TRƯỞNG HẠNH NHƠN-BẮC ĐẨU HUÂN CHƯƠNGTIN BUỒN: Trưởng Nguyễn Thị Hạnh Nhơn đã lìa rừng vào lúc 9:50 tối giờ California Ngày 17/04/2017.Thành Kính Phân Ưu Cùng Gia Đình Trưởng Nguyễn Thị Hạnh Nhơn (1927-2017). Kính Cầu Nguyện Hương Linh Trưởng Nguyễn Thị Hạnh Nhơn Sớm Về Cỏi Vĩnh Hằng.~*~Trưởng Nguyễn Thị Hạnh Nhơn sanh năm 1927 tại Huế. Tên Rừng là Hạc Bác Ái. Trưởng gia nhập đoàn Nữ Hướng Đạo trường Đồng Khánh Huế (Eclaireuse) do Nữ Trưởng Chenevier thành lập năm 1941. Bạn cùng Đội là cố Trưởng Hồ Thị Vẻ (tên Rừng: Ong Vẻ Dễ Thương).Trưởng Hạnh Nhơn làm Đội Trưởng, Trưởng Phan Thị Sang làm Đội Phó Đội Cây Cau, với châm ngôn : Cây Cau Đứng Thẳng.Năm 1950, Hai Trưởng Hạnh Nhơn và Hồ Thị Vẻ gia nhập Việt Binh Đoàn ở Đệ Nhị Quân Khu.Năm 1957 Trưởng Hạnh Nhơn thuyên chuyển về Quân Y Viện Nguyễn Tri Phương - Huế.Chính tại nơi nầy Tr.Hạnh Nhơn chứng kiến sự hy sinh, mất mát của anh em Thương binh mà sau nầy Trưởng dấn thân phục vụ Hội Cứu Trợ Thương Phế Binh và Cô Nhi Quả Phụ VNCH.Năm 1967 Tr. được thuyên chuyển về Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH.Năm 1969 được vinh thăng Thiếu Tá thuyên chuyển sang quân chủng Không Quân Quân Lực VNCH.Suốt 25 năm phục vụ trong Quân Đội, Tr. Hạnh Nhơn được ân thưởng Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương.Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 Trưởng bị đi Tù Cải Tạo hơn 4 năm mới trở về..Phu quân của Tr.Hạnh Nhơn là Tr. Lý Nhật Hướng, Tên Rừng là Đà Điểu Điều Độ, nguyên là Tráng Trưởng Tráng Đoàn Hoa Lư - Liên Đoàn Cờ Lau - Đạo Thừa Thiên..Mặc dù bận rộn việc quân ngũ, Tr. Hạnh Nhơn vẫn làm tròn bổn phận người vợ hiền trong gia đình, đồng thời vẫn sinh hoạt,và bảo trợ cho Tráng đoàn Hoa Lư trong mọi hoạt động.Năm 1990 cùng gia đình đi định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO 2, cư ngụ tại Quận Cam. Tại nơi đây Tr. hăng say hoạt động trong nhóm Bạch Mã.Trưởng Hạnh Nhơn tham gia Hội Tương Trợ Cựu Tù Nhân Chính Trị.Năm 1996 Trưởng được mời làm Tổng Thư Ký Hội HO, Cứu Trợ Thương Phế Binh và Cô Nhi Quả Phụ VNCH.Năm 2004 Trưởng Hạnh Nhơn cùng với các Trưởng, Lê Mộng Ngọ, Tôn Thất Hy,Hoàng Ngọc Tuệ, Trần Tiễn San, Nguyễ Xuân Huề, Trần Xuân Thảo, Nguyễn Khả Nhơn....tổ chức Kỷ niệm 70 năm Hướng Đạo Thừa Thiên - Huế.Tháng 09 năm 2004 Làng Bách Hợp Quảng Tế Nam California được thành lập, Trưởng là 1 trong những thành viên sáng lập Làng, và được mời vào ban Cố vấn.Song song với những sinh hoạt Hướng Đạo Trưởng Niên, Năm 2006, với tài năng và đức độ Trưởng được toàn thể Hội viên Hội Cứu Trợ TPB và CNQP bầu làm Hội Trưởng.Từ ngày đảm nhận chức vụ Hội Trưởng đến nay, Trưởng đã cùng hợp tác với Trung Tâm Asia, Đài Truyền Hình SBTN và các Ca Nghệ Sĩ tổ chức Đại Nhạc Hội "Cám Ơn Anh"- Người Thương Binh VNCH.Từ đó đến nay đã trải qua 10 kỳ Đại Nhạc Hội.Năm 2012 Hội Đồng Trung Ương - Hướng Đạo Việt Nam đã trao tặng Trưởng Nguyễn Thị Hạnh Nhơn Huân Chương Bách Hợp để tưởng thưởng công lao đóng góp cho Phong Trào Hướng Đạo Việt Nam.Trưởng Hạnh Nhơn nhận Bắc Đẩu năm 2016.~*~"Một Mảnh Nhung Y Điểm Má Hồng "Bà là một anh thư nữ sĩ quan cao cấp trong Không Lực Việt Nam Cộng Hòa, xuất thân từ một nữ quân nhân.Nguyễn Thị Hạnh Nhơn sanh năm 1927 tại Huế. Cô nữ sinh Đồng Khánh gia nhập đoàn Nữ Hướng Đạo trường Đồng Khánh Huế (Eclaireuse) do Nữ Trưởng Chenevier thành lập năm 1941. Tên rừng là Hạc Bác Ái.Năm 1950 bà nhập ngũ ngành hành chánh tài chánh, công việc phụ trách của bà là phát lương cho “Đệ nhị quân khu”, sau này được gọi là Quân Đoàn I.Năm 1957 bà mang lon thiếu úy rồi trung úy sĩ quan tiếp liệu tại quân y viện Nguyễn Tri Phương.Sau đó bà được thuyên chuyển về Trung tâm Huấn luyện và Trường Nữ Quân Nhân và rồi lên lon đại úy được bổ nhiệm làm việc tại văn phòng Đoàn nữ quân nhân của Bộ Tổng Tham Mưu.Năm 1969, bà lên chức thiếu tá trông coi Trưởng phòng Nghiên cứu, thuộc Bộ TTM. Sau cùng bà được thuyên chuyển qua binh chủng Không Quân và lên trung tá năm 1972.Suốt 25 năm phục vụ trong Quân Đội, Trung Tá Hạnh Nhơn được ân thưởng Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương.Sau biến cố tháng 4, 1975, bà bị cộng sản đày ải đi tù ở những nơi khác nhau như các trại Long Giao, Quang Trung, Hóc Môn, Z30D, Hàm Tân, Long Thành. Tù nhân trong các trại tập trung, veecee gulags, mỗi ngày phải lao động khổ sai, từ việc nuôi heo, cuốc đất trồng khoai, bón phân cây trồng,...Bà được sang Hoa Kỳ định cư theo diện HO 2 vào năm 1990. Bà từng là phó chủ tịch Hội Tương Trợ Cựu Tù Nhân Chính Trị. Công việc của bà là làm giấy tờ bảo lãnh cho các cựu quân nhân QLVNCH không có thân nhân bảo lãnh. Song song với những sinh hoạt Hướng Đạo Trưởng Niên, Năm 2006, với tài năng và đức độ Trưởng được toàn thể Hội viên Hội Cứu Trợ TPB và CNQP bầu làm Hội Trưởng.Từ ngày đảm nhận chức vụ Hội Trưởng đến nay, Trưởng đã cùng hợp tác với Trung Tâm Asia, Đài Truyền Hình SBTN và các Ca Nghệ Sĩ tổ chức Đại Nhạc Hội "Cám Ơn Anh"- Người Thương Binh VNCH.Từ đó đến nay đã trải qua 10 kỳ Đại Nhạc Hội.Năm 2012 Hội Đồng Trung Ương - Hướng Đạo Việt Nam -Chủ Tịch HĐTUHĐVN Trưởng Võ Thành Nhân đã trao tặng Trưởng Nguyễn Thị Hạnh Nhơn Huân Chương Bách Hợp để tưởng thưởng công lao đóng góp cho Phong Trào Hướng Đạo Việt Nam.
Cựu nữ Trung Tá VNCH Nguyễn Thị Hạnh Nhơn từ trần
Cộng đồng Người Việt Tự Do tại Hoa Kỳ và khắp nơi trên thế giới, đại gia đình cựu chiến sĩ VNCH, các anh em thương phế binh VNCH còn ở lại quê nhà đã mất đi một trong những con người biểu tượng đáng kính của cộng đồng: nữ cựu Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, Hội Trưởng Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và QP VNCH.
Theo tin từ nhạc sĩ Nam Lộc cho biết, nữ cựu Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn- người phụ nữ gắn liền lòng bác ái, gắn liền với những chương trình đại nhạc hội Cám Ơn Anh- đã chính thức vĩnh viễn ra đi vào lúc 1:43 phút sáng THứ Ba, 18/04/2017, tại bệnh viện Fountain Valley, Nam California.
Sau đây là nguyên văn thư của nhạc sĩ Nam Lộc gởi cho SBTN và bằng hữu vào 3 giờ sáng nay 18/04:
Tôi vừa từ bệnh viện Fountain Valley trở về nhà, sau khi chứng kiến giờ phút lâm chung của người chị dấu yêu, cựu Trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, Hội Trưởng Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và QP VNCH.
Tôi may mắn là thành viên duy nhất của hội được có mặt cùng với 8 người con cùng hàng chục dâu rể và các cháu nội ngoại của bà Hạnh Nhơn chứng kiến giờ phút bà trút hơi thở cuối cùng và đã được bệnh viện chính thức ghi nhận là 1:43AM sáng Thứ Ba, April 18, 2017.
Vì phải đi lưu diễn xa nên mãi đến 8 giờ tối hôm qua tôi mới về lại Orange County và đi thẳng từ phi trường đến bệnh viện thăm chị, được nắm bàn tay mềm mại và ấm cúng của chị và đọc kinh, niệm Phật cầu nguyện cho chị.
Đến 9 giờ tối thì tôi từ giã chị và hẹn với các cháu trong gia đình là sẽ trở lại vào chiều mai khi người con thứ 9 của chị từ xa bay về để cùng gia đình đọc chúc thư do chị để lại.
Tuy nhiên khoảng nửa đêm, thì cháu Huy, người con trai trưởng của chị gọi tôi cho biết là bà đang hấp hối và có thể ra đi bất cứ giờ phút nào. Tôi chạy vội vào bệnh viện và cùng toàn thể gia đình chứng kiến giờ phút lâm chung của một trong số những người phụ nữ đáng kính nhất của cộng đồng người Việt tại hải ngoại và của tập thể TPB QLVNCH.
Tôi cùng xin mạn phép được thay mặt gia đình để chia sẻ cùng quý anh chị, và thân hữu, đặc biệt là các chiến hữu cũng như một số cơ quan, đoàn thể đã từng cộng tác với bà Hạnh Nhơn nói riêng và Hội HO Cứu Trợ TPB nói chung một vài chi tiết khá quan trọng sau đây:
1/ Dựa theo chúc thư để lại thì bà Hạnh Nhơn xin yêu cầu đừng làm lễ phủ cờ, mà thay vào đó chỉ xin đặt hai lá cờ nhỏ VNCH và Hoa Kỳ trên quan tài của bà mà thôi. (Cháu Huy trong gia đình cho biết lý do bà viết trong chúc thư “xin không được phủ cờ” vì bà cho rằng vinh dự này chỉ dành cho các chiến sĩ hy sinh ngoài trận tuyến mà thôi!).
2/ Gia đình đã chọn nhà quàn Peek Family ở Westminster để cử hành tang lễ và dự định sẽ diễn ra trong 3 ngày Thứ Sáu 28, Thứ Bẩy 29 và Chủ Nhật 30 Tháng Tư, 2017…”
Đoàn Hưng / SBTN
Chín lần Cảm Ơn
Giao Chỉ, San Jose
Giao Chỉ San Jose viết về lần tổ chức Đại Hội Cám Ơn Anh tại San Jose năm 2015. Năm nay 2017,Đại Hội dự trù sẽ trở lại San Jose nhưng không còn cô Hạnh Nhơn nữa. Cô ra đi 9 giờ tối ngày 17.4.2017. Xin đọc lại chuyện cũ để tưởng nhớ người xưa.
Kỳ Đại hội Văn nghệ "Cảm Ơn Anh, người thương phế binh VNCH" tại San Jose đã ghi nhận có sự hiện diện của nhiều vị niên trưởng trong quân đội. Đô đốc Trần văn Chơn 95 tuổi vẫn không quản tuổi già bình tĩnh ngồi giữa trưa nắng với hàng ngàn khán giả. Một vị cao niên khác là Trung tướng Hoàng Xuân Lãm 87 tuổi. Mới đây có tin ông qua đời nên bác đến tham dự cũng để bày tỏ ý nghĩa của lời ca nổi tiếng. "Anh không chết đâu em." Đó là các vị cao niên trong hàng quan khách danh dự. Người đứng ra nhận trách nhiệm là Đại tá Không quân Nguyễn Hồng Tuyền. Năm nay ông 85 tuổi. Mấy năm trước tưởng người đã đi xa, nhưng người vẫn quanh đây.
