Friday, 27 April 2018

Chuyện tháng tư 75 Đi để làm gì?

o (8)
Viet Museum in San Jose History Park

Đến năm nay, năm 2018 gần như các nhân vật lịch sử liên quan đến cuộc chiến Quốc Cộng kể cả 2 miền Nam Bắc Việt Nam và Hoa Kỳ cũng chẳng còn mấy người. Nhưng nhờ truyền thông Việt Ngữ và tài liệu tràn ngập trên mạng lưới điện toán, lịch sử VNCH vẫn được vẫn được ghi lại hết sức phong phú. 

Khắp mọi nơi, cộng đồng Việt Nam đều có những tổ chức ghi nhận ngày Quốc Hận và tưởng nhớ đến những người đã hy sinh. 


Nhân dịp này tại Việt Museum đã đón tiếp phái đoàn 25 em học sinh lớp Việt Ngữ trường trung học YB do cô giáo và cô phó hiệu trưởng đến thăm. Thực hết sức cảm động, vì trở ngại xe giờ chót, dù trời nắng, các em đã họp đoàn đi bộ gần một giờ trên đường phố. 

Tuy nhiên cuộc viếng thăm được coi là một chương trình học về lịch sử kỳ thú nhất từ trước đến nay. Cũng xin đặc biệt loan báo. Tổ chức tưởng niệm 30 tháng tư năm nay mang ý nghĩa thực tế và tình cảm nhất vẫn là ngày Lễ giỗ các vị tuẫn tiết và các chiến sĩ đã hy sinh. 

Biệt đoàn Lam Sơn sẽ tổ chức tại Museum vào ngày chủ nhật 29 tháng tư  2018 lúc 11 giờ trưa. Vào cửa tự do qua cổng chính trên đường Phelan góc Senter. Đặc biệt đồng hương sẽ có dịp gặp và hỏi thăm thân nhân của các vị anh hùng từ mọi nơi về họp mặt. 

Tham dự tiệc cúng heo quay, thắp một nén nhang cho thuyền nhân hy sinh trên biển cả. Thắp một nén nhang cho chiến sĩ VNCH đã hy sinh.  Thật là nghĩa cử cao quý đáng ghi nhớ. 


Đi để làm gì: Trong số 7 vì anh hùng tuẫn tiết 30 tháng tư năm 1975, có hình tướng Nguyễn Khoa Nam chính giữa. Khi các quân nhân rã ngũ tan hàng theo lệnh của tổng thống. 
Ngày 30 tháng tư ở miền Tây, tùy viên báo cáo các sĩ quan quân đoàn đã ra đi. Tướng Nam tự hỏi: Đi để làm gì? Câu hỏi của ông đã theo suốt cuộc đời các quân nhân cao niên chúng tôi cho đến hôm nay. 
Các bạn tôi, kẻ mất, người còn. Chúng tôi sẽ trả lời ra sao cho ông tư lệnh đã tự vẫn. Chúng tôi cũng có những đứa con thời kỳ 75 ở vào tuổi thiếu niên. Trên dưới 10 tuổi. Dù các con cháu đi theo cha mẹ năm 75 hay vượt biên đoàn tụ sau này thì lũ nhỏ cũng chẳng biết đường nào mà trả lời câu hỏi Đi để làm gì. Đi trốn cộng sản. Đi tìm tự do hay đi để tìm đường sống. Đi để có cơm áo. Đi để có thể học hành. 
Các cô gái hơn 40 năm trước ở tuổi mới vào đời, qua nước Mỹ tất cả đều đã học hành thành công, đã yên bề gia thất, đã có con có cháu. Sau những năm tháng ổn định chuyện gia đình, đã có thể làm gì cho cuộc sống thêm ý nghĩa. Suốt đời lo cho mình theo lẽ tự nhiên của nhu cầu vị kỷ. Đến lúc nào mới tìm ra ý nghĩa vị tha. Nếu là người Mỹ sinh trưởng ở đất nước này, chỉ cần làm công dân tốt là đủ. 
Nhưng chúng ta từ đất nước Việt ra đi, quả thực trả lời câu hỏi của người tuẫn tiết thực sự là một nghĩa vụ. Đi để làm gì. Phần lớn là các bạn trẻ, không kinh nghiệm, không kiến thức. Đi từ chỗ chết bước vào cõi sống. Từ bóng tối mà bước vào ánh sáng. 
Ngay từ tuổi thiếu niên đã trưởng thành trong thế giới tự do, dân chủ đầy cơ hội. Các bạn đã trở thành người có trí thức, có sự nghiệp, có tài sản. Đã đến lúc nên trả lời câu hỏi cũ từ thời kỳ 75, chúng ta đã ra đi để làm gì. Làm những gì gọi là vượt qua lãnh vực cá nhân và gia đình.
IMG_8978

