các quyền hợp pháp của Việt Nam đối với các vùng biển của mình được xác định phù hợp với quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982".
Thế nhưng tại Hội nghị đối thoại an ninh quốc phòng Shangri-La tại Singapore từ ngày 03/6 đến 06/6/2016, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter cảnh cáo Trung Quốc về bành trướng Biển Đông thì phái đoàn Bộ Quốc phòng CsVN phải họp riêng với Phái đoàn Quốc phòng Trung Quốc để nhận chỉ thị phải họp như thế nào và nói nhựng gì theo lập trường của Trung Quốc.
Sau cuộc hội nghị Shangri-La, thái độ hèn nhát của Tổng bí thư đảng CsVN Nguyễn Phú Trọng và đám gia nô đi đại diện Quốc phòng CsVN đi họp Shangri-La đã làm cho đa số sỉ quan của Bộ Quốc phòng VN không thể chịu được nhục mất nước.
Dọc bờ biển Miền Trung đến tận Miền Nam đã bị Trung Quốc với sự âm mưu của một số lãnh đạo cao cấp cho xả chất thải chứa độc và thả thẳng chất độc xuống Biển giết hết tôm, cá, hải sản Việt Nam.. Và nay ngoài khơi xa bờ Trung Quốc cũng cấm Ngư dân Việt Nam đánh bắt. Vào sáng Thứ Ba, có tin tàu Trung Quốc vây bắt và tấn công tàu cá ngư dân Việt Nam nên chiếc Su-30MK2 được lệnh bay ra xem xét và hù dọa can thiệp. Nh7ng kết quả là đã bị hỏa tiễn địa không của Trung Quốc bắn rớt nổ chìm xuống Biển Đông.
Các căn cứ của TQ trên Biển Đông |
Tổ chức R.H. Hoa Kỳ cho hay rằng, CsVN đã ký mua của Nga 32 chiếc tiêm kích Su-30MK2 theo đã giao một số theo Hợp đồng ban đầu ký từ năm 2003 rồi bị trục trặc nên ký lại vào năm 2008 với hãng sản xuất Sukhoi gồm 8 chiếc; tiếp theo Hợp đồng năm 2010 12 chiếc và còn 4 chiếc hy vọng sẽ giao vào cuối năm 2016 nầy. Hợp đồng cuối cùng giữa Nga ký với Hà Nội vào năm 2013 để mua 12 chiếc Su-30MK2 với tổng trị giá USD600 Triệu.
Su-30MK2 là loại chiến đấu cơ đường xa, thích ứng trong mọi thời tiết và nay được kết hợp với công nghệ kỹ thuật của máy bay Su-35s nên có thể dùng để tấn công trên biển; có thể so sánh với loại máy bay F-15E của Hoa Kỳ.
Su-35s đang thịnh hành trong Không quân Nga. Năm 2015, Trung Quốc đã ký mua 24 chiếc Su-35s với tổng giá USD2 Tỷ. Indonesia cũng xác nhận đặt hàng mua 10 chiếc Su-35s. Ngoài ra còn có Pakistan cũng đang mua máy bay Su-35s của Nga.
Tổ chức R.H. đưa ra Video kèm theo đây cho thấy Trung Quốc đã lên kế hoạch huấn luyện bắn hạ các máy bay Su-30MK2 của Không quân CsVN kể từ năm 2014 sau khi Hà Nội nhận được những chiếc Su-3oMK2 đầu tiên do Nga giao.
Video Trung Quốc Hướng Dẫn Chống Lại CsVN có Máy Bay tiêm kích Su-30MK2:
Video Trung Quốc Hướng Dẫn Chống Lại CsVN có Máy Bay tiêm kích Su-30MK2:
https://www.youtube.com/watch?v=dh7n1QD7EF4
Khi TT Barack Obama đến Hà Nội công bố bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với CsVN thì Hà Nội đã có các vận động mua 15 chiến đấu cơ siêu thanh tàng hình F-22 Raptor, 5 Máy bay săn tàu ngầm P-3C Orion và 10 Dàn Radar nhưng Hoa Kỳ đang đòi buộc CsVN phải thực thi nhân quyền tại Việt Nam trước mới có thể mua vũ khí sát thương công nghệ cao được (http://www.vietpressusa.com/2016/05/csvn-at-mua-15-may-bay-tang-hinh-f-22.html).
Khi TT Barack Obama đến Hà Nội công bố bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với CsVN thì Hà Nội đã có các vận động mua 15 chiến đấu cơ siêu thanh tàng hình F-22 Raptor, 5 Máy bay săn tàu ngầm P-3C Orion và 10 Dàn Radar nhưng Hoa Kỳ đang đòi buộc CsVN phải thực thi nhân quyền tại Việt Nam trước mới có thể mua vũ khí sát thương công nghệ cao được (http://www.vietpressusa.com/2016/05/csvn-at-mua-15-may-bay-tang-hinh-f-22.html).
Hạnh Dương tổng hợp.
www.Vietpressusa.com