Tuesday, 2 August 2016

Thế nào gọi là thức tỉnh chính trị?

Khi người dân sống trong CSVN bàn về dân trí và thức tỉnh, họ ngạc nhiên khi thấy  nhiều giới "ưu tú" tiền phong như "bác Hồ", "bác Giáp", "bác Đồng", "bác Duẩn"...đương thời là trên hai chục ngàn tiến sỹ, hàng trăm tướng lãnh cao cấp..., đều dưới một đảng "siêu việt" anh hùng đã "rõ ràng" thành công trong việc đánh "Mỹ", đập "Ngụy". Như vậy đã là thức tỉnh từ lâu rồi. Đâu chờ một nhúm "phản động" "lưu vong" lên tiếng đánh thức. Không vì mưu mô "lật đổ chính quyền" thì là "lo bò trắng răng", "ngu còn làm bộ nguy hiểm".

Cho đến khi người dân biểu tình về vụ bauxite, giàn khoan Hải Dương, Vũng Áng, môi trường nhiễm độc..., đa số dường như vẫn chỉ thấy đây là những vụ "biểu tình giải trí", một số rất nhỏ chờ cuối tuần mới tụ tập tại nhà Hát Lớn hay Bờ Hồ la hét...

Người dân vì thế vẫn tiếp tục lăn xả vào đời sống kiếm ăn hằng ngày. Thức tỉnh là gì chưa biết, một ngày không làm là đói ngay, là mất việc, là bị cô lập... (Ai ở không mà lo chuyện trời ơi đất hỡi!)

Đám trí thức cựu quan lại hồi hưu thì lôi giấy bút ra làm kiến nghị, thư ngỏ. Dân càng yên lòng "Vẫn thấy các kụ đi ăn phở, uống trà đây, lo gì"

Có cô nào đó "tự nhận là con tướng" nhưng không cho tên tướng, dân nào mà tin. "Vẫn thấy các kụ đi nhận huy chương, lãnh tiền hưu đây, lo gì"

Thử nhìn vào cộng đồng người Việt tự do ở hải ngoại để tìm hiểu có phải vì sinh kế hay không? Có lẽ chỉ một phần nhỏ, vì tại hải ngoại, người VN vẫn phải đi làm cật lực đổ mồ hôi trán láng cháng mồ hôi lưng, nhưng vì người ta muốn, người ta đã có chút ít thì giờ để ý đến thời sự và những điều liên quan đến cuộc sống của họ hơn. Và những tin tức về VN cũng đã lôi kéo sự chú ý của họ. Nhiều chuyên gia nhiều ngành khác nhau cũng đã được nhiều đài phát thanh tại những nước có nhiều người dân gốc Việt cư trú theo dõi.

Những chương trình như Đọc Báo Vẹm, Giờ Giải Ảo, Thời Sự Quốc Tế RFI, Phóng sự về VN đài RFA, nhiều đài tại Mỹ... đã giúp cho việc thức tỉnh chính trị của người dân.

Ở hải ngoại ít ai còn tin nổi huyền thoại Nguyễn Tất Thành tìm đường cứu nước, sự ưu việt của đảng CSVN, tính "cần, kiệm, liêm, khiết" của cách mạng vô sản, thủy triều đỏ, tảo nở hoa, hiện tượng El Nino là nguyên nhân cá chết hằng loạt tại VN...

Ít nhưng vẫn còn. Ngay cả ở những diễn đàn mang tiếng có học. Mới cách đây vài tuần, trước khi Đài Loan lên tiếng, vẫn còn một số những thành viên vẫn "muốn tin" vào những điều thật là mê muội. Có một số kẻ có học vị đàng hoàng.

Họ tin thật hay họ giả vờ thì kết quả cũng giống nhau.

Ngay cả ở những diễn đàn mang tiếng là có học, họ vẫn mang tiếng "thân hữu" để tung hỏa mù, làm mờ mắt bạn "thân mến", ru ngủ bạn "kính yêu" như thường. 

Ở những nước tự do dân chủ, không ai cấm ai được. Tùy theo diễn đàn đó muốn gì? Nếu chỉ lo chuyện ma chay, đình đám, tương tế... thì chính trị chỉ cần thức tỉnh chút chút để khỏi bị lợi dụng là đủ.

(Tuy nhiên, khi đã có những thành viên theo hay phò CSVN, thì có muốn yên thì cũng chưa chắc đã được yên với nghị quyết 36).

