Friday 29 December 2017

Thư số 74a gởi: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam - Phạm Bá Hoa

december.jpg

Tôi chào đời năm 1930, vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo cộng sản Việt Nam với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng. Tuy tên Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh hồn trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi không hận thù lãnh đạo Các Anh, nhưng tôi không bao giờ quên chuỗi tội ác mà họ đã gây ra cho Dân Tộc và Tổ Quốc từ năm 1945 đến nay! Vì vậy mà tôi vẫn tiếp nối trách nhiệm của Người Lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, chống lại nhóm lãnh đạo Việt Cộng theo cách mà tôi có thể thực hiện được. Cũng vì vậy mà tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam cho đến khi quê hương tôi có một chế độ dân chủ tự do thật sự.

Các Anh là Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Xin gọi Người Lính Quân Đội Nhân Dân ngắn gọn là “Các Anh” để tiện trình bày. Chữ “Các Anh” viết hoa  mà tôi sử dụng ở đây, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử, và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.

Nội dung thư này, tôi tổng hợp một số tin tức liên quan đến Tiến Sĩ Việt Cộng Bùi Hiền trình bày công trình cải cách ngôn ngữ Việt hiện nay theo cách viết mới vừa lạ vừa.  

Thứ nhất. Tiến Sĩ Việt Cộng Bùi Hiền cải cách ngôn ngữ Việt.
Tiểu sử của Tiến Sĩ Việt Cộng Bùi Hiền.
Image result for Tiến Sĩ Việt Cộng Bùi Hiền
Tôi vào trang Wikipedia.org và trang Google.vn tìm tiểu sử của Tiến Sĩ Việt Cộng Bùi Hiền, nhưng không thấy. Chỉ biết rằng, Phó Giáo Sư.Tiến Sĩ  Bùi Hiền đã lần lượt giữ chức vụ Chủ Nhiệm khoa tiếng Nga tại Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 1958 - 1967, Hiệu Phó Trường Đại Học Sư Phạm Ngoại Ngữ Hà Nội 1967-1978, và Phó Viện Trưởng Viện Nội Dung & Phương Pháp Dạy & Học Phổ Thông 1978-1993. 

Năm 1972, ông Bùi Hiền tốt nghiệp Phó Tiến Sĩ tại trường Đại Học Tổng Hợp Quốc gia Lômônôxốp Liên Xô (bằng cấp của cộng sản quốc tế), và ông đã công bố khoảng 300 công trình nghiên cứu, sách báo, và tự điển về tiếng Nga (những công trình này cũng là “kiến thức cộng sản”).

Xin giải thích nhóm chữ “Tiến Sĩ Việt Cộng”. Vì dù ông Bùi Hiền tốt nghiệp với bằng đại học tại Liên Xô -quốc gia lãnh đạo quốc tế cộng sản- hay tại Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thì kiến thức mà bằng cấp đó chứng nhận chỉ là kiến thức cộng sản độc quyền, độc tài, độc đoán, độc ác, chỉ biết còn đảng là được chứ không cần biết đến quốc gia dân tộc, và tất cả được gói trọn trong nhóm chữ “bản chất dối trá của đảng dối trá dẫn đến hệ thống giáo dục dối trá”. Vì vậy mà tôi gọi là “Tiến Sĩ Việt Cộng” để nói lên kiến thức của họ không đem lại lợi ích gì cho người dân, nếu không nói “kiến thức cộng sản chỉ để đàn áp bất cứ người dân nào không tuân phục họ”.

Tiến Sĩ Việt Cộng Bùi Hiền cải cách tiếng Việt như thế nào?

