Thursday, 8 February 2018

Bắc Hàn và Việt Nam - Phạm Gia Đại

Năm 2018 đánh dấu những biến cố quan trọng đang diễn ra tại các nước ven biển Thái Bình Dương. Ngoài Hoa Lục là nơi tập trung sự chú ý thường trực của các quan sát viên, hai nước cũng được quốc tế chú tâm theo dõi là Bắc Hàn và Việt Nam.

Tại bán đảo Triều Tiên, ngày 9 tháng Hai năm 2018, Thế Vận Hội Mùa Đông được khai mạc tại Pyeongyang, Nam Hàn với sự tham dự của trên 90 nước trên khắp năm châu bốn biển. Theo thứ tự alphabet, Albania sẽ được giới thiệu đầu tiên và nước Uzbekistan là sau chót. Dù rằng Thế Vận Hội Olympics Mùa Đông không phổ thông bằng Thế Vận Hội Olympics Mùa Hè, Winter Olympics Games vẫn có những thu hút ma lực của nó. 

Một vài sự kiện nổi bật của Thế Vận Hội Mùa Đông năm nay có thể kể đến, trước hết là hai nước đã từng đạt nhiều huy chương nhất trước kia thì nay không còn tồn tại nữa: Đó là Liên Bang Xô Viết và Đông Đức. Kế đó: Pyeongchang Winter Games tại Nam Hàn đựơc xem là tốn kém nhất từ xưa đến nay với khối lượng tiền đổ vào là $51 tỷ, vượt trên Thế Vận Hội nMùa Đông tại Bắc Kinh với $42 tỷ. Sau nữa là Na Uy quốc gia vẫn luôn luôn ngự trị Thế Vận hội Mùa Đông với tổng số tích lũy 303 huy chương trong đó có 107 vàng, đặc biệt là về hai môn sở trường: Trượt Tuyết xuyên quốc gia (cross-country skiing), và lướt skating tốc độ (speed skating). 

Thế Vận Hội Mùa Đông ngày càng phát triển, trong lần tổ chức đầu tiên năm 1924 tại Chaminix, Pháp Quốc, chỉ có 16 nước tham dự với tổng số 258 vận động viên.

Năm nay 2018, Thế Vận Hội Mùa Đông tại Pyeongchang, Nam Hàn có đến trên 90 nước tham dự với tổng số vận động viên lên tới 2,800 người tranh đua trong 98 tiết mục của 7 môn thể thao.

Image result for Thế Vận Hội Mùa Đông 2018
                                                   Thế Vận Hội Mùa Đông 2018 (ảnh trên Net)

Bên cạnh các cuộc tranh tài sôi nổi năm nay, một sự kiện lớn mà thế giới đang chú ý đến là đoàn vận động viên của Triều Tiên đặc biệt năm nay có cả Bắc Hàn đến tham dự diễn hành dưới cùng một lá cờ chung Olympics. Điều đặc biệt hơn nữa làm nhiều người ngạc nhiên là Bình Nhưỡng còn tuyên bố đến sự thống nhất hòa hợp hai miền Nam Bắc Triều Tiên sau 65 năm chia cắt. Dù mới chỉ là trong ý tưởng, nhưng đây là một mầu hồng cho bán đảo nhiều tranh chấp này về ý thức hệ Tự Do và Cộng Sản. Nhiều quan sát viên tỏ ra lạc quan, nhưng đa số đều hoài nghi thiện chí của Bình Nhưỡng, bởi vì Bắc Hàn vẫn là một nước cộng sản, tay chân của cả Trung Cộng lẫn Nga Sô. Bởi vì người cộng sản không bao giờ nói đến sự hòa hợp nếu họ không thủ lợi. Người cộng sản chỉ hòa hợp với kẻ thù khi mà họ có thể nuốt chửng được kẻ thù, hoặc khi kẻ thù chịu sát nhập vào với họ làm một dưới sự chỉ huy của họ. Chúng ta còn cần phải theo dõi những gì sẽ xẩy ra sau khi Olympics Games mùa đông năm nay kết thúc, và những bước tiến trong mưu đồ của Bình Nhưỡng. Nếu Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in hay người dân Nam Hàn tin tưởng vào lời hứa suông thống nhất của Bắc Hàn, họ đang uống viên thuốc độc bọc đường.

