Trong các chuyến du lịch đến Angkor Wat, du khách cần được thấy cộng đồng này.
Người ta có thể chi hàng triệu USD từ Quỹ Toàn Cầu cho việc phục hồi Đền Thờ nhưng lại không dành chút nào cho những người dân này sao???
Phải chăng chúng ta đang sai lầm trong việc sắp xếp các thứ tự ưu tiên???
Chỉ cách 30km từ những khu đền Angkor nổi tiếng khắp thế giới của Campuchia là một quang cảnh đáng kinh ngạc mà du khách không bao giờ ngờ được.
Được che giấu khỏi tầm mắt của các du khách nước ngoài là vùng ngoại ô Siem Reap (Xiêm Riệp) với một cộng đồng khoảng 500 người đang sống - hay tồn tại - trong một bãi chứa rác.
Phóng viên ảnh người Tây Ban Nha, Omar Havana, đã dành bảy tháng từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 4 năm 2011 để làm quen với người dân ở bãi chứa rác này và ghi chép lại cuộc sống của họ.
Ông nói rằng những gì ông nhìn thấy là "từ một thế giới khác", nhưng những người dân lại cảm thấy hạnh phúc.
Dưới đây, Havana chia sẻ hình ảnh và câu chuyện của ông với ABC News Online.
Trẻ em và cha mẹ lọc tìm thực phẩm từ bãi rác
Tôi đã rất cố gắng để có được quyền viếng thăm họ nhưng thất bại, vì thế tôi đã quyết định cứ đi mà không cần được cho phép.
Những gì tôi thấy là từ một thế giới hoàn toàn khác.
Trong số khoảng 500 người làm việc ở đó, hầu hết là sống, ngủ, ăn và uống ở ngay trong các bãi rác.
Sau vài tháng làm việc trong các bãi rác, tôi thậm chí còn nhìn thấy một bé sơ sinh.
Một phụ nữ cho bé ăn dưới một nơi trú ẩn tại bãi rác
Với 34% dân số sống dưới 1 đô-la một ngày thì những người trong bãi rác cũng còn có thể kiếm được đồ ăn và lều che thân.
Họ kiếm khoảng 35 cen (0.35 $) mỗi ngày trong 14 giờ lao động.
Một cậu bé trèo vào thùng rác để lục tìm thực phẩm
Họ là những người du mục.
Họ di chuyển từ bãi rác này đến bãi rác khác khi có một bãi đầy rác mới được hình thành, thường là khoảng bốn năm.
Toàn bộ cuộc sống của họ là trong các bãi rác; họ chỉ di chuyển từ bãi này đến bãi khác mà thôi.
Bé gái tươi cười giữa đống chất thải
Họ là những người bình thường. Hầu hết các em nhỏ trong độ tuổi từ 3 đến 15, và chúng luôn luôn mỉm cười - đó là điều làm tôi sốc nhất.
Mùi hôi thối ở đây mạnh đến nỗi nó xộc thẳng vào cổ họng của bạn.
Bạn có thể nếm được cả mùi.
Đôi mắt của bạn trở nên đầy nước mắt.
Thật là kinh khủng, nhưng với thời gian bạn sẽ quen dần.
Mọi người tìm thực phẩm từ các chất thải mới vừa chuyển đến
Ngày nọ, một cậu bé mang theo một bịch máu hỏi tôi tại sao những người ở nước tôi không bao giờ mỉm cười.
Tôi không biết trả lời em thế nào. Vừa nhìn vào bịch máu em mang theo để ăn như thể đó là cả một kho tàng, em giải thích với tôi: "Cháu luôn mỉm cười, cháu thật may mắn.
Hôm nay cháu sẽ ăn món này và ngày mai cháu sẽ được thấy mặt trời một lần nữa".
Cậu bé khoe "chiến lợi phẩm" của mình
Họ dường như miễn dịch từ rác.
Các bệnh thông thường rất hiếm; thường chỉ là tiêu chảy, đau bụng hoặc cảm.
Một điều rất chung ở đây đó là các vết cắt và vết bầm tím, vì hầu hết trẻ em ở đây đều đi chân trần giữa hàng tấn rác thải.
Hai người bạn trẻ
Về cơ bản bãi rác là "trung tâm mua sắm" của họ.
Mọi thứ cần thiết cho cuộc sống đều đến từ bãi rác.
Họ luôn nói với tôi rằng họ sẽ rất may mắn nếu tìm được chuối vì đây là thực phẩm sạch nhờ lớp vỏ che phủ bên ngoài.
Một phụ nữ đang lấy nước
Rác đến từ Siem Reap (Xiêm Riệp), thành phố du lịch chính ở Campuchia, nơi có nhiều khách sạn với giá phòng có thể lên đến hơn 1.500 USD cho một đêm.
Đây là một thành phố của gần 150.000 người.
Đống "phế liệu"
Họ xứng đáng được biết đến, họ xứng đáng có tiếng nói, và tôi nghĩ rằng nụ cười của họ là cách tốt nhất mà họ dùng để thể hiện mình. Họ đang hạnh phúc chỉ vì ngày mai họ sẽ lại thấy mặt trời.
Bé gái ngồi trong đống rác
Thành thật mà nói, tôi không tìm thấy nỗi buồn ở đó.
Tôi đã hạnh phúc mỗi khi được ở cùng với những người dân ở đó.
Nụ cười vui vẻ của cô gái khi lục tìm thức ăn
Nỗi buồn và những giọt nước mắt sau đó lại đến, khi bạn ngồi trong phòng khách sạn,
bao quanh bởi đầy rẫy vật chất mà lại thiếu vắng nụ cười, và khuôn mặt của những người dân sống ở đó xuất hiện trong tâm trí bạn -
đó là lúc nỗi buồn bắt đầu xâm chiếm bạn.
Trẻ em sống ở bãi rác
Tôi gọi Campuchia là Thế Giới Bị Quên Lãng.
Nhiếp ảnh không thể làm thay đổi thế giới, nhưng có thể làm chúng ta thay đổi cách suy nghĩ và chạm đến trái tim chúng ta.
Đó là lý do vì sao tôi là một nhiếp ảnh gia... để lên tiếng cho những người sống trong im lặng..