Monday 17 December 2018

sổ tay thường dân Tưởng Năng Tiến


Đường Văn Cao & Viện Khổng Tử


VanCao - Copy
Những kẻ đặt Khổng Tử lên bàn thờ, thánh hóa ông chính là những kẻ cầm quyền, hoặc những kẻ muốn nắm quyền. Việc này hoàn toàn không phải là việc của dân chúng bình thường.
Lỗ Tấn


Tháng trước, nhân dịp kỷ niệm 95 năm sinh nhật của nhạc sỹ Văn Cao (15/11/1923 – 15/11/2018) nhà văn Đặng Văn Sinh đã chịu khó viết lại vài đoạn (“ghi chép vụn”) của bạn đồng nghiệp Hoàng Minh Tường, trên trang FB của ông:
 Có chuyện này về cụ Văn Cao, chỉ mình hai bố con tôi chứng kiến – Long Bụi kể – Ấy là cái năm Hội Nhà văn hay Nhạc sỹ Hunggari có giấy mời đích danh Văn Cao sang chơi hay hội thảo gì đó. Tổ chức không muốn cho Văn Cao đi, vì ông thuộc diện văn nghệ sỹ bất hảo, nhưng chưa tìm ra cớ gì ngăn cản. Tối ấy, tôi lai bố Lê Chính cùng bác Văn Cao đi đâu đó. Đến ngã tư Trần Nhân Tông – Mai Hắc Đế, bỗng thấy hai thằng du côn tự nhiên xô vào xe bác Văn, rồi chửi ông và đánh ông túi bụi. Khi ấy tôi đã là một thầy dạy võ, có lò võ riêng. Điên tiết, tôi xông đến, giằng hai thằng côn đồ ra, định dạy cho chúng một bài học. Thấy tôi ra đòn, biết gặp cao thủ, chúng bí quá, liền dí tấm thẻ đỏ vào mặt tôi: “Mày không biết chúng bố là ai, hả? Xéo đi cho các bố làm việc.”
Long Bụi cùng bố vợ, hoạ sỹ Lê Chính, đau đớn đưa nhạc sỹ Văn Cao về nhà phục thuốc. Thế là chuyến đi Hunggari ấy của Văn Cao không thành.
Đọc lại trang ghi chép trên, buồn đến mấy ngày.

Phố Trịnh Văn Bô


1 Trinh Van Bo
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội!
 Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi! 
Lẽ nào trời đất dung tha? 
Ai bảo thần dân chịu được?
Bình Ngô Đại Cáo


Khoảng bằng giờ này năm trước, báo Thanh Niên Online (số ra ngày 7 tháng 11) ái ngại loan tin:
Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, quả phụ nhà tư sản dân tộc yêu nước Trịnh Văn Bô vừa trút hơi thở cuối cùng vào đêm 5.11 tại Hà Nội trong sự tiếc thương và ngưỡng mộ của hàng triệu người Việt Nam yêu Tổ quốc. Không nhiều người biết, lúc cụ nhắm mắt, nỗi buồn sâu thẳm trong lòng vẫn chưa được khơi thông, thậm chí còn là nỗi buồn nhân đôi!
Chuyện gì mà buồn dữ vậy, Trời?
Tác giả bài báo thượng dẫn, nhà báo Quốc Phong, cho biết:
Năm 1954, sau khi Cách mạng về tiếp quản Thủ đô, hai vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô khi đó đã cho Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái mượn ngôi biệt thự tại 34 Hoàng Diệu, Hà Nội có khuôn viên rộng 3.000 m2 trong 2 năm. Lý do tướng Thái muốn mượn là vì nó rất tiện cho công việc. Nhất là lúc này, đất nước vẫn còn chia cắt và cuộc chiến đấu giải phóng đất nước vẫn chưa trọn vẹn. Vị trí này rất tiện làm việc vì nó rất gần Bộ Quốc phòng. Theo như lời hứa của tướng Thái (sau này là đại tướng) thì “khi nào Bắc Nam thống nhất, quân đội sẽ trả anh chị”…
Thế rồi, phải đến ngày 9.9.1994, vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô mới có quyết định của Thủ tướng trả nhà, dù rằng có chút tế nhị, ngôi biệt thự 34 Hoàng Diệu được ghi là “Tặng” gia đình, do ông bà Trịnh Văn Bô có công lao to lớn đối với đất nước trong Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc… “Ngày vui vắn chẳng tày gang”, tiếc thay, vì lý do nào đó, quyết định “Tặng nhà” trên đã bị tạm dừng (tháng 3.1995) đến nay vẫn chưa được thi hành.

Dư Âm Của Ngày Lễ Tạ ơn


1 ta on
Trong nỗ lực xóa bỏ ký ức tập thể về sự kiện này, người ta đã không chỉ đục bia, mà còn đục cả thơ... một hành vi không chỉ xảo trá với lịch sử, vô ơn với chiến sĩ mà còn đớn hèn và nhục nhã về chính trị.
Nguyễn Anh Tuấn


Ngày 11 tháng 11 năm 2018, báo Nhân Dân trang trọng loan tin: “Lễ kỷ niệm 100 năm ngày ký Hiệp ước đình chiến kết thúc cuộc chiến tàn khốc trong lịch sử nhân loại, đã diễn ra tại Khải Hoàn Môn trên đại lộ Champs Elysée ở trung tâm thủ đô Paris. Tham dự sự kiện này có 72 nguyên thủ và lãnh đạo quốc gia.”
2 ta on
Ảnh: thenational
Tui lấy kính lúp xăm soi hoài nhưng không thấy mặt mũi của “lãnh đạo quốc gia” Việt Nam đâu ráo trọi. “Đại diện của dân tộc” này cũng khỏi có luôn, theo như lời phàn nàn của nhà báo Lưu Trọng Văn:
“Gã ngạc nhiên tại Paris trong lễ kỉ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến lần thứ Nhất đại diện của dân tộc gã không được mời. Ngài tổng thống Pháp đã mời vua Ma rốc và lãnh đạo một số nước Bắc Phi để tri ân nhưng đã quên rằng giành lại hoà bình và độc lập cho nước Pháp trong Thế chiến này có hơn 100.000 người VN của tổ quốc gã… Chua xót cho những hương hồn dân Việt!”

Lá Cờ Xui Xẻo


1 HTVy
Nhưng phải nói lá cờ máu này xui thấy mẹ. Mang đi ủng hộ đội tuyển bóng đá, màu cờ đỏ ngập tràn sân vận động thì ta thua liểng xiểng. Vác cờ đỏ sao vàng đi biểu tình thì CA cứ thấy thằng mang cờ đỏ sao vàng là xông vào đánh tơi bời.
Mai Tú Ân


Chị Phương Anh (nhà xuất bản Quê Mẹ) và chị Trương Anh Thụy (nxb Cành Nam) cùng vài ông anh khác – Võ Thắng Tiết, Uyên Thao, Trần Phong Vũ, Huy Phương – đều đã có lúc khuyến khích tôi “ra” một cuốn sách, cho nó … giống với mọi người. Tôi lắc đầu quầy quậy trước sự ân cần và tử tế của quí anh/quí chị vì sợ lỡ có tác phẩm, rồi bị trao giải Nobel (về văn học) là hư bột/hư đường ráo trọi.
Lập thân tối hạ thị văn chương! Tôi tin rằng mình có thừa khả năng để có thể “lập thân” trong rất nhiều lãnh vực khác, ngon lành và bảnh bao hơn nhiều! Ngoài việc tìm hiểu (để giải trí) Vũ Trụ Học và Thiên Văn Học, tôi dành hết đời mình để cặm cụi nghiên cứu về nguyên nhân nghèo đói của những nước ở Đông Nam Á. Tài liệu, nay, đã chất thành từng núi. Chỉ cần sắp xếp, ghi chép lại, rồi cho trình làng xong là tôi tin (chắc) rằng mình sẽ ẵm cái giải Nobel về kinh tế.

Cờ Đỏ & Lọ Đen


1 co do
Chống cờ đỏ nghĩa là biểu tỏ sự bất đồng của những người bình thường với một chính quyền tham tàn.
Huỳnh Thục Vy


 Bà chị đi lấy chồng đúng vào lúc tôi vừa đủ lớn để giã từ tuổi thơ, vĩnh biệt cá chim/diều dế (chia tay những trò chơi của thưở ấu thời) để bước vào một thế giới khác với khói thuốc lá Bastos, nhạc Beatles, café noir, bière 33, và tràn lan phim truyện.
Nhà vốn nhỏ hẹp nên vắng chị tôi được “thừa hưởng” nguyên cái giường trống (khỏi phải nằm chung với bố hay mẹ nữa) cùng một tủ sách nho nhỏ có đủ mặt Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Lan Khai, Đinh Hùng, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Thị Vinh, Linh Bảo, Minh Đức Hoài Trinh, Võ Hồng, Thanh Nam, Mai Thảo, Nhật Tiến, Tuấn Huy, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Đình Toàn, Văn Quang, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc …
Tôi đọc tuốt luốt nhưng “chịu” Doãn Quốc Sỹ, và vẫn cứ tiếp tục lẽo đẽo theo ông cho đến lúc xế chiều. Theo Nguyễn Mộng Giác: “Khi xây dựng nhân vật, Doãn Quốc Sỹ thường không lưu tâm moi móc những ngóc ngách xấu xa của họ.” Võ Phiến cũng có nhận xét (gần) tương tự: “Các truyện của ông Doãn nhân vật nào cũng tốt, việc gì cũng có khía cạnh hay. Ông bất lực không tạo được người xấu, kể nổi việc xấu. Đọc sách ông thơm tho cả tâm hồn.” (Văn Học Miền Nam Tổng Quan. Westminster, CA: Văn Nghệ, 1999).

Tương Lai (Gần) Của Bé Lucas

 
1 NgoDuyQuyen
If you want a picture of the future, imagine a boot stamping on a human face – for ever. Nếu bạn muốn có một hình ảnh về tương lai, hãy hình dung ra một chiếc dầy bốt đạp vào mặt nhân loại – mãi mãi. 

George Orwell  (Nineteen Eighty-Four)


Cách đây vài bữa, bạn Ngô Duy Quyền bỗng lên tiếng phàn nàn về một ông láng giềng (thổ tả) nào đó:
Chiều nay tôi thấy anh chủ nhà hàng xóm là Tiến sĩ vật lý ở Viện Vật lý địa cầu (nơi bác Nguyễn Thanh Giang từng làm việc) có mặt ở nhà mới sang nói chuyện: – anh Cường ơi em nói cái này, em thấy cái camera nhà anh quay hướng thẳng vào cửa nhà em như vậy không ổn chút nào…
Anh ta cười ruồi: – àh, như em cũng biết đấy, việc này nó liên quan tới cái chung…
Mặt tôi đơ ra đợi anh ta ngừng nói để hỏi lại cho rõ. Dường như hiểu suy nghĩ của tôi nên anh ta đổi giọng luôn: – anh em mình ở đây đã quá hiểu nhau nên anh nói thế mà em không hiểu thì anh không nói chuyện với em nữa, em đi ra khỏi chỗ nhà anh ngay (tấn công phủ đầu).
Dù sao cũng là hàng xóm với nhau, hơn nữa anh ta lại nhiều tuổi hơn nên dù hiểu tình thế tôi vẫn cố thiện ý: – quả thực là em chưa hiểu ý anh nên muốn hỏi lại cho rõ: – anh nói liên quan tới cái chung nghĩa là sao?
– Àh, thì họ lắp để giám sát chung ấy mà.

– Ok. Hoá ra là họ chứ không phải nhà anh lắp à? Thôi, em chỉ cần biết vậy thôi, cũng không cần nói chuyện thêm với anh nữa. Tôi quay mặt bước đi.
Anh ta bỗng gầm lên: – nhà tao tao muốn lắp chiếu sang đâu là việc của tao, mày đừng giở cái giọng ấy ra. Họ ở đây là những người thợ. Tao thách đứa nào bước qua đây mà phá phách, mày muốn không bị nhòm sang thì che cổng nhà mày lại. 
Tôi đáp lại câu cuối: – chẳng ai nói gì đến phá hay không phá cả. Nhưng anh nói như vậy không đúng đâu, hãy nghĩ kỹ lại đi.
Chế độ độc tài Việt cộng tồn tại là nhờ những con nô lệ như thế này. Ban đầu họ cũng chỉ là nạn nhân, nhưng đến thời điểm cần phải lựa chọn giữ cho mình được lương thiện thanh thản, hoặc tuyệt hơn là đứng về phía đám nô lệ yếu thế đang kêu đòi tự do, thì họ lại quyết định đứng về phía chủ nô, góp công góp sức đàn áp đám nô lệ khốn khổ kia và cho rằng đó là khôn ngoan.