Friday, 2 November 2018

XỨ CỜ LÁ PHONG QUÊ TÔI CUỐI ĐỜI - Chương 22

Trân trọng mời qúy vị đọc tiếp Chương 22 về ngày Tưởng niệm Chiến sĩ Trận vong với những bài thơ liên hệ như In Flanders Fields với nhiều bài khác được dịch ra thơ Việt Nam bởi Hoàng Xuân Thảo, Lộc Bắc và Lạc thuỷ Đỗ Qúy Bái. Từ Uyên trong chương này, bình luận về thi ca tưởng niệm với nhãn quan của một y sĩ kiêm triết gia.


CHƯƠNG 22

NGÀY TƯỞNG NIỆM CHIẾN SĨ TRẬN VONG


                                Hồn tử sĩ gió ào ào thổi
                                              Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi
                                   
NGÀY 11 THÁNG 11 – TỪ HOA POPPY ( ANH TÚC) TỚI
BÀI THƠ IN FLANDERS FIELDSCỦA JOHN MCCRAE
VÀ CÁC BÀI THƠ “ TƯỞNG NIỆM ” KIỆT XUẤT KHÁC...

Hàngnăm cứ gần tới ngày 11 tháng 11  khi ta ra đường lại thấy nhiều người cài trên cổ áo một bông hoa poppy hay là hoa anh túc đỏ thắm, thoạt đầu là hoa thật sau thay bằng hoa plastic.


Đó là một hình thức tưởng niệm các chiến binh đã hi sinh xương máu trong Thế chiến I khởi đầu từ năm 1914 và chấm dứt vào năm 1918, ngày 11 tháng 11 lúc 11 sáng là thời điểm ký Hiệp ước đình chiến tại Compiègne, giữa một bên thắng trận là Đồng Minh gồm Pháp, Anh với các nước trong Liên hiệp Anh, Bỉ, Ý, Nhật và Hoa Kỳ, một bên bại trận gồm Đức, đế quốc Áo-Hung, đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, Bảo vv...Hiệp ước chính thức thường được gọi là Hiệp ước Versailles được ký tại Versailles, cách Paris khoảng 10 miles, ngày 28.6.1919.
Thế chiến I đã gây ra những tổn thất to lớn nhất là về sinh mạng, khoảng 9 triệu tới 13 triệu chiến sĩ đã gục ngã nơi sa trường và để ghi ơn cũng như vinh danh các tử sĩ, nhiều nước đã chọn ngày đình chiến là ngày tưởng niệm chiến sĩ trận vong.