Tết nhà nhà dựng cây nêu, nhưng thực sự “nêu” là cây gì?
Cây nêu ngày Tết đã là một truyền thống tốt đẹp của người Việt tự bao đời nay. Cứ mỗi dịp Tết Nguyên Đán, mỗi gia đình lại trồng trước sân nhà, hoặc dựng nêu trong nhà, phía trên có treo một số vật dụng mang tính chất biểu tượng, tùy phong tục địa phương.
Tuy nhiên nếu để ý, bạn sẽ thấy cây “nêu” mỗi nhà mỗi khác, khác ngay ở chính loại cây. Nhiều người dựng cây tre, nhưng có người dùng một số loại cây cùng họ tre như trúc, hay thậm chí đơn giản chỉ là thân cây mía.
Vậy rốt cục, nêu là cây gì?
Sự tích cây nêu ngày Tết
Ngày xưa Quỷ chiếm toàn bộ đất, còn Người chỉ làm thuê, và nộp phần lớn lúa thu hoạch cho Quỷ. Quỷ ngày càng bóc lột Người quá tay, và cuối cùng Quỷ tự cho mình hưởng quyền “ăn ngọn cho gốc”.
Người chỉ được hưởng rạ, tuyệt đường sinh nhai nên cầu cứu Đức Phật giúp đỡ. Phật bảo Người đừng trồng lúa mà trồng khoai lang. Mùa thu hoạch ấy, Người được hưởng trọn củ khoai, còn Quỷ chỉ hưởng lá và dây khoai, đúng theo phương thức “ăn ngọn cho gốc”.
Mùa kế, Quỷ chuyển qua phương thức “ăn gốc cho ngọn”. Phật bảo Người lại chuyển sang trồng lúa. Kết quả, Quỷ hưởng toàn rạ, lại hỏng ăn.
Quỷ tức lộn ruột nên mùa sau tuyên bố “ăn cả gốc lẫn ngọn”. Phật trao cho Người giống cây ngô (bắp) để gieo khắp nơi. Quỷ lại không được gì, còn Người thì thu hoạch cơ man là bắp ngô. Cuối cùng Quỷ nhất định bắt Người phải trả lại tất cả ruộng đất không cho làm rẽ nữa.
Phật bàn với Người điều đình với Quỷ, xin miếng đất bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn cây tre. Quỷ thấy không thiệt hại gì nên đồng ý. Khi đó Phật dùng phép thuật để bóng chiếc áo cà sa đó che phủ toàn bộ đất đai khiến Quỷ mất đất phải chạy ra biển Đông.
Mất đất sống, Quỷ huy động quân vào cướp lại. Phật bày Người tấn công bằng máu chó, lá dứa, tỏi, vôi bột… Quỷ thua và bị đày ra biển Đông. Trước khi đi, Quỷ xin Phật thương tình cho phép một năm được vài ba ngày vào đất liền viếng thăm phần mộ của tổ tiên cha ông. Phật thương hại nên hứa cho.
Do đó, hàng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên Đán là những ngày Quỷ vào thăm đất liền, người ta theo tục cũ trồng cây nêu để Quỷ không bén mảng đến chỗ Người cư ngụ. Trên nêu có treo khánh đất, có tiếng động phát ra khi gió rung để nhắc nhở bọn Quỷ nghe mà tránh. Trên ngọn cây nêu còn buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để cho Quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía Đông và rắc vôi bột xuống đất trước cửa ra vào trong những ngày Tết để cấm cửa Quỷ.
Cây nêu trong lịch sử văn học Việt Nam
Cây nêu có nguồn gốc bắt nguồn từ “sự tích cây nêu ngày Tết”. Vậy muốn biết cây nêu là gì, hãy cùng đến với bản lược giản của câu chuyện này, theo Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam.
Từ sự tích trên, có thể thấy “phiên bản gốc” của cây nêu là cây tre. Sự tích này cũng không vượt ra ngoài các đạo thuyết của Phật giáo và Lão giáo, cho rằng ngày Tết phải cắm nêu trước nhà để xua đuổi ma quỷ. Cây nêu trở thành một biểu tượng bảo vệ sự bình yên của con người trong những ngày thánh thần về trời, còn con người vui chơi giải trí.
Tuy nhiên qua thời gian, cây nêu trở thành một vật mang tính biểu tượng nhiều hơn là một loại cây thực sự. Ngày nay, cây nêu trở thành một thân cây nói chung, và khác biệt đối với từng vùng miền, dân tộc.
Đối với các lễ hội lớn của người Kinh, cây nêu có thể là cây bương, lồ ô, hoặc tre cao tỉa sạch cành lá. Trong khi các dân tộc thiểu số chỉ dùng một số loại cây gỗ thân chắc chắn, như cây gạo của người Gia Rai.
Những vật dụng treo trên cây nêu cũng khác biệt tuỳ khu vực. Theo sự tích của người Kinh, trên cây nêu có treo khánh đất (chuông khánh), bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để xua đuổi ma quỷ.
Nhưng với các dân tộc khác, họ có thể treo nhiều vật dụng khác, như cá chép cho táo quân, bùa trừ tà, hoặc đơn giản là những hình vẽ theo tục lệ riêng biệt.
Ý NGHĨA BÁNH CHƯNG BÁNH DÂY TRONG LỄ VẬT DÂNG CÚNG ÔNG BÀ, TỔ TIÊN NGÀY TẾT
BÀI TRÍCH 16: KHƠI GIÒNG HUYỀN SỬ VIỆT
- Về Nguồn Gốc Của Lễ Vật
- Ý Nghĩa Của Lễ Vật:
Chưng là chưng trình, là để lộ ra cho ta thấy. Dầy là dày, là đầy, chưng dầy là viên mãn, tròn đầy. do tượng 2 bánh chưng ra hình vuông, bánh dầy hình lum lum tròn. Một vuông, một tròn là tượng của một Âm, một Dương. Khi nói về tính thể của vuông tròn thì một thuộc tính Càn (__), một thuộc tính của Khôn (_ _) mà Càn Khôn cũng là tính của Trời Đất, từ đó mới có câu nói trời tròn, đất vuông. Vuông tròn ở đây nhằm nói về tính thể của Đất Trời trong cách nói của người xưa để đi vào Đạo Lý Biến Dịch khi ta liên kết với hai tượng của bánh với hai của hình Hà Lạc một vuông, một tròn.
Dưới thời của nhà thiên văn học Gallilé có sự hiểu sai về hai từ dùng trong hai ý nghĩa khác nhau về từ “trời tròn, đất vuông” mà có vụ án Toà Thánh thời Trung cổ xử nhà bác học nầy. Tiếc rằng, cho đến hôm nay chưa có người giải thích để giải tỏa “nỗi oan Thị Kính” nầy để vong hồn nhà bác học và các nhà linh hướng thời bấy giờ được nhẹ nhàn ở một nơi nào đó! Thật ra, cái mâu thuẫn nầy là do bởi ngôn từ không chuyển tải được Đạo, khiến có sự hiểu sai về lời kinh chứa đựng hai từ vuông tròn: Kinh muốn đề cập tính thể của vuông tròn của Đất Trời, nhà thiên văn học lại nhìn đất trời dươi góc độ của hình thể của trời đất!
Luận về ý nghĩa của hai bánh như trên thì cũng mới chỉ đi vòng vòng bề ngoài mà chưa chỉ rõ cái ý nghĩa thiết yếu và đích thực mà Tiết Liệu muốn qua hai hình đó gói ghém vào trong để dẫn vào Đạo Lý, dưới đây mới là tượng quan trọng để diễn ý mà hai bánh chưng ra:
Ngày xưa, bánh chưng được gói cột bằng 4 nuộc lạc bằng tre chia chiếc bánh thành 9 ô (cửu cung), y như hình Lạc Thư, như hình dưới:
Như vậy, ý nghĩa đích thực của bánh chưng chính là cái tượng nhằm chưng ra hình Hà Lạc. Cũng vậy, bánh dầy có tượng tròn giống tượng của Hà Đồ như hai hình dưới:
Quan sát kỹ hai hình Hà Lạc để thấy ý nghĩa hai hình nầy (cũng là ý hình hai bánh) chưng ra, xin được làm sáng tỏ:
Lạc Thư (tượng của bánh chưng) là hình vuông trên đó gồm 45 chấm trắng đen (25 chấm trấng, 20 chấm đen).
Hình Hà Đồ (tượng của bánh dầy) trên đó có 55 chấm đen trắng (25 trắng, 30 chấm đen). Tổng số chấm đen trắng trên hai hình là: 45 + 55 = 100 chấm đen trắng. Đen trắng tượng trưng cho âm dương, gái, trai tương đồng với số con trong bọc Mẹ Âu Cơ 100 trứng, 100 con: Huyền thoại bọc Tiên Rồng 100 trứng và huyền thoại Tiết Liệu đều hướng về cùng một mục đích là nhằm dẫn lối để mở ĐƯỜNG VÀO VIỆT DỊCH VÔ NGÔN cũng là đường vào ĐẠO ÔNG BÀ
Nói vậy nghe cũng xuôi tai, hợp lý? nhưng tại sao huyền thoại bảo con của Mẹ Tiên Cha Rồng đều là trai? Có điều gì trái khuấy ở đây không? Thưa không! Nói 100 trứng là nói đến tổng số chấm đen trắng trên hai hình Hà Lạc như là thứ trứng (noãn sào) rất nhiều còn trong bụng mẹ, nói 100 con là nói số con cái (hay mọi thứ mọi loài trong đất trời) và nói con đều là trai là muốn nói con của Cha Rồng Mẹ Tiên đều mang tính Hùng mạnh, là tính dương! Cha TRÍ (tính Dương), Mẹ Nhân (tính Âm), con Hùng (tính dương). Ba tính nầy mang tính thiết yếu hiện diện trong mọi sự vật, nó như là chiếc Kiền Ba Chân Táo Quân mà tôi đã nhiều lần đề cập rồi: Con là con C…, Cái là “cái ấy” của phái nữ hay cái của loài sinh thực vật giống cái.
100 gồm 50 đen (gái) 50 trắng (trai) mà từ ngữ Việt gọi là con cái, Âm Dương và nếu đem số 100 âm dương viết dưới dạng Lý Số/Dịch Số thì sẽ cho ra toàn bộ môn Dịch Lý Vô Ngôn …
Còn nữa, ngày nay việc làm bánh chưng đã “thất truyền”, đã làm mất đi động năng để chưng ra Đạo Lý. khi làm bánh chưng người ta dùng nhiều loại dây buộc bánh và cột bánh đủ cách. Xưa kia không vậy, mà dùng lạc tre, trúc, giang, nứa … làm lạc buộc bánh và buộc bánh sao cho tạo ra được hình 9 ô. Ngày trước với ý chĩ dùng 4 nuộc lạc tre, điều nầy mang ý nghĩa văn hóa, hình 9 ô gợi ra tượng hình Lạc Thư, không dùng dây buộc khác mà dùng loài trúc, tre là nhằm nhắc về nền văn hóa đặt trên nền tảng của tre, trúc của nam phuơng, đúng hơn, là nền văn hóa Việt Nho khởi đi từ thời nhà Hạ. Về sau, sau khi nhà Thương diệt Hạ nhà Thương truyền dần cho đén đời Hán, Hán Nho cũng lấy trúc làm vật biểu cho cho nền văn hóa của người quân tử Tàu …
Hiểu thế nầy mới giải thích được huyền thoại Phù Đổng Thiên Vương sau khi dùng gậy sắt, ngựa sắt phá tan giặc Ân lại nhổ tre đánh tiếp, mang lấy ý gì. Đánh bằng tre trúc là đánh bằng văn hóa Đạo Lý Viêt Nho lấy cương nhu mà giáo hóa: “Cương nhu dĩ gáo bất báo vô đạo”! tức đánh bằng văn hóa Dịch Lý mong cho địch cải sửa cái đầu cùu của mình mà bỏ đi tánh hung bạo, vô Đạo mà trở về vớ lương giáo (giáo đặt trên căn bản Dịch Lý Nguyên Nho, tức văn văn Hóa Dịch)
Trên đây là ý nghĩa nòng cốt của chuyện bánh chưng bánh dầy, nhưng trong sâu thẳm của truyện còn chứa nhiều điều liên quan được chưng ra bởi môn Dịch Lý Việt Nho, là có nguồn gốc Việt và ý nghĩa còn rất cao sâu thấy được qua tượng ẩn chứa trong huyền thoại có các huyền số chứa trong.
Thật thế, nói là Nguyên Nho là nói cái nguyên thủy, uyên nguyên của môn Dịch Lý, mà Dịch chỉ xảy ra khi có hai phần tố Âm Dương (huyền văn gọi là Tiên Rồng) mà Hán Nho, nói về Dịch nhưng lại duy dương, loại trừ yếu tố âm Tiên mà cô dương thì làm gì có sinh mà có Dịch. Ngược lại, qua tinh thần của huyền Thoại Tiết Liệu thì nguồn gốc sâu thẳm của hai bánh (xuyên qua tượng 2 hình Hà Lạc) từ Mẹ Tiên (Mẹ Âu Cơ báo mộng dạy Liêu Lang làm bánh), cặp cùng vớ Cha Rồng mới sinh ra 100 con. Sự kết hợp Âm Dương hai thành Một (Kinh Huyền Thoại Chia Con), “nhất Âm, nhất Dương chi vị Dịch”. Dịch chỉ xảy ra khi hội đủ 2 yếu tính Âm Dương từ đó mới có Đạo Biến Dịch. Chỉ cần một điều nầy cũng đủ chỉ ra Kinh Kịch là của giòng Việt tộc, nhưng vẫn chưa hết, trong truyện Hùng Vương 6 còn có những con huyền số thêm vào để diễn huyền ý nầy sâu xa hơn nữa:
_ Ý Nghĩa Con Huyền Số 2 (2 loại bánh, 1 chưng, 1 dầy) trong ý nghĩa nó là con huyền số:
2 chuyển qua lý số dạng Dịch nòng nọc là 010/000 tức con THỦY ĐỊA TỶ /. Tỉ là giao tiếp, gặp gỡ, tượng chưng ra là: Thủy là nước, Địa là Đất. Đất nước, Âm Dương gặp nhau thì sinh nẩy muôn loài.
_ _Ý Nghĩa Con Huyền Số 4 (4 nuộc lạc cột bánh): Ngoài ý là để tạo hình cửu cung (tức Lạc Thư), con 4 còn có nghĩa nữa khi đổi sang hệ Lý Số là con 100/000 tức LÔI ĐỊA DỰ, dự là quyền lực và thuận hoà, vui vẻ, tượng số chưng ra Chấn/Lôi là Rồng, là vua, là quyền lực ở trên và Địa là nhu thuận, thuận theo. ở dưới.
_ Ý Nghĩa Con Huyền Số 5: 5 là 5 thứ làm nhân nằm giữa bánh chưng, là đậu xanh, thịt heo, hành, tiêu và muối. Con 5 đổi ra Lý số là con LI/ HỎA 101 () tao ra bởi hai trụ đèn và Lư Hương, hay là con quái số nầy được xếp nằm phía Nam của đồ hình Bát Quái Hạu Thiên, nói lên là Đạo phương Nam vì hội đủ trung chính như đã có lời bàn trong những bài trích trước.
Ý Nghĩa Con Huyền Số 6 (Hùng Vương 6, 6 thứ vật liệu làm bánh chưng dầy là: nếp, thịt heo, đậu xanh, hành, tiêu, muối biển)
6 viết ra Lý số là con Trạch Địa Tụy 011/000 (/). Tụy là nhóm hợp, hội hợp (Vua Hùng 6 hợp các hoàng tử), tổng hợp (6 thứ vật liệu để làm bánh). Trong ý nghĩa văn hóa hóa. Ý nầy có được do con huyền số 6 chưng ra Lý đồng thuận trong tinh thần cung kính …. Nhóm hợp qua nghĩa của con 6 TRẠCH ĐỊA TỤY nêu bậc việc Hùng Vương đã làm để tìm người tài đức mà trao ngôi vua. Nhóm hợp (Trong ý nghĩa của con Lý Số 6), là cần người có uy quyền Trạch hành Kim, uy quyền như lại hiền hòa, vui vẻ, lịch lãm đứng ra tổ chức cuộc thi tuyển chọn vua (ở đây là vua Hùng ý nầy được gợi ra do từ ý nghĩa của con Đoài ngoại quái (). Còn ý của thuận hòa là ý của con Khôn (), nội quái .
Sử dụng lời trong huyền thoại là chuyện chẳng đặng đừng ở bước đầu để qua đó người học Dịch quan chiêm mà có được tượng ý và tượng số trong lời dạy của người xưa là học Dịch cần theo qui trình là cần: “Bỏ lời lấy tượng bỏ tượng lấy ý, bỏ ý lấy Đạo_ Con số 9 (Bánh chưng với 4 nuộc lạc buộc tạo hình Lạc Thư.
_ Ý Nghĩa Con Huyền Số 18 (Tiết Liệu là Hoàng Tử thứ 18 kèm với lời huyền tự là “nhà nghèo”)
Con 18 đổi ra Lý Số là con Thuần Khảm 010/010 tức /. Khảm là khẳm (có tượng là con thuyền chở khẳm) chưng ra tượng hiểm nghèo, nguy hiẻm vô cùng, trên cũng quái Khảm (khẳm) dưới cũng quái Khảm (khẳm), là tượng của con thuyền chở nặng giữa biển cả mênh mông, không khác với hình ảnh những con thuyền vượt biển chở đầy người tìm đường di tảng trong biến cố tháng 4/75).
