Saturday, 21 April 2018

♫ Ngày QUỐC HẬN: “Chuyến Đò Vĩ Tuyến” (Lam Phương) và “Người Di tản Buồn” (Nam Lộc)

Tự do dân chủ và nhân quyền là hai điều căn bản mà dân tộc nào cũng được hưởng. Chỉ tại Việt Nam khi có chế độ Cộng Sản là hai quyền ấy bị tước đoạt.
Nhìn lại lịch  sử cận đại:
1)   Cuộc di cư của gần một triệu đồng bào miền Bắc lánh nạn Cộng Sản để vào Nam sau Hiệp Định Geneve 1954 chia đôi đất nước.
2)   Và cuộc vượt thoát sát trước và sau ngày 30 tháng tư 1975 của gần 3 triệu đồng bào miền Nam trốn chạy CS khi họ xé bỏ hoàn toàn Hiệp Định Paris 1973 và tràn vào xâm chiếm toàn bộ miền Nam (mà họ gọi là giải phóng). Vượt thoát  bằng đường biển, đường bộ để đi tìm tự do trên khắp nẻo đường  thế giới , trải qua biết bao hiểm nguy trên biển cả, trong rừng già, tìm cái sống trong cái chết. Đó là những hình ảnh không bao giờ chúng ta quên.
Hôm nay kính mời quý vị hồi tưởng lại hai cuộc di cư và di tản vĩ đại ấy qua hai Video Nhạc “CHUYẾN ĐÒ VĨ TUYẾN” và “NGƯỜI DI TẢN BUỒN”

CHUYẾN ĐÒ VĨ TUYẾN
CHUYẾN ĐÒ VĨ TUYẾN là một tuyệt phẩm của Nhạc sĩ Lam Phương viết vào năm 1955 sau khi Hiệp Định Geneva 1954 chia đôi đất nước Việt Nam tại vĩ tuyến 17 bên sông Bến Hải. Nhạc phẩm nói lên tâm sự của một cô gái đang dùng con đò nhỏ bên bờ sông để đón người yêu tìm đến và nàng sẽ đưa chàng qua vĩ tuyến về miền Nam yên bình trù phú. Chuyến Đò Vĩ Tuyến được diễn tả qua tiếng hát của Hoàng Oanh với hình ảnh minh họa UHD 4K của Trần Ngọc. Phần cuối của nhạc phẩm là một số hình ảnh chụp trong ngày mừng thọ sinh nhật 80 của NS Lam Phương do Hội Nghệ Sĩ và Nhân Ảnh Tân Văn tổ chức ngày 26 tháng 3 năm 2017 tại Westminster miền Nam California Hoa Kỳ.


NGƯỜI DI TẢN BUỒN.
Đây là sáng tác của NS Nam Lộc viết cho cuộc di tản của người Việt  sau ngày  30 tháng 4, 1975, ngày miền Nam Việt Nam rơi vào tay CSBV. Lời ca và giai điệu trầm buồn gợi nhớ quê hương mà mỗi năm khi mùa Quốc Hận đến chúng ta không thể nào không nhắc tới.
Kính mời quý vị thương thức nhạc phẩm này qua Live Video với tiếng hát của chính tác giả với phần đệm đàn của NS Trúc Hồ (TT Asia/SBTN)
“Chiều nay có một người đôi mắt buồn.
Nhìn xa xăm về quê hương rất xa.
Chợt nghe tên Việt Nam ôi thiết tha.
Và rưng rưng lệ vương mắt nhạt nhòa.
Bạn ơi đó là người di tản buồn”