Tuesday 11 September 2018

Mỹ - Đài Loan bất ngờ có sự kiện lạ, TC "đứng ngồi không yên"

Giới chức quốc phòng Đài Loan Yen Teh-fa đã được mời tới tham dự Hội thảo Công nghiệp Quốc phòng Mỹ - Đài Loan diễn ra vào tháng 10 tới. Việc này khiến Tc vô cùng tức giận.

Bắc Kinh đã nhiều lần cảnh báo Washington cũng như các quốc gia khác tránh tiến hành hoạt động trao đổi quân sự cấp cao với Đài Loan.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ - Đài Loan, ông Rupert Hammond-Chambers đã xác nhận với tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) rằng, ông Yen đã được mời tới sự kiện vào tháng 10.

Mỹ - Ä Ã i Loan bất ngá»  có Ä‘á»™ng thái lạ, Trung Quốc "đứng ngồi không yên" - 1

Giới chức quốc phòng Đài Loan Yen Teh-fa có thể sẽ tới Mỹ vào tháng 10 để dự Hội thảo Công nghiệp Quốc phòng Mỹ - Đài Loan.


See the source image

Nếu như ông Yen chấp nhận lời mời, ông sẽ trở thành quan chức cấp cao nhất đầu tiên của cơ quan quốc phòng Đài Loan tới dự sự kiện Hội thảo Công nghiệp Quốc phòng Mỹ - Đài Loan kể từ năm 2008.
Theo kế hoạch, Hội thảo Công nghiệp Quốc phòng Mỹ - Đài Loan sẽ diễn ra từ ngày 28 – 30/10 tại thành phố Annapolis thuộc bang Maryland của Mỹ. Đây sẽ là hội thảo thứ 17 được tổ chức hàng năm nhằm tăng cường thêm mối quan hệ hợp tác giữa Mỹ - Đài Loan cũng như trao đổi về các thỏa thuận mua bán quốc phòng và nhu cầu an ninh của Đài Bắc.

SCMP cho hay, trong năm nay, hội thảo sẽ công khai tiến hành thảo luận về vai trò của Đài Loan trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ, cũng như tìm cách tăng cường hoạt động của Đài Loan trong các vấn đề liên quan tới quốc phòng và an ninh quốc gia.
Tc vẫn xem Đài Loan chỉ là một tỉnh ly khai và không loại trừ khả năng dùng vũ lực để sáp nhập vào đại lục.

Trước đó, Mỹ đã cho điều động lực lượng thủy quân lục chiến tới Đài Loan để bảo vệ Viện Nghiên cứu Mỹ (AIT) ở Đài Bắc. Mức độ an ninh Mỹ áp đặt ở Viện Nghiên cứu Mỹ  tương đương với các tòa nhà chính phủ của Mỹ trên khắp thế giới.

Lâu nay, Mỹ thường triển khai lực lượng thủy quân lục chiến tới bảo vệ các đại sứ quán, lãnh sự quán cũng như các tòa nhà chính phủ chính thức hoạt động trên khắp thế giới. Nhưng đây là lần đầu tiên kể từ năm 1979, khi Mỹ tuyên bố công nhận Đài Loan thuộc Tc, Washington đưa lính thủy quân lục chiến tới Đài Loan.

Theo Giám đốc Dự án sức mạnh Tc thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh và Quốc tế ở Washington, ông Bonnie Glaser, việc điều động thủy quân lục chiến tới tòa nhà Viện Mỹ ở Đài Loan đã được Mỹ cân nhắc trong khoảng thời gian dài và chính quyền của Tổng thống Donald Trump chỉ là “hiện thực hóa” chủ trương.


Động thái chưa từng có của Mỹ ở Đài Loan khiến TC "gai mắt"

Viện Nghiên cứu Mỹ ở Đài Loan, nơi được cho là "đại sứ quán không chính thức" của Mỹ trên hòn đảo này sẽ được đảm bảo an ninh, giống như các tòa nhà ngoại giao khác của Mỹ trên thế giới.

Ä á»™ng thái chÆ°a từng có của Mỹ ở Ä Ã i Loan khiến TQ "gai mắt" - 1
TQLC Mỹ làm nhiệm vụ canh gác.

Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Mỹ đã quyết định điều TQLC đến Đài Loan, canh gác Viện Nghiên cứu Mỹ (AIT). Đây là hành động chưa từng có của Mỹ, thể hiện mối quan hệ với hòn đảo này.
“Một số lượng nhỏ binh sĩ Mỹ sẽ hiện diện ở AIT, cùng với các nhân viên địa phương, để bảo đảm an ninh cho văn phòng mới được xây dựng”, quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận với SCMP. Quan chức này tuyên bố giấu tên vì tính nhạy cảm của thông tin.