Ngoài ra, sự kiện cần lưu tâm là cuộc diễn hành lớn vào ngày 8 tháng 2 tại Bình Nhưỡng, một ngày trước khi Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang khai mạc. Cuộc diễn binh quy mô này với hàng chục ngàn lính và các xe cơ giới tham gia để kỷ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân. Chính thức ngày thành lập quân đội Bắc Triều Tiên là 25-4, nhưng năm nay Kim Jong-un đã ra lệnh dời đến 8 tháng 2 để phô trương lực lượng một ngày trước khi khai mạc the Winter Olympic Games in Pyeongyang, chứng tỏ Bình Nhưỡng vẫn chưa từ bỏ mưu đồ quân sự gây hấn của họ. Một sự kiện khác tuy nhỏ cũng được chú ý là Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Mike Pence đã mời người cha của sinh viên Otto Warmbier (người sinh viên đã chết sau khi Bắc Hàn trao trả) đến Pyeongyang tham dự thế Vận hội Mùa Đông năm nay. Sự kiện này tuy nhỏ nhưng mang một thông điệp về nhân quyền cho Bắc Hàn rằng Hoa Kỳ vẫn không quên đâu cái chết đau thương của người sinh viên Mỹ này, chỉ vì lấy một tấm poster tại khách sạn ở Bình nhưỡng (trong khi đi du lịch qua Bắc Hàn) mà phải trả giá bằng mạng sống của mình sau bao nhiêu tháng ngày bị tra tấn khổ nhục trong trại giam.                                                

Nhìn về phía đông nam của bán đảo Triều Tiên là Việt Nam. Năm nay là kỷ niệm 50 năm vụ Việt Cộng thảm sát đồng bào trong Tết Mậu Thân 1968 tại Huế và các tỉnh miền Nam. Trong nước, cộng sản Việt Nam (CSVN) tổ chức ăn mừng chiến thắng tổng công kích của họ, và cố gắng che lấp hết các tổn thất nhất là về lực lượng Việt Cộng tại miền Nam, sau Tết Mậu Thân đã bị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và các đơn vị bán quân sự xóa sổ. Họ cũng bưng bít hoàn toàn các tin tức các hình ảnh tràn đầy trên internet về hàng chục ngàn đồng bào bao gồm cả phụ nữ và trẻ em đã bị họ tàn sát vô nhân đạo như chém bằng mã tấu, đập đầu với báng súng, thanh sắt, và chôn sống tại Huế và tại các tỉnh thành thôn quê miền Nam trong cái mà họ gọi là “giải phóng”, “tổng công kích”. 

Image result for Tết Mậu Thân 1968 báo Chính Luận

Họ cũng bưng bít tin tức về sự dối trá của họ khi cam kết hưu chiến ngày Tết với chính phủ VNCH để bất ngờ mưu đồ phản pháo, những tưởng nuốt lời ứa đánh úp như vậy sẽ chiếm được thủ đô Sài Gòn. Nhưng Thiên bất dung gian, nên họ đã bị QLVNCH đánh cho tan tác, và nhóm lãnh đạo miền bắc đã bị lung lay tận gốc vì thất bại chua cay này. Thế nhưng với chiêu bài bưng bít, từ đó đến nay đã 50 năm, ở trong nước CSVN vẫn rêu rao về chiến thắng giả tưởng này, thâm độc hơn nữa họ còn tìm cách đổ trách nhiệm thảm sát này qua cho máy bay Mỹ-Ngụy. Câu nói của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vẫn luôn là kim chỉ nam cho những ai còn mơ tưởng về “thiên đường” cộng sản: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm. (Tin Tổng Hợp).