Thursday, 8 February 2018

Mỹ xem xét bổ nhiệm Công tố viên đặc biệt điều tra bà Hillary Clinton

http://www.chinhnghia.com/hillar5.jpg

Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và bà Hillary Clinton. (Ảnh: Facebook)

Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Jeff Sessions đã chỉ thị các quan chức Bộ Tư pháp xem xét liệu có nên bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt để điều tra những cáo buộc vi phạm của Quỹ Clinton và bê bối Uranium One hay không, Reuters đưa tin.

Các tờ báo Washington Post và New York Times đã trích dẫn một lá thư từ Bộ Tư pháp gửi tới Chủ tịch Ban Tư pháp Hạ viện Robert Goodlatte để trả lời những yêu cầu của ông Robert về việc bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt để điều tra các vấn đề liên quan đến tranh cử tổng thống 2016 mà ông đặc biệt quan tâm và hậu quả của chúng.

Danh sách những vấn đề ông Goodlatte muốn điều tra khá rộng, trong đó có việc FBI giải quyết cuộc điều tra máy chủ cá nhân của của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton.


http://www.chinhnghia.com/hillar6.jpg

Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Jeff Sessions (Ảnh: Getty)

Theo Washington Post, lá thư trích lời Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Stephen Boyd rằng ông Sessions đã “chỉ thị các công tố viên cấp cao của liên bang đánh giá một số vấn đề nêu ra trong thư của ông”.

Sau đó các công tố viên này sẽ đưa ra các đề xuất về việc liệu có bất cứ vấn đề nào cần phải điều tra hay không, và có vấn đề nào cần thiết phải bổ nhiệm công tố viên đặc biệt hay không.

Tháng trước, lãnh đạo đảng Cộng hòa đã tiến hành một cuộc điều tra về một thỏa thuận thời Obama, trong đó cho phép Nga mua công ty Uranium One của Canada.. Công ty này sở hữu tới 20% nguồn cung uraium của Mỹ.

Một số đảng viên Cộng hòa buộc tội Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dưới thời bà Hillary Clinton đã phê duyệt thỏa thuận với Nga sau khi quỹ từ thiện của chồng bà nhận được một khoản quyên góp trị giá 145 triệu đô la Mỹ.

Tổng thống Donald Trump nhiều lần chỉ trích Bộ Tư pháp đã không ráo riết điều tra một loạt những quan ngại bảo thủ. Tờ Nation Review cho biết Bộ Tư pháp của chính quyền Obama (lúc đó dưới tay cựu Tổng chưởng lý Loretta Lynch) đã phớt lờ những hành vi phi pháp của bên Nga như hối lộ, tống tiền… và trì hoãn điều tra để thỏa thuận được thông qua.

Gần đây, ông Trump còn đề nghị các viên chức tư pháp “nên tập trung vào đảng Dân chủ.”

Bà Clinton không thể đứng trên pháp luật

17/11/2017

Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton có nguy cơ phải đối mặt với điều tra của một công tố viên đặc biệt (Ảnh: Getty)
Bà Hillary Clinton phải đối mặt với hậu quả các hành động của mình và sự điều tra của một công tố viên đặc biệt, theo nhận định của nhà phân tích pháp lý Gregg Jarrett trong một bài viết đăng trên tờ Fox News hôm 15/11.

Phải thượng tôn pháp luật 

Không có ai trong đất nước này đứng trên luật pháp, kể cả bà Hillary Clinton, ông Jarrett khẳng định. Không có “bến đỗ” nào trong cuộc sống hay vị trí nào trong chính phủ hay khát vọng chính trị nào có thể miễn cho ai đó khỏi tội hình sự. Theo cách này, tất cả mọi cá nhân đều là đối tượng của luật pháp, và phải tuân thủ luật pháp.. Một xã hội có trật tự không thể vận hành tốt nếu nó cho phép các cá nhân bất chấp luật pháp mà không bị trừng trị.

Nguyên tắc cơ bản này, được tuyên bố bởi Toà án tối cao Hoa Kỳ cách đây hơn một thế kỷ, chính là điều tạo ra ‘chất bổ dưỡng’ cho nền dân chủ của nước Mỹ, theo ông Jarrett. Nếu không có nó, thì tình trạng vô pháp luật, sự hỗn loạn và sự bạo ngược của một số ít người sẽ chắc chắn xảy ra.

Vậy thì, nếu tuân thủ nguyên tắc đó, bà Clinton không cao hơn hay thấp hơn bất kỳ người Mỹ nào. Bà phải tuân thủ ‘tinh thần thượng tôn pháp luật’ bất kể điều kiện hay hoàn cảnh nào của bà. Chạy đua cho vị trí lãnh đạo, bao gồm cả chức vụ tổng thống, không thể tạo ra quyền miễn trừ pháp lý, ông Jarrett lập luận.

 Image result for Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions  14/11/2017
Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions đang đợi trước phiên điều trần tại Ủy ban Tư pháp Hạ viện hôm 14/11/2017 (Ảnh: Alex Wong/Getty Images)

Tuy nhiên, giáo lý cốt yếu này dường như các nghị sĩ đảng Dân chủ hoàn toàn không hiểu trong phiên điều trần hôm thứ Ba (14/11) tại Ủy ban Tư pháp Hạ viện, trong đó Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions là người bị chấn vấn. Tại phiên điều trần, trước câu hỏi của nghị sĩ đảng Dân chủ John Conyers thuộc tiểu bang Michigan, rằng: “Khi điều hành một nền dân chủ, liệu có bình thường đối với người lãnh đạo đất nước ra lệnh cho hệ thống thực thi luật pháp hình sự trả đũa lại những đối thủ chính trị hay không?”, ông Sessions đã trả lời rõ ràng: “Bộ Tư pháp không bao giờ có thể được sử dụng để trả đũa về mặt chính trị, chống lại những đối thủ, và điều đó là sai trái”.

Nghị sĩ Conyers dường như đã cố tình phát biểu sai cả luật pháp và sự thật, ông Jarrett bình luận. Bộ Tư pháp có nhiệm vụ điều tra các hành vi dường như đã vi phạm các các đạo luật hình sự. Nếu có đủ bằng chứng để hỗ trợ một bản cáo trạng, hệ thống công lý đòi hỏi nó phải được đưa ra. Đây không phải là trả đũa như ông Conyers muốn mọi người tin, mà là việc thực thi pháp luật bị cản trở bởi động cơ chính trị.

Bà Clinton không được miễn trừ chỉ vì bà ấy đã chạy đua vào chiếc ghế tổng thống. Ông Jarrett đặt ra một câu hỏi: Nếu được miễn trừ, thì bất cứ ai cũng có thể cướp ngân hàng, và được miễn khỏi hình phạt bằng cách trở thành một ứng cử viên tổng thống hay sao?

Nghi án nhà Clinton bị Nga mua chuộc

Ông Sessions đã lưỡng lự trong việc quyết định liệu có nên truy tố hình sự đối với bà Clinton hay không. Ngày 27/7/2017, các nghị sĩ đảng Cộng hòa trong Ủy ban Tư pháp Hạ viện đã gửi một bức thư tới Bộ trưởng Tư pháp Sessions, yêu cầu ông bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt để điều tra những cáo buộc về những hành động sai trái của bà Clinton trong thỏa thuận uranium gây tranh cãi với Nga. Ông Sessions chưa bao giờ trả lời bức thư này, và cũng bỏ qua bức thư thứ Hai vào tháng 9/2017.

Cuối cùng, vào đêm trước phiên điều trần của mình, ông Sessions đã thông báo cho Ủy ban Tư pháp Hạ viện rằng ông thực sự đã chỉ đạo các công tố viên cấp cao của liên bang, đánh giá xem liệu có cần một công tố viên đặc biệt hay không. Có bằng chứng thuyết phục rằng bà Clinton có thể đã lạm dụng chức vụ Ngoại trưởng Mỹ, trao quyền lợi cho chính phủ Nga, để đổi lấy tiền bạc.

Nếu ý đồ “mua chuộc” đã giúp bảo đảm việc bán 20% tài sản uranium của Mỹ cho Nga trong khi làm giàu cho bà Hillary Clinton, cựu Tổng thống Bill Clinton và Quỹ Clinton, thì nó sẽ cấu thành những tội phạm khác nhau, bao gồm tội nhận hối lộ và tội gian lận thư tín để làm tiền.

Quỹ của nhà Clinton đã nhận tới 145 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến thỏa thuận hạt nhân. (Ảnh: Daniel Berehulak/Getty Images)
Theo ông Jarrett, ủy ban đã cũng yêu cầu một công tố viên đặc biệt mở lại vụ án điều tra thư điện tử (email) của bà Clinton để xác định liệu các hành động của cựu Bộ trưởng Tư pháp Loretta Lynch và cựu Giám đốc FBI James Comey có cản trở công lý, trong một nỗ lực giải tội cho bà Clinton hay không?.

Nếu vậy, thì khi đó cần phải xem xét lại vấn đề: Liệu bà Clinton có vi phạm Đạo luật Gián điệp hay không trong việc xử lý sai trái 110 tài liệu mật được tìm thấy trên máy chủ cá nhân trái phép và không đảm bảo, để có thể đưa ra cáo buộc hình sự đối với bà Clinton.

Ông Jarrett khẳng định, Bộ trưởng Tư pháp không có lựa chọn nào khác ngoài việc chỉ định một công tố viên đặc biệt và phải làm ngay lập tức. Trong phiên điều trần hôm 10/1/2017, ông Sessions thề sẽ tự rút khỏi bất kỳ vấn đề nào liên quan đến “cuộc điều tra email của bà Clinton cũng như bất kỳ vấn đề nào liên quan đến Qũy Clinton”. Vì vậy, ông Sessions phải bàn giao toàn bộ vấn đề cho một công tố viên đặc biệt để phù hợp với lời hứa của mình dưới lời tuyên thệ, và để loại bỏ sự xung đột lợi ích đã thừa nhận.


Quyền hiến định của Tổng thống

Tổng thống Trump đã chỉ trích ông Sessions khi ông thất bại trong việc theo đuổi các cuộc điều tra về bà Clinton và những người khác trong chính quyền Obama trước những nghi vấn hình sự của họ. Tổng thống Trump có quyền làm như vậy, và điều đó nằm trong thẩm quyền hiến định của ông, để bày tỏ sự quan tâm của mình, ông Jarrett bình luận.

Đó hoàn toàn là một ảo tưởng được giới truyền thông duy trì mãi, và nay được Nghị sĩ Conyers nhắc lại trong phiên điều trần hôm thứ Ba (14/11), rằng một vị tổng thống không thể tham gia vào vụ án hình sự tại Bộ Tư pháp. Theo ông Jarrett, không có bất cứ một đạo luật nào cấm ông không được chỉ đạo Bộ Tư pháp theo đuổi bất kỳ vấn đề nào, có khả năng truy tố hình sự.

