Thursday 21 March 2019

Thông Báo Tin Buồn Chiến Sĩ Lý Tống

Bịnh viện vừa gọi cho tôi : Thân nhân Ly Tong vào ký tên rút ống cho LT ra đi, tôi đã để cho HT Hội KQ San Diego Cù thái Hòa đai diện Đại gia đình Quân Đội VNCH nói chung & Đại Diện Quân Chủng KQ nói riêng, rút ống để một người anh em của chúng ta, MỘT ĐẠI ANH HÙNG CỦA VIỆT-NAM ra đi trong ngậm ngùi , nuối tiếc vì chưa được thấy DÂN-TỘC VN thoát khỏi gông cùm CS. Nguyện cầu hương linh của bạn ta Lý-Tống tức SVSQ KQ Lê-văn-Tống khóa 65 A KQVNCH, mãi mãi thanh thảng nơi cõi VĨNH-HẰNG.


KQ LvS (Sơn Ca 23).





 Ông Lý Tống đứng tại xa lộ 15, lối vào đại lộ Ej Cajon, San Diego, hôm 1 Tháng Hai. (Hình: Nhân Phạm/Người Việt)

SAN DIEGO, California (NV) – Ông Lý Tống, còn có biệt hiệu là “Ó Đen,” một trong những “chiến sĩ chống Cộng” nổi tiếng nhất hải ngoại, đang hấp hối trong bệnh viện Sharp Memorial Hospital, San Diego, vì bị sơ phổi.

Đó là những gì ông Cù Thái Hòa, hội trưởng Hội Không Quân VNCH San Diego, người đang chăm sóc ông Tống, nói với nhật báo Người Việt qua điện thoại, lúc 1 giờ 30 chiều Thứ Năm, 21 Tháng Ba.


Ông Hòa kể: “Anh Tống nhập viện từ hôm 7 Tháng Ba. Bác sĩ nói anh bị sơ phổi, thở rất thoi thóp. Sau đó bác sĩ cho anh ngủ để chữa trị, nhưng không thành công.”

“Sáng nay, bác sĩ gọi cho tôi biết anh bị hôn mê từ hôm Thứ Ba, và gần như không thở được nữa. Bác sĩ đề nghị tôi liên lạc với người nhà anh Tống để họ quyết định có rút ống hay không,” ông Hòa nói tiếp.

Ông cho biết đã liên lạc với một người anh của ông Tống ở San Jose.
“Tối nay, khoảng 8 giờ 30 tối, anh ấy sẽ đáp máy bay xuống San Diego, vào bệnh viện và sẽ quyết định,” ông Hòa nói tiếp.

Theo Wikipedia.org, ông Lý Tống (tên thật Lê Văn Tống) là một phi công VNCH, có nhiều hoạt động chính trị tại Mỹ và có tư tưởng chống Cộng khét tiếng, nhiều lần tổ chức đánh cướp máy bay tại Việt Nam, Thái Lan, Cuba và Nam Hàn, để rải truyền đơn kêu gọi người dân đứng lên lật đổ các chế độ độc tài, cũng như từng hóa trang một phụ nữ để tấn công ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bằng hơi cay.

Ông Lý Tống sinh ngày 1 Tháng Chín, 1946 tại Thừa Thiên – Huế, Việt Nam, và bắt đầu phục vụ trong Không Lực Việt Nam Cộng Hòa năm 1965.



Lý Tống trong Tang Lễ của Việt Dzũng
  1. Ly Tong

    In 1965 at the age of 17, he served in the South's Republic of Vietnam Air Force. He was assigned to South Vietnam's "Black Eagle" Fighter Squadron.[1]

    IN EXILE

    In 1984 Ly was granted asylum to the United States and he received a letter from then President Ronald Reagan for his struggle to attain freedom from captivity in Vietnam.[2]
    He earned a master's degree in Political Science at the University of New Orleans and has written a novel in Vietnamese. 
    He became good friends with former Republic of Vietnam Air Force Colonel An Vo. He also played a large role in the Vietnamese community in New Orleans. 

    FIRST RETURN TO VIETNAM

    In the 1990s he decided to take up anti-communist activities, and in 1992, he hijacked a Vietnam Airlines airliner. Ly Tong's copilot claimed that he was forced to fly over Ho Chi Minh City so that Ly Tong could drop thousands of leaflets calling for insurrection against the communist government of Vietnam.[3]
    He parachuted and jumped from the plane, but he landed in a swamp and was apprehended by Vietnamese soldiers and sentenced to 20 years. [4]
    In 1998 the Vietnamese government released him as part of an amnesty program along with other democracy activists. [5]
    Colonel An Vo from New Orleans is said to have gone back to help him become free. 

