Mỗi bản án tù giam đối với Hội Anh Em Dân Chủ là một Tội Ác đối với Dân Tộc Việt Nam và Nhân Loại Văn Minh.
Ngày 5 tháng Tư năm 2018, sáu thành viên Hội Anh Em Dân Chủ đã bị cái gọi là ‘’tòa án nhân dân’’ Cộng sản Hà Nội tuyên án phi pháp từ 7 đến 15 năm tù giam kèm theo nhiều năm tù quản chế. Sáng sớm ngày 6 tháng Tư năm 2018, tập san Văn Chương ACTUALITTÉ (tòa soạn ở Paris), có biệt danh ‘’Những Vũ Trụ Sách’’, đã giới thiệu và cho đăng nơi trang nhứt Ấn bản Thời Sự Quốc Tế một bài của Nguyên Hoàng Bảo Việt, nhà thơ và nhà báo Việt Nam độc lập, đại diện Ủy Ban Nhà Văn bị Cầm Tù và Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại. Chỉ vài giờ sau, bài báo mang tựa đề ‘’Parodie de justice au Vietnam pour six dissidents sacrifiés’’ đã được nhiều người đọc và phổ biến rộng rãi trên các mạng xã hội toàn cầu. Trung Tâm Văn Bút Pháp và nhiều văn hữu Văn Bút Quốc Tế đã mau chóng chuyển tiếp bài báo.
Qua bản văn nói trên, thi hữu Nguyên Hoàng Bảo Việt đã cực lực tố cáo trước công luận thế giới sự kiện Công Lý tiếp tục bị Cộng sản Hà Nội biến thành trò hề để nhạo báng ở Việt Nam. Chỉ riêng một vụ án đầu tiên xử Hội Anh Em Dân Chủ (sẽ còn những vụ án khác nữa, liên quan đến Hội Anh Em Dân Chủ), mấy thẩm phán tay sai trung tín của chế độ cũng đã dám tuyên phạt tổng cộng 66 năm tù giam và 17 năm tù quản chế. Năm người trong số sáu người bị kết án từng là những tù nhân ngôn luận và lương tâm biết tiếng. Nạn nhân thứ sáu là bà Lê Thu Hà, bị phạt tù giam lần đầu tiên. Sáu thành viên Hội Anh Em Dân chủ đã bị trừng trị nặng nề trong một vụ tòa án xét xử thiếu công minh, đằng sau những cánh cửa đóng kín, không có bằng chứng thuyết phục, cũng không có các thẩm phán độc lập và vô tư. ‘’Tội’’ của các nạn nhân đối với bạo quyền : có can đảm cổ xúy cho dân chủ, tố cáo tham nhũng được bao che và bất công xã hội, chỉ trích lạm dụng quyền thế và bảo vệ những người bị tước đoạt tiếng nói và không được tự vệ. Họ đã bị kết án tù cực kỳ nặng nề vì "các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", trong khi lời buộc tội ban đầu là "tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa". Báo chí thế giới và các nhà ngoại giao quốc tế không được phép dự khán trực tiếp cái mà cộng sản Hà Nội gọi là "phiên xử công khai".
Tác giả bài báo nhắc lại thân thế và tình cảnh lao lung của sáu nạn nhân trong cuộc đàn áp tàn bạo này. Người viết muốn cộng đồng và công luận thế giới nhớ đến những con người dũng cảm vừa bị áp đặt những án tù giam khắc nghiệt không thể chấp nhận được :
1) Ông Nguyễn Văn Đài (49 tuổi), luật sư nhân quyền, hội viên bị Hội Luật sư Hà Nội khai trừ (sau khi bị bắt lần đầu năm 2007), nhà phiên dịch, tác giả nhựt ký điện tử, đồng chủ nhiệm và chủ bút tập san Tự Do Ngôn Luận, đồng sáng lập Ủy ban Nhân Quyền Việt Nam và Hội Anh Em Dân Chủ. Từng trải qua 4 năm tù giam 2007-2011. Bị bắt lại từ ngày 16 tháng Mười Hai năm 2015 và bị kết án 15 năm tù giam và 5 năm tù quản chế ngày 5 tháng Tư năm 2018. Trong một bản Nhận Định được thông qua ngày 25 tháng Tư năm 2017, Nhóm Công tác Liên Hiệp Quốc về sự Giam cầm độc đoán kết luận rằng việc giam cầm ông Nguyễn Văn Đài là tùy tiện và thúc giục nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội trả tự do cho ông ngay lập tức và vô điều kiện.
2) Ông Trương Minh Đức (58 tuổi), nhà báo độc lập, tác giả nhựt ký điện tử, người bảo vệ nhân quyền, hoạt động chống tham nhũng, đồng sáng lập Hội Anh Em Dân Chủ. Từng trải qua 5 năm tù giam 2007-2012. Bị bắt lại ngày 30 tháng Bảy năm 2017 và bị kết án 12 năm tù giam và 3 năm tù quản chế ngày 5 tháng Tư năm 2018.
3) Mục sư Nguyễn Trung Tôn (47 tuổi), tác giả nhựt ký điện tử, người bảo vệ nhân quyền, đồng sáng lập Hội Anh Em Dân Chủ. Từng trải qua 2 năm tù giam 2011-2013. Bị bắt lại ngày 30 tháng Bảy năm 2017 và bị kết án 12 năm tù giam và 3 năm tù quản chế ngày 5 tháng Tư năm 2018.