Ngược lại, theo Điều II của Hiến pháp, tổng thống được trao quyền đặc biệt để thi hành tất cả các đạo luật, thường được thực hiện bằng cách chỉ đạo Bộ Tư pháp hành động. Các bộ và ban ngành trong khối hành pháp, không phải là độc lập. Theo hiến pháp, họ thuộc sự chỉ đạo của tổng thống, người có thể nói cho họ biết phải làm những gì và không làm những gì.

http://www.chinhnghia.com/hillar7.jpg

Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Getty)
Theo Điều II của Hiến pháp, tổng thống được trao quyền đặc biệt để thi hành tất cả các đạo luật,  thường được thực hiện bằng cách chỉ đạo Bộ Tư pháp hành động. (Ảnh: Getty)

Trong quá trình lịch sử của Hoa Kỳ, các tổng thống đã tham gia trực tiếp vào cả những vụ án dân sự và hình sự, theo ông Jarrett. Tổng thống Thomas Jefferson đã ra lệnh cho Bộ trưởng Tư pháp khi ấy điều tra ông Aaron Burr về tội phản quốc. Tổng thống John F. Kennedy cũng ra lệnh cho Bộ Tư pháp can thiệp vào nhiều vụ kiện dân sự.

Một tổng thống không được lợi dụng chức vụ của mình để theo đuổi những báo thù chính trị dưới chiêu bài truy tố hình sự. Nhưng nếu có đủ bằng chứng về hành vi bất hợp pháp, ông có mọi quyền yêu cầu thực thi pháp luật, theo ông Jarrett. Việc tổng thống không làm như vậy, sẽ cấu thành một vi phạm nghiêm trọng về nhiệm vụ hiến định của mình.

Gần đây, công chúng ngày càng biết nhiều hơn về những mưu toan của bà Hillary Clinton và bản chất vô nguyên tắc trong những giao dịch của bà khi là Ngoại trưởng, và sau này là ứng cử viên tổng thống.

Đã đến lúc bà Clinton phải đối mặt với hậu quả những hành động của mình và sự điều tra của một công tố viên đặc biệt, ông Jarrett kết luận.

Nhà Clinton dính chàm với thỏa thuận hạt nhân khác ngoài Uranium One
06/12/2017
 http://www.chinhnghia.com/hillar8.jpg

Cựu Tổng thống Bill Clinton và Frank Giustra (phải). Ảnh: New York Times)

Ngoài thỏa  thuận Uranium One, báo New York Times năm 2008 có bài viết cho biết cựu Tổng thống Bill Clinton còn liên quan đến một hợp đồng uranium khác, giúp mang về hàng triệu USD cho nhà Clinton.

Vào cuối ngày 6/9/2005, một chiếc máy bay riêng mang nhà tài chính ngành khai khoáng Canada Franklyn Giustra tới Almaty, một thành phố đẹp như tranh vẽ ở phía đông nam Kazakhstan. Cách thành phố này vài trăm dặm về phía tây là một tài sản đang chờ đợi: Những mỏ uranium với trữ lượng nhiều người thèm muốn, có thể cung cấp nhiên liệu cho các lò phản ứng hạt nhân trên toàn thế giới. Và ông Giustra đang theo đuổi một thỏa thuận độc quyền để khai thác chúng.
Không giống những đối thủ cạnh tranh khác, ông Giustra là người mới đến khai thác uranium ở Kazakhstan, một nước thuộc Xô viết cũ. Nhưng những gì công ty non trẻ của ông thiếu hụt về kinh nghiệm, lại được bù đắp bằng các mối quan hệ. Cùng với ông Giustra trên máy bay MD-87 ngày hôm đó là cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton. Sau khi hạ cánh ở điểm dừng chân đầu tiên của một tour du lịch từ thiện 3 quốc gia, hai người đàn ông đã được giới thiệu đứng lên chia sẻ tại một bữa tiệc sang trọng vào nửa đêm với Tổng thống Kazakhstan Nursultan A. Nazarbayev, nhà độc tài đã cai trị đất nước 19 năm và đã đạt “thành tựu” về xóa bỏ những bất đồng chính trị.

http://www.chinhnghia.com/hillar9.jpg

Vợ chồng Clinton đã sử dụng quyền lực chính trị của họ ở Washington trong nhiều năm để bán nước Mỹ, theo Puppet String News (Ảnh: Twitter)

