Đây là lăng của Triệu Mạt, cháu nội của Triệu Đà. Lăng tình cờ được phát hiện năm 1983 khi xe xúc đất va vào một bức tường đá trong khi đào đất để cất một trung tâm thương mãi tại khu vực nầy ở Quảng Châu. Nhân vật Triệu Đà và nước Nam Việt là những sự kiện quen thuộc trong lịch sử Việt Nam.
Đây là gian to nhất nằm chính giữa của nhà vua. Cuối thời Xuân Thu Chiến Quốc Tần Vương Chính thống nhất Trung Nguyên lên ngôi hoàng đế xưng là Tần Thủy Hoàng. Sau đó ông đem quân vượt sông Trường Giang thôn tính các nước Bách Việt và giao việc quản lý Lưỡng Quảng cho một viên quan lại tên là Triệu Đà.
Sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà, Triệu Đà xưng vương lấy tên là Triệu Vũ Vương và đặt tên nước là Nam Việt bao gồm 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay. Sau đó, Triệu Đà thôn tính nước Âu Lạc (Việt Nam) của An Dương Vương, sát nhập vào Nam Việt qua câu chuyện truyền thuyết Trọng Thủy Mỵ Châu.
Theo truyền thuyết, Trọng Thủy tự tử theo vợ Mỵ Châu, để lại đứa con trai, nên sau này Triệu Đà nhường ngôi cho cháu. Trong hình là những đĩa làm bằng ngọc để bên dưới thi hài của nhà vua được bọc kín trong bộ áo cũng làm bằng những miếng ngọc lá kết dính lại. Có hơn 1.000 hiện vật cách đây trên 2.000 năm.
Người ta tìm thấy còn đủ các dấu ấn bằng vàng của vua, thái tử, hoàng hậu và các bà phi. Món đồ quí giá nhất theo các chuyên gia là chiếc cốc uống rượu hình sừng làm bằng ngọc xanh biếc.. Có vô số đồ trang trí hoặc trang sức bằng ngọc được chạm trổ rất sắc xảo, kể cả những bộ nút áo rất nhỏ nhưng thật tinh xảo.
Lúc bấy giờ tại Trung Nguyên, sau khi nhà Tần sụp đổ thì xảy ra một cuộc tranh hùng giữa Lưu Bang và Hạng Võ. Lưu Bang chiến thắng và thành lập nhà Hán. Sau khi lập quốc, nhà Hán còn vướng bận với việc chống trả giặc Hung Nô phương Bắc, nên để yên cho nước Nam Việt được khoảng 100 năm.
Căn cứ vào hài cốt vụn vẫn còn người ta biết được có bao nhiêu người, kể cả bốn công phi, bị chôn sống cùng với nhà vua. Trong lúc làm vua, Triệu Đà nhiều lần thách thức Hán Triều để củng cố nền độc lập nước Nam Việt. Triệu Đà làm vua được 67 năm thì đến Triệu Mạt được 15 năm và 3 đời vua sau đó được 13 năm.
Đây là hũ đựng thuốc sản xuất tại Trung Đông, bằng chứng của sự giao lưu có từ rất lâu giữa 2 vùng. Khi Hán Vũ Đế lên ngôi, vị vua trẻ bình định được người Hung Nô. Sau khi rảnh tay với giặc phương Bắc, Hán Vũ Đế cử quân đánh lấy lại Nam Việt, Âu Lạc cũng bị nhà Hán thống trị - 1.000 năm Bắc Thuộc bắt đầu.
Đa số hiện vật trong lăng là những công cụ nấu ăn, trong hình là các loại lò nướng. Ngoài ra còn nhiều vại chứa rượu, cốc uống rượu làm bằng đồng và đều được chạm trổ tinh vi. Căn cứ vào vị trí rất trật tự của các hài cốt, dường như mọi người đều chấp nhận số phận của mình và uống thuốc tự tử theo nhà vua.
Trong lăng có nhiều nhạc cụ như chiếc đàn đá trong hình. Bên cạnh đó là các loại vũ khí như gươm giáo và những mũi tên đồng bắn liên hoàn, có thể là những mũi tên mà Triệu Đà dùng cho 'nỏ thần' mà ông ta học được của An Dương Vương nước Âu Lạc theo truyền thuyết được kể lại trong sử.
Trên tường bên trong lăng là nhiều tranh vẽ hoặc khắc trên đá thể hiện văn minh của thời Bách Việt vốn vẫn còn ảnh hưởng qua ngôn ngữ và văn hoá người Quảng Đông. Người Quảng Châu vẫn dùng từ 'Việt' rất nhiều, nhưng chữ Việt đây theo bộ Mễ, không phải Tẩu, dù có thể trước đây được dùng qua lại.
Đây có thể là lăng duy nhất được tìm thấy còn nguyên vẹn ở Trung Quốc. Vào lúc phát hiện nó Quảng Châu bắt đầu phát triển với cơ man công trình xây dựng nhưng khu vực lăng đã được bảo vệ. Các hiện vật được chở về Bắc Kinh trùng tu hoặc tái tạo và trưng bày trong viện bảo tàng ngay bên cạnh.