LEN_3347-9 (1) Thành viên quản trị VAPW trên dưới 10 tuổi vào năm 1975
Hội Nữ chuyên gia gốc Việt. Tôi nhắc lại câu hỏi cũ Đi để làm gì, vì mới được tham dự buổi dạ tiệc của hội VAPW. Vietnamese American Professional Women Association of Silicon Valley. Tên hội khá dài dòng nhưng tôi tạm gọi là các Nữ chuyên gia gốc Việt. Hội này đã âm thầm họp đoàn làm việc chung trong lãnh vực giáo dục từ hơn 10 năm qua mà thực sự cộng đồng không biết. 
Thì ra các nhà trí thức nữ giới tại San Jose cũng đã có nghĩ đến việc trả lời câu hỏi Đi để làm gì. Sau việc giúp gia đình định cư, hoàn tất học hành, lập gia đình, trở thành công dân gương mẫu, trở thành mẹ và có thể là bà nội bà ngoại, lớp tuổi 40 hay 50 thuộc thế hệ tương lai gần kề với chúng tôi đã nỗ lực làm được những việc rất vừa tầm tay. 
Trước hết họ là ai? Ba n quản trị là các vị nữ lưu của thung lũng điện tử toàn là những trí thức khoa bảng đáng ghi nhận. Các thẩm phán, luật sư, giám đốc, chỉ huy cảnh sát, các nhà đầu tư, các quản trị viên trong hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ, các chuyên gia cho HP, chuyên gia cho ngân hàng, chuyên gia cho các tổ chức giáo dục và tài chánh... 
Đặc biệt tất cả đều là con của quân dân chánh VNCH. Trong 10 năm qua hội đã làm gì. Có thể còn rất nhiều giới hạn nhưng cũng vẫn còn nhiều hoài bão. Tuy nhiên cụ thể là hội chú trọng đến việc giúp đỡ các em nữ sinh. 
Mỗi thành viên trong ban quản trị được coi là chuyên viên về mọi lãnh vực lấy kinh nghiệm cá nhân làm gương sáng cho các em. Cụ thể là lựa chọn và trao học bổng có thể lên đến vài ngàn mỗi năm cho các em được lựa chọn. 
Để làm công việc này, hội phải tìm ân nhân, gây quỹ và tổ chức lễ trao giải hàng năm. Những năm trước chỉ đơn giản tổ chức tại các thư viện. Nhưng năm nay kỷ niệm 10 năm âm thầm làm việc hội đã phát ra các giải thưởng và có buổi dạ tiệc thân mật và lịch sự tại nhà hàng Ta. 
Ông Dave Cotese giám sát viên quận hạt hiện diện để trao các bảng tưởng lệ hết sức xúc động và khen thưởng tổ chức cũng như các em gái nhận giải. 
Trong số các cô trong ban quản trị tôi biết luật sư Thu Hương là con gái của đại tá tỉnh trưởng Hậu Nghĩa. Cùng với thành phần sáng lập là cô Trương Thu Thủy, giám đốc hãng Tti, đồng thời là hội đồng quản trị Hồng Thập Tự Hoa Kỳ tại Silicon Valley. 
Chúng tôi có dịp ngồi chung bàn với bác Lê Trung Hiền mới biết con gái ông là chủ tịch đương kim của VAPW. Ngồi bên cạnh là bạn Vũ Thượng Đôn. Con gái bác Đôn cũng là phó chủ tịch của hội. 
Giới thiệu với các độc giả về hội chuyên gia nữ gốc Việt tại địa phương để biết rằng chung quanh ta có những con cháu phái nữ cũng đang lưu tâm đến việc cộng đồng và tìm cách làm được các công việc trong tầm tay của những người vừa là chuyên viên vừa là nội trợ. 
Trong thế giới của cộng đồng Việt hiện đã có các quản trị gia, khoa học gia nữ giới Việt Nam vượt bực. Chúng ta hiện có trên 10 nữ đại tá trong quân lực Hoa Kỳ, có vị chờ lên tướng. 
Thực may mắn cũng có những phụ nữ tìm thấy công việc xây dựng cho thế hệ tiếp nối ngay tại địa phương. Chúng tôi đã được dự buổi họp mặt đáng ghi nhớ nhiều hơn các buổi dạ tiệc thông thường.