Ông Clinton bày tỏ sự ủng hộ nhiệt tình cho quyết định của lãnh đạo Kazakhstan trong việc lãnh đạo một tổ chức quốc tế theo dõi các cuộc bầu cử và ủng hộ nền dân chủ. Tuyên bố công khai của ông Clinton đã đi ngược lại cả chính sách đối ngoại của Mỹ cũng như những chỉ trích gay gắt về tình trạng nhân quyền kém cỏi của Kazakhstan. Trong 2 ngày, hồ sơ cho thấy ông Giustra đã giành chiến thắng khi công ty của ông ký kết các thỏa thuận sơ bộ cho phép họ mua lại 3 dự án uranium do cơ quan uranium Kazakhstan Kazatomprom quản lý.

New York Times cho biết chỉ vài tháng sau khi thỏa thuận Kazakhstan kết thúc, quỹ từ thiện của ông Clinton đã nhận được một khoản tiền lên tới 31,3 triệu USD từ ông Giustra. Số tiền này được giữ bí mật cho đến khi ông thừa nhận hồi tháng 1/2008. Món quà này, kết hợp với lời cam kết của ông Giustra về việc sẽ công khai tài trợ cho Quỹ William J. Clinton thêm 100 triệu đô la, đã bảo đảm ông Giustra có một vị trí trong “vòng tròn” của ông Clinton – một câu lạc bộ các doanh nhân giàu có thân cận với cựu tổng thống, và dĩ nhiên có nhiều đặc quyền.

Dường như thỏa thuận uranium giữa ông Clinton và Kazatomprom đã diễn ra trong năm 2008, vậy làm sao ông có thể thực hiện điều đó trong năm 2008 khi ông không nắm giữ quyền lực chính trị hàng đầu ở Washington? Điều này, theo Puppet String News, có thể nhờ bà Hillary Clinton lúc đó đang là Thượng nghị sĩ Mỹ (từ năm 2001-2009). Có thể từ khi còn là Thượng nghị sĩ bà Clinton đã dùng ảnh hưởng của mình để trục lợi với các thỏa thuận uranium.

“Có lẽ vì vậy Mỹ đã có tới 2 giao dịch uranium thua lỗ, không chỉ Nga mà cả Kazakhstan, và điều này càng khẳng định rằng nhà Clinton đã sử dụng quyền lực chính trị của họ ở Washington trong nhiều năm để bán nước Mỹ”, Puppet String News kết luận.

Tổng thống Trump kêu gọi truy tố bà Clinton và trợ lý
03/01/2018
http://www.chinhnghia.com/hillar10.jpg

Vợ chồng Clinton và trợ lý Abedin (Ảnh: AP)


Tổng thống Donald Trump vừa yêu cầu Bộ Tư pháp truy tố bà Hillary Clinton cùng trợ lý Huma Abedin và cựu Giám đốc FBI James Comey.

Động thái của ông Trump diễn ra sau khi có thông tin cho biết bà Abedin, Phó Chủ tịch chiến dịch tranh cử của bà Clinton, đã gửi mật khẩu của Bộ Ngoại giao tới một tài khoản Yahoo cá nhân.

Ông Trump viết trên Twitter: “Trợ lý hàng đầu của Hillary Clinton Gian dối, Huma Abedin, đã bị cáo buộc bỏ qua các giao thức bảo mật cơ bản. Cô ta đã đặt Mật khẩu Mật vào tay của các điệp viên nước ngoài”.

Theo báo cáo, Abedin đã chuyển tiếp các email và mật khẩu nhạy cảm của Bộ Ngoại giao tới các hệ thống của chính phủ vào tài khoản email Yahoo cá nhân của bà. Hàng tỷ tài khoản Yahoo sau đó đã bị tin tặc tấn công nhiều lần, khiến thông tin mật này có nguy cơ cao.