    FIRST TRIP TO CUBA

    On January 1, 2000, he flew over HavanaCuba, and dropped leaflets encouraging the Cuban people to rise up and revolt against the government of Fidel Castro[6]
    On his return to Kendall-Tamiami Executive Airport in Florida, he was detained and questioned by U.S. Immigration and Customs Enforcement but was released without charges. The Federal Aviation Administration suspended his pilots' license. [7][8]
    On his return to Florida, he was hailed a hero by some Cuban-Americans and there was a return parade for his flight over Cuba.[9]

    SECOND RETURN TO VIETNAM

    On November 17, 2000, he and a copilot flew to Thailand, from where he flew to drop 50,000 pamphlets calling for armed demonstrations against the communist government of Vietnam over Ho Chi Minh City.[2]
    In 2006 he was released by the Thai government and returned to the United States [10]

    HUNGER STRIKE 2008

    In February through March 2008, he conducted a hunger strike atSan Jose City Hall, protesting efforts by city councilwomanMadison Nguyen to name a district of the city "New Saigon Business District" instead of "Little Saigon".[3][4]

    IN SOUTH KOREA

    On August 26, 2008, Ly Tong rented a plane & pilot for travel. But a short time after taking off, Tong told the pilot to fly the airplane over North Korea so that he could spread anti-communist leaflets to the North Koreans. The pilot told him that due to the lack of fuel they had to return to Seoul to refill, whilst sending an emergency hijacking signal to the airport authorities. Upon landing, Tong was arrested and briefly detained by the airport authorities.[11]

    ATTACK ON DAM VINH HUNG

    He was arrested again in July 2010 for a pepper spray assault on Vietnamese singer Dam Vinh Hung at a concert in Santa Clara, California.[12][13][14]
    This singer was supposedly a singer supporting North Vietnam and its communist values. This concert took place in California where many Vietnamese object to the communist values they escaped from. Security was tight, as people figured there would be an assault against the singer. Ly Tong dressed up as a cross-dresser to escape security and pepper spray the singer in the face as he was being handed a flower on stage. 
    He was convicted of two misdemeanors—simple assault and resisting arrest—and two felonies, including using tear gas and second-degree burglary with the intent to commit a felony. On June 22, 2012, he was sentenced to 6 months in jail and 3 years probation.[5]

    REFERENCES


  2. THE PEOPLE OF THE STATE OF CALIFORNIA, PLAINTIFFS vs. LY TONG, DEFENDANT(S), Superior Court of California, County of Santa Clara, San Jose Facility, 2010-07-23, retrieved 2010-10-01

  3. Brief taste of freedom for Ly TongThe Nation, May 18, 2006.

  4. May, Patrick (2008-02-20), "'Little Saigon' hunger striker: 'I'll continue until I die'"San Jose Mercury News, retrieved 2008-02-28

  5. "Councilmen Help End 'Little Saigon' Hunger Strike"KTVU News, 2008-03-13, archived from the original on 2008-06-23, retrieved2010-10-01

  6. http://www.mercurynews.com/ci_20919194/san-jose-despite-pleas-leniency-judge-sentences-activist

__._,_.___
Posted by: Sung Le <sungvanle@yahoo.com> 


 
From: Hoa Cu <caliconst@gmail.com>
Date: Mon, Mar 11, 2019 at 10:49 PM
Subject: Re: [kqvn] Sức khỏe anh Lý Tống


Trong hinh la Hoi truong KQ Cu thai Hoa di tham anh Tong tuan vua qua ai vao tham cung phai mac do nhu vay vi Benh Vien so bi lay benh 
Sang nay anh Tong co nhan tin cho toi la anh ay bi  SAN MAT chu khong phai SAN THAN se phai mo som 
Hoi Khong quan VNCH San Diego se lo cho anh Tong ve moi mat 
Xin thong bao qui NT ro 
KQ Cu thai Hoa 
HT Hoi AHKQSD
619-733-8263 


On Mon, Mar 11, 2019 at 1:13 PM Quy Nguyenquynguyen94@yahoo.com [kqvn] <kqvn@yahoogroups.com> wrote:


Hiện tình sức khỏe anh Lý Tống đang nằm bệnh viện phòng cấp cứu để chờ mổ ruột và sạn thận tại San Diego .
Xin quý vị dâng một lời cậu nguyện đến anh ấy .
Xin chân thành cảm ơn .
Lê Ngoạn 


Lý Tống



Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm
Lý Tống (tên thật Lê Văn Tống) là một phi công hoạt động chính trị người Mỹ gốc Việt có tư tưởng chống cộng[1] với nhiều lần tổ chức đánh cướp máy bay tại Việt Nam, Thái Lan, Cuba và Hàn Quốc để rải truyền đơn, cũng như từng hóa trang để tấn công ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng

TRƯỚC 1975

Lý Tống sinh ngày 1 tháng 9 năm 1946 [2]tại Thừa Thiên - HuếViệt Nam[3] và bắt đầu phục vụ trong Không lực Việt Nam Cộng hòa năm 1965. 
Tháng 4 năm 1975, chiếc A-37 thuộc biên đội Ó Đen do ông lái bị bắn rơi[2][4]; ông bị giam giữ cải tạo trong vòng 5 năm[2]. Ông vượt ngục bằng đường bộ đếnThái Lan, đi qua Campuchia, rồi xin tị nạn chính trị tại Singapore. Ông đến Hoa Kỳ năm 1984. Sau đó theo học cao học tại Đại học New Orleans[4]


NHỮNG HOẠT ĐỘNG SAU NĂM 1975

  • Năm 1992, Lý Tống uy hiếp phi công chiếc A310 của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bay qua Thành phố Hồ Chí Minh rồi thả truyền đơn xuống kêu gọi nhân dân Việt Nam nổi dậy chống lại chính quyền. Lý Tống nhảy dù xuống một ao rau muống. Thấy một anh dân phòng mặc đồ dân sự đi ngang, Lý Tống nói mình là Việt kiều mới về nước, muốn thăm nhà bạn nhưng không nhớ đường và đưa địa chỉ nhờ chở đến. Anh dân phòng đồng ý rồi chở Tống lại công an; Lý Tống bị cơ quan chức năng Việt Nam bắt và kết án 20 năm tù vì tội cướp máy bay. Tháng 9 năm 1998, chính quyền Việt Nam quyết định tha và trục xuất Lý Tống trong một đợt đặc xá.[5]
  • Năm 1998, Lý Tống đã dùng máy bay, xâm nhập trái phép lãnh thổ Cuba để rải truyền đơn.
  • Ngày 1 tháng 1 năm 2000, Lý Tống dùng một chiếc máy bay nhỏ bay từFlorida sang La HabanaCuba thả truyền đơn kêu gọi nhân dân Cuba nổi dậy[6][7]. Khi bay trở về, ông bị thẩm vấn bởi Cục Di cư và Hải quan Hoa Kỳ nhưng được trắng án[6] và tha bổng. Lý Tống bị Cục hàng không Liên bang rút giấy phép bay. Sau chuyến này, ông được những người Cuba chống Cộng coi như một "anh hùng"[cần dẫn nguồn].
  • Ngày 7 tháng 11 năm 2000, Lý Tống lại cướp một chiếc máy bay nhỏ tại Thái Lan bay sang Thành phố Hồ Chí Minh, thả hơn 50.000 tờ truyền đơn. Lúc trở về Thái Lan, ông bị bắt giữ và bị tòa án Thái Lan kết án 7 năm tù. Tòa án Thái Lan từ chối dẫn độ Lý Tống về Việt Nam với lý do ông không gây hại cho an ninh Thái Lan.[4]
  • Ngày 24 tháng 8 năm 2008, Lý Tống thuê một chiếc máy bay huấn luyện của Đại Hàn Dân Quốc nhưng bị bắt tại sân bay Seoul khi đang định rải truyền đơn ở CHDCND Triều Tiên.


GIAM GIỮ

  • Lý Tống là phạm nhân nhiều năm từ năm 1992 đến 1998 tại Trại giam Nam Hà, V26 Bộ Công an (Trại Ba Sao).
  • Tháng 3 năm 2006, Lý Tống bắt đầu tuyệt thực tại nhà tù ở Rayong.
  • Ngày 4 tháng 9 năm 2006, tòa án Thái Lan quyết định dẫn độ Lý Tống về Việt Nam. Quyết định này vấp phải sự phản đối của cộng đồng người Việt chống cộng tại Hoa Kỳ và Canada.[cần dẫn nguồn]
  • Ngày 26 tháng 9 năm 2006, tòa án Thái Lan chấp thuận kháng án từ Lý Tống. Quyết định cuối cùng sẽ được tòa án tối cao Thái Lan quyết định trong vòng 3 tháng.

RA TÙ

Sau 7 năm ngồi tù ở Thái Lan, Lý Tống được ra tù. Tòa phúc thẩm tại Bangkoksáng ngày 3 tháng 4 năm 2007 đã tuyên bố hành động của Lý Tống mang tính chất chính trị chứ không phải là đe dọa an ninh, và dựa trên một điều luật của Thái Lan không cho dẫn độ những người đối diện cáo buộc chính trị, tòa phúc thẩm từ chối yêu cầu dẫn độ về Việt Nam của tòa sơ thẩm hồi tháng 9 năm 2006. 
Chánh án Wisarut Sirisingh, người xét xử Lý Tống, đã viết trong phán quyết: 


"Những gì ông Tống làm không gây ảnh hưởng về an ninh lãnh thổ Việt Nam. Thái Lan không dẫn độ những người đối diện các cáo buộc về chính trị." [8]

BỊ BẮT TẠI HÀN QUỐC

Được biết sau khi mãn hạn tù ở Thái, Lý Tống trở về Mỹ và khi Thế vận hội Bắc Kinh khai mạc, ông ta đến Hàn Quốc với ý đồ thuê máy bay để bay đi Bắc Kinh rải truyền đơn nhưng không thuê được.[9]
Ngày 24 tháng 8 năm 2008, Lý Tống thuê một máy bay cùng phi công với mục đích du lịch. Tuy nhiên khi lên cao, ông ta yêu cầu phi công phải bay sangCHDCND Triều Tiên để rải truyền đơn. Lấy lý do máy bay nhỏ, không đủ nhiên liệu để bay đường dài, viên phi công xin hạ cánh để tiếp thêm dầu, đồng thời bí mật phát tín hiệu cấp cứu. 


BỊ BẮT TẠI HOA KỲ

Ngày 19 tháng 7 năm 2010, Lý Tống hóa trang tô son mặc váy đóng giả nữ, lọt vào một buổi biểu diễn ca nhạc của các ca sĩ Việt Nam tại San Jose, trong lúc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đang biểu diễn, Lý Tống giả vờ tặng hoa rồi sau đó liên tiếpxịt hơi cay vào mặt Đàm Vĩnh Hưng và đã bị bắt ngay sau đó.[10]
Vào lúc 11g ngày 21 tháng 7 năm 2012 theo giờ địa phương, khoảng đầu giờ chiều 22 tháng 7 giờ Việt Nam, phiên tòa xét xử Lý Tống bắt đầu. Thẩm phán Andrea Y. Bryan tuyên phạt Lý Tống sáu tháng tù và ba năm quản chế vì tội hành hung. 

CÂU NÓI NỔI TIẾNG


CHÚ THÍCH

  1. ^ Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị tấn công
  2. a ă â “Không tặc ở Việt Nam: Đối mặt với Lý Tống”.
  3. ^ Dẫn độ Lý Tống về Việt Nam xét xử
  4. a ă â “Vietnam dissident wins reprieve” (bằng tiếng Anh). Truy cập 27 tháng 10 năm 2015.
  5. ^ MAI THÙY - NGHI XUÂN (20/07/2010). “Mỹ: Bắt và xét xử Lý Tống vì tấn công ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng”. Tuổi trẻ Online. Bản gốc lưu trữ 20/07/2010. Truy cập 13/8/2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archivedate=, |date=, |accessdate= (trợ giúp)
  6. a ă Row after Cuba leaflet pilot freed
  7. ^ [news.bbc.co.uk/2/hi/americas/588573.stm Vietnamese pilot under investigation]
  8. ^ Thái Lan không dẫn độ Lý Tống về VNBBC 04(04/2007
  9. ^ Tường trình tổng quát của Lý Tống tại Nam Hàn, CaliToday 26/08/2008
  10. ^ Đỗ Tuấn. “Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị tấn công ở Mỹ”. Báo Thanh niên. Bản gốc|url lưu trữ= cần |url= (trợ giúp) lưu trữ |url lưu trữ= cần |ngày lưu trữ= (trợ giúp).
  11. ^ Lý Tống, "anh hùng" – hay "anh khùng"?


LIÊN KẾT NGOÀI

  • Lý Tống nói chuyện trong ngày mà một số người gọi là "ngày dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam"
  • Lý Tống nói chuyện trước công chúng, kêu gọi một cuộc "cách mạng đua xe"
  • Vietnam welcomes Thai ruling to extradite US anti-communist
  • Lý Tống bị bắt tại Hàn Quốc
  • Lý Tống xịt hơi cay vào mặt ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng
  • Không tặc ở Việt Nam: Đối mặt với Lý Tống


  • Không tặc ở Việt Nam: Đối mặt với Lý Tống - Ảnh 1.
    Máy bay Boeing 737 - Ảnh: Internet
    Ở trên kia có một hành khách người châu Á đang đe dọa phi hành đoàn
    Nữ tiếp viên THỦY TIÊN
    "Lúc đó tôi là đại sứ Việt Nam ở Nam Tư. Khi nội chiến Nam Tư xảy ra, có quyết định đóng cửa sứ quán, tôi phải về Việt Nam theo hành trình Praha (Tiệp Khắc) - Bangkok - TP.HCM. 
    Lẽ ra tôi sẽ đi chuyến bay TU-154 của Liên Xô nhưng mấy anh bên hàng không nói mình mới thuê được cái Boeing 737 ngon lắm. Chú đổi vé đi Boeing cho sướng. Nghe vậy tôi đổi vé bay. Ai ngờ chuyến bay đó có chuyện" - ông Tuấn kể.
    Ép tổ lái và rải truyền đơn
    Chiếc máy bay Boeing 737 đó cất cánh rời Bangkok để về sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Tổ lái được Hàng không Việt Nam thuê của Bulgaria. Theo lịch trình, máy bay cất cánh tại sân bay Bangkok lúc 17h, hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất lúc 18h30.
    Khoảng 30 phút trước khi máy bay đến TP.HCM thì Lý Tống bắt đầu hành động. 17h45, khi được phục vụ bữa ăn tối trên máy bay, Lý Tống đã lấy cắp con dao inox trên khay thức ăn. 
    Khoảng 20 phút sau khi một nữ tiếp viên đưa nước uống đến, Lý Tống rút dây dù quàng vào cổ cô này, một tay siết chặt, một tay gí dao đẩy vào phòng tiếp viên. 
    Lúc này, trong phòng tiếp viên có một tiếp viên người Bulgaria cũng bị Lý Tống uy hiếp và dùng dây dù trói tay chân lại. Lý Tống ép hai tiếp viên nằm xuống sàn máy bay, nếu không hắn sẽ cho nổ bom! 
    Sau đó, khi nữ tiếp viên tên Thủy Tiên bước vào thì bị Lý Tống khống chế, gí dao vào cổ ép phải mở cửa buồng lái.


    Khi vào được buồng lái, Lý Tống tuyên bố trong túi xách có bom và buộc tổ lái phải làm theo sự điều khiển của hắn. Sau đó, Lý Tống đẩy Thủy Tiên ra khỏi buồng lái, đóng cửa lại và uy hiếp cơ trưởng, cơ phó. Hắn tuyên bố sẵn sàng cho nổ bom nếu tổ lái không làm theo yêu cầu.
    Trong lúc này, ở ngoài khoang hành khách, hệ thống đèn bật sáng. 
    "Mọi người vui hẳn khi thấy đèn sáng - cựu đại sứ Võ Anh Tuấn nhớ lại - Bình thường khi đèn bật sáng, tiếp viên hàng không sẽ thông báo máy bay đang giảm dần độ cao, chuẩn bị hạ cánh trong giây lát. 
    Nhưng 10 phút rồi 15 phút trôi qua không nghe tiếng tiếp viên thông báo gì cả. Trời đã tối. Nhìn qua cửa sổ, tôi thấy rõ đèn đường bên dưới mặt đất chứng tỏ máy bay đã hạ xuống rất thấp. 
    Nhưng máy bay không đáp xuống đất mà tiếp tục lấy độ cao bay lên trời. Mọi người bắt đầu lo lắng, xôn xao không biết chuyện gì đang xảy ra...".
    Khi đó, nữ tiếp viên Thủy Tiên bị Lý Tống đẩy ra khỏi buồng lái, chạy từ khoang thương gia xuống, thông báo: "Ở trên kia có một hành khách người châu Á đang đe dọa phi hành đoàn". Mọi người nhao nhao hỏi có chuyện gì, cô này nói: "Chắc người đó bị tâm thần". 
    Không tặc ở Việt Nam: Đối mặt với Lý Tống - Ảnh 4.
    Cựu đại sứ Võ Anh Tuấn - nhân chứng trên chuyến bay bị Lý Tống khống chế rải truyền đơn - Ảnh: MY LĂNG
    Lúc này ông đại sứ nói ngay với vợ và ông chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đi cùng chuyến bay: "Không phải bị tâm thần đâu. Máy bay bị không tặc rồi!".
    Lúc này trong buồng lái, Lý Tống bắt cơ trưởng phải bay vòng quanh khu vực trung tâm Sài Gòn và mở cửa sổ để hắn rải truyền đơn. 
    "Tôi nhìn lên khoang thương gia thấy một người quần áo nai nịt gọn gàng, mặc bộ đồ như dân thể thao nhảy dù, đầu đội mũ giống mũ bảo hiểm, lom khom chạy qua chạy lại ném từng xấp giấy ra ngoài. 
    Tôi chụp được một tờ giấy đọc thì thấy ghi: Tổng tư lệnh quân đội nổi dậy miền Nam Lý Tống... Té ra là hắn kêu gọi nhân dân miền Nam nổi dậy chống chính quyền" - ông Tuấn nhớ lại.
    Theo yêu cầu của Lý Tống, máy bay phải bay vào khu vực trung tâm thành phố và quần đảo nhiều vòng trên trời. Có lúc máy bay hạ xuống rất thấp rồi gầm rú lấy đà bay vọt lên cao. 
    Tình trạng đó kéo dài hơn nửa tiếng khiến hành khách vô cùng căng thẳng, hoảng loạn. Một số người không giữ được bình tĩnh, lấy áo phao cứu hộ ra mặc. 
    Tiếp đó, mọi người lại nghe thông báo của cô tiếp viên: "Quý khách chú ý! Đề nghị quý khách cài dây an toàn. Phi hành đoàn sẽ mở cửa máy bay!".
    Nhảy dù
    "Trời ơi. Tại sao máy bay đang bay trên trời mà mở cửa!? Chuyện gì sẽ xảy ra? Máy bay sẽ hạ cánh khẩn cấp xuống một nơi nào đó? Trong đầu tôi rất nhiều câu hỏi. Mọi người nín thở chờ đợi giây phút xấu nhất sắp xảy ra" - ông Tuấn nhớ lại.
    Sau khi rải xong truyền đơn, Lý Tống yêu cầu cơ trưởng phải điều khiển máy bay lên độ cao 2.300m và mở cửa để hắn nhảy dù. 
    Ông Tuấn không quên được khoảnh khắc căng thẳng lúc đó: "Chúng tôi bỗng nghe một tiếng "ầm" như bom nổ! 
    Một luồng gió cực mạnh từ ngoài tràn vào, cuốn bay tất cả những gì có trước mặt hành khách: giấy, ly uống nước, thức ăn... Máy bay chao đảo dữ dội nhưng không bị rơi, vẫn tiếp tục bay".
    Sau khi Lý Tống nhảy dù, cơ trưởng điều khiển máy bay hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Lẽ ra máy bay hạ cánh ở sân bay Tân Sơn Nhất lúc 18h30. Nhưng do bị Lý Tống khống chế, bay lòng vòng trên trời, đến hơn 19h máy bay mới đáp xuống đường băng. 
    Lúc này dưới mặt đất, lực lượng công an, xe cứu thương, cứu hỏa... đã triển khai đầy đường băng. Công an không biết Lý Tống đi một mình hay có đồng bọn nên mời tất cả hành khách ở lại điều tra thêm.
    "Tôi là đại sứ nên được ngoại lệ - ông Võ Anh Tuấn nói - Sau này tôi nghe phi hành đoàn kể lại, hắn ép tổ lái phải bay qua khu vực quận 8 rồi nhảy dù. Hắn rơi xuống một ao rau muống. 
    Thấy một anh dân phòng mặc đồ dân sự đi ngang, hắn kêu lại bảo: tui là Việt kiều mới về nước, giờ về thăm nhà bạn nhưng không nhớ đường. Anh chở tui tới địa chỉ này... tui cho anh 200 USD. Anh dân phòng đồng ý rồi chở hắn ta thẳng tới... đồn công an".
    20 năm tù, tha trước thời hạn
    lý tống
    Lý Tống - Ảnh: Internet
    Lý Tống, sinh năm 1946, là trung úy phi công Việt Nam cộng hòa. Sau năm 1975, Lý Tống vượt biên sang Mỹ. Trước tòa, Lý Tống thừa nhận tội lỗi, cho biết ở bên Mỹ nghe dân miền Nam đang nổi dậy chống chính quyền nhưng không có người lãnh đạo nên anh ta phải về để lãnh đạo. 
    Lý Tống bị kết án 20 năm tù. Năm 1998 được ân xá và cho về Mỹ. Tháng 11-2000, chỉ một ngày trước khi Tổng thống Bill Clinton thăm Việt Nam, Lý Tống lại cướp một máy bay của Thái Lan và bay đến TP.HCM rải truyền đơn kêu gọi nhân dân nổi dậy chống chế độ. 
    Lý Tống đã bị chính quyền Thái Lan bắt giữ và kết án vì tội cướp máy bay và xâm phạm không phận.
    Kỳ tới: Cướp máy bay để tị nạn chính tr


     Những điều tôi biết về Lý Tống



    On Mar 21, 2019



    Phạm Văn Lương K20

    Năm 1975, sĩ quan còn ở lại đều phải vào “tù” hay cải tạo, sở dĩ tôi phải đề hai chữ cải tạo và tù vì cũng trên diễn đàn này, cách đây vài năm tôi đã tranh cãi về hai chữ này, và sau đó, một đề tài đăng trên biệt động đã đồng quan điểm với tôi, vì vậy tôi viết chữ cải tạo trong những điều tôi biết về Lý Tống, như một người có một thời cải tạo tại tổng trại 6, tổng trại 5 và trại A 30.

    Tôi không biết Lý Tống trước nắm 1975, sau năm 1975, khi vào tổng trại 6 tại trung tâm huấn luyện Lam Sơn, tôi cũng chưa biết Lý Tống là ai. Tổng trại 6 chia làm nhiều trại, trại cấp tá hay những thành phần cộng sản cho là đối tượng quan trọng vào trại 1, sau đó kế tiếp là 2, 3, 4, 5. Lý Tống ở trại 4 hay 5, tôi không chính xác. Các trại nằm dọc theo đường từ cổng trung tâm huấn luyên Lam Sơn, chạy dài hơn cây số. Mấy tháng đầu bọn cai trại cho thoải mái, hàng ngày lao động nhẹ, chặt củi, chặt lá kè, lợp nhà, đào giếng nước… hàng ngày, buổi trưa, tới chiều ai có người nhà đều được thăm, tại khu thăm nuôi. Bỗng có tin từ trại 4, có Lý Tống vượt trại, trong thời kỳ này, thật ra nếu ai muốn đi, cũng không khó khăn lắm vì việt cộng còn lơi là, nghe tin từ dưới trại 4, tôi biết Lý Tống là pilot A 37, bị bắn rơi tại Phan Rang. Lý Tống đã lợi dụng lơi lỏng trong quản lý, Tống không biết móc nối hay làm sao mà chui nằm dưới bụng chiếc xe tải, thật ra chỉ nghe nói, không hình dung Tống nằm như thế nào. Xe chạy ngược lên Ban Mê Thuột, tại đèo Phượng Hoàng, Việt cộng bắt Tống, giải giao về trại 4, khi biết Tống trốn trại. Tại trại 4, bọn quản chế, bắt Lý Tống quì xuống đất, Tống không thi hành, và banh ngực ra, nói các anh muốn bắn, cứ bắn, không chịu quì, câu chuyện này nổi lên và từ đó ai cũng nghe tên Lý Tống, sau này tại trại tôi, cùng tổng trại với Lý Tống, có hai thiếu tá bị tên Sơn Khói gài rủ vượt trại và bị bắn chết, sở dĩ biết bị gài vì 3 người vượt trại, bọn bảo vệ bắn chết 2, và mang tên Sơn khói, làm bộ nhốt nhà cùm nhưng được ăn uống đầy đủ, và được cho thuốc lá, nhiều người bị nhốt đều trông thấy. Khi tên Sơn khói được thả, về làm đội trưởng đội cấp tá cho tới khi trại này chuyển lên Củng Sôn, Tuy Hòa, Sơn khói vẫn làm đội trưởng.

    Khi tổng trại 6 di chuyển lên tổng trại 5 tại Sơn Hòa, Củng Sơn, Lý Tống cũng đi theo và ở trại 54. Tôi theo trại cấp tá, ỡ trong rừng, là trại 53. Tại đây cải tạo viên vẫn đi làm, nhưng một hôm nghe anh em trại 54, khi ra ngoài chặt cây gặp những người trại 53, Lý Tống không chịu học tập và chống đối, bị cùm, biệt giam. Tống bị nhốt tại một dãy nhà cùm, nằm ngoài vòng đai của trại 54, nhưng có mấy vọng gác của cảnh vệ. Một hôm, vào khỏng 5 giờ sáng, anh em tại trại 54 la rất lớn” các anh em ơi, tụi việt cộng muốn giết tôi”, người nghe kể lại, buổi sáng nên ai cũng nghe rất rõ, nhưng không ai làm gì được, trong khi đó Lý Tống vẫn tiếp tục la cho tới sáng, mọi người đều thức dậy, nhưng không nghe tiếng súng, ai cũng hy vọng Lý Tống không bị đánh chết.

    Thật ra sau này Lý Tống kể chuyện cho anh em trại 53 (trại tôi) nghe, đêm hôm đó, trời còn tối, hai tên cảnh vệ, tới nhà cùm, nói, anh Tống, trại tha anh rồi, ra khỏi nhà cùm theo tụi tôi về với anh em cải tạo viên, Lý Tống biết, đây chỉ là bọn cảnh vệ dụ Tống ra khỏi nhà cùm là bắn, rồi đổ tội Lý Tống cố tình trốn nhà cùm, buổi tối và bắn bỏ. Lý Tống không ra, và nói với hai tên cảnh vệ, các anh thả tôi, chờ trời sáng, trại viên ngủ dậy, mọi người đầu biết, tôi sẽ theo ra, còn bây giờ, tôi không ra khỏi nhà cùm này. Nói xong, Tống nằm và la làng, Tống nói bị mấy báng súng nhưng vẫn không ra, càng la to. Mấy ngày sau, Lý Tống bị chuyển trại, lên trại 53, trại cấp tá và thành phần thuộc đối tượng nguy hiểm nhất, trong đó có đại tá Lương, lữ đoàn trưởng Dù, và Thành khóa 19, tiểu đoàn trưởng Dù, cùng chung trại.

    Tôi biết Tống từ đó, vì chung trại 53, nhưng tôi và Tống không cùng chung lán, tuy vậy hàng ngày nhiều khi đi làm chung, tôi biết thêm về Tống, Tống nói chung, cao ráo, đẹp trai, trắng và hơi thư sinh, khi nói chuyện, hay khôi hài, nhưng không có gì là khác với anh em, tôi hỏi Tống, hồi làm sao mày bị bắt năm 75, Tống cười, máy bay tao bị bắn, nhảy dù rơi trên một rẫy mía ngút ngàn, tao cuộn dù, dấu trong đám mía, tính theo đám mía chờ tối là đi, không ngờ tụi chăn bò, thấy từ trên trời, tao đi đâu, tụi chăn bò theo đó, cuối cùng du kích tới bắt. Tại trại 53, Tống không có ai thăm nuôi, con bà sơ 100/100, những người khác 3 tháng được thăm một lần, thỉnh thỏang, anh em cũng chia chút đường, chút bánh cho Tống. Tống ăn rất mạnh, ăn hết phần mì của mình, ăn thêm mì của anh em, nó để một cái nón nhựa, buổi sáng ai thấy mình dư mì, cứ để vào đó, Tống cặm cụi lấy chày nhào quết thành một trái banh nhỏ và ăn lần. Qua trại 53, Tống bắt đầu học thổi sáo, ai đã từng nghe tiếng sáo của người mới tập thổi, thì mới thấy khó chịu ghê gớm, cứ trưa hè mà nghe tiếng sáo Tống thổi là muốn điên, ai nói sao thì nói, Tống không giận hờn và tiếp tục… Vào dịp Tết, mọi người được thăm nuôi, đội nào cũng đi làm, nhưng khi có người nhà, cảnh vệ sẽ gọi tên cho thăm, Lý Tống được kêu tên, người thăm, nghe nói là anh ruột của Tống, dạy đại học ở Hà Nội, bọn cán bộ trại biết như vậy nên rất sốt sắng, cho người kêu Tống, Tống nói, tôi không có bà con, anh em gì hết, làm sao ai thăm tôi được. Trại cho tên quản giáo gọi Tống, Tống nhất định không đi, cuối cùng đành chịu, và anh Lý Tống phải về. Tống có một đặc điểm, không bao giờ đi dép cao su do trại phát mà chỉ đi chân đất, đôi dép quàng trên cổ tòn ten, phải nói, không dễ gì, khi đi rừng, khiêng súc, chặt tre mà không có dép. Hỏi Tống, sao mày không mang dép Tống, nó trả lời gọn “Da Chân mòn thì còn mọc da khác, dép mòn ai phát dép mới mà đi “, Tống là người nổi danh với câu nói “Con gì nhúc nhích là ăn hết”, cóc nhái, ễnh ương, rắn rít mà gặp Tống, coi như xong, nó lột da cóc, giã thịt cho thật nát, cho chút muối, nướng ăn ngon lành. Đặc biệt Tống ít nói về trốn trại hay ý định gì, vì vậy không ai biết Trong đầu Tống nghĩ gì, Tống không có bạn thân, nhưng không có người ghét, một người bề ngoài, không khác ai trong anh em cải tạo.

