Vũ Ðăng Khuê
Sau nhiều tháng chuẩn bị, và sau 1 tháng “xuống đường” vận động, sau nhiều cuộc tranh luận gay go giữa lãnh tụ các đảng, các ứng cử viên, cuộc bầu cử bán phần thượng viện (参議院-Tham Nghị Viện) đã bắt đầu từ lúc 7 giờ ngày 21 tháng 7 năm 2013 để người dân chọn 121 ghế trong số 433 ứng cử viên của 13 đảng và vô đảng phái.
Vận động bầu cử (選挙運動)
Cuộc vận động đã bắt đầu 1 tháng trước, diễn ra dưới nhiều hình thức, gián tiếp thì internet (mới được chấp nhận từ tháng 4 năm nay), và Facebook, Twitter, HomePage, tin nhắn… của đảng, của ứng cử viên ngập tràn máy tính, nhắm tới số người chỉ suốt ngày lấy Tablet, PC, Smartphone là bạn…, hoặc trực tiếp thì “thân hành” đến từng nhà từng phố gặp cử tri. Đảng lớn có nhiều tiền thì rợp trời với những xe phóng thanh có âm lượng cực mạnh ra rả suốt ngày từ đường phố cho đến tận hang cùng ngõ hẻm, đảng nghèo thì xe đạp làm chuẩn tà tà rong ruổi khắp nơi, tất cả đều có một mục đích là trình bày sao cho rõ, nói sao cho cử tri hiểu đảng mình sẽ làm gì khi được tin tưởng “trao thân gửi phận”. Ngoài ra, đây là một cuộc bầu cử rất quan trọng để chứng minh rằng: liên minh đảng cầm quyền hiện tại đang đi đúng hướng hay chệch hướng.
Hầu hết dư luận chỉ để ý đến những đảng nổi bật như liên minh đảng cầm quyền Tự Do Dân Chủ-Công Minh (自由民主―公明), Dân Chủ (民主), Nhật Bản Duy Tân Hội(日本維新会), Cộng Sản(共産), Đảng Của Người Dân(みんなの党), Đời sống người dân (生活の党), Xã Hội Dân Chủ (社会民主), …., còn các đảng khác thì chỉ nghe qua rồi để đó hoặc phải nghe vì những lời vận động lọt vào lỗ tai một cách rất… vô tình.
Loạn đảng (乱党)
Ngoại trừ những đảng có lịch sử thành lập lâu đời như Tự Do Dân Chủ (gọi tắt là Tự Dân), Công Minh, Dân Chủ, Cộng Sản, Xã Hội Dân Chủ (gọi tắt là Xã Dân), Đảng Của Người Dân, các đảng còn lại đều là những đảng được kết hợp khá vội vã vì nhiều lý do, trong đó lý do lớn nhất là bất mãn với đảng mình rồi liên danh với đảng khác thành một…. đảng khác nữa. Chỉ trong vòng một tháng, trước ngày bầu cử Hạ Viện tháng 12 năm ngoái, đã có cả gần chục đảng ra đời, rồi giải tán, rồi lại ra đời, có đảng mới hôm trước là “Thái Dương”, vài hôm sau lại thành “Nhật Bản Duy Tân Hội”, hoặc “Giảm Thuế Nhật Bản – chống TPP – không hạt nhân” rồi biến thành đảng “Tương Lai”, rồi lại giải thể chia thành Gió cây xanh (みどりの風) và “Đời sống Người Dân” v.v… và ông hay bà đảng trưởng nào cũng đều có câu tuyên bố tương tự:"Chúng tôi muốn bắt tay với nhau bởi vì đường lối của chúng tôi tương đồng." . Tuy thế, dù “loạn đảng” