Monday 17 December 2018

Mỹ còn chiến lược lớn hơn nhằm vào Huawei?

Restoring the Role of the Nation-State in the Liberal International Order

Huawei is at the core of China’s efforts to dominate the world



OV4TV Pompeo: Tàu-Nga-Iran phải chấp nhận kỷ cương thế giới
baomai.blogspot.com
Tập đoàn ZTE Corp (Trung cộng) từng đối mặt nguy cơ sụp đổ sau khi trở thành mục tiêu của cuộc điều tra tương tự Huawei
Thông tin bà Meng Wanzhou, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc tài chính hãng công nghệ Huawei (Trung cộng), bị bắt giữ ở Canada hôm 1-12 theo yêu cầu của chính phủ Mỹ đã phủ bóng lên thỏa thuận đình chiến thương mại mong manh mới đạt được giữa Bắc Kinh và Washington. Đáng chú ý, bà Meng bị bắt vào đúng ngày Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình có buổi ăn tối làm việc ở Argentina.
Bộ Tư pháp Canada hôm 5-12 thông báo bà Meng bị bắt ở TP Vancouver và đang đối mặt nguy cơ bị dẫn độ sang Mỹ... Bà Meng dự kiến ra tòa ở Canada trong ngày 7-12.

Theo Reuters, vụ bắt giữ có liên quan đến việc vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ nhưng hiện chưa rõ bản chất những vi phạm này. Báo Nikkei tiết lộ nhà chức trách Mỹ nghi ngờ bà Meng, con gái nhà sáng lập Huawei Ren Zhengfei, dính líu đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm bị cấm sang Iran. Dù vậy, tuyên bố của Huawei khẳng định không nhận thấy bà Meng có "bất kỳ hành động sai trái nào". 
Trong khi đó, Đại sứ quán Trung cộng tại Canada tuyên bố kiên quyết phản đối vụ bắt giữ và yêu cầu thả người ngay lập tức.
baomai..blogspot.com
Cùng ngày thông tin về vụ bắt giữ bà Meng được công bố (5-12), Huawei còn bị giáng một đòn mạnh khác sau khi Tập đoàn BT Group (Anh) thông báo loại bỏ các thiết bị của công ty Trung cộng này ra khỏi các hoạt động di động 3G và 4G hiện tại của họ. BT cũng xác nhận không tiếp tục sử dụng thiết bị Huawei trong thành phần chính của các mạng di động thế hệ tiếp theo.
Nhà chức trách Mỹ bắt đầu điều tra Huawei kể từ năm 2016 vì cáo buộc cung cấp các sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ sang Iran và một số nước khác, vi phạm luật xuất khẩu và trừng phạt của Mỹ. Giới phân tích nhận định vụ bắt giữ trên đe dọa gây thêm căng thẳng mới giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.. Ông Jia Wenshan, chuyên gia tại Trường ĐH Chapman (Mỹ), cho rằng động thái này là một phần chiến lược địa chính trị rộng lớn hơn của chính quyền ông Trump và diễn biến mới nhất kể trên có nguy cơ làm chệch hướng quá trình đàm phán thương mại Mỹ - Trung.
Trong khi đó, các chuyên gia của Công ty Tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group (Mỹ) gọi đây là nỗ lực tăng cường của Mỹ nhằm "buộc các công ty Trung cộng chịu trách nhiệm cho những hành động vi phạm luật pháp Mỹ, ảnh hưởng đến bầu không khí của đàm phán và khiến hai bên gặp khó trong việc tìm giải pháp bền vững cho tranh chấp thương mại".
baomai.blogspot.com
Bước đi trên cũng làm dấy lên phỏng đoán Huawei có thể là mục tiêu kế tiếp trong chiến dịch của Mỹ nhằm hạn chế sự trỗi dậy của các công ty công nghệ Trung cộng. Tập đoàn ZTE Corp (Trung cộng) từng đối mặt nguy cơ sụp đổ sau khi trở thành mục tiêu của cuộc điều tra tương tự Huawei. Hồi năm 2017, ZTE nhận tội vi phạm luật pháp Mỹ về hạn chế bán công nghệ phát triển tại Mỹ cho Iran. Đến đầu năm nay, Washington cấm các công ty Mỹ bán linh kiện và phần mềm cho ZTE, buộc họ sau đó phải đóng phạt 1 tỉ USD để dàn xếp dỡ bỏ lệnh cấm vào tháng 6-2018.
baomai.blogspot.com
Là nhà cung cấp thiết bị viễn thông hàng đầu thế giới và là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất Trung cộng, Huawei được xem là có chuỗi cung ứng khổng lồ, liên kết chặt với nhiều công ty hàng đầu ở châu Á và Mỹ. 
"Nếu Mỹ mạnh tay với Huawei như với ZTE, điều này chắc chắn sẽ gây ra gián đoạn lớn đối với ngành công nghệ khắp thế giới" - ông Andrew Lu, nhà phân tích kỳ cựu tại Công ty Sinolink Securities, cảnh báo. Nỗi lo này thêm lớn khi các thị trường chứng khoán khắp thế giới sụt giảm trong ngày thứ ba liên tiếp, bao gồm cổ phiếu của một loạt công ty công nghệ niêm yết tại Trung cộng, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản… 
Hoàng Phương
                                                          ----------

Rúng động tin Mỹ bắt và điều tra con gái ông chủ Tập đoàn Huawei Mạnh Vãn Chu

Tác giảThu ThủyNguồnViet Times Ngày đăng: 2018-12-06

Vào lúc cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bắt đầu “hưu chiến” sau cuộc hội đàm Donald Trump - Tập Cận Bình, tưởng như quan hệ hai bên dần tốt đẹp trở lại thì Mỹ đột nhiên yêu cầu Canada bắt giữ và dẫn độ con gái ông chủ, đồng thời cũng là Tổng giám đốc phụ trách tài chính (CFO) của tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc Huawei để điều tra. Tin tức lập tức gây rúng động giới kinh doanh, ngoại giao và truyền thông không chỉ Trung Quốc mà cả quốc tế...

Việc bà Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou) bị bắt sẽ khiến tương lai Huawei trở nên khó đoán định. 

Nhiều trang tin Hoa ngữ sáng 6.12 đồng loạt đưa lại tin của báo Canada The Globe and Mail dẫn nguồn thông báo của Bộ Tư pháp nước này cho biết, cảnh sát Canada đã bắt giữ Mạnh Vãn Chu (tên tiếng Anh là Cathy W. Z. Meng), CFO và là con gái của ông Nhiệm Chính Phi, người sáng lập và là ông chủ của Tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc Huawei (Hoa Vi). Bà Chu bị cáo buộc vi phạm quy định trừng phạt mậu dịch đối với Iran của Mỹ nên sẽ bị dẫn độ tới Mỹ để xét xử.

Thông báo của Bộ Tư pháp Canada cho biết, Canada bắt giữ Mạnh Vãn Chu theo yêu cầu của nhà chức trách Mỹ. Hành động bắt giữ đã diễn ra hôm 1.12 tại Vancouver. Mỹ yêu cầu dẫn độ Chu và dự định ngày 7.12 sẽ tổ chức điều trần xem có thể cho bảo lãnh tại ngoại hay không.
Thông báo viết: “Do lệnh hạn chế đưa tin, hiện chúng tôi không thể cung cấp thêm bất cứ thông tin chi tiết nào. Lệnh cấm này được đưa ra theo yêu cầu của người bị bắt”. Bộ Tư pháp cũng nghiêm cấm mọi bình luận không thích hợp vào lúc này.
Thông tin trên báo chí cho biết, là một trong những hãng chế tạo thiết bị viễn thông và mạng internet lớn nhất thế giới, từ năm 2016 đến nay, công ty Huawei luôn bị Bộ Tư pháp Mỹ bí mật điều tra và cho rằng họ đã vi phạm luật chế tài và cấm xuất khẩu của Mỹ.

Theo kế hoạch Mạnh Vãn Chu sẽ kế nhiệm cha trở thành bà chủ Huawei vào đầu năm tới. 

Trang tin Đông Phương ngày 6.12 cho biết thêm, bà Mạnh Vãn Chu hiện là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CFO của Huawei và là người sẽ thay cha trở thành Chủ tịch Huawei sau khi ông nghỉ giữ chức vào cuối năm nay.
Sau khi tin bà Chu bị bắt lan truyền, lúc đầu khi được báo chí yêu cầu xác nhận, giới chức công ty này đã nói đây là “tin bịa đặt, không có thực”, “không đáng bình luận”. Sau đó Huawei ra tuyên bố nói bà “bị giữ tạm thời, phía Mỹ đang tìm cách dẫn độ bà”, nhưng không nói rõ bà đang đối diện với cáo buộc của viện kiểm sát khu Đông New York. Tuyên bố nói: “Các thông tin cáo buộc cụ thể cung cấp cho Huawei rất ít. Huawei không biết bà Mạnh Vãn Chu có hành vi gì không thích hợp. Công ty tin rằng hệ thống pháp luật của Canada và Mỹ cuối cùng "sẽ có kết luận công bằng”, “Huawei tuân thủ mọi pháp luật, pháp quy liên quan của nước sở tại, bao gồm cả các pháp luật, pháp quy về chế tài và quản chế xuất khẩu của Liên hợp quốc, Mỹ và EU”.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Canada cũng ra tuyên bố về sự kiện bà Mạnh Vãn Chu bị bắt, nói: “Cảnh sát Canada theo yêu cầu của phía Mỹ đã bắt giữ một công dân Trung Quốc không vi phạm bất cứ đạo luật nào của Canada và Mỹ. Đối với hành động xâm phạm nhân quyền quan trọng này, phía Trung Quốc bày tỏ kiên quyết phản đối và kịch liệt lên án. Phía Trung Quốc đã tiến hành giao thiệp nghiêm khắc với phía Canada và Mỹ, yêu cầu họ ngay lập tức sửa chữa cách làm sai lầm, khôi phục tự do nhân thân cho bà Mạnh Vãn Chu. Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ sự phát triển của tình hình, áp dụng mọi hành động, kiên quyết bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân Trung Quốc”.
Đông Phương cho biết, theo tin của giới truyền thông Mỹ thì từ tháng 4.2018 Mỹ đã tiến hành điều tra hành động của Huawei vi phạm lệnh trừng phạt Iran của Mỹ. Nguyên nhân có thể do bà Mạnh Vãn Chu từng là thành viên Hội đồng quản trị của Công ty công nghệ Skycom Hongkong, mà Skycom lại bị cáo buộc đã bán các thiết bị máy tính HP cho công ty Iran, vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ.
Các ý kiến phân tích cho rằng việc bà Mạnh Vãn Chu bị bắt lần này có nghĩa là Huawei sẽ phải đối diện với việc “xử phạt hình sự” với mức cực lớn, vượt xa mức độ nghiêm trọng của việc Công ty ZTE bị Bộ Thương mại Mỹ xử phạt hành chính trước đây.
Sau khi tin bà Mạnh Vãn Chu bị bắt được đưa tin, tuy Bộ Tư pháp Mỹ chưa chính thức có bình luận gì, nhưng ông Ben Sasse, Thượng nghị sĩ bang Nebraska, Ủy viên Ủy ban Quân lực và Tài chính Thượng nghị viện đã lên tiếng ca ngợi hành động của phía Canada. Ông nói, Huawei đã vi phạm lệnh cấm vận Iran của Mỹ và nói: “Phía sau một số hành vi xâm lược các nước khác của Trung Quốc rõ ràng được chính phủ ủng hộ, nhà đương cục Bắc Kinh thường lấy các công ty tư nhân để núp bóng”.
Theo trang tin Đa Chiều thì từ năm 2016, Huawei đã bị Bộ Tư pháp Mỹ ngầm điều tra vì cho rằng công ty này đã vi phạm luật chế tài và cấm xuất khẩu của Mỹ. Các tin tức cho thấy Huawei đã sớm bị Ủy ban thẩm tra mậu dịch và kinh tế Mỹ nhắm tới, bị cấm nhập smartphone và thiết bị thông tin. Đầu năm 2018, một công ty công nghệ khác là ZTE đã bị Mỹ trừng phạt vì vi phạm quy định, xuất khẩu sản phẩm cho Iran. Sau đó, Bộ Tư pháp Mỹ đã triển khai điều tra xem Huawei có giao dịch với Iran, vi phạm lệnh cấm của Mỹ hay không.


Ông Nhiệm Chính Phi bên người vợ thứ ba Tô Vi và con gái út Annebel Yao (giữa). 


Mạnh Vãn Chu sinh năm 1972. Bà là thạc sĩ, tốt nghiệp Đại học Khoa học tự nhiên Hoa Trung năm 1992, năm 1993 gia nhập Huawei, từng giữ các chức Tổng giám Vụ kế toán quốc tế. CFO của chi nhánh Huawei tại Hongkong, hiện là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị kiêm CFO của tập đoàn.
Cha bà Chu, ông Nhiệm Chính Phi năm nay 74 tuổi, là người sáng lập và Chủ tịch Tập đoàn Huawei - có tên đầy đủ là Công ty trách nhiệm hữu hạn Kỹ thuật Hoa Vi – một tập đoàn đa quốc gia về thiết bị mạng và viễn thông, có trụ sở chính tại Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc. Huawei được thành lập năm 1987 là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Nói đến Huawei là gắn liền với tên tuổi Nhiệm Chính Phi - người sáng lập và đưa nó trở thành “công ty dân tộc ưu tú” như báo chí Trung Quốc từng ca ngợi.
Tờ Epoch Times cho biết, sản phẩm của Huawei bao gồm điện thoại thông minh, máy bộ đàm, máy chủ... và các thiết bị mạng khác. Hiện trên toàn thế giới có 500 hãng viễn thông lớn của 145 nước đang sử dụng sản phẩm của Huawei. Năm nay Huawei đã vượt qua Apple, trở thành hãng sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, chỉ xếp sau Samsung.
Ở tuổi 74, hiện ông đã dần trở thành một nhân vật đóng vai trò thủ lĩnh tinh thần của Huawei. Ông có cả thảy 3 bà vợ là Mạnh Quân, Diêu Linh và Tô Vi. Ông có 3 người con, đều lấy họ mẹ. Mạnh Vãn Chu là con đầu, con trai thứ là Mạnh Bình và cô con gái út Annebel Yao... Mẹ của Mạnh Vãn Chu là bà Mạnh Quân - con gái Phó tỉnh trưởng Tứ Xuyên. Sau khi cưới bà Mạnh Quân, ông Nhiệm Chính Phi đã đến ở rể và được nhạc phụ nâng đỡ nhiều trong sự nghiệp... Mạnh Bình là con thứ hai do bà Mạnh Quân sinh ra, hiện cũng giữ chức trong Huawei. Nhưng khác với chị gái, vai trò của Mạnh Bình có vẻ mờ nhạt.

Mạnh Bình, con trai thứ của ông Nhiệm Chính Phi. 

Cô con gái thứ 3 Annebel Yao do bà Diêu Lăng (Yao Ling) sinh ra khi ông Nhiệm Chính Phi đã 54 tuổi nên ông rất cưng chiều, hiện đang theo học chuyên ngành IT và thống kê số liệu tại Đại học Havard.

Theo một số nguồn tin, ông Nhiệm Chính Phi sẽ chính thức nghỉ hưu từ ngày 31.12.2018. Tới khi đó ông sẽ không tham gia quản lý công ty nữa và cũng không có quyền phủ quyết. Đồng thời, thời điểm đó cũng sẽ bãi bỏ chế độ CEO luân phiên như hiện nay. Từ ngày 1.1.2019, Mạnh Vãn Chu sẽ thay thế cha để giữ chức CEO của tập đoàn.
Tuy nhiên với việc bà Mạnh Vãn Chu bị Mỹ bắt và điều tra thì rõ ràng tương lai của Huawei đã trở nên khó đoán định.
                                                          ----------
BẮT PHÓ CHỦ TỊCH HUAWEI, TRUMP PHÁT 

LỊNH CÀN QUÉT GIÁN ĐIỆP HOA NAM
Tác giảTrần HùngNgày đăng: 2018-12-06

Không có gì phải ngạc nhiên khi Canada bất ngờ "tóm sống" Meng Wanzhou, còn có tên khác là Sabrina Meng và Cathy Meng tại Vancouver vào ngày 01/12/2018 bởi đây là CHIẾN DỊCH "CÀN QUÉT" GIÁN ĐIỆP HOA NAM TRÊN NƯỚC MỸ mà tui đã viết vào ngày 26/8/2018.
Chỉ có điều ngạc nhiên là nhiều tờ báo đưa tin về việc này với nội dung "việc phó chủ tịch Huawei bị bắt do có vi phạm các biện pháp trừng phạt của Mỹ với Iran". Tại sao phải ngạc nhiên ? Xin nói sơ để được tỏ tường.
Phải khẳng định một điều việc Canada bắt phó chủ tịch Huawei rồi dẫn độ về Mỹ vì lý do duy nhứt là cá nhân ả Meng Wanzhou bị Mỹ xác định phạm tội gián điệp. Bởi nếu cho rằng Meng Wanzhou bị bắt do Huawei vi phạm lịnh trừng phạt Iran thì sẽ không có xảy ra chuyện Mỹ sẽ bắt bớ bất kỳ một cá nhân nào mà chỉ có lịnh trừng phạt áp lên Huawei như đã từng áp lên Tập đoàn ZTE của Trung cộng.
Tóm lại, việc Meng Wanzhou bị bắt chỉ có một lý do cá nhân này đã phạm tội hoạt động gián điệp mà Mỹ đang mở chiến dịch truy quét, chiến dịch này đã được Trump phát động cách nay hàng tháng trời nhưng đến nay mới diễn ra vì Trump đã chọn "thời điểm vàng", tức Trump muốn thử thách khả năng "nuốt nhục" của Tập Cận Bình đến mức nào. Nếu Tập đáp trả cứng rắn thì trúng kế lão Trump, nếu nuốt bồ hòn làm ngọt thì Trump lấn tới cùng với việc Tập sẽ bị dân Đại lục xem thường. Trump vẫn là cao thủ dễ dàng hạ gục sát thủ đầu mưng mủ Tập Cận Bình.
Kính mời đọc tiếp bài cũ dưới đây đã đăng từ ngày 26/8/2018.
TRUMP BẮT ĐẦU CHIẾN DỊCH "CÀN QUÉT" GIÁN ĐIỆP HOA NAM TRÊN NƯỚC MỸ
Kẻ thù của nhân loại tiến bộ nói chung và nước Mỹ nói riêng không đâu khác ngoài các thể chế cộng sản, độc tài mà Trung cộng chính là nó.
Để tiêu diệt kẻ thù Trung cộng, ngoài việc Trump đánh vào thương mại để đốt cháy kho lương của nó, làm cho xã hội Trung cộng rối loạn, chia rẽ ra thì những đòn kết hợp dưới đây mà tui đã nhận định vào ngày 29/3/2018 cũng sẽ được Trump triển khai sau khi khai chiến thương mại, đó là "song song với việc áp đặt thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc để 'san bằng thâm hụt thương mại', chính quyền của tổng thống Trump đã tung ra những lối đánh tổng hợp đầy ảo diệu đã quét sạch mầm họa Trung Hoa", cụ thể:
1. Đập tan quân đoàn tin tặc của Bắc Kinh;
2. Càn quét, tiêu diệt lực lượng gián điệp của Trung Quốc trên đất Mỹ và các nước đồng minh;
3. Gia cường cho các đồng minh yếm thế như Đài Loan, Úc, Ấn và các quốc gia trong khối Asean bằng cách "trang bị khí tài, quân cụ" để vừa giúp họ đứng vững trên đôi chân của mình, vừa dẫn dụ con cọp giấy Trung Quốc vào trò chơi "chạy đua vũ trang" để sớm làm bốc hơi túi tiền của Bắc Kinh;
4. Kích thích lòng hận thù vì "mất nước" của các tiểu quốc đã bị Trung Quốc xóa sổ như Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông...
Và hôm nay, sau khi "giăng bẫy" dụ những kẻ tiếp tay cho gián điệp Hoa Nam lộ diện, Trump bắt đầu chiến dịch "Càn quét" chúng để làm sạch nước Mỹ trước và sau đợt bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ vào tháng 11/2018.
Mở màn chiến dịch "càn quét" là việc Trump cho Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung thuộc Quốc hội Mỹ công bố bản báo cáo dài 39 trang, trong đó tập trung vào "Mặt trận Thống nhất - cơ quan có nhiệm vụ gia tăng sức mạnh mềm của Trung cộng". Bản báo cáo đã nêu rõ:
- Mặt trận Thống nhất đã đóng vai trò trong việc mở rộng đáng kể tầm ảnh hưởng của Trung cộng ở nước ngoài dưới thời của Tập Cận Bình.
- Mặt trận Thống nhất đóng vai trò thúc đẩy hình ảnh toàn cầu của Trung cộng, gây sức ép để những cá nhân sống trong các xã hội tự do và mở cửa tự kiểm duyệt và tránh thảo luận những vấn đề gây bất lợi cho đảng cộng sản Trung Quốc, đồng thời làm suy yếu các nhóm chỉ trích các chính sách của Bắc Kinh. Theo báo cáo trên, các tổ chức lớn tại Mỹ như Đại học John Hopkins và các trung tâm nghiên cứu như Hội đồng Đại Tây Dương, Viện nghiên cứu Brookings và Trung tâm Carter đều từng "nhận quỹ tài trợ trực tiếp từ các cơ quan khác nhau của chính phủ Trung cộngbhoặc hợp tác trong các dự án do Mặt trận Thống nhất viện trợ tài chính".
- Trung cộng đã lập nên các tổ chức “bình phong” cho các hoạt động tình báo và tuyển dụng tình báo của Trung cộng và là công cụ để thúc đẩy các chương trình nghị sự của Trung cộng, bao gồm các vấn đề liên quan tới các đối thủ địa chính trị của Bắc Kinh. Các tổ chức này là mạng lưới “cơ sở”, bao gồm 142 Hội Học giả và Sinh viên Trung cộng tại Mỹ (CSSSA) cùng hơn 100 Viện Khổng tử,...
Các tổ chức gián điệp của Trung cộng trên nước Mỹ hoạt động rất tinh vi đến mức một thành viên của Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung là Larry Wortzel đã nói rằng "Hầu hết người Mỹ và nhiều nghị sĩ trong Quốc hội Mỹ không biết về quy mô của các hoạt động do mạng lưới của Trung cộng vận hành”.
Ngoài việc báo cáo của Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung thuộc Quốc hội Mỹ như trên, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton gần đây cảnh báo Trung cộng có thể sẽ tìm cách can thiệp vào cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới tại Mỹ.
Đồng thời, ngày 18/8/2018, Tổng thống Trump cũng đăng một bình luận trên Twitter rằng "Tất cả những gã khờ vốn chỉ tập trung vào Nga nên bắt đầu nhìn sang một hướng khác, đó là Trung cộng”.
Tui tin chắc 100% ông Trump đã nắm rất nhiều bằng chứng chứng minh Trung cộng đã "giúp sức" cho bà Hillary và Đảng Dân chủ trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016 vì vậy ông từng tuyên bố khi tranh cử là "sẽ bỏ tù bà Hillary" và trước ngày bỏ phiếu chính thức, giám đốc FBI đã công bố điều tra việc bà Hillary sử dụng Email là để "cứu bà ta", giữ lấy thể diện cho nước Mỹ. Khi Trump lên làm tổng thống ông cũng bỏ qua chuyện "động trời" kia của bà Hillary nhưng do gián điệp Hoa Nam điên cuồng đánh phá Trump để cứu mẫu quốc tránh bị sụp đổ trước tấn công như vũ bão của Trump, vì vậy đã có cớ để Trump "cạn tình" rút gươm ra khỏi vỏ "truy sát" chúng vậy. /.
Tran Hung.