Thursday 26 April 2018

NOBUYUKI TSUJII : Dấu Lặng Trong Âm Nhạc - Nguyễn Ngọc Phúc

Động đất và sóng thần Tōhoku 2011 (] tạm dịch: Đông Nhật Bản Đại Chấn tai ) là một trận động đất mạnh 9,0  ngoài khơi Nhật Bản xảy ra lúc 05:46 UTC (14:46 giờ địa phương) vào ngày 11 tháng 3 năm 2011.
Trận động đất đã gây ra sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản và ít nhất 20 quốc gia, bao gồm cả bờ biển phía Tây của Bắc và Nam Mỹ. Sóng thần cao đến 38,9 m đã đánh vào Nhật Bản chỉ vài phút sau động đất, tại một vài nơi sóng thần tiến vào đất liền 10 km (6 mi).
Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản đã chính thức xác nhận có 15.893 người thiệt mạng, 6.152 người bị thương và 2.572 người mất tích tại 18 tỉnh của Nhật Bản và hơn 125.000 công trình nhà ở bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn.



Published on Mar 30, 2015
Pianist Nobuyuki Tsujii bursts into tears when he plays at Carnegie Hall his own composition "Elegy for the Victims of the Tsunami of March 11, 2011 in Japan".

Nobuyuki Tsujii
2017BerlinTsujii.jpg
Nobu in Berlin, May 15 2017
BornSeptember 13, 1988 (age 29)
Tokyo, Japan
OccupationPianist, composer
NationalityJapanese
On November 10, 2011, Tsujii made a debut recital in the main hall (Isaac Stern Auditorium) at Carnegie Hall in New York, as part of the Keyboard Virtuosos II series.


Nobuyuki Tsujii, sinh năm 1988, bị mù từ khi lọt lòng mẹ nhưng lúc 2 tuổi đã biết đàn Do Re Mi trên đàn piano  đồ chơi theo tiếng hát của mẹ.

4 tuổi đã bắt đầu học piano, 7 tuổi đoạt giải âm nhạc dành cho sinh viên khiếm thị ở Tokyo
10 tuổi chính thức ra mắt trình diễn với dàn nhạc Thế Kỷ ở Osaka.

Ngày 10 tháng 11 năm 2011 sang Mỹ trình diễn ra mắt lần đầu tiên ở Carnegie Hall, New York vào năm 23 tuổi.

Đêm đó, Anh đã trình diễn một bản nhạc do anh viết về Đại Họa Sóng Thần Tsunami gây tang thương cho dân tộc anh vào ngày 11 tháng 3 năm 2011 làm 15.893 người thiệt mạng, 6.152 người bị thương và 2.572 người mất tích tại 18 tỉnh của Nhật Bản và hơn 125.000 công trình nhà ở bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn.

Vô tình được thấy anh trình diễn trên youtube, bản nhạc và nước mắt của anh đã làm tôi xúc động muốn khóc theo, tôi đã vội vàng viết ra những cảm xúc của mình để ghi lại sự rung động lần đầu tiên trong đời tôi được nhìn thấy và nghe thấy về âm nhạc.

Xin chia xẻ với các bạn, những người bạn tôi quen và chưa quen nhưng vẫn muốn gửi vì có thể bạn sẽ hiểu được sao tôi muốn khóc.

Chỉ có yêu thương thật sự mới làm cho chính người nhạc sỹ rơi nước mắt khi trình diễn.

Đoản khúc nhạc  giản dị nhưng dạt dào nỗi đau thương của tình người. 

Dù không cay đắng khóc than như ca khúc về tình yêu đôi lứa nhưng chất chứa u sầu của một người yêu đất nước mình, yêu dân tộc mình, của một nghệ sỹ Phù Tang trẻ mới 23 tuổi  trong trái tim của xứ mặt trời và nén lòng trầm lặng của một mẫu người Nhật mà  ở trên nỗi khổ đau đó, đoạn cung trưởng sau của ca khúc đã đem một chút hy vọng và ngửng đầu vươn lên của sự sống. 

Người nghệ sỹ mù từ thửa lọt lòng này không thể nhìn thấy tận mắt cơn sóng thần đã cuốn trôi đi hàng trăm  ngàn căn nhà và cuộn hàng chục ngàn người vào cõi chết như thế nào và trong bao lâu nhưng anh vẫn hiểu sự đau khổ và cái chết của đồng bào mình, dân tộc mình nó tang thương và to lớn làm sao.

Âm điệu, dòng nhạc và tiếng nhạc đau thương không gào thét ầm ỹ và chỉ đủ sức vang lên trong đơn độc như lời cầu nguyện thầm lặng  một mình không biết gửi đến cho ai nhưng phải  được nói ra và nghĩ đến. 

Tiếng hát ca sỹ của nhiều ca khúc trên thế giới nhiều khi đã làm rơi nước mắt của  người nghe về tình đời và tình yêu ngay cả chính người hát  bởi tình cảm của người hát và ca từ  của bài hát  nhưng Tiếng đàn không cần người hát, tôi chưa bao giờ được thấy làm lệ rơi của chính tác giả nhất là khi họ không có thể nhìn thấy khán giả và ngoại cảnh chung quanh, là những yếu tố chính đóng góp vào sự thành công của bài hát.

Như vậy, người nhạc sỹ mù này đêm hôm đó và ngay lúc đó, anh không đàn cho khán giả nghe nỗi u uất của mình mà anh đã đàn cho chính mình, sức mạnh nặng nhẹ của ngón tay làm rơi tiếng đàn trong nỗi đau sâu lắng nhẹ nhàng và đã thay tiếng hát của ca sỹ mà không cần đến chữ nghĩa để diễn tả.

Làm sao anh có thể làm được chuyện này khi không có đôi mắt?
Chỉ nhờ trái tim.

Anh là một người nghệ sỹ thật sự, mù trong chữ nghĩa , mù trong tiếng hát , mù trong ánh sáng và mù trong thế giới nhưng không mù trong đau khổ và yêu thương.

Khi anh dứt tiếng đàn, thế giới đã phải lặng im đi trong một khoảng trống dài sau đó để nỗi bi thương của anh còn được trải sâu ra và trải rộng ra vì đó là một note của bản nhạc đã được khán giả chọn để đặt đúng chỗ và đúng lúc, trong âm nhạc gọi là một note lặng, cũng như những giọt nước mắt rơi ra của anh cũng nằm trong bản nhạc của anh dù anh không viết trước đó nhưng đã được viết thêm ngay vào lúc đàn bởi trái tim.

Tiếng vỗ tay nồng nhiệt và dạt dào sau cùng đã làm đứt giấc mộng dài của tôi. Tôi không muốn được đánh thức từ một giấc mê ít khi tôi có.

Tôi không yêu những tiếng vỗ tay này mà tiếc nuối một giấc mộng đẹp đã  bị tan vỡ và xoá nhoà đi bởi tiếng ồn ào của con người.

Với tôi, hai câu chuyện đó hình như nó không thể đi đôi với nhau được vì nước mắt của Nobuyuki đã thật sự rơi xuống mặt đất và thấm vào lòng trái đất, tiếng vỗ tay không thể nào lấy nó lên lại được.

Tôi thật sự bây giờ mới hiểu và yêu dấu lặng trong âm nhạc.

Viết trong tháng Tư đen về một câu chuyện của tình người trước đau thương đang vây quanh mình của một người mù trong thế giới nhưng không mù trong trái tim.

Nguyễn Ngọc Phúc