Theo báo Thanhnien online ngày 24/11/2017, thì nhà xuất bản Dân Trí ở Hà Nội vừa phát hành quyển sách “Ngôn ngữ ở Việt Nam, hội nhập và phát triển” (tập 1) dày 2.200 trang của Tiến Sĩ Việt Cộng Bùi Hiền. Tác giả nhận định rằng: “Chữ Việt hiện tại không theo một nguyên tắc chung nào nên rất khó khăn cho người đọc, người viết, thậm chí gây hiểu lầm, hoặc không hiểu được chính xác nội dung. Trong khi chữ quốc ngữ cải cách này dựa trên tiếng nói văn hóa của Hà Nội, cả về âm vị căn bản lẫn sáu thanh điệu chuẩn. Cải cách này thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có. Vì âm "nhờ" (nh) chưa có kí tự mới thay thế, nên tạm thời dùng kí tự ghép N’ để trình bày.”

Các Anh rõ chưa? Ông này cải cách chữ Việt đặt trên căn bản một địa phương Hà Nội chớ không phải quốc gia. Tại sao vậy? Chẳng lẽ khi Việt Nam sáp nhập vào Trung Cộng, thì tách riêng Hà Nội dành cho đảng Việt Cộng?

Bây giờ Các Anh hãy đọc hai nhóm chữ màu tím này “Tiếng Việt thành Tiếq Việt, Giáo dục thànhZáo Zụk”, và Các Anh sẽ cảm nhận âm thanh vừa nặng vừa thô, trong khi chữ Việt mà Việt Nam chúng ta sử dụng hơn 100 năm qua với những âm thanh trầm bổng rất nhẹ nhàng thanh thoát.  

http://hon-viet.co.uk/DaiNgonNguHocBuiHien4.jpgChữ Việt hiện hành: Chữ Việt thay bằng:
Các Anh hãy đọc nhóm chữ “Hiện Hành” và nhóm chữ  “Thay bằng”bên trái trước, rồi hãy cố gắng đọc đoạn văn dưới đây trích trong Điều 7/120 Điều của Luật Giáo Dục do Quốc Hội Việt Cộng ban hành ngày31/12/2015 để làm thí dụ:

Chữ Việt hiện sử dụng”
Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác, dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ.

1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ tướng chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.

2. Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3. Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác cần đảm bảo để người học được học liên tục và có hiệu quả.

Và đây là chữ cải cách:
LUẬT ZÁO ZỤK
Diều 7. Qôn qữ zùq coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák, zạy và họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk wiểu số, zạy qoại qữ.
1. Tiếq Việt là qôn qữ cín’ wứk zùq coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák. Kăn kứ vào mụk tiêu záo zụk và yêu kầu kụ wể về nội zuq záo zụk, Wủ tướq cín’ fủ kuy dịn’ việk zạy và họk bằq tiếq nướk qoài coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák.
2. N’à nướk tạo diều kiện dể qười zân tộk wiểu số dượk họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk mìn’ n’ằm zữ zìn và fát huy bản sắk văn hoá zân tộk, zúp co họk sin’ qười zân tộk wiểu số zễ zàq tiếp wu kiến wứk xi họk tập coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák. Việk zạy và họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk wiểu số dượk wựk hiện weo kuy dịn’ kủa Cín’ fủ.
3. Qoại qữ kuy dịn’ coq cươq cìn’ záo zụk là qôn qữ dượk sử zụq fổ biến coq zao zịk kuốk tế . Việk tổ cứk zạy qoại qữ coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák kần dảm bảo dể qười họk liên tụk và kó hiệu kuả.

https://kenh14cdn.com/2017/1-1512063667465.jpgTác giả nói về lợi ích của cải cách chữ Việt, rằng: “Khi chuyển đổi đoạn văn "Luật Giáo Dục" thành "Luật Záo Zụk", tôi nhận ra mình đã tiết kiệm được 8%. Nếu như 8% trong 1 trang giấy không đáng bao nhiêu, nhưng nếu tính in ấn của một nhà xuất bản, thì cả nước này tiết kiệm được hàng vạn tấn giấy. Tôi nghĩ là nên làm chứ chả có gì xấu ở đây cả. Bởi, chữ viết hiện tại gây rắc rối khi quá nhiều chữ ghép, gây lỗi chính tả tràn ngập các văn bản. Không chỉ các em học sinh mà thậm chí là tôi và bạn hiện nay vẫn hay nhầm lẫn, muốn biên tập bài cũng phải tra từ điển. Áp dụng chữ mới, chúng ta sẽ không phải đi sửa chữa lại lỗi chính tả nữa. Mục đích của tôi là dẹp bớt sự loạn chữ trong tiếng Việ. Tôi làm không vụ lợi, và giờ đây tôi thấy bước đầu đã có thành công nhất định.

Các Anh nhận ra ông Bùi Hiền chấp nhận điều mà ông gọi là “ngôn ngữ của giới trẻ ngày nay” rồi nhé. Các Anh phải hiểu rằng, “ngôn ngữ của giới trẻ” là ngôn ngữ phát sinh từ trong một xã hội dối trá, một xã hội không còn đạo đức truyền thống dân tộc, một xã hội sa đọa trong nhậu nhẹt say sưa mà bất cần tương lai. Tất cả đều do giáo dục đào tạo con người mới với văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, và công việc nghiên cứu của ông với mục đích được hiểu là hợp thức hóa ngôn ngữ của giới trẻ.

Một góc nhìn khác. Liệu công trình nghiên cứu của tác giả có liên quan gì đến năm thứ 30 sẽ là năm 2020 gần kề, mà Trung Cộng dành cho VIệt Cộng thực hiện một kế hoạch âm thầm đến mức người dân không biết, để đưa Việt Nam sáp nhập vào Trung Cộng? Vì lãnh đạo Việt Cộng đã và đang âm thầm thực hiện xây dựng Viện Khổng Tử, đã và đang thay đổi thẻ căn cước 12 số, đã bỏ môn học lịch sử trong nhà trường, bây giờ đang xóa luôn ngôn ngữ Việt. Trong khi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vào cuối năm 2016 và tháng 11/2017, đã ký khoảng 25 văn kiện gọi là “hợp tác” với Trung Cộng trên hầu hết các lãnh vực sinh hoạt, từ kinh tế, quốc phòng, giáo dục, truyền thông, thuế vụ, ngân hàng, đến văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch, ..v..v... như thể hai quốc gia là một vậy. Hoặc nội bộ lãnh đạo Việt Cộng đang phân hóa vì hậu quả vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức quốc, nên tung công trình này ra để cuốn hút dư luận vào đó, giúp họ có chút yên tâm mà giải quyết chăng? Hay công trình nghiên cứu cải cách chữ Việt này chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Cho dù ở vào trường hợp nào đi nữa, thì đây là một hành động đang gây hoang mang trong người dân, thậm chí là phẫn nộ. Và biết đâu, từ hoang mang, phẫn nộ, sẽ dẫn đến những hành động gì đó thể hiện sự phẫn uất của họ từ lâu, như thể “giọt nước làm tràn ly nước” chăng?     
        
Thứ hai. Nhận định của vài giáo sư theo ý nghĩa phản bác.

Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Hữu Đạt, Khoa ngôn ngữ học, Trường đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn, đại học quốc gia tại Hà Nội, nói rằng: “Công trình này không phải “cải tiến” mà là “cải lùi”. Bởi vì, nếu cải tiến như vậy thì tiếng Việt không còn vẻ đẹp vốn có của nó. Chữ quốc ngữ được sáng tạo trên cơ sở lấy hệ chữ cái La tinh để ghi âm tiếng Việt. Trong đó, các bậc tiền bối đã tính toán khá kỹ đến cả đường nét (giá trị thẩm mỹ) của ký tự lẫn giá trị ngữ nghĩa (giá trị phân biệt ý nghĩa) của từng con chữ. Chính vì thế, có trường hợp người ta đã dùng đến 3 chữ cái để cùng ghi âm một âm vị (chẳng hạn dùng: g, r, d để ghi âm [z]). Có sự khác biệt ấy là vì người ta đã tính đến giá trị khu biệt của âm vị này, khi nó kết hợp với các nguyên âm khác nhau đứng sau nó: Kết hợp với nguyên âm dòng trước, với nguyên âm dòng sau, nguyên âm có độ mở rộng, nguyên âm có độ mở hẹp… Chính sự khác nhau này đã tạo nên nét tinh tế và phong phú của tiếng Việt. Mặt khác, thực hiện cải tiến như vậy sẽ làm đảo lộn và làm phức tạp hóa thêm vấn đề, chứ không hề tạo ra tiện lợi hơn trong việc sử dụng. Nói tóm lại, nếu áp dụng phương pháp cải tiến kiểu này cho hệ thống giáo dục hiện nay, sẽ gây ra nhiều tác hại hơn là đem lại lợi ích cho dân tộc. Đây là một giả thuyết thiếu tính thực tiễn. Nó cũng sẽ gặp thất bại như việc muốn đưa quốc tế ngữ làm ngôn ngữ chung thay cho các ngôn ngữ cụ thể đã và đang tồn tại trên trái đất của chúng ta” .

Trong khi Tiến Sĩ Đinh Lư Giang, Phó Trưởng bộ môn ngôn ngữ học, Trường đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn, đại học quốc gia tại thành phố HCM, cho rằng: “Các nhà nghiên cứu nên đón nhận quan điểm của PGS Bùi Hiền trong việc cải tiến chữ viết như một sự đóng góp của ông trong nghiên cứu. Trong nghiên cứu khoa học sẽ có nhiều quan điểm khác nhau về cách nhìn nhận và có thể cách nhìn nhận của ông Bùi Hiền khác với cách nhìn nhận của mọi người. Tuy nhiên, công trình này là không thực tế. Công trình này không thật sự cần thiết, vì hệ thống chữ viết đó về mặt ngữ âm không tối ưu.  Điều này giống như không thể bắt xã hội phải quy ước lại “đèn đỏ thì đi mà đèn xanh thì dừng”.

Và Giáo Sư Nguyễn Đức Dân thì thẳng thắn khẳng định rằng: “Giới ngôn ngữ học sẽ không chấp nhận công trình của Phó Giáo Sư Bùi Hiền, vì "điều này rất kì cục". Không nhất thiết phải đưa công trình này ra thảo luận”.

Thứ ba. Nguồn gốc ngôn ngữ Việt Nam đang sử dụng

Ông Tiến Sĩ Việt Cộng Bùi Hiền việc dẫn rằng: “Chữ Việt hiện tại không theo một nguyên tắc chung nào nên rất khó khăn cho người đọc, người viết, thậm chí gây nên hiểu lầm, hoặc không hiểu được chính xác nội dung”.

Từ nhận định của cái ông Tiến Sĩ Việt Cộng nói trên, tôi sưu tầm vá tóm lược quyển sách mỏng với tựa đề “Một trăm năm phát triển tiếng Việt” của tác giả Phụng Nghi tại hải ngoại, để giúp Các Anh hiểu về nguồn gốc tiếng Việt chữ Việt mà người Việt Nam chúng ta rất trân trọng. 

“Thời vua Hùng Vương, từ khi lập quốc đến năm 258 trước Công Nguyên, nước ta không có chữ viết. Nhiều nhà sưu tầm nghiên cứu trong thời gian dài đã kết luận như vậy. Việt Nam ta bị các triều đại phong kiến Trung Hoa cai trị 1.000 năm, nên phải dùng chữ của họ là chữ Hán, nhưng đọc theo âm Việt tức đọc trại ra giọng khác một chút. Về sau, tổ tiên ta sáng chế ra chữ Nôm và gọi là quốc ngữ. Thật ra chữ Nôm chỉ là biến thể từ chữ Hán mà ra.

 “Năm 1.621 (thế kỷ 17), trong số nhiều Giáo Sĩ từ Châu Âu đến Việt Nam truyền giáo, có hai Linh Mục tên Joao Roiz và Gaspar Luis, sử dụng một số chữ do hai ông sáng chế trong báo cáo của họ gởi về nước. Trong đó có những chữ viết liền nhau và chưa có dấu. Mười hai năm sau đó, Linh Mục Chitofozo Bossi và Gaspard Amaral đã sáng chế một số dấu cho chữ Việt nói trên. Chúng ta có thể xem 10 năm này là thời kỳ phôi thai của tiếng Việt.  

“Tiếp theo là thời kỳ trưởng thành của tiếng Việt. Năm 1651, Giám mục Alexandre de Rhodes (âm ra tiếng Việt là A-Lịch-Sơn Đắc-Lộ) ấn hành cuốn tự điển Việt Nam - Bồ Đào Nha - La Tinh bằng hai thứ tiếng Việt Nam - La Tinh. Phần đầu, ông giải thích về chữ, về các dấu, các loại danh từ, động từ, tĩnh từ, ..v..v.., và về pháp ngữ. Phần giữa là tự điển. Và phần cuối là bản chữ La Tinh xếp theo thứ tự A, B, C, D, ...

“Năm 1772, Giám Mục Pogneau de Béhaine (thường gọi là Adran hay Bá Đa Lộc hay Cha Cả) ấn loát cuốn tự điển An-Nam La-Tinh gần 5.000 chữ, với sự cộng tác của một số người Việt, và người góp công nhiều nhất là ông Hồ Văn Nghi. Cuốn tự điển này ấn loát nhưng không phát hành.

“Năm 1838, căn cứ vào tự điển An-Nam La-Tinh nói trên, Giám Mục Tabert cùng với Linh MụcPhan Văn Minh và một số người Việt khác, biên soạn 2 cuốn tự điển An-Nam La-Tinh và La-Tinh An-Nam đem sang Ấn Độ ấn loát. Sau thời kỳ này, dạng chữ Việt trong tự điển Taberd và Phan Văn Minh gần giống như chữ Việt ngày nay.

“Ngày 6/4/1878, nhà cầm quyền thực dân Pháp tại Nam Kỳ ban hành Nghị Định công nhận Quốc Ngữ (chữ Việt). Rồi ngày 1/1/1882, nhà cầm quyền thực dân Pháp chánh thức áp dụng trên các công văn hành chánh, và đưa vào giảng dạy trong các trường học như là một ngoại ngữ. (thuở ấy Việt Nam ta bị Pháp chia ra 3 Kỳ để cai trị: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ).  

“Vào 10 năm cuối thế kỷ 19, các nhà “tân học” Nam Kỳ như: Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Văn Vĩnh, ... bắt đầu sử dụng tiếng Việt để viết văn truyền đạt đến mọi người. Sang đầu thế kỷ 20, các học giả Bắc Kỳ như: Đào Nguyên Phổ, Phan Kế Bính, .. theo gót các nhà văn Nam Kỳ, viết sách viết báo bằng chữ Việt. Trong khoảng 1915 - 1919, trên toàn cõi Việt Nam gồm Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, đã xóa bỏ các khoa thi Hán học. Cũng từ đó, người Việt Nam không sử dụng chữ Hán và chữ Nôm nữa. Vậy là cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là thời kỳ hoàn chỉnh của tiếng Việt, chính là ngôn ngữ mà người Việt Nam chúng ta đang sử dụng. 

“Theo lưu truyền trong dân gian, Giám mục Alexandre de Rhodes là người sáng chế ra chữ Việt -hay là chữ quốc ngữ- nhưng theo tài liệu tham khảo của tác giả Phụng Nghi, thì Giám mục Alexandre de Rhodes được xác định là người có công nhiều nhất chớ không phải người duy nhất. Ông là người Pháp, chào đời năm 1593 tại Avignon. Ông đến Việt Nam vào năm 1624, và 27 năm sau ông cho ra đời cuốn tự điển làm nền cho chữ Việt ngày nay. Nếu như UNESCO có một danh sách về tiếng nói có nhiều thanh nhất, chắc chắn là trong đó có tiếng nói và chữ viết của Việt Nam.

“Tiếng Việt chúng ta có đến 6 thanh, biểu tượng qua các dấu: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, và không dấu. Nhờ vậy mà tiếng nói Việt Nam chúng ta có nhiều thanh: trầm, bổng, cao, thấp, nặng, nhẹ. Xin dẫn chứng:

(1) Ghép một âm thanh không nghĩa vào một âm thanh có nghĩa làm đệm nghe rất thanh, như: nở nang, sắc sảo, mặn mà, ..v..v.. Ghép chữ “nang” vào chữ “nở” làm cho chữ “nở nang” trở nên mềm dẽo hơn, tình cảm hơn.

(2) Ghép hai âm không nghĩa vào nhau sẽ cho ta một nghĩa chung, như chữ “thoang” trước chữ  “thoảng” thành chữ “thoang thoảng”, phát âm nghe nhẹ nhàng dễ chịu như “thoang thoảng mùi hương”.

(3) Ghép hai âm có cùng nghĩa riêng như mỏi mòn, phẳng lặng, ..v..v.. tạo cho lời nói hay lời viết vừa nhẹ vừa thanh.

(4) Ghép hai âm đồng nghĩa như: đau ốm, nhỏ bé, thương yêu, ..v..v.. làm cho những “tĩnh từ đôi” này trở nên thanh thoát hơn”.

Những nét chính về nguồn gốc chữ quốc ngữ Việt Nam chúng ta là như vậy. Bây giờ mời Các Anh đọc bài thơ phổ nhạc bên dưới

tiengviet.jpg
Học Sinh Cấp 1 Kéo Đến Nhà Giáo Sư Bùi Hiền Vì Không Hiểu Tieq Việt Là Gì?

Thứ tư. Ca khúc “Thương Ca Tiếng Việt”

Không biết đây có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay không, nhưng rõ ràng là ngay sau khi cái ông Tiến Sĩ Việt Cộng Bùi Hiền công bố công trình cải cách tiếng Việt kỳ lạ, thì ca khúc “Thương Ca Tiếng Việt” xuất hiện rất nhiều trên Youtube, và lại do cô bé ca sĩ hai giòng máu Việt Nam - Đại Hàn, cùng với chàng trai Hoa Kỳ trình diễn bằng tiếng Việt Nam truyền thống, với trang phục cũng là truyền thống Việt Nam.

ThuongCa.jpg

THƯƠNG CA TIẾNG VIỆT - Kyo York và  Ju Uyên Nhi

Các Anh hãy giữ tâm hồn thật bình thản khi thưởng thức âm thanh trầm bổng của lời hát, như những bàn tay thiên thần đang nhẹ nhàng ấm áp vuốt ve tâm hồn người Việt Nam -không phải người Việt Cộng- dù đang sống nơi đâu trên quả địa cầu này ...         
Và đây là lời của ca khúc “Thuơng Ca Tiếng Việt”: 

Tiếng Việt ru bên nôi, 
Tiếng Mẹ thương vô bờ,
Đưa con vào đời bằng vần thơ,
Những cánh cò bay rộng mộng mơ.

Tiếng Việt Cha dạy con, 
Những chiều bay cánh diều,
Câu đồng dao bên bạn quen, 
Cho con nhìn quê mình tình yêu.

Tiếng Việt trong bài thơ, 
Có người xưa chinh phụ,
Ngồi mỏi mòn đợi chờ chinh phu,
Hoá đá rồi lời ca vẫn còn

Tiếng Việt còn trong mỗi người, 
Người Việt còn thì còn nước non,
Giữ tiếng Việt như ngày nào,
Hào hùng xưa mãi vọng ngàn sau

Tiếng Việt còn trong mọi người,
Hồn Việt mình còn nguyên vẹn tròn.
Giữ tiếng Việt cho nối đời,
Lời quê hương ấy lời sắt son

Tiếng Việt đêm xuân xưa, 
Hát niềm thương quan họ,
Câu qua cầu để lại mùa thương,
Cho sau này ai còn niềm vương.

Tiếng Việt trên dòng sông, 
Có điu Nam Ai buồn,
Ai chờ ai bên bờ xưa,
Ai chưa về ai còn đội mưa.

Tiếng Việt con đò đêm,
Tiếng hò ai bay vọng,
Giọng hò tìm người về quê hương,
Mang cánh đồng hiền hoà người thương.

Tiếng Việt còn trong mỗi người, 
Người Việt còn thì còn nước non,
Giữ tiếng Việt như ngày nào,
Hào hùng xưa mãi vọng ngàn sau.

Tiếng Việt còn trong mọi người,
Hồn Việt mình còn nguyên vẹn tròn.
Giữ tiếng Việt cho nối đời,
Lời quê hương ấy lời sắt son

***********
Giữ tiếng Việt cho nối đời,
Lời quê hương ấy lời sắt son.

Nhạc của Đức Trí. Lời của Hà Quang Minh.
Mời các bạn xem và nghe ca khúc “Thương Ca Tiếng Việt”. Rất cảm động!  

Kết luận.

Vài nhận định về hậu quả của hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa từ lâu nay:  
Ngày 10/4/2014, tình trạng bằng cấp giả, bằng cấp nâng đỡ, bằng cấp mua, ..v..v..  nhà báo Lê Nguyên khẳng định: "Phẩm chất giáo dục thời thực dân Pháp rất tốt so với  giáo dục xã hội chủ nghĩa ngày nay, cả về phẩm chất lẫn kiến thức.... Những ai được cộng sản chiếu đưa vào nhữngchức vụ lãnh đạo, chính là những người mất phẩm chất con người...
 Với vấn đề này, Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội cho biết: “Phải nói rằng, từ khi đưa chủ nghĩa Mác vào Việt Nam thì con người Việt Nam bây giờ tha hóa hơn con người Việt Nam thời phong kiến. Và phẩm chất đạo lý của con người Việt Nam bây giờ, cũng thua cái thời Pháp thuộc”.

Từ Đà Nẵng, Giáo Sư Nguyễn Thế Hùng nhận xét: “Tình trạng này xuất phát từ giáo dục mà ra. Nhớ lại Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975, nền giáo dục đào tạo rất đúng đắn.
Từ Hà Nội, nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh khẳng định: “... Chúng ta đau xót ở điểm là nền giáo dục từ năm 1945, “hồ chí minh” gọi là nền giáo dục hn toàn Việt Nam, cái nền giáo dục đó đã tạo ra loại người đã và đang lãnh đạo đất nước này, và chính họ tạo nên một xã hội băng hoại như hiện nay.

Dù Tống Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sợ rằng đến cuối thế kỷ 21 này cũng chưa đạt tới chủ nghĩa xã hội, nhưng rõ ràng là xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam đạt đến sa đọa và vô cảm rồi, còn lo gì nữa. 

Các Anh hãy nhớ “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.
Tháng 12 năm 2017

Phạm Bá Hoa

*****************
Ngay trước khi gởi Thư này, tôi nhận được bài thơ “Trăng Sáng”, dường như của tác giả Ba Bụi. Xin cám ơn.
Trăng sáng                                   CăQ sáQ
Sân nhà em sáng quá                   Sân Nà em sáq Kuá
Nhờ ánh trăng sáng ngời              Nờ áN Kăq sáq Qời
Trăng tròn như cái đĩa                  Căq Còn Nư kái đĩa
Lơ lững mà không rơi                   Lơ lữq mà Xôq rơi
Những hôm nào trăng khuyết       Nữq hôm nào Căq Xuyết
Trông giống con thuyền trôi          CôQ ZốQ con Wuyền Côi
Em đi trăng theo bước                  Em đi CăQ Weo bước
Như muốn cùng đi chơi...             Nư muốn KùQ Di Cơi..