Cái gì làm người ta "thức tỉnh" và hành động mau nhất? Câu trả lời là sự nguy hiểm. Đói đầu gối phải bò. Nóng phải nhả. Nước đến trôn phải nhẩy?

Nhưng như vậy đâu cần "thức tỉnh chính trị"?

Thực tế khoa học, đó là tình trạng hiện nay của đa số người dân VN. Họ vẫn ngủ qua khỏi giai đoạn "thức tỉnh chính trị", và đến thời kỳ "báo động nguy cơ". Thế mà rất nhiều người vẫn "đoàn kết chờ sung rụng", tự ru ngủ bằng "vú hoa hậu", "chân cầu thủ", "tim chân chính", "cái tự do CSVN"

Theo thiển ý, sự diệt vong từng phần đang đến. Những lo ngại về nhân tai, thiên tai đã thành sự thực. Những cố gắng trong quá khứ để "thức tỉnh chính trị" chỉ mang lại kết quả quá ít. 

Tầu Cộng sủa càng to, có nghĩa chưa dám cắn. Nhưng VN đang bị nguy cấp từ nhiều mặt, nặng nhất là nguyên nhân nội bộ, thứ nhì là đói, và sau đó là môi trường. Có thoát chăng nữa thì kinh tế, xã hội... cũng là nơi sinh tội...

Đối với nhiều người, thực tế sẽ đánh thức họ hơn là lời nói. 

Âu cũng là nghiệp chướng!

Đinh Thế Dũng

Việt Nam tránh lệ thuộc Trung Quốc

Kính Hòa, phóng viên RFA
000_DV2182210.jpg
Đại diện Thương mại Mỹ Mike Froman (giữa), Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (phải) trong một cuộc họp với đại diện các nước tham gia TPP tại Manila ngày 18 tháng 11 năm 2015.
 AFP photo

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên nỗ lực tham gia Hiệp ước đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP) bao gồm 12 quốc gia xung quanh Thái Bình Dương nhưng không bao gồm Trung Quốc.
Tuy vậy quốc gia đề xướng và quan trọng nhất của TPP là Hoa Kỳ chưa chuẩn thuận hiệp ước, và việc này khó có thể thực hiện trong tương lai gần khi cả hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ đều đưa vào cương lĩnh của mình không chấp nhận TPP.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một nhà nghiên cứu độc lập từ Hà nội cho Kính Hòa cuộc trao đổi sau đây về vấn đề này cũng như một số sự kiện gần đây có liên quan đến quan hệ thuwong mại Việt Nam - Trung Quốc.
Việc Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ chưa sẵn sàng chuẩn thuận hiệp định TPP là một điều đáng lo ngại, đáng tiếc, vì TPP không chỉ có nghĩa thuần túy thương mại và kinh tế, mà còn có ý nghĩa chiến lược, địa chính trị rất là quan trọng, tập hợp 12 nước có nền kinh tế khác nhau hợp tác nhau, bổ sung cho nhau, cùng nhau phát triển phồn vinh. Hơn thế nữa, hiệp định đó tạo ra khuôn khổ pháp lý cho thương mại ở thế kỷ 21. Cho nên tôi nghĩ rằng là sớm hay muộn thì Hoa Kỳ cũng sẽ vì lợi ích chiến lược, vì lợi ích kinh tế mà sẽ thông qua hiệp định này. Dĩ nhiên là càng sớm càng tốt.
Kính HòaCó lúc người ta nói rằng Việt Nam chưa chuẩn bị sẵn sàng cho TPP vậy việc trì hoãn nó có thể có lợi không?
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Theo tôi hiểu thì TPP có qui định nếu như sáu nước thông qua, và tổng sản lượng của sáu nước đó chiếm 65% tổng sản lượng của 12 nước. Tức là cần phải có Hoa Kỳ, còn nếu Hoa Kỳ chưa thông qua thì Nhật Bản và các nước khác thông qua thì hiệp định đó có thể được thực hiện. Cho nên tôi nghĩ rằng hiệp ước đó sẽ được thông qua và Việt Nam sẽ tích cực chuẩn bị trình ra Quốc hội trong một kỳ họp sắp tới đây, để xem xét và thông qua hiệp định này.
Kính Hòa: TPP như Tiến sĩ vừa nói thì nó mang tính chiến lược địa chính trị. Dù không nói ra nhưng người ta nghĩ rằng nó chống sự đi lên của Trung Quốc, áp đặt những luật lệ trước khi Trung Quốc áp đặt luật lệ của họ. Thưa Tiến sĩ thái độ của Việt Nam hiện nay như thế nào đối với kế hoạch một vành đai, một con đường của họ?
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Việc Việt Nam tham gia TPP cũng như hiệp định thương mại tự do với liên minh châu Âu, với liên minh kinh tế Á Âu bao gồm Nga, Belarus, Kyrgystan, … Đó là những quyết định có tính chiến lược của Việt Nam, nhằm đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế, tránh việc Việt Nam lệ thuộc vào một nền kinh tế, mà cụ thể là tránh cho Việt Nam lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Việt Nam sẽ nỗ lực gia nhập TPP là một mắc xích quan trọng trong toàn bộ chiến lược đó, và Việt Nam sẽ tiếp tục có những nổ lực để tiếp tục hoạt động đa dạng hóa, đa phương hóa này, để bảo đảm hội nhập quốc tế và độc lập tự chủ, tránh cho Việt Nam phụ thuộc vào một nền kinh tế mà họ có thể gắn sự phụ thuộc đó để gây sức ép về chính trị mà Việt Nam chắc chắn sẽ không chấp nhận.
Việc Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ chưa sẵn sàng chuẩn thuận hiệp định TPP là một điều đáng lo ngại, đáng tiếc, vì TPP không chỉ có nghĩa thuần túy thương mại và kinh tế, mà còn có ý nghĩa chiến lược, địa chính trị rất là quan trọng...
- Tiến sĩ Lê Đăng Doanh

