Rồi mai đây sẽ không còn ai nhớ nên tên tuổi của mỗi người. Nhưng chúng ta sẽ là những giọt mực, nét bút góp phần viết lên trang sử mới của dân tộc. Sẽ không còn ai nhắc đến người thiếu nữ đứng bên chân cầu lẻ loi cất tiếng nói bảo vệ môi trường. Hình ảnh hai mẹ con dân oan lạc loài giữa phố thị đòi truy tố Formosa và đồng bọn sẽ khuất mờ theo bóng thời gian...
Nhưng những thế hệ mai sau sẽ nhớ rằng vào một thời đen tối ấy, giữa dòng đời vô cảm và mây đen, mưa đỏ đang bao phủ khắp phố phường, đã có những người đứng thẳng giữa cô đơn. Đứng thẳng để Việt Nam không thể mang kiếp còng lưng nô lệ. Đứng thẳng để tất cả được sống làm người...
****
Sẽ không có đại dương nếu không có những giọt nước thầm lặng và hạt muối nhỏ bé hòa tan sự hiện hữu rất riêng của mình để làm nên biển cả.
Sẽ không có bến bờ mênh mông, sa mạc ngút ngàn nếu không có hạt cát phơi mình dưới khắc nghiệt mặt trời.
Sẽ không có những cánh đồng chín lúa vàng, không có những bờ cỏ xanh tươi nếu không có những cơn mưa rào trút đỗ.
Sẽ không có mưa phùn tưới mát cuộc đời nếu không có những hạt nước bốc hơi, tan biến vào hư không để làm nên những đám mây che kín bầu trời.
Tất cả như con đường dài hơn 4000 năm, bắt đầu bằng những đôi chân nhỏ bé của Việt tộc. Sẽ không có một mảnh đất hình cong chữ S mang tên gọi Việt Nam nếu không có những giọt mồ hôi, nước mắt, máu đào, thân xác vô danh đã ngả xuống để bảo vệ, gìn giữ nó. Tất cả đã đổ xuống để dựng nên một con đường dài hơn 4000 năm: con đường dựng nước và giữ nước của người Việt Nam.
Trên những lối mòn khắp đất nước, những bước chân của cha ông chúng ta đã miệt mài đi. Đi trong mồ hôi biển mặn. Đi trong xích xiềng loang xoang. Đi trong tiếng ầu ơ thương mến của Mẹ xen lẫn bài hùng ca ngạo nghễ của Cha. Đi trong Tổ Quốc Danh Dự Trách Nhiệm của Anh. Đi trong hy sinh ngậm ngùi đời con gái của Chị, của Em. Đi, để đẩy lùi cỏ dại. Đi, để chiến thắng hoang tàn. Đi, mải miết đi bằng sinh mạng của mình để luôn còn đó một con đường: Con đường Việt Nam.
Ngày hôm nay, trên con đường nghìn năm ấy, hoang tàn cỏ dại mang tên cộng sản lan tràn trên khắp quê hương. Hơn bao giờ hết, lịch sử đang réo gọi những bước chân của chúng ta. Đứng dậy và đi. Đi và tiến tới để cắm bảng, đặt tên cho con đường đang bị tàn phá này: Đường Phục Hưng.
Rồi mai đây sẽ không còn ai nhớ đến tên tuổi từng người của chúng ta. Nhưng chúng ta sẽ là những giọt mực, nét bút góp phần viết lên trang sử mới của dân tộc. Sẽ không còn ai nhắc đến người thiếu nữ đứng bên chân cầu lẻ loi cất tiếng nói bảo vệ môi trường. Hình ảnh hai mẹ con dân oan lạc loài giữa phố thị đòi truy tố Formosa và đồng bọn sẽ khuất mờ theo bóng thời gian...
Nhưng những thế hệ mai sau sẽ nhớ rằng vào một thời đen tối ấy, giữa dòng đời vô cảm và mây đen, mưa đỏ đang bao phủ khắp phố phường, đã có những người đứng thẳng giữa cô đơn. Đứng thẳng để Việt Nam không thể mang kiếp còng lưng nô lệ. Đứng thẳng để tất cả được sống làm người.
Những con người ấy, hôm nay và ngàn đời mai sau, có cùng một tên gọi: Việt Nam.
Gặp nhau trên những con đườngNhững buớc chân trầnkhởi đi từ ngày phá núi khai sông,Bắc chận, Nam tiến.Đem theo ánh mắt chia ly,hò giọng ầu ơ của mẹvào hành trang con đường bốn nghìn năm lẻ
Những bước trầngặp lại nhau trên đường tự doloang xoang xiềng xích.Cả nước gieo neo đứng ngủ chờ đèn đỏ ở mọi ngã tư,chỉ còn thức con mắt thái thú xoáy sâu vào gáytừng người cột vào nhau chung một sợi thừngdài hai ngàn năm trăm cây số,không được vừa ngủ vừa đi lạc.Trên đường tự dobầy chuột cống dẫn đoàn người loanh quanh đi
Gặp lại nhau trên đường nhân quyền.Trong im lặng mồ mảnhững thằng gù lui cui tìm kiếmmảnh giấy chứng minh công dânbị móc túi vào mùa thu tháng támvẫn tưởng rơi rớt đâu đó trong đêm nhậu sayliên hoan “cách mạng”.Gặp nhau trên đường làm ngườisao không thấy phố, không thấyngười, cũng chẳng mưa sa trên màu cờ đỏchỉ có sở thú và những con khỉ buồn rầu.
Gặp lại nhau trên đường công lýnhững mắt phải đã chếtmắt trái mở trừng trừng.Có đứa rủ nhau đi tìm công viên sự thậtchỉ thấy đường một chiều dẫn đến nhà băng.Trên đường công lývài đứa cùng nhau tự móc mắt mình.
Gặp lại nhau trên đường hòa bình,tám mươi bảy triệu tù nhân chiến tranhđồng ca bài “chiến thắng.”Những viên đạn sót lại từ cuộc chiến thầnthánh dành cho những kẻ đua đòi yêu nước,cái thứ đã trở thành độc quyền của “ngài quản giáo”.Con đường hòa bìnhkhông còn hố bom,chỉ những bãi mìn rình rập.
Gặp lại nhau trên đường “phản động”đứa ngồi đan sọt, đứa phất cờ lau.Đoàn quân áo trắng không gươm giáovạch ngực xâm hình trái tim xanh.Trang sử nghìn năm không làm nên tích sự.Xé nát, cùng nhau viết lại một trang này.Tất cả cùng làm “tên lính thú”đời tàn, không đợi một minh quân.Con đường “phản động”,qua khỏi con dốc này sẽ cùng nhau gặpTương Lai.
Vũ Đông Hà