Việt Nam vốn tự hào là quốc gia có hơn 4000 năm văn hiến, nhưng sách vở của người xưa để lại thì rất ít. Nguyên nhân chính là vì quân nhà Minh bên Tàu đã ra lệnh hủy hết sách vở ngay trong những ngày đầu đô hộ nước ta để dễ bề cai trị. Sau này, cuộc Cách mạng Văn hóa tại Trung Hoa từ năm 1953 đến 1966 cũng đã gây nhiều ảnh hưởng đến miền Bắc. Do đó, xét về mặt lịch sử, Việt Nam đã trải qua rất nhiều thời kỳ sách vở bị tiêu hủy cho phù hợp với những thay đổi qua các giai đoạn chính trị. Thưa quý vị !
Trên thực tế, tại miền Bắc, ngay sau khi tiếp quản Hà Nội, việc kiểm duyệt sách báo, bài viết trước khi đem phổ biến ra công chúng đã được thực hiện ngay từ năm 1954.. Đối với các loại sách báo đã in ra từ trước 1954 dưới thời Pháp thuộc cũng đã bị đốt. Thế cho nên, việc đốt sách tại miền Nam năm 1975 là rập khuôn của chính sách cũ năm 1954.
Toàn bộ sách ấn hành tại miền Nam của những tác giả đều bị ‘đánh đồng’ là tàn dư Mỹ-Ngụy, văn hóa nô dịch, phản động và đồi trụy. Các cấp chính quyền từ phường, xã, quận, huyện, thành phố ra chỉ thị tập trung tất cả các loại sách vở, từ tiểu thuyết, biên khảo cho đến sách giáo khoa đều bị hỏa thiêu.
Một trong những việc làm cấp thiết của nhà cầm quyền cs khi miền Nam sụp đổ là niêm phong, tịch thu sách tại các thư viện. Những tác phẩm của nhà in, nhà xuất bản và nhà sách lớn tại Sài Gòn như Khai Trí, Sống Mới, Độc Lập, Đồng Nai, Nam Cường, Trí Đăng… đều bị niêm phong và cấm lưu hành. bài trừ văn hóa đồi trụy.
Như vậy chúng ta đã thấy VGCS đã bộc lộ tính chất gì: Thưa đó là chính sách ngu dân mà chúng đang áp đặt vào hệ thống giáo dục của thế hệ trẻ sau này để duy trì cái Đảng còn tiền còn của chúng hòng dễ bề thống trị quê hương VN của chúng ta. Thưa quý vị !!
Không có con số thống kê chính thức nhưng người ta ước đoán có đến vài trăm ngàn sách báo và băng, đĩa nhạc bị thiêu đốt trong chiến dịch truy quét văn hóa phẩm đồi trụy-phản động tại Sài Gòn. Sách báo trên kệ sách trong nhà của tư nhân bị các thanh niên đeo băng đỏ lôi ra hỏa thiêu không thương tiếc. Tại các cửa hàng kinh doanh, sách báo bị thu gom để thiêu hủy, coi như đốt cháy cả cơ nghiệp lẫn con người những cá nhân có liên quan. Tất nhiên, những người có sách bị đốt cũng có phản ứng quyết liệt. Trong hồi ký Viết trên gác bút, nhà văn Nguyễn Thụy Long ghi lại một diễn biến trong vụ đốt sách năm 1975:
“Một cửa hiệu chuyên cho thuê truyện tại đường Huỳnh Quang Tiên bên cạnh nhà thờ Ba Chuông tại Phú Nhuận phát nổ khi đoàn thu gom sách mang băng đỏ xâm nhâp tiệm. Ông chủ nhà sách mời tất cả vào nhà. Rồi một trái lựu đạn nổ. Chuyện xảy ra không ai ngờ.. Đương nhiên là có đổ máu, có kẻ vong mạng. Những chú nhỏ miệng còn hôi sữa, những cô bé chưa ráo máu đầu là nạn nhân vô tội. Trên cánh tay còn đeo tấm băng đỏ, quả thật súng đạn vô tình! Cả chủ tiệm cũng mạng vong”.
Nguyễn Thụy Long là cháu ruột nhà văn Nguyễn Bá Học nổi tiếng với câu “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Những tiểu thuyết của Nguyễn Thụy Long như Loan mắt nhung, Kinh nước đen cũng gian truân không kém cuộc đời của tác giả, chúng được xếp vào loại ‘văn hóa nô dịch’ nên bị đưa lên giàn hỏa.
Xin nhắc lại Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là Nhân bản, Dân tộc, và Khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”.
