Trịnh Công Sơn là một nhạc sỹ tả phái, chính thức xác nhận mình thuộc vào nhó người "đi giải phóng", và đã công khai "kết án" những người đã ra đi khỏi VN vào ngày 30 tháng 4 1975, là những kẻ "phản quốc", và kêu gọi những "văn nghệ sỹ miền Nam" ở lại, vì chẳng có lý do nào ra đi cả...
Đến nay, sau 41 năm, những bằng chứng lịch sử đã cho thấy, nhiều văn nghệ sỹ VN (ngay cả TCS) đã bị chính quyền CSVN ngược đãi, thậm chí nhiều người đã chết.
0o0
Tuy vậy, rất đông người VN tại miền Nam ra tới ngoài Bắc, và đương nhiên tại Huế (quê hương của người nhạc sỹ gốc Minh Hương này) vẫn yêu thích, thần tượng người nhạc sỹ này, vì yêu nhạc, yêu lời, và có thể yêu cả đường lối chính trị của "họ Trịnh".
0o0
Nói đụng tới Hồ Chí Minh là một đề tài nhậy cảm ngoài Bắc, nhưng sau này, có lẽ khi thân phận Hồ Quang đã rõ rệt, thì số người ủng hộ Hồ Quang sẽ phải giảm đi rất nhiều.
Nhưng về Trịnh Công Sơn thì có vẻ khác chăng?
Chứ như bây giờ thì xin mời đọc các "ý kiến" ở link youtube sau sẽ thấy sức mạnh của sự "nóng bỏng" về tình yêu và sự thù ghét Trịnh Công Sơn.
0o0
Bài này xin nhắc lại và mong rằng những ai đã rời VN đừng quên lời tuyên bố của TCS. (Chẳng hạn như hai ông Ngô Nhân Dụng và Bùi Bảo Trúc đều rời VN trước khi TCS tuyên bố, có nghĩa là "hình như" có liên quan cả đến hai ông?).
Dĩ nhiên, nhiều người chọn thái độ "lờ", "thông cảm", "khoan hồng", "đánh kẻ chạy đi chớ ai đụng kẻ ở lại"... Đó là chuyện của họ.
0o0
Điều thứ hai trong bài này là xin đặt câu hỏi, có thật sự câu "Một ngàn năm nô lệ giặc Tầu, một trăm năm nô lệ giặc Tây" là đúng hay không?
Một dân tộc bị một sức mạnh khác chiếm đóng, nhưng vẫn không chịu khuất phục có thể gọi là "nô lệ" hay không?
Nếu định nghĩa nô lệ là sự mất quyền tự do một cách "hợp pháp" thì dân Pháp trong thời kỳ 1941-1944 có được coi là nô lệ hay không?
Người dân Huế trong giai đoạn "tự trị dưới quyền triều đình Huế" có là nô lệ hay không?
Và như vậy định nghĩa thế nào mới là "tự do"? ...
Nhiều người dân VN trong vụ Vũng Áng không dám nói, không dám hành động như điều họ nghĩ, họ muốn, như vậy có thật là những người "tự do" hay không?
...
0o0
Thuở còn thiếu niên quả thật tôi đã từng yêu thích nhạc TCS, nhưng khi "gào" lên câu:
"Một ngàn năm nô lệ giặc Tầu, một trăm năm nô lệ giặc Tây..."
Tôi thấy hình như câu này chỉ phản ảnh (phản ánh) sự thực của một phần dân tộc VN (ngôn ngữ VC gọi là một bộ phận nhân dân VN?), nhưng lịch sử cho thấy có những người khác luôn tự do và tranh đấu cho tự do, giặc Tầu và giặc Tây đã chưa bao giờ khuất phục họ nổi.
0o0
Một đất nước mất chủ quyền toàn vẹn coi như con đường đưa đến nô lệ đã rộng mở hết cỡ, nhưng ngay khi người dân bị mất tự do và bị chính cái chính quyền nội địa do chính "đồng bào" của họ cai trị thì có khác một kẻ nô lệ bao nhiêu phần trăm?
Sửa lại lời trên thành "Một ngàn năm đánh đuổi giặc Tầu, một trăm năm kháng cự giặc Tây..." có thể bị coi là "quá khích", "phản động", "cút ra khỏi VN", "đi ra ngoài hành tinh khác..." nhưng không thể bị coi là "ảo vọng", vì đó đã là sự thực, cho đến lúc này.
0o0
Trái đất quay chung quanh mặt trời, đó là một sự thật "vật lý".
"Một ngàn năm đánh đuổi giặc Tầu, một trăm năm kháng cự giặc Tây..." dù không liên tục, có nhiều đoạn đứt khúc, nhưng bền bỉ và đã không chấp nhận thân phận nô lệ. Đó là điểm khác biệt với những dân tộc đã bị mất dạng, hay may mắn được "giải phóng".
"Một ngàn năm đánh đuổi giặc Tầu, một trăm năm kháng cự gặc Tây..." theo tôi là một sự thật lịch sử.
Và những lời tuyên bố của nhạc sỹ TCS vào ngày 30 tháng 4 đã khẳng định quan niệm chính trị của ông ta, và lời kết án của TCS đã khẳng định rằng sự "nối vòng tay lớn" của nhạc sỹ này đã gạt bỏ những người ra đi trước 30 tháng 4 năm 1975 ra một bên. Và sau cùng, TCS đã đưa những lời khuyên một cách nguy hiểm.
0o0
Chuyện đánh giá về sự yêu thích nhạc TCS, và sự tồn tại của nhạc TCS với thời gian lại là một chuyện khác.
Ở những thể chế tự do, người ta không "kiểm duyệt" tác phẩm vì lý do chính trị, nhưng một điều có thể thống kê được, là ít nhạc phẩm nào tồn tại được sau 50 rồi 100 năm, nhạc phẩm nào còn sót sẽ tự sáng với hào quang của mình.
Khi chết, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn được cả rừng người khóc thương, trong khi nhạc sỹ Trúc Phương ra đi hầu như mất trong lãng quên. Nhưng nếu lên youtube hiện nay, số người yêu tác phẩm của nhạc sỹ Trúc Phương rất nhiều, số lần coi rất cao, tuy hình như vẫn thấp hơn so với Trịnh Công Sơn.
Và đặc biệt là có ít hoặc không có những phẫn nộ có tính chính trị, mặc dầu, ai cũng biết là nhạc sỹ Trúc Phương xác nhận chỗ đứng của mình là VNCH, trong vai trò người lính, rất rõ rệt. Có điều là Trúc Phương ít hay không lên án ai, và không đòi giải phóng ai cả.
Người ta nghe và yêu nhạc Trúc Phương trong tinh thần "không chính trị" à? Nếu có, thì tính nghệ thuật của tác phẩm và tác giả quả thật đã lấn át tính thời sự.
Riêng cá nhân tôi, khi nghe nhạc và lời Trúc Phương tôi thấy thật sự đang nằm trong vòng tay lớn của những người "nhiều ngàn năm chống trả bạo quyền"
Đinh Thế Dũng
0o0
0o0