Theo khảo sát, số lượng người Mỹ mất tín nhiệm đối với các kênh truyền thông chính thống ngày càng tăng. Gần đây, cộng đồng mạng còn tung ra những bức ảnh cho thấy các kênh truyền thông đang qua mặt công chúng.
Góc chụp ảnh khác nhau cộng với sự cắt ghép có thể đưa đến những câu chuyện khác nhau.
Vài năm qua các phương tiện truyền thông chính thống gặp nhiều khó khăn. Theo cuộc khảo sát gần đây, số lượng người Mỹ phản đối truyền thông nhiều hơn (43%) so với lượng người ủng hộ (34%).
Lý do là vì họ cảm thấy các hãng thông tấn không đưa tin về các sự kiện một cách đầy đủ và người dân khó có thể xác định được tin tức nào mới là chính xác, đúng sự thật.
Một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay chính là tình trạng thiên vị. Vì đáng lẽ lý tưởng mà truyền thông nên theo đuổi phải là đưa tin khách quan, song trên thực tế hầu hết các hãng tin lại đều mang tính chất đảng phái và theo đuổi chương trình nghị sự của riêng mình.
Theo đó, các công ty quốc doanh hoặc các tỷ phú trốn thuế đã dắt mũi quần chúng quan sát thế giới từ góc độ nhất định. Vậy tại sao sự tín nhiệm dành cho giới truyền thông lại thấp đến vậy? Theo khảo sát tương tự, có 8/10 người Mỹ tin rằng các phương tiện truyền thông có vai trò rất quan trọng đối với nền dân chủ của họ. Tỷ lệ kỳ vọng về sự trung thực khách quan của giới truyền thông so với hiệu quả mà họ mang lại có sự chênh lệch rất cao.
Dần dần, chiếc mặt nạ sẽ phải rớt xuống và các câu chuyện về hành vi thao túng thông tin của giới truyền thông được phơi bày.
Chính vì vậy, người dân đã bắt đầu chuyển sang dùng phương tiện truyền thông xã hội đến từ các nguồn khác đáng tin cậy hơn. Đây cũng là lý do vì sao người dân ở Mỹ và các nước phương Tây bị mắc kẹt trong những cảm xúc bối rối, không tin tưởng và chia rẽ đối với truyền thông.
Mọi người đã thấy các ví dụ về cách thức các phương tiện truyền thông chính thống sử dụng để lừa dối dân chúng nhằm khiến bạn chỉ nhìn thấy những gì mà họ muốn cho bạn xem.
Tất cả đều chỉ ra rằng sự hoài nghi đã lớn dần trong suốt chặng đường dài. Tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau là cách tốt nhất để ta có cái nhìn khách quan hơn về thế giới ta đang sống. Trong đó phương tiện truyền thông xã hội là kênh tốt nhất thể hiện sự tôn trọng mọi người, nhưng nó sẽ trở nên tệ hại khi đối chiếu với các quy định hiện hành. Bởi vì nó cho phép mọi người ném vào nhau những lời khủng khiếp.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng các phương tiện truyền thông chính thống rất cần thiết trong vai trò là diễn đàn cho sự tranh luận và bày tỏ ý kiến của các chuyên gia, nhưng với điều kiện là nó phải dừng các chiêu trò lại.
Dưới đây là những bức ảnh cho thấy những người giả dối và liều lĩnh đang cố qua mặt công chúng.
Công nương Kate Middleton và Hoàng tử William giới thiệu đứa con thứ ba của Hoàng gia với công chúng. Sự đáng sợ của truyền thông một chiều. Góc ảnh khác nhau cho ra hành động khác nhau.
Thủy quân lục chiến của đơn vị Viễn Chinh Hàng Hải thứ 15 đang giúp đỡ người lính Iraq… Ảnh chụp tại miền Nam Iraq, ngày 21/3/2003. Sự thật là họ đang cho người lính Iraq uống nước.
Khi lên tivi
Lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump. Sự khác biệt giữa trên báo và ngoài đời thực. Trong ảnh là Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cùng phu nhân.
Buổi mít-tinh “lớn” của Bernie Sanders tại thành phố Omaha, tiểu bang Nebraska, Mỹ
Binh sĩ chơi đùa với trẻ em. Trên: Bức ảnh do truyền thông đưa tin. Dưới: Và đây mới là sự thật.
Lãnh đạo Đảng Bảo thủ bà Theresa May khởi động chiến dịch tại thành phố Northumberland. Sự khác biệt giữa truyền thông đưa tin và ngoài đời thực.
Nhiếp ảnh gia Ruben Salvadori đưa tin về xung đột giữa binh sĩ Israel và thanh niên Palestine. Bức ảnh trên đã được chụp lại nhờ sự hợp tác của một người Palestine trẻ tuổi.
Chiến dịch phản đối nhập cư
Cuộc biểu tình phản đối thuế ở Paris
Buổi sự kiện của bà Hillary Clinton ở bang Ohio, Mỹ
Ví dụ về cách truyền thông có thể thay đổi cái nhìn của chúng ta