Động thái điều TQLC đến Đài Loan được giới quan sát coi là sự khẳng định mối quan hệ chặt chẽ của Mỹ với hòn đảo này. AIT mới được khai trương hôm 12.6 mà không có sự tham gia của cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton.

Có thể để tránh kích động Tc, Washington chỉ gửi đến buổi lễ trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Marie Royce.
Mỹ thường huy động TQLC canh gác đại sứ quán, tòa nhà công quyền ở các nước trên thế giới. Nhưng đây là lần đầu tiên kể từ năm 1979, sau khi Mỹ thiết lập quan hệ với Tc thay vì Đài Loan, Washington mới lại áp dụng quy tắc tương tự với "đại sứ quán không chính thức" trên hòn đảo này.

Theo giới quan sát, Mỹ đã cân nhắc điều nay từ lâu và mới đây được củng cố bởi chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Ä á»™ng thái chÆ°a từng có của Mỹ ở Ä Ã i Loan khiến TQ "gai mắt" - 2
Viện Nghiên cứu Mỹ ở Đài Loan, tòa nhà đại sứ quán không chính thức mới được khai trương hôm 12.6.

Hiện chưa rõ TQLC có mặc quân phục canh gác hay không, khi tòa nhà chính thức đi vào hoạt động vào tháng tới.
Hồi tháng 6, khi được hỏi về thông tin trên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Tc Lục Khảng đã cảnh báo Mỹ nên “cẩn trọng”.
“Mỹ nên tôn trọng chính sách ‘Một Tc’, ngừng mối quan hệ chính trị hay quân sự với Đài Loan”, ông Lục nói. “Mỹ nên hiểu rõ lập trường của Tc và tránh làm tổn hại quan hệ hai nước”.

Trong khi đó, tờ Thời báo Hoàn Cầu, ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận đảng Cộng sản TH thì coi sự xuất hiện của TQLC Mỹ là sự xâm lược trên đất Tc.

Động thái của Mỹ diễn ra sau khi Tc tăng cường gây sức ép với các nước trên thế giới nhằm cô lập Đài Loan.
Mới đây nhất, El Salvador đã tuyên bố cắt quan hệ với Đài Loan. Điều này được cho là khiến Mỹ phải tìm cách mới để ủng hộ Đài Loan.

Vì sao TC chưa dám mở chiến dịch quân sự thu hồi Đài Loan?

Đài Loan cho rằng Tc đại lục có thể thu hồi hòn đảo bất cứ lúc nào khi Mỹ ngừng hỗ trợ, nhưng thực tế có thể không dễ dàng như vậy.


Vì sao TQ chÆ°a dám mở chiến dịch quân sá»± thu hồi Ä Ã i Loan? - 1
Năng lực đổ bộ chiếm đảo quy mô lớn của Tc vẫn còn hạn chế.

Theo tờ National Interest, Tc thời gian qua liên tục tập trận bắn đạn thật khiến Đài Loan lo ngại về khả năng một ngày nào đó Bắc Kinh sẽ dùng biện pháp quân sự thu hồi hòn đảo.
Các chuyên gia quân sự cho rằng, yếu tố quyết định đến việc Tc thu hồi đảo Đài Loan là phản ứng của Mỹ. Nếu Washington quyết định can thiệp, Bắc Kinh sẽ không thể kịp thu hồi Đài Loan.
Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu Mỹ làm ngơ để Tc mở chiến dịch đổ bộ quy mô lớn nhằm vào Đài Loan?
“Nếu một ngày Tc biết Mỹ không hậu thuẫn Đài Loan nữa, họ có thể bắt đầu lên kịch bản tấn công hòn đảo”, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Joseph Wu nói trên CNN.
“Chúng tôi đang tăng cường hợp tác với nhiều quốc gia, bao gồm cả Mỹ để Tc phải suy nghĩ lại về việc thu hồi Đài Loan ngay trong đêm”, Wu nói.
Tuy vậy, các chuyên gia quân sự cho rằng, ngay cả khi không có sự hậu thuẫn của Mỹ, Đài Loan vẫn là một thách thức không nhỏ đối với bất kỳ chiến dịch quân sự nào của TC.
Thách thức đầu tiên là yếu tố địa lý. Báo cáo năm 2017 của NGĐ nhận định Tc sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai lực lượng đổ bộ qua eo biển Đài Loan rộng 185km.

