Chuyện kể về Việt cộng thì nhiều khôn tả, viết cả đời cũng không hết.
Hôm nay xin hầu Quý vị dăm ba câu chuyện vui xẩy ra trong các trại tù. Chuyện có khi được nghe bằng tai, đôi lúc thấy tận mắt. Thế nào đi chăng nữa thì cũng bảo đảm là chuyện thật một trăm phần trăm. Chẳng được trống canh nào nhưng cũng hy vọng có được đôi phút cho quý vị ‘thư rãn’.
Chuyện chẳng nói xấu gì ai mà cũng chẳng vinh danh gì ai bởi vì, cái dốt nát, huyênh hoang lếu láo của bọn cán ngố thì đã là vốn dĩ, còn cái hào hùng, ngang tàng của những chàng lính ‘ngụy’ miền Nam thì ngàn xưa đã vậy rồi, còn nói gì nữa.
Chuyện chỉ là chuyện. Qúy vị nào cười được thì cười, ai không cười mặc kệ.
CHUYỆN A 30
Có thầy giáo kia đang dậy học ở ‘lít sê iệc se’ Đà lạt, chẳng hiểu chán đời làm sao, bỏ dậy, về Nha trang ăn rồi đi chơi. Tướng thì hom hem, chân đi khệnh khạng, thế mà chơi ten nít rất hay mới chết chứ. Một hôm tình cờ đụng Râu kẽm, hai chàng mến mộ tài nhau, tâm đầu ý hợp sao đó không biết, bèn một phát kết làm bạn bè rồi rủ nhau chụp hình làm ‘kỹ nghệ’.
Tấm hình được trưng ngay giữa phòng khách nhà thầy giáo. Khách ra vào ai cũng trầm trồ khen ngợi. Một đồn mười, mười đồn trăm, trăm đồn ngàn, cứ thế mà đồn.
CHUYỆN A 30
Có thầy giáo kia đang dậy học ở ‘lít sê iệc se’ Đà lạt, chẳng hiểu chán đời làm sao, bỏ dậy, về Nha trang ăn rồi đi chơi. Tướng thì hom hem, chân đi khệnh khạng, thế mà chơi ten nít rất hay mới chết chứ. Một hôm tình cờ đụng Râu kẽm, hai chàng mến mộ tài nhau, tâm đầu ý hợp sao đó không biết, bèn một phát kết làm bạn bè rồi rủ nhau chụp hình làm ‘kỹ nghệ’.
Tấm hình được trưng ngay giữa phòng khách nhà thầy giáo. Khách ra vào ai cũng trầm trồ khen ngợi. Một đồn mười, mười đồn trăm, trăm đồn ngàn, cứ thế mà đồn.
Ngặt cái, từ khi Việt cộng vào, Cách mạng lại suy nghĩ cách khác : Chẳng làm ăn gì mà vẫn sống phây phây, lại còn quen ông to bà nhớn, ắt hẳn phải là CIA thôi. Thế là đi ủ tờ.
Bài học Đế quốc Mỹ con đỉa hai vòi được Chính trị viên giảng ở hội trường. Về ‘lán’, cán bộ quản giáo phải giảng lại một lần nữa để tù binh ‘ xuyên suốt ’ và hội thảo.
Khi tên quản giáo giảng xong một đoạn, hắn vỗ tay bôm bốp thế là mọi người vỗ tay theo. Thầy giáo nhà ta cứ ngồi trơ ra, mắt lơ đãng ngó mây bay ngoài trời, có lẽ đang miên man nhớ về cái thuở đứng trên bục gỗ ngày xa xưa.
Tên quản giáo tiếp tục giảng rồi lại vỗ tay.
Thầy giáo nhà ta lại cứ ngây như phỗng đá, mắt liếc bên phải rồi quan sát bên trái.
Khổ một nỗi thầy lại ngồi ngay trước mặt tên quản giáo như cây đinh chọc vào mắt hắn.
- Anh kia, anh nhìn cái gì vậy.
- Thưa cán bộ, thấy lạ thì tôi nhìn.
- Lạ là lạ cái gì, nói nghe coi.
- Lạ chứ, từ trước đến giờ tôi đi diễn thuyết, nghe diễn thuyết cũng đã nhiều nhưng chưa từng thấy ai nói xong lại tự mình vỗ tay khen mình, làm cò mồi cho người khác. Tục ngữ có câu : Mẹ hát con khen hay, cũng tạm chấp nhận, đằng này mẹ hát mẹ khen hay. Cái này phải gọi là mèo khen mèo dài đuôi...
- A… thằng này láo, bắt nó đi.
Tội nghiệp, thế là thầy giáo nhà ta lại khệnh khạng đi trước hai mũi AK.
CHUYỆN TỔNG TRẠI 5
Mỗi chủ nhật, sau giờ tập thể dục lúc 6 giờ sáng, tất cả tù nhân phải tập họp hàng ngang trước mặt lán, bày biện hết đồ đạc cá nhân trên tấm bạt để quản giáo và vệ binh đi kiểm tra.
Một tên vệ binh cầm súng đứng cạnh quản giáo còn một tên thì ngồi xuống lật qua lật lại từng món đồ, chờ lệnh. Hắn cầm ống thuốc đánh răng Hynos đưa lên cao.
- Tịch thu. Tên quản giáo lạnh lùng ra lệnh.
- Tịch thu. Tên quản giáo lạnh lùng ra lệnh.
- Cái này là kem đánh răng, đồ dùng vệ sinh hàng ngày mà cán bộ.
- Biết rồi, bất kỳ cái gì hàng ngoại là tịch thu hết.
- Cái này đâu phải hàng ngoại đâu.
- Còn ngoan cố hả ? Rõ ràng chữ Hynos đây mà còn kêu là không phải hàng ngoại. Hàng nội thì phải lấy tên chẳng hạn như Hoa bưởi, hoa Mai hay bồ kết chứ.
Thế là mất toi, ngậm miệng ăn tiền.
Chuyện nghe từ toán kiểm tra bên cạnh.
Tên vệ binh cầm cây bút máy Pilot đưa lên. Tên quản giáo ra lệnh tịch thu trong lúc đưa mắt nhìn chủ nhân cây bút.
Chuyện nghe từ toán kiểm tra bên cạnh.
Tên vệ binh cầm cây bút máy Pilot đưa lên. Tên quản giáo ra lệnh tịch thu trong lúc đưa mắt nhìn chủ nhân cây bút.
- Ở đâu mà anh có, ai cho phép anh sử dụng ?
- Thì học tập cần phải có bút, tôi nói vợ tôi thăm nuôi mang lên.
Tên cán bộ hằm hằm nét mặt, quát lên:
- Anh dám bôi bác chế độ hả. Anh nghĩ nhà nước không có được cây bút chì cho anh sao ?
- Đâu có cán bộ, tôi đâu dám. Trong lòng tôi lúc nào cũng kính trọng miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, giảng dậy rõ ràng, ăn nói văn hoa, con người lịch lãm…
Khuôn mặt tên cán bộ đã bớt căng thẳng, hắn cười một cách thỏa mãn:
- Thật hả, anh cũng nghĩ như vậy hả. Thì đúng rồi miền Bắc là cái nôi văn học của Việt Nam mà.
- Quả thật, chẳng hạn những việc làm như thế này, để diễn tả, miền Bắc gọi là kiểm nghiệm, miền Nam chúng tôi không thể nào có được một danh từ văn hoa như vậy.
Tên cán bộ ngạc nhiên:
- Vậy chứ trong Nam các anh gọi là cái gì ?
- Dạ thưa cán bộ, trong Nam chúng tôi gọi là…ăn cướp.
Bốp. Thế là máu chảy ròng ròng đi vào phòng biệt giam.
CHUYỆN A 30
Ở tù A.30 cũng có cái vui đáo để.
Phía trong hội trường, bên này là toán giã, bên kia toán xay, cuối dẫy là mấy bà, mấy cô hình sự vượt biên đang sàng đang sảy, râm ran trò truyện. Không biết hơi hướm ra làm sao mà cứ ở đâu có bóng hồng là ở đó có mấy chàng ‘ngụy’ mon men, nhất là mấy anh chàng không quần.
Ngoài sân, trời nắng chang chang. Trên nền gạch nóng bỏng, một toán tù đang nhễ nhại đập lúa. Một toán khác đang dùng chổi quét dọn những hạt thóc văng ra ngoài chiếc cót quây kín một góc.
Ngoài sân, trời nắng chang chang. Trên nền gạch nóng bỏng, một toán tù đang nhễ nhại đập lúa. Một toán khác đang dùng chổi quét dọn những hạt thóc văng ra ngoài chiếc cót quây kín một góc.
Có chàng kia, chiếc áo chích chòe đã rách xả một bên vai, quần thì ống cao ống thấp,tay cầm dăm ba nhánh lúa, quơ qua quơ lại.
Tên quản giáo đang ngồi trong hội trường, hai chân gác lên bàn, nhìn thấy. Hắn ngứa mắt lắm nên cho vệ binh kêu chàng vào.
- Cán bộ gọi tôi ?
- Anh làm cái gì ngoài đó ?
- Dạ đập lúa.
- Đập cái gì, anh cầm mấy nhánh lúa phe phẩy như mấy bà lên đồng. Ngó ra ngoài đi, anh thấy người ta làm như thế nào không ?
Chàng cũng ngó ra ngoài một lát rồi quay lại chậm rãi:
- Cán bộ thấy đó, người ta to con vạm vỡ còn tôi nhỏ con ốm yếu, làm sao làm khỏe như họ được. Với lại, trời sinh mỗi người một tính, một khả năng, Tôi viết tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Việt được hết. Cán bộ lấy bút ra thi với tôi xem ai viết nhanh hơn ai.
Giỏi hé ! Thôi vào nhà đá viết đi.