Đề nghị: Nhiều năm trước , cộng đồng Việt tại San Jose có 3 tổ chức khá thành công. Thứ Nhất: Hội Tết Văn Hoá tại Fairgrounds. Nhưng nay đã vắng bóng và ngày nay chỉ còn các Hội Tết thương mại. 
Thứ hai: Các Kỳ diễn hành Tết khá thành công. Bây giờ không còn nữa. 
Thứ ba: Lễ phát phần thưởng cho các em học sinh Việt Nam.Chấm dứt từ nhiều năm qua. 
Cộng đồng Việt ngày nay đông đảo hơn. Giàu có hơn. Có rất nhiều triệu phú, đại gia. Có nhiều ban đại diện và có nhiều nghị viên, dân cử gốc Việt. 
Có nhiều hội đồng hương, đồng trường, đồng ngũ với đại hội toàn thế giới tổ chức lên đến 800 bàn tại đại tửu lầu. Đại hội nào cũng phải cơm Tây thanh lịch hay cơm Tàu 9 món với văn nghệ ca sĩ hoành tráng và dạ vũ tưng bừng. 
Nhưng không duy trì được các tổ chức văn hóa rất ý nghĩa kể trên. Chúng ta không có khả năng tổ chức một lễ phát thưởng đơn giản hàng năm. Rất nhiều cộng đồng Việt trên thế giới đều có lễ phát thưởng. Chỉ trừ San Jose. Chúng ta ra đi để làm gì.                                                           
Đề nghị: Hội Nữ chuyên viên gốc Việt nên tổ chức phát phần thưởng hàng năm. Các chị em thừa khả năng về tổ chức, vận động và ngoại giao để trả lời câu hỏi. Đi để làm gì.

Thành  phần ban quản trị: Ghi theo tài liệu của hội 
1)Diane Lê Mỹ Duyên:President:  Sinh tại Gia Định VN. Con trung tá Lê Trung Hiền. Qua Mỹ năm 1975, lúc 8 tuổi. Diane là manager của hãng HP, Đã xin được $10k Grant from HP. 

2) Cindy Vũ Đoan Trinh  Vice President & Mentoring Program Co-Chair Woman:  Sinh tại Sài Gòn, qua Mỹ năm 1975, lúc 11 tuổi. Con trung tá Vũ Thượng Đôn. Cindy là managing partners của hơn 20 Commercial Real estate properties & businesses tại Hoa Kỳ, phần lớn nằm trong tiểu bang CA.

3)Laura Phan Trần Bá Mỹ Hiền Secretary:   Sinh tại Sài Gòn qua Mỹ năm 1975 lúc 10 tuổi, Ba là Thiếu Tá Trần Bá PhảiLaura is the number two person in the Whole Oakgrove school district, only second to the school superintendent. She has an MBA & Over see many School building projects budget upward to hundreds of millions of dollars each.

4)Nguyễn Thị Ngọc Thảo,Treasurer & Scholarship Committee Chairwoman Sinh tại: Saigon,  Qua Mỹ năm 1995 Lúc 19 tuổi. Ba Thảo là sĩ quan đi cải tạo 13 năm, gia đình qua Mỹ diện HO. Thảo has an MBA, là Senior VP của Comerica Bank

5)Luật Sư Ann Nguyễn Như Anh Phương. Mentoring Committe Co-Chair & Board # 1. Sinh tại Saigon.Vượt Biên đường biển 1979, Ở trại tị nạn trên đảo Malaysia 10 tháng. Đến Mỹ năm 1980 lúc Ann 10 tuổi. Bố là giáo sư trung học Mạc Đĩnh Chi và cũng có đi lính nên sau 75 ông cũng bị đi tù cải tạo 3 năm. Luật sư Ann là PARTNER của law firm Messner Reeves, LLP nổi tiếng có chi nhánh trên toàn nước Mỹ.

6)Trương Tiến Thu Thủy. Board  # 2. Sinh tại Saigon. Qua Mỹ năm 1978 lúc 13 tuổi. Ba là Thượng Nghị Sĩ Trương Tiến ĐạtChị Thủy là VP của hãng TTi, cũng là Board member của Red Cross Silicon Valley Chapter, và VNHELP.

7)Teresa Nguyễn Thu Hương Board # 3: Sinh tại Biên Hòa. Qua Mỹ năm 1978 Lúc tuổi 13 tuổi, con đại tá tỉnh trưởng Hậu Nghĩa hy sinh 1975.Thu Hương hành nghề luật sư hơn 20 năm và văn phòng luật sư của Chị tại San Jose có 5 luật sư làm việc.

8)Samantha Huỳnh. Board # 4: Sinh tại Nha Trang . Qua Mỹ năm 1985 Lúc Sam 10 tuổi.  Ba Mẹ Samantha là Street vendors ở VN (bán hàng rong)Samntga Huỳnh hiện là Detective Sergent (Thám tử) for the San Jose Police Department                     
9)Phạm Thảo.Board # 5: Sinh tại Biên Hòa. Qua Mỹ năm 1992 Lúc 5 tuổi.  Ba Thảo trong quân đội qua Mỹ diện HO. Trẻ nhất trong VAPW board, Thảo là cô giáo thể thao và là Activities director Của trường trung học Willow Glen. Thảo giúp hội connect với các em trung học và giúp ý kiến về những cách để hội sinh hoạt với các em.

Tổng cộng là 9 members trong hội đồng quản trị.
   Giao Chỉ, San Jose