Sunday, 9 April 2017

Tại sao Nga và Iran nên bỏ rơi Bashar al-Assad - The Economist

“…Họ càng nắm giữ quyền lực lâu dài, họ càng chia sẻ tội lỗi của mình trong tội ác chiến tranh…”

embe_syria_bi_chatdoc

Nỗi kinh hoàng ở Syria không bao giờ kết thúc. Cuộc nội chiến giờ đang bước sang năm thứ bảy, đã tiêu diệt khoảng nửa triệu mạng sống, đẩy 5 triệu người tị nạn ra khỏi đất nước và di dời hàng triệu người trong đó. Tuy nhiên, cuộc tấn công hóa học đã giết chết ít nhất 85 người ở thị trấn nổi loạn của Khan Sheikhoun đã làm nổi bật một hành động tồi tệ. Trong một cuộc xung đột sa lầy trong đó xuất hiện một vài thiên thần, nổi bật lên thủ phạm tồi tệ nhất: chế độ của Bashar al-Assad, được Nga và Iran hỗ trợ.

Đoạn phim quay cảnh trẻ em nghẹt thở cho thấy việc sử dụng một tác nhân thần kinh, có thể là hơi độc sarin. Việc sản xuất, tàng trữ và sử dụng loại vũ khí này thường đòi hỏi những phương tiện của một quốc gia. Không ai tin lực lượng dân quân tại Syria - ngay cả những người theo chủ nghĩa Hồi giáo của Nhà nước Hồi giáo (IS), những người đã sử dụng chlorine và hóa khí mù tạt – có đủ khả năng để dùng các chất độc thần kinh trên chiến trường. Các tờ báo của Israel trích dẫn tin tình báo rằng việc đánh bom hóa học đã được lệnh ở "mức cao nhất"của Syria. Việc Nga tuyên bố rằng hơi ngạt đã tỏa ra khi một kho vũ trang của phe nổi dậy bị đánh bom chắc chắn là một lời nói dối. Là người đỡ đầu chính cho ông Assad, Tổng thống Nga, ông Vladimir Putin, đáng được chỉ mặt dích danh lên án.

Một vết thương không lành

Thường xuyên bị thách thức, việc cấm vũ khí hóa học là một trong những thỏa thuận toàn cầu lâu đời nhất để làm cho chiến tranh bớt xấu. Ngay cả Nga, tuy gần đây khinh thường các quy tắc quốc tế, vẫn muốn lên án việc dùng các loại vũ khí này. Hãy tưởng tượng những vụ đánh bom khủng bố trên tàu điện ngầm St Petersburg vào ngày 3 tháng 4 nếu nó có dính hơi độc. Vũ khí hoá học, về bản chất, nó không phân biệt một ai. Chúng là những giá trị đáng ngờ trong chiến tranh; các đội quân có tổ chức có thể tự bảo vệ mình không nhiễm hơi độc. Nhưng chúng là những công cụ khủng bố giết hại dân thường, những người không có nơi nào để ẩn náu.

Điều cấm kị về hơi độc không cho phép chúng ta quên đi các tội ác khác của ông Assad - mà một ngày nào đó ông sẽ phải đối mặt với công lý. Và đây không phải là lần đầu tiên ông bị buộc tội thả khí độc hại dân mình. Tuy nhiên, cuộc tấn công vào Khan Sheikhoun vượt qua giới hạn mà chính ông Assad đã hứa sẽ tôn trọng. Khi ông giết chết 1.400 người bàng khí độc sarin vào năm 2013 tại al-Ghouta, nằm ở ngoại ô Damascus, chế độ của ông đã vi phạm "lằn ranh đỏ" do Barack Obama đặt ra. Ông Obama đã thất bại trong việc ra lệnh đánh bom trừng phạt, và thay vào đó chấp nhận một thỏa thuận của Nga, theo đó Syria sẽ thông qua hiệp ước vũ khí hóa học và giao kho thuốc độc cho quốc tế.

Vào thời điểm đó, xem như đây là một đánh gia sai lầm nghiêm trọng - nghiêm trọng đến dường nào nay mọi người đã rõ. Việc sử dụng hơi độc sarin ở Khan Sheikhoun cho thấy Syria đã giấu một số chất độc hủy hoại thần kinh, hoặc sản xuất thêm cái mới, vi phạm cam kết của họ. Khi sử  dụng trở lại vũ khí hơi độc thần kinh, ông Assad đã coi thường tiêu chuẩn mà cả thế giới chấp nhận.

Với việc khai triển sức mạnh không quân cho Syria vào năm 2015, Nga đã cứu ông Assad, giúp ông khôi phục lại lãnh thổ bị mất và đã chiến thắng Mỹ về mặt chiến thuật. Giờ đây phương Tây không thể đánh bom ông Assad mà không gặp rắc rối với Nga. Donald Trump có lý, nhưng có phần đểu, khi đổ lỗi tình cảnh hỗn độn ngày nay là do sự yếu kém của ông Obama. Chính ông Trump đã phản đối hành động quân sự vào năm 2013. Vào thời gian ông còn là một ứng cử viên tổng thống, ông nói rằng Mỹ nên hợp tác với Nga để đánh bom nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS). Nay ở địa vị một tổng thống, ông nói rằng ông đã thay đổi suy nghĩ về Syria; ông nên kết hợp với đại sứ của mình ở Liên hợp quốc để tố cáo Nga. Hiện nay, ông Putin không phải là đồng minh chống lại jihadism, nhưng là một kẻ xúc tác tạo dựng nó.

Có lẽ ông Assad đang hành động để chứng minh rằng ông không bị trừng phạt. Hoặc có lẽ ông ta e ngại một thỏa thuận ngoại giao áp đặt. Dù thế nào đi nữa Nga bị vĩnh viễn lây nhiễm tội ác chiến tranh của Assad. Iran cũng vậy, mặc dù nhiều người Iran vẫn sống với những ảnh hưởng của khí độc do Iraq sử dụng trong chiến tranh 1980-88. Bao lâu Nga và Iran còn muốn lưu giữ quyền lực của Assad, họ sẽ phải chia sẻ tội lỗi của ông bấy lâu. Đã đến lúc họ nên bỏ rơi đồng minh độc hại của họ đi.

The Economist
Trọng Khiêm 
dịch