Vì sao TQ chÆ°a dám mở chiến dịch quân sá»± thu hồi Ä Ã i Loan? - 2
Mạng lưới phòng thủ Đài Loan khiến Tc không thể chiếm đảo một cách chớp nhoáng.

Sức mạnh hải quân Tc đã cải thiện rõ rệt so với một thập kỷ trước, nhưng nhiệm vụ đổ bộ vẫn là điều quá sức, theo báo cáo của NGĐ .
“Đổ bộ chiếm đảo quy mô lớn là một trong những hoạt động quân sự phức tạp và khó khăn nhất”, báo cáo của NGĐ nhận định.
Các tàu đổ bộ đời cũ của Tc di chuyển chậm chạp và rất dễ làm mồi cho các hệ thống tên lửa diệt hạm phóng từ bờ biển đối phương.
“Chiến dịch đổ bộ thành công hay không phụ thuộc vào sự kết hợp giữa lực lượng không quân và hải quân. Một khi đặt chân lên đảo, binh sĩ Tc phải đối mặt với hàng loạt lớp phòng thủ từ Đài Loan, làm giảm khả năng Bắc Kinh sớm đạt được mục tiêu”, báo cáo viết.
Hải quân Tc hồi đầu tháng 7 hạ thủy cùng lúc hai tàu khu trục đa năng hạng nặng Type-055, mỗi chiếc có lượng giãn nước 13.000 tấn. Đây là  những tàu khu trục lớn và có uy lực nhất ở châu Á.
"Lớp Type-055 có thiết kế hiện đại, sở hữu tính năng tàng hình, radar tối tân và cơ số tên lửa lớn. Nó mạnh hơn hầu hết các tàu khu trục của Mỹ, Nhật và Hàn Quốc hiện nay", các chuyên gia quân sự nhận định.

Vì sao TQ chÆ°a dám mở chiến dịch quân sá»± thu hồi Ä Ã i Loan? - 3
Tc cần thêm thời gian để hoàn thiện lực lượng đổ bộ.

Việc Bắc Kinh hạ thủy cùng lúc hai tàu khu trục Type-055 cho thấy tiềm lực đóng tàu và tham vọng phát huy sức mạnh hải quân của nước này. Dù vậy, Tc vẫn cần thời gian để hoàn thiện các nhóm tác chiến tàu sân bay nội địa.

Một giải pháp khác là Tc có thể phong tỏa vùng biển xung quanh Đài Loan, cô lập hòn đảo khỏi phần còn lại của thế giới. “Bằng cách này, Đài Loan có thể nhanh chóng giương cờ trắng đầu hàng hoặc chịu khuất phục sau vài tháng”.
Bên cạnh đó, Tc có thể thu hồi dần các đảo nhỏ do Đài Loan nắm giữ trước. “Các đảo kích thước nhỏ và cỡ trung hoàn toàn phù hợp với năng lực đổ bộ của Tc. Điều này gây sức ép lớn lên Đài Loan, khiến hòn đảo này buộc phải giải quyết căng thẳng bằng con đường đàm phán”.
“Điều này có thể kích động phong trào độc lập của Đài Loan, khiến tình hình trở nên rối ren hơn”, báo cáo nhấn mạnh.
Hành động quân sự của Bắc Kinh cũng có thể vấp phải phản ứng gay gắt của cộng đồng quốc tế, châm ngòi cho tư tưởng ủng hộ độc lập bùng lên ở Đài Loan và khiến Bắc Kinh không bao giờ có thể thực hiện được kế hoạch thống nhất hòn đảo bằng vũ lực, chuyên gia Dave Majumdar nhận định.

Nói cách khác, quân đội Tc hiện chưa có khả năng để thu hồi Đài Loan một cách toàn diện, ngay cả khi Mỹ không ra tay can thiệp. Bắc Kinh vẫn cần thêm thời gian để xây dựng và hiện đại hóa lực lượng đổ bộ cho đến khi cảm thấy sẵn sàng thu hồi Đài Loan bằng vũ lực.

Mỹ sẽ làm gì nếu TC quyết thu hồi Đài Loan bằng vũ lực?

Mỹ từ trước đến nay luôn cam kết sẽ can thiệp nếu Đài Loan bị tấn công, dù chỉ có một số ít người Mỹ muốn gửi quân đến bảo vệ đảo Đài Loan.


Mỹ sẽ làm gì nếu TQ quyết thu hồi Ä Ã i Loan bằng vÅ© lá»±c? - 1
Tc có khả năng thu hồi đảo Đài Loan bằng vũ lực.

Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), các nhà phân tích Mỹ cho rằng chiến lược thu hồi đảo Đài Loan bằng vũ lực củaTc, có thể được thực hiện quãng thời gian Chủ tịch Tc Tập Cận Bình nắm quyền, là một điều khá rủi ro.

Cụ thể, Tc có thể không vội vàng thu hồi đảo Đài Loan, mà tấn công các đảo nhỏ trước, phong tỏa hải cảng, tung đòn tấn công mạng nhằm khiến hệ thống thông tin liên lạc trên đảo Đài Loan tê liệt.
Vấn đề nằm ở chỗ các chiến lược trên vẫn phải phụ thuộc vào việc chính quyền trên đảo có đầu hàng hay không. Cách duy nhất buộc Đài Loan đầu hàng là quân đội Trung Quốc phải nắm quyền kiểm soát các thành phố lớn trước.

Theo các chuyên gia Mỹ, ngay cả khi Washington chưa can thiệp, Đài Loan có thể gây thương vong lớn cho Tc nhờ mạng lưới phòng vệ dày đặc ở khu vực bờ biển dài 160km.
Hiện tại, năng lực đổ bộ bờ biển của Tc vẫn còn hạn chế, sử dụng các tàu di chuyển chậm và dễ trở thành mục tiêu của đối phương. Ngược lại, Đài Loan hiện có 180.000 quân chính quy và 1,5 triệu quân dự bị sẵn sàng chiến đấu.

Mỹ sẽ làm gì nếu TQ quyết thu hồi Ä Ã i Loan bằng vÅ© lá»±c? - 2
HKMH nội địa đầu tiên của Tc.

Nếu Mỹ quyết định can thiệp, máy bay Mỹ chỉ mất vài giờ để đến được Đài Loan. Tc có thể sử dụng tên lửa xua đuổi máy bay Mỹ, nhưng điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến số tên lửa còn lại để tấn công Đài Loan, làm tăng nguy cơ đồng minh Mỹ như Nhật Bản cũng can thiệp.

Ngay cả khi thu hồi được Đài Loan, Tc sẽ mất rất nhiều thời gian để làm ổn định tình hình trên đảo, như những gi xảy ra ở Tây Tạng.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất là phản ứng của Mỹ. Chính phủ Mỹ cho đến nay luôn cam kết bảo vệ Đài Loan trước khả năng Tc tấn công.

Nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến các đồng minh Mỹ ở châu Á phải hoài nghi bởi tuyên bố có thể rút quân khỏi Hàn Quốc. 18 tháng kể từ khi lên nắm quyền, ông Trump chưa có động thái rút quân nào ở châu Á.
Các cố vấn của ông Trump không chỉ thể hiện lập trường bảo vệ lợi ích của Mỹ ở vành đai tây Thái Bình Dương, muốn kiểm soát sư bành trướng của Tc.

Mỹ sẽ làm gì nếu TQ quyết thu hồi Ä Ã i Loan bằng vÅ© lá»±c? - 3
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đến thăm Tc 

Điều này cho thấy Mỹ coi Tc là đối thủ nhiều hơn là đối tác. Điển hình là động thái quyết liệt của Mỹ trên Biển Đông.
Tuy nhiên, chỉ có số ít người dân Mỹ ủng hộ đưa binh sĩ đến bảo vệ Đài Loan, trong trường hợp Tc tấn công. Giới lãnh đạo Mỹ thì kiên quyết ủng hộ bởi Đài Loan là quân bài chiến lược thể hiện vai trò lãnh đạo của Mỹ trong khu vực.

“Đài Loan giống như một ‘tàu sân bay không thể chìm’, nằm ở chuỗi đảo thứ nhất, ngăn Tc mở rộng tầm ảnh hưởng ra khu vực Thái Bình Dương”, theo SCMP.

Có thể nói, Mỹ không can thiệp vào tình hình Đài Loan khi căng thẳng với Tc trong khu vực leo thang sẽ là một điều bất ngờ. Mỹ chỉ nói rằng có thể sẽ không can thiệp nếu Đài Loan gây hấn Tc trước.
SCMP nhận định, với lập trường cương quyết của giới lãnh đạo Mỹ, Tc có thể sẽ phải tìm cách đối phó khác với Đài Loan, hơn là de dọa sử dụng vũ lực.