Con huyền số 18 chỉ tình trạng của Tiết Liệu khó khăn so với những hoàng tử khác nhưng đã thắng cuộc thi nhờ vào chí thành “chí thành thông thánh” mà cũng muốn làm việc lớn là nhờ tâm thanh “Duy tâm thanh hành hữu thượng” (Xin đọc quái Thuần Khảm trong Kinh Dịch)
_ Ý Nghĩa Con Huyền Số 20 (20 hoàng tử): 20 viết ra Lý số với dạng nòng nọc là 100/ 010 và dạng Dịch Càn Khôn là Lôi THỦY GIẢI /. Giải là giải quyết giải tỏa hay làm tan biến những khúc mắc, chướng ngại mà tượng của nó là sấm sét, biển động … Nghĩa trong huyền thoại là giải quyết cái khó khăn của Tiết Liệu để được chọ làm người giữ ngôi cửu ngũ trị nước. (Nên tham khảo thêm con Giải trong Kinh Dịch).
Chỉ cần một số huyền số như trên vừa kể ra, thì cũng đủ chưng ra rõ ràng ý nghĩa câu chuyện hội hợp để tuyển chọn người tài đức tinh thông Gia Đạo mà truyền ngôi vua. Tuyệt vời thay lối sử dụng huy ền văn thông qua huyền thoại Việt để làm lối dẫn vào Đạo học!
- Ứng Dụng Tượng Của Lễ Vật Chưng Dầy (cũng chính là ứng dụng của Hà Đồ Lạc Thư sẽ được đề cập trong những bài đọc thêm về sau)
Qua phần viết nầy, một lần nữa nhắc ta về cách đọc huyền thoại Việt là cần đọc theo lối “quan chiêm” (quan sát và chiêm nghiệm) của nhánh văn hóa gia chất gia, là nhằm để lấy tượng mà dẫn ta vào Đạo Càn Khôn, Càn Khôn mới vận hành sự chuyển biến chuyển hoá biến dịch của Sự Vật và tượng của Sự vất chưng ra mà ta mới thấy Đạo đạt Đạo như Khổng nói: “Signs and symbols rule the World nó Word nor laws” Như phần ở bài trích mở đầu văn hóa dung tượng khác hẳn với lối dùng ngôn ngữ để diễn ý như nhánh của các văn gia và triết gia khác diễn ý bằng ngôn ngữ qui ước cạn ý, rậm lời khiến người đọc, người nghe hiểu sai chệch mang lấy sự chống bán, chia rẽ. Điển hình là cũng từ một Thánh Kinh cựu Uớc TCG mà tùy thời, tùy người hiểu lời kinh thánh mỗi khác khiến Đức Jésus Christ phải nhắc nhở con chiên của Ngài rằng lời của Ngài chỉ là dụ ngôn, muốn đạt Đạo hay Nước Thiên Đàng phải cần mạc khải: “Ta nói nước Thiên Đàng bằng mạc khải và người ngoại Đạo bằng dụ ngôn”.Dụ ngôn là mượn chuyện mà truyền ý qua lời tạm lời không là Đạo Thường Hằng như Lão Tử nói:: “Đạo khả Đạo phi thường Đạo”
Và cũng chính vì dụng lời thay vì dụng tượng như lối của huyền văn huyền thoại mà nhiều tôn giáo nẩy nhánh t ừ Do Thái Giáo và trong qúa khứ đã chống đối mãnh liệt nào là: TCG La Mã, Chánh Thống Giáo, Anh Quốc Giáo, Tin Lành Giáo … Riêng giáo phái Tin lành đến hôm nay đã chia hành hơn nhưng 300 giáo phái khác nhau … Qủa không sai là:
“Ngôn từ cạn ý rậm lời
Chỉ vô ngôn mới rộng khơi nhiệm màu” (Thơ TĐ NVN)
(Còn tiếp)
San Jose, ngày 26 tháng 01/19
Nay kính. Nguyên Việt Nho
PS: Bài trích nầy nhằm vào dịp “Tết ta” mang đầy tính đặc thù của nền văn hóa ta. Trong dịp Tết nầy, nếu bất cứ cơ quan truyền thông, báo chí nào, cả trong và ngoài nước, có cùng chí hướng đề cao việc về nguồn Văn Hóa Việt để xác định bản tính Việt, xin cứ tự nhiên lấy đăng tải. Người viết không đòi hỏi nhuận bút hay bất cứ đều gì, Free tất cả, chỉ xin tôn trọng tác quyền. Người viết chỉ mong phát huy nền văn hóa Vô Ngôn Cổ Việt dùng tượng thay lời rất độc đáo thuộc nhánh Văn Hóa Đao Học mà hầu như không tìm thấy ở bất cứ nền văn hóa nào khác của nhân loại, rất mong được sự hưởng ứng của nhiều người!