4) Ông Nguyễn Bắc Truyển (50 tuổi), nhà luật học, tác giả nhựt ký điện tử, người bảo vệ nhân quyền, đồng sáng lập Hội Anh Em Dân Chủ, một thành viên hoạt động của Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Từng trải qua 3 năm 6 tháng tù giam 2006-2010. Bị bắt lại ngày 30 tháng Bảy năm 2017 và bị kết án 11 năm tù giam và 3 năm tù quản chế ngày 5 tháng Tư năm 2018.
5) Bà Lê Thu Hà (35 tuổi), nhà giáo, nhà phiên dịch, hội viên và phụ tá điều hành Hội Anh Em Dân Chủ. Bị bắt từ ngày 16 tháng Mười Hai năm 2015 và bị kết án 9 năm tù giam và 2 năm tù quản chế ngày 5 tháng Tư năm 2018.
6) Ông Phạm Văn Trội (46 tuổi), nhà văn bất đồng chính kiến, người bảo vệ nhân quyền, đồng sáng lập Ủy ban Nhân Quyền Việt Nam và Hội Anh Em Dân chủ. Từng trải qua 4 năm tù giam 2008-2012. Bị bắt lại ngày 30 tháng Bảy năm 2017 và bị kết án 7 năm tù giam và 1 năm tù quản chế ngày 5 tháng Tư năm 2018.
Ban Biên Tập Actualitté cho đăng tiếp bài báo của Nguyên Hoàng Bảo Việt, vạch trần bản chất bất nhân phi nghĩa của Cộng sản Hà Nội mà Nguyễn Phú Trọng, đại diện quyền lực tuyệt đối, vừa ghé lại thủ đô Pháp hai ngày trên đường đi thăm các đồng chí Cuba.
Thành viên của Tổ chức Quốc tế Pháp thoại, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước cộng sản độc tài, độc đảng. Bạo quyền đang duy trì một chế độ kiểm soát khắc nghiệt lên tất cả các quyền tự do phát biểu và diễn đạt quan điểm, quyền tự do hội họp, lập hội và quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Độc lập hay bất đồng chính kiến, các nhà văn, nhà báo, trí thức, nghệ sĩ, tác giả nhựt ký điện tử, người bảo vệ nhân quyền và môi trường thường bị hăm he, đe dọa, tấn công và đánh đập tàn nhẫn bởi công an, cảnh sát hoặc những kẻ hành hung không nhận diện được. Các nạn nhân bị cáo buộc và kết tội theo luật an ninh quốc gia mơ hồ được quy định trong bộ luật Hình sự, như điều 79 (các hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân), 87 (làm suy yếu chính sách đoàn kết dân tộc), 88 (tuyên truyền chống lại nhà nước), 245 (gây rối trật tự công cộng) và 258 (lợi dụng quyền tự do và dân chủ để làm suy yếu lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân). Họ cũng bị bắt giữ tùy tiện, giam nhốt quá lâu trước khi xét xử không chính đáng. Họ bị hạn chế tiếp xúc với luật sư trong các vụ án không công minh. Những án tù nặng nề và bất công đều đã được đảng Cộng sản phán quyết trước. Trong các trại lao động cưỡng bức, họ bị đối xử độc ác, vô nhân đạo hoặc sỉ nhục. Như bị nhốt trong các buồng quá đông tù nhân, vệ sinh tồi tệ, thiếu dinh dưỡng trầm trọng và còn bị biệt giam. Những tù nhân bị bệnh không có điều kiện để được chăm sóc y tế. Rất hiếm có chuyện tù nhân chính trị, ngôn luận và lương tâm rời khỏi trại giam trước khi mãn hạn tù. Chưa hết, họ còn bị kềm kẹp trong thời gian quản chế rất lâu, kéo dài nhiều năm. Không quên những trường hợp tù nhân bị buộc phải lưu vong ở ngoại quốc hoặc đày ải xa, rất xa gia đình của họ (hàng ngàn cây số). Sau khi được phóng thích, họ luôn luôn bị sách nhiễu về thể chất lẫn tinh thần. Chẳng hạn như bị bắt giữ lại và thẩm vấn nhiều lần, cấm du hành ngoại quốc hoặc tịch thâu sổ thông hành và bị canh chừng nghiêm ngặt trong tình trạng quản thúc tại gia.
Genève ngày 6 tháng Tư năm 2018
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
***************************************************************************
Thú và người
Nguyễn Xuân Nghĩa
(Gửi tặng các thành viên Hội Anh Em Dân chủ đang bị xử trong tòa án Hà Nội)
(Gửi tặng các thành viên Hội Anh Em Dân chủ đang bị xử trong tòa án Hà Nội)
Cửa tòa đóng kínỞ trong đó,
họ nói gì với anh?
Anh nói gì với họ?
họ nói gì với anh?
Anh nói gì với họ?
Một bên người
Một bên thú
có khi nào hiểu nhau?
Thú có móng vuốt
Ngục tù
Người có trái tim
Tự do.
Rồi cửa ngục đóng sầm.
mười năm, mười lăm năm…
Người trong tù không thành thú
Thú ở bên ngoài chẳng thành người
Nguyễn Xuân Nghĩa
Bến Cảng Hải Phòng 5/4/2018
Bến Cảng Hải Phòng 5/4/2018
*****************************