    Trại 53 khi giao lại cho Công An, được di chuyển về Tuy Hòa, nằm trên một đồng bằng chung quanh là lúa và rẫy, thuộc ấp Thạch Thành, trại A 30. Về A 30, tôi khác lán với Tống, nhưng đều bị trong trại, ra vào trại đều phải qua nhà gác của công an, chung quanh hàng rào trại có chòi canh, và hàng rào kẽm gai, những đội mộc, đội rau, đội văn nghệ, gọi là đội tự giác, ở ngoài, hàng ngày vào trại lảnh cơm và nước. Đội tôi và đội Lý Tống, làm ruộng, sáng phải ra ruộng, chiều tối, tắm rửa, đếm số, vào trại. Tuy không chung đội nhưng gặp nhau vẫn chào hỏi, như đã nói, Tống không có bạn Thân. Hai đội làm ruộng gần nhau, Tống vẫn không có thăm nuôi, nhưng nghe nói, khi Tống làm đội xay sát gạo, có một cô trong đội văn nghệ rất thích Tống, ai cũng nói đầu dây mối nhợ là do người này báo cho Tống, tôi không tin, vì tuy hai đội văn nghệ và xay sát gạo gần nhau, nhưng không được tự do nói chuyện. Một hôm, vào năm 1980, tôi nấu nước cho đội tôi, sau giờ trưa, anh em nghỉ trưa, ra ruộng làm buổi chiều, tôi bắt đầu đi lấy củi để nấu nước cho anh em cải tạo ngày hôm sau, tôi đi khá xa, vào các rẫy lấy củi, nhờ vậy mà tôi quen nhiều người làm rẫy, trồng mía, tới mùa làm đường, tôi mang hai ba loong gô theo, nhiều cô làm mai xin tiếp đường cho tôi đường non mang về, tôi chia cho mấy bạn thân cùng lán ăn thoải mái, ngày mai xin tiếp (phải nói, lúc này dân chúng thấy rõ cộng sản rồi, nên rất cảm tình với người cải tạo), mới có dịp ăn đường non mệt nghỉ. Mấy cô làm mía, tiếc gì một loong gô đường.

    Đây nói chuyện Tống, một hôm tôi đi ngang qua mấy bụi chuối trồng theo bìa ruộng, lúc đó anh em đã ra ruộng lúa hết, tôi thấy Tống, mặc bộ đồ tù sọc đỏ, nằm ngay gốc chuối, tôi tưởng Tống ngủ quên, tôi lấy chân lay Tống dậy, nói Tống “Đội mày đi làm hết trơn rồi, sao mày nằm đây”, Tống vẫn nằm, trả lời Tao đau đầu quá, tao xin ông Lía (cán bộ quản giáo) đội 9, nghỉ buổi chiều nay, ngủ chút xíu cho đỡ đau đầu , rồi nó hỏi tôi, mày đi lấy củi hả, tôi ừ, rồi nói với Tống, thôi mày nghỉ cho khỏe, tao đi đấy”. Hôm đó, nếu không lầm là thứ sáu, ngày hôm sau nghỉ lao động. Hôm sau, theo lệ thường, ngày nghỉ, thường ai có thăm nuôi thì nấu ăn, không có gì thì chạy qua mấy lán, gặp bạn bè, nói chuyện, ai có cà phê thì rủ nhau, mấy thằng một ly cà phê, nhâm nhi, nói chuyện đời, A 30 cho thăm nuôi xả láng, không hạn định bao nhiêu quà bánh, gạo, đường đều được mang, nhiều nhà khá giả mang cả gánh thăm nuôi. Tụi tôi đang, mỗi người một nơi, trong hàng rào dây thép, thì khoảng 10 giờ trưa, nghe tiếng kẻng tập họp, ai về nhà nấy, điểm danh. Số là, thường ngày nghỉ, 10 giờ mọi người đều lãnh cơm, cơm do người trực của đội gánh từ nhà bếp, tới từng lán chia. Thường ai không có mặt thì nhờ bạn nằm gần lãnh dùm, hôm đó, lán của Lý Tống, khi chia cơm, người chia cơm thấy không có đồ lãnh cơm của Tống, nên kêu inh ỏi, Lý Tống đâu rồi, không lãnh cơm, người chia cơm, hỏi Tống có nhờ ai lãnh cơm không?, kêu hoài kêu hủy, người đội trưởng Tù, báo cáo cho chòi canh ngoài cổng, cảnh vệ bèn đánh kẻng kêu tập họp điểm danh từng nhà, ai cũng có mặt, chỉ thiếu Lý Tống, cảnh vệ báo lên trại, lệnh truy nã tù trốn trại bắt đầu. Ai trong anh em, cũng mong cho Tống đừng bị bắt, và trốn được, và quả thật cả tuần, cả tháng, và cả năm, không bao giờ bắt được Tống. Năm 1981, khi tôi ra khỏi A 30, tôi vẫn mang một câu hỏi trong đầu, Tống ra khỏi trại bằng cách nào, và đi ra sao?

    Tôi không là bạn thân của Tống, nhưng cùng chung trại mấy năm, tôi phục Tống khi nghe và thấy những hành động của Tống, Tống là một người vượt trại giỏi, nhưng tiếc thay, Tống không kết hợp được nhiều người, trước sau vẫn hành động đơn độc, sau này khi nghe, đọc một bài báo Mỹ nói về Tống, tôi thấy Tống phi thường, nếu có bạn nào đi Mã Lai, mỗi chiều thứ Sáu, rời khỏi trại huấn luyện JWS “Jungle Warfare School”, tại Johore bahru, Malaysia, qua chiếc cầu thật dài giữa eo biển Malaysia và Singapore, các bạn mới cảm phục Lý Tống, không những về ý chí, mà phải thán phục vì sức khỏe của Tống, khi Tống bơi qua eo biền này, dưới dòng nước xanh, sóng mạnh, Tống đã tới tòa đại sứ Mỹ tại Singapore, bằng một câu tiếng anh trôi chảy “Tôi xin gặp đại sứ Mỹ”, tôi là một sĩ quan không quân VNCH, đã đi từ VN qua nhiều nước, và vừa bơi qua eo biển Mã Lai tới đây. Lý Tống được lệnh từ Mỹ, ra khỏi singapore chỉ sau vài tiếng đồng hồ.

    Phạm Văn Lương K20