CHUYỆN TỔNG TRẠI 5
Nói đến Lý Tống hẳn ít người không biết, kể cả trong tù lẫn ngoài đời, từ trước kia cho đến sau này. Những việc hắn làm thường khác người. Hắn là người có ý chí và ham học hỏi. Khi hắn tập thổi sáo thì làm khổ lỗ tai anh em đã đành mà còn sợ rắn bò về nữa. Có nhiều đêm dậy đi tiểu, vẫn thấy hắn, trong giờ gác, trùm mền ngồi học tự điển. Duy một điều về tư cách thì không nhiều người thích.
Chuyện lâu quá rồi, không nhớ nguyên nhân gì, đại khái là ‘cách mạng’ buộc tội nhưng hắn không nhận. Anh em năn nỉ hết lời hắn cũng nhất định không là không.
Tù binh, làm việc thì khổ sai, ăn thì ba hột bắp, củ mì, đói mốc đói meo, chỉ mong được ngủ sớm để bù trừ, thế mà bữa nào cũng vì ba cái kiểm điểm mà phải thức đến mười một giờ khuya. Anh em xin hắn : Nhận hay không nhận, chết thằng Tây đen nào khi bản án không có ngày về, xin mày thương anh em một chút.
Không chịu là không chịu.
Đêm ấy, tên quản giáo Dư, cấp bậc chuẩn úy, ngồi sau chiếc bàn kê gần cửa, chủ trì. Hắn gốc Phú Yên. Tù binh cho hắn cái tên là Ba răng vàng vì mỗi lần hắn cười lửa tóe cả ra ngoài. Hai tên vệ binh ôm AK đứng gác hai bên cửa.
Lời qua tiếng lại. Làm sao ngố đủ trình độ lý luận.
Cho đến một lúc không còn cãi được, không còn chịu được nữa, tên quản giáo Dư đập tay xuống bàn cái rầm. May cho hắn, cái bàn làm bằng tre không thôi hắn phải đi nhà thương rồi. Hắn hét lên:
- Quỳ xuống.
Lý Tống đột nhiên đổi giọng trầm tĩnh:
- Không bao giờ. Lý Tống này chỉ quỳ hai lần trong đời, trước bàn thờ Tổ Quốc và trước bàn thờ cha mẹ mà thôi.
Hai tên vệ binh nâng cao hai khẩu súng, lên đạn lắc cắc, chĩa thẳng vào Tống.
Lạnh lùng đưa hai tay lên banh ngực áo, Tống chậm rãi:
Lạnh lùng đưa hai tay lên banh ngực áo, Tống chậm rãi:
- Bắn đi, Lý Tống này chết còn trăm ngàn Lý Tống khác…
Giây phút thật căng thẳng. Mấy con muỗi vo ve qua lại. Đã dám banh ngực thì người sợ dĩ nhiên không phải là Lý Tống mà là mấy người ngồi trên sạp ngay sau lưng Tống kìa. Trời ui, tên bay đạn lạc thì oan ơi ông địa.
Tên Dư đành xuống giọng, không dám ra lệnh bắn vì Tống có thân nhân là "cách mạng" lớn :
- Giải nó đi.
Nhà biệt giam nằm ngoài trại tù khá xa nên không nghe được tiếng nói mà chỉ nghe những tiếng hét đau đớn vang lên từng chập.
Chuyện này không vui, không cười à nha.
CHUYỆN TỔNG TRẠI 5
Tù binh phải khai lý lịch không biết bao nhiêu lần mà kể. Đặc biệt lần này là về địa chỉ cư trú để bộ đội đến tận địa phương kiểm tra.
Sau hai tháng, tất cả tù binh được tập họp ở hội trường để nghe chỉ thị. Tên từng người và địa chỉ được duyệt qua. Một lúc sau:
- Hồ Tửng, Anh nào là Hồ Tửng đâu ?
- Tôi đây cán bộ.
- Anh khai làm sao mà chúng tôi mất cả một ngày trời cũng không tìm ra địa chỉ số xxx đường Thống nhất ( * ) là sao.
Có khai đúng không đấy ?
- Dạ không đúng, cán bộ. Hôm đó tôi bị sốt mê man nên khai lộn. Xin cán bộ cho tôi được khai lại là số xxx đường Mạc đĩnh Chi ( * )
- Biết ngay mà. Hôm nay có bịnh hoạn gì không ?
- Dạ không. Bữa nay rất bình tĩnh.
Hai tháng sau.
- Hồ Tửng, Hồ Tửng đâu ?
- Dạ có tôi đây.
- Khai với chả báo, lần nào cũng vậy. Cách mạng yêu cầu anh thành khẩn trong vấn đề khai báo. Cách mạng đã tốn biết bao nhiêu thời gian cũng vẫn không tìm thấy địa chỉ anh khai lần thứ hai, tại sao vậy ?
- Trời ơi, từ ngày Cách mạng vào đây, tiền bạc thay đổi, nhà cửa thay chủ, đường xá thay tên. Cán bộ ở ngoài đó còn không biết thì làm sao trong này tôi biết được. Hay là Cán bộ cho tôi đi cùng, đảm bảo là tôi sẽ chỉ đúng…
Khôn nhỉ.
(*) Dinh độc lập & Nghĩa địa Mạc đĩnh Chi.