Kính HòaCó một định chế tài chính khác của Trung Quốc là ngân hàng phát triển cơ sở hạ tầng Á châu. Thưa Tiến sĩ, có thông tin gì mới về hoạt động của ngân hàng này hay không, và sự dính líu của Việt Nam vào hoạt động của tổ chức này hiện nay ở mức độ nào?
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Việt Nam là một trong những nước sáng lập và là một cổ đông nhỏ của ngân hàng này. Việt Nam tham gia ngân hàng này với hy vọng là ngân hàng này sẽ góp phần thực hiện một chính sách cạnh tranh, một sự hợp tác giữa ngân hàng này với ngân hàng phát triển châu Á, cũng như các định chế quốc tế khác. Cho đến nay tôi chưa được biết Việt Nam có dự án chiến lược nào chưa, từ phía ngân hàng này. Tôi chỉ biết là ngân hàng đã bắt đầu hoạt động và không biết là Việt Nam có vay dự án nào chưa.
Kính HòaLiên quan đến tài chính và TrungQuốc, thì dư luận Việt Nam có rộ lên về một dự án đường cao tốc, được Trung Quốc cung cấp tài chính, nhưng với chỉ định thầu từ Trung Quốc. Thì dự án này gặp sự phản đối của nhiều người ở Việt Nam. Tiến sĩ có nhân định riêng gì về việc này không?
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Trung Quốc hiện đang sử dụng vốn ngoại tệ của mình để thông qua một cái quĩ gọi là quĩ hỗ trợ xuất khẩu của Trung Quốc, cụ thể là qua ngân hàng Eximbank của Trung Quốc, cho Việt Nam vay những khoản tiền để phát triển kết cấu hạ tầng. Việt Nam đã thực hiện các khoản vay như vậy cho các dự án trước đây.
Trung Quốc cho vay với điều kiện Việt Nam chấp nhận nhập khẩu thép và xi măng của Trung Quốc, chấp nhận thiết kế của Trung Quốc, nhà thầu của Trung Quốc, công nhân Trung Quốc vào làm, giám sát công trình của Trung Quốc. Kinh nghiệm của Việt nam cho thấy một dự án như vậy có rất nhiều rủi ro. Vì Việt Nam không chỉ phải nhập thép và xi măng, những sản phẩm mà Việt Nam sản xuất được, còn Trung Quốc thì sản xuất thừa cho nên muốn dùng nhũng dự án như vậy để tiêu thụ những sản phẩm thừa của mình.
Ngoài ra chất lượng công trình luôn làm đội vốn lên. Cho nên rất nhiều người trong đó có tôi đã bày tỏ sự lo ngại trong việc vay dự án này.
Kính HòaXin cám ơn Tiến sĩ.