Ông Trump nhắc lại câu chuyện về Kristian Saucie, cựu thuỷ thủ Hải quân, người đã bị bỏ tù vì chụp ảnh một hệ thống điện hạt nhân trên tàu ngầm, và đề nghị bà Clinton và Abedin phải chịu cùng một số phận.

“Còn nhớ những thủy thủ và hình ảnh trên tàu ngầm?”, ông hỏi. “Nhà giam! Bộ Tư pháp của Nhà nước chìm cuối cùng phải hành động? Đối với cả Comey và những người khác”.

Ông Trump bắt đầu đặt câu hỏi về “trạng thái Nhà nước chìm” tại Bộ Tư pháp vào tháng 11/2017.

Nhà nước chìm (Deep State) là cụm từ mà Tổng thống Trump ám chỉ bộ máy quan liêu mà ông và những người ủng hộ cho rằng bộ máy này không muốn ông trúng cử và đang cố gắng làm suy yếu nhiệm kỳ của ông.

“Tại sao chính quyền Nhà nước chìm không nhìn nhận vấn đề này?”, ông viết về cuộc điều tra bằng thư điện tử của bà Clinton. “Lừa gạt & tham nhũng?”.

Trong một bình luận khác, ông Trump đã chất vấn FBI về việc giữ lại các tài liệu về việc điều tra ông và các cộng sự của ông trong chiến dịch.

“Nhà nước chìm. Hãy cung cấp thông tin này NGAY BÂY GIỜ!”, ông viết.


Bà Clinton đang đối mặt với 3 cuộc điều tra, sắp thêm cuộc thứ 4

08/01/2018
 http://www.chinhnghia.com/hillar11.jpg

Bà Hillary Clinton. (Ảnh: Mike Coppola/Getty Images for Women’s Media Center)

Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ và ứng cử viên tổng thống Hillary Clinton đang bị điều tra trong 3 cuộc điều tra riêng biệt của chính phủ liên bang, và có thể là một phần của một cuộc điều tra thứ tư, Epoch Times đưa tin.

Những cuộc điều tra này gồm:

Quỹ Clinton Foundation
Bộ Tư pháp đã mở một cuộc điều tra mới để xác định liệu Quỹ Clinton có thu thập các khoản đóng góp dẫn tới “chính trị trả tiền” và các hoạt động bất hợp pháp khác trong khi bà Clinton làm Ngoại trưởng Mỹ hay không, báo The Hill cho biết hôm 4/1, trích dẫn các quan chức thực thi pháp luật ẩn danh.

Các nhân viên FBI ở Arkansas, nơi Quỹ Clinton được thành lập, đang điều tra và đã phỏng vấn ít nhất một nhân chứng. Họ cũng sẽ có nhiều hoạt động điều tra hơn ​​trong những tuần tới.

Các nhà điều tra đang tìm kiếm bằng chứng về cáo buộc Bill và Hillary Clinton đã thực hiện những chính sách thiên vị để đổi lại sự đóng góp cho Quỹ Clinton. Các nhân viên điều tra cũng đang xem xét liệu các nhà tài trợ của Quỹ Clinton có đóng góp tiền với mong muốn nhà Clinton sẽ tác động đến hành động của chính phủ hay không.

Một số báo cáo điều tra và một cuốn sách đã được xuất bản trong vài năm qua cho biết các nhà tài trợ đã đóng góp nhiều triệu đô la cho Quỹ Clinton, cùng lúc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dưới thời bà Clinton đã đưa ra nhiều chính sách tạo thuận lợi cho các nhà tài trợ.

http://www.chinhnghia.com/hillar12.jpg

Vợ chồng nhà Clinton. (Ảnh: Justin Sullivan/Getty Images)


Sử dụng máy chủ email cá nhân
Tổng thống Donald Trump tiếp tục chỉ trích việc bà Hillary Clinton sử dụng một máy chủ thư điện tử cá nhân để thực hiện các hoạt động nhạy cảm của chính phủ trong thời gian bà làm việc tại Bộ Ngoại giao. 
Việc điều tra vụ việc dường như đã kết thúc ngay trước ngày bầu cử vào năm 2016 và Giám đốc FBI khi đó là James Comey không cảnh báo bà Clinton về bất kỳ hành động sai trái nào.

Tuy nhiên, những phát hiện tiếp theo đã khiến Bộ Tư pháp phải xem xét liệu có nên mở lại cuộc điều tra đó hay không, The Hill cho biết hôm 4/1.

Thư thông báo ban đầu của Comey đã được luật sư chống Trum của FBI là Peter Sztrok và các cấp dưới khác sửa đổi để loại bỏ một số đề cập đến “sự cẩu thả vô nghĩa”, một thuật ngữ pháp lý hỗ trợ kết luận hành vi vi phạm nghiêm trọng trong việc xử lý thông tin mật. Bức thư và các bản sửa đổi đã được công bố vào ngày 14/12.

UraniumOne
Tổng Chưởng lý Jeff Sessions đã chỉ thị cho các công tố viên của Bộ Tư pháp thẩm vấn các nhân viên của FBI về những bằng chứng mà họ tìm thấy trong thỏa thuận uranium gây tranh cãi liên quan đến Bill và Hillary Clinton. Thỏa thuận này đã giao các cơ sở khai thác uranium của Mỹ cho một công ty của Nga, NBC đưa tin vào tháng 12/2017.

Theo báo New York Times, hàng triệu đô la đổ vào Quỹ Clinton từ những người được lợi từ sự chấp thuận của Bộ Ngoại giao do bà Hillary Clinton đứng đầu, trong khi ông Bill Clinton nhận một khoản thù lao tới 500.000 USD từ ngân hàng Nga liên quan đến giao dịch, cho một bài phát biểu duy nhất.

 http://www.chinhnghia.com/hillar13.jpg
Tổng Chưởng lý Jeff Sessions. (Chip Somodevilla/Getty Images)

Theo thông tin từ The Hill, một người cung cấp thông tin của FBI đã có bằng chứng về hoạt động bất hợp pháp của người Nga nhằm vào thị trường uranium của Hoa Kỳ 1 năm trước khi thỏa thuận bán Uranium One được thông qua vào năm 2010. Nhưng các công tố viên dù có được bằng chứng đó nhưng đã không mở cuộc điều tra nào cho đến năm 2013, nhiều năm sau khi thỏa thuận được chính phủ Obama thông qua.

Nỗ lực ngăn chặn chiến dịch chống ma túy của Tổng thống Obama
Bà Hillary Clinton cũng có thể bị bắt trong một cuộc điều tra về nỗ lực khổng lồ của chính quyền Obama để ngăn chặn nỗ lực điều tra việc nhóm khủng bố Hezbollah buôn bán hàng trăm triệu đô la cocaine ở Hoa Kỳ để tài trợ các hoạt động của họ.

Nỗ lực này của chính phủ Obama đã được mô tả chi tiết trong một bản báo cáo của Politico, công bố vào tháng 12/2017. Theo Politico, quyết định của chính quyền Obama nhằm phá hoại cuộc điều tra cho phép Hezbollah vận hành “kế hoạch hỗ trợ vật chất lớn nhất cho các hoạt động khủng bố mà thế giới đã từng thấy”.

Bà Hillary Clinton có thể bị điều tra vì bà làm Ngoại trưởng ngay lúc chính quyền Obama có những nỗ lực để chấm dứt cuộc điều tra với Hezbollah.

Politico viết: “Thêm vào sự phức tạp của bức tranh là vai trò của Bộ Ngoại giao, thường muốn chấm dứt cả hành động thực thi pháp luật và hoạt động bí mật do phản ứng chính trị mà họ tạo ra”.

Cho đến nay, ông Obama đã bị Nghị viện Hoa Kỳ điều tra về nỗ lực hỗ trợ Hezbollah này.

Mỹ Khánh