Một điều không ai có thể phủ nhận là miền Nam trước khi có chiến dịch đốt sách năm 1975 rất phong phú về sách báo, từ sáng tác đến dịch thuật, từ chính luận đến phiếm luận. Điều chắc chắn là trong số các tác phẩm đó ‘có vàng’ nhưng cũng ‘có thau’. Người đọc đủ sáng suốt để lọc ra những gì với họ là tinh túy để giữ lại, hoặc dấu nếu cần.
Khi người Bắc di cư vào Nam năm 1954, họ rất ngạc nhiên khi thấy những người đạp xe xích lô đến buổi trưa, tìm chỗ mát nghỉ ngơi. Họ ngồi gác chân đọc nhật trình. Người bình dân miền Nam có truyền thống đọc sách báo mà ở ngoài Bắc không có. Ngay từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 miền Nam đã là vùng đất của tiểu thuyết và báo chí trong khi ngoài Bắc, sách vở, báo chí phần lớn chỉ dành cho người có học. Thưa quý vị !
Miền Nam vào những thập niên 60-70 lại có hiện tượng giao thoa giữa hai nền văn hóa Pháp và Mỹ với sự du nhập ồ ạt của các loại sách Livre de poche của Pháp và các loại sách soft cover của Mỹ. Giá sách nói chung tương đối rẻ vì mục đích chính là phổ biến văn hóa, thương mại chỉ là phụ.
Người đọc có thể tìm loại sách IC (Information & Culture) dưới hình thức sách bỏ túi (Livre de Poche) của Pháp bày bán tại các nhà sách Sài Gòn trước 1975 một cách dễ dàng. Nếu có chút vốn liếng về tiếng Pháp, người ta có thể tìm đọc những tác phẩm cổ điển của Platon, Homère hoặc các tác phẩm đương đại của Albert Camus, Jean-Paul Sartre, Saint Exupéry, Francoise Sagan…
Quân đội Mỹ ào ạt đổ bộ vào miền Nam, nhưng văn hoá Mỹ có vai trò áp đảo hay không? Theo giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch, “Thời chiến tranh lạnh, với thế lưỡng cực trên thế giới, miền Nam nằm trong vùng ảnh hưởng Mỹ, và như vậy là có thêm tác nhân mới. Tuy nhiên, văn hoá Mỹ, theo gót đoàn quân viễn chinh, cũng chưa thể gọi là có ảnh hưởng gì sâu đậm. Ở lối sống, ở những giai tầng thấp thì có thể gọi là có ảnh hưởng một cách xô bồ, nhưng ở thượng tầng thì chưa”.
Hoa Kỳ thành lập cơ quan thông tin-văn hóa JUSPAO (Joint United States Public Affairs Office) và tạp chí Thế giới Tự do được phát hành miễn phí cho mục đích tuyên truyền. Đây là báo ảnh, được in ấn bằng phương tiện tối tân nên rất hấp dẫn người đọc.
Cũng có một nguồn cung cấp sách tiếng Anh hoàn toàn miễn phí nhưng rất ít người biết để đem về kệ sách riêng của mình. Đó là sách của Asia Foundation (Cơ quan Viện trợ Văn hóa Á Châu) một tổ chức phi mậu dịch, tặng không cho người đọc là quân nhân, công chức với số lượng hạn chế mỗi lần 5 quyển cách nhau 3 tháng.
Một số sách xuất bản ở miền Nam trước 1975 nay đã được in lại, và càng ngày càng có một nhu cầu muốn tìm hiểu và phục hồi lại nền văn học đã mai một này. Hơn nữa, tên tuổi và tác phẩm của những nhà văn nổi tiếng ở miền Nam đã xuất hiện khá nhiều trên Internet. Sau 1975, Từ điển văn học bộ mới cũng được phép in một số mục từ về Bình Nguyên Lộc, Nguyên Sa, Dương Nghiễm Mậu, Cung Trầm Tưởng, Bùi Giáng…
Chỉ tiếc một điều là một số sách báo xưa đã biến mất sau đại họa 1975 và chỉ còn lưu giữ rất hạn chế tại các thư viện tại hải ngoại dưới hình thức microfilm.. Rồi người ta cũng quên đi ‘bữa tiệc văn chương", nhưng vấn đề là những thế hệ sau này sẽ mất hẳn sợi dây liên lạc bằng sách báo với những kiến thức uyên thâm của quá khứ, thay vào đó là Tiếng Việt kiểu mới của PGS.TS Bùi Hiền, nguyên Hiệu phó trường ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội như chúng ta đã biết. Thưa quý vị !
Để kết thúc bài viết này, người viết xin mượn ý thơ của Vũ Đình Liên than thở cho thân phận ông đồ trước cảnh tàn lụi của nền nho học:
Năm nay đào lại nở
Không thấy sách báo xưa
Ngọn lửa nào năm cũ
Lạc về đâu bây giờ?