Vị nữ lưu số một của cộng đồng bền bỉ 9 năm qua là Trung tá Nữ quân nhân Không quân Hạnh Nhơn 87 tuổi. Chị là Hội trưởng của tổ chức đứng mũi chịu sào tổng cộng 9 kỳ Đại hội. Không có thành tích nào lớn hơn có thể so sánh với "9 lần gươm báu trao tay, thuyền quyên thay thế anh hùng một phen". Tổng cộng kỳ nầy tổ chức lần thứ 3 tại San Jose thu được trên tám trăm ngàn. Trong đó có Canada góp 100 ngàn và riêng Texas đưa về 300 ngàn. Nếu tính chung tất cả các kỳ tổ chức thu được gián tiếp và trực tiếp con số đã lên đến trên 7 triệu mỹ kim. Trong khi đó hồ sơ thương phế binh ghi nhận hôm nay trên 14 ngàn.
Trung tá Hạnh Nhơn, nguyên Trưởng đoàn Nữ quân nhân Không quân khi đứng ra nhận công tác hơn 10 năm qua, chị không biết đã bắt đầu trở thành con tằm."Nàng" đã mang thân làm kiếp con tằm, dù cho đến thác vẫn còn vương tơ".
Câu chuyện năm xưa bắt đầu từ khi nhà văn Huy Phương dẫn cô Hạnh Nhơn lại gặp nghệ sĩ Nam Lộc. Xem ra chính Nam Lộc là người mở đường cho chương trình Cảm Ơn Anh từ đầu. Khi trận thứ nhất mở màn, Trúc Hồ vận dụng tối đa các nghệ sĩ của Asia nhập cuộc và tiếp theo sau này là phương tiện của truyền hình SBTN. Với khả năng truyền thông mở rộng toàn thể giới, tiếng ca của Asia chuyên chở hùng ca cùng nước mắt Việt Nam Cộng Hòa đã đem lại tiền bạc gửi về cho thương phê bình ở quê nhà.
Những yếu tố thành công
40 năm xưa, khi miền Nam thất thủ, Ngày 30 tháng tư một trăm ba mươi tư ngàn người chạy thoát. Ngày 15 tháng 5-1975 chiến hạm của Đệ Thất hạm đội Hoa Kỳ rút khỏi biển Đông sau khi vớt hết dân ty nạn. Từ sau ngày đó, những con thuyền ra đi được coi là thuyền nhân đầu tiên. Những chuyến đi liên tiếp kéo dài từ 75 đến 95 với hơn 1 triệu người vượt biển. Tiếp theo là ODP, HO, con lai... chúng ta làm thành các cộng đồng tại hải ngoại. Ngày nay tổng cộng có 3 triệu dân tỵ nạn rải rác khắp năm châu.
Những yếu tố thành công
40 năm xưa, khi miền Nam thất thủ, Ngày 30 tháng tư một trăm ba mươi tư ngàn người chạy thoát. Ngày 15 tháng 5-1975 chiến hạm của Đệ Thất hạm đội Hoa Kỳ rút khỏi biển Đông sau khi vớt hết dân ty nạn. Từ sau ngày đó, những con thuyền ra đi được coi là thuyền nhân đầu tiên. Những chuyến đi liên tiếp kéo dài từ 75 đến 95 với hơn 1 triệu người vượt biển. Tiếp theo là ODP, HO, con lai... chúng ta làm thành các cộng đồng tại hải ngoại. Ngày nay tổng cộng có 3 triệu dân tỵ nạn rải rác khắp năm châu.
Nhưng chúng ta đã để lại 16 ngàn tử sĩ tại Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa. Đã để lại hơn 50 ngàn thương binh và trên 100 ngàn quả phụ.. Ngay từ giữa thập niên 80 khi Việt Dzũng viết bài ca gửi chút quà về quê hương thì đã có nhiều người nghĩ đến thương binh chiến hữu còn ở lại Sài Gòn. Hai mươi năm sau, giữa thập niên 90 khi người Việt về thăm gia đình thì việc cứu giúp thương phế binh đã trở thành phong trào tại Âu châu, Úc châu, Canada và Mỹ châu. Qua đến thập niên đầu thế kỷ 21 thì lời cảm ơn anh mạnh mẽ cất lên bằng tiếng hát đã trải qua 9 mùa thu từ 2006 đến nay 2015.
Trong số các phong trào quần chúng hải ngoại 40 năm qua thì Cảm Ơn Anh đã trở thành truyền thống tốt đẹp và thành công nhất. Yếu tố căn bản là lòng người vẫn hoài niệm tinh thần Việt Nam Cộng Hòa và người lính Cộng Hòa. Đã gần nửa thế kỷ trải qua mà nam nhi vẫn còn muốn mặc bộ quân phục oai hùng và nữ nhi vẫn mãi mãi là người yêu của lính. Thêm vào đó, cuộc chiến ngày này không phải bằng vũ khí mà bằng phương cách đấu tranh chính trị thì nghệ sĩ, danh ca đã trở thành chiến sĩ và truyền thông Việt ngữ đã chuyển tải các thông điệp cảm ơn anh vô cùng hữu hiệu để nhận về tình nghĩa từ khắp bốn phương trời. Trong việc phối hợp tổ chức xem ra vẫn có nhiều khiếm khuyết, nhưng tinh thần hợp tác vì mục đích chúng đã thể hiện được sự thành công tốt đẹp sau cùng. Về phương diện quản trị và điều hành tài chánh lên đến hàng triệu mỹ kim, chắc hẳn cũng có nhiều điều cần cải tiến và công bố. Chúng tôi sẽ có dịp tìm hiểu và đóng góp ý kiến xây dựng sau này. Nhưng nói chung sự hưởng ứng của đồng bảo là điều quan trọng nhất. Xin chúc mừng đại hội thành công.
Trong số các phong trào quần chúng hải ngoại 40 năm qua thì Cảm Ơn Anh đã trở thành truyền thống tốt đẹp và thành công nhất. Yếu tố căn bản là lòng người vẫn hoài niệm tinh thần Việt Nam Cộng Hòa và người lính Cộng Hòa. Đã gần nửa thế kỷ trải qua mà nam nhi vẫn còn muốn mặc bộ quân phục oai hùng và nữ nhi vẫn mãi mãi là người yêu của lính. Thêm vào đó, cuộc chiến ngày này không phải bằng vũ khí mà bằng phương cách đấu tranh chính trị thì nghệ sĩ, danh ca đã trở thành chiến sĩ và truyền thông Việt ngữ đã chuyển tải các thông điệp cảm ơn anh vô cùng hữu hiệu để nhận về tình nghĩa từ khắp bốn phương trời. Trong việc phối hợp tổ chức xem ra vẫn có nhiều khiếm khuyết, nhưng tinh thần hợp tác vì mục đích chúng đã thể hiện được sự thành công tốt đẹp sau cùng. Về phương diện quản trị và điều hành tài chánh lên đến hàng triệu mỹ kim, chắc hẳn cũng có nhiều điều cần cải tiến và công bố. Chúng tôi sẽ có dịp tìm hiểu và đóng góp ý kiến xây dựng sau này. Nhưng nói chung sự hưởng ứng của đồng bảo là điều quan trọng nhất. Xin chúc mừng đại hội thành công.
Chuyện bên lề:
Các nghệ sĩ như Nam Lộc, Khánh Ly, Ý Lan, Kiều Chinh, Việt Dzũng và nhiều tài danh khác đã từng đến thăm viếng Viện bảo tàng Việt Nam tại San Jose. Buổi tối chủ nhật thêm anh chị Trúc Hồ là những người khách thăm viếng rất muộn. Sau một ngày dài đại hội, Trúc Hồ và Diệu Quyên đến vào lúc 7 giờ chiều. Kelley Park đã chính thức đóng của từ 5 pm nhưng Viet Museum cũng mở cửa đặc biệt dành cho người thanh niên vượt biên đường bộ hơn 30 năm trước. Trúc Hồ đến thăm Museum đồng thời cũng thăm lại người bạn văn nghệ Việt Dzũng với đầy đủ hình ảnh và đôi nạng sắt được lưu lại ở đây cả trăm năm sau. Sau khi thăm viếng suốt một giờ,
Trúc Hồ hỏi bác Lộc rằng cháu có thể làm được chuyện gì. Tôi nói rằng bác là quá khứ, cháu là hiện tại. Museum này là di sản quý giá từ quá khứ muốn giao cho hiện tại để chuyển cho tương lai. Hãy xử dụng phương tiện của Asia và SBTN để hải ngoại quan tâm đóng góp di sản và nuôi dưỡng lâu dài. Bản thông điệp từ quá khứ đã trao cho hiện tại vào buổi tối sau một ngày dài đại hội văn nghệ lần thứ 9 tại San Jose.
Trúc Hồ hỏi bác Lộc rằng cháu có thể làm được chuyện gì. Tôi nói rằng bác là quá khứ, cháu là hiện tại. Museum này là di sản quý giá từ quá khứ muốn giao cho hiện tại để chuyển cho tương lai. Hãy xử dụng phương tiện của Asia và SBTN để hải ngoại quan tâm đóng góp di sản và nuôi dưỡng lâu dài. Bản thông điệp từ quá khứ đã trao cho hiện tại vào buổi tối sau một ngày dài đại hội văn nghệ lần thứ 9 tại San Jose.
Đăng lại để tưởng niệm chị Hạnh Nhơn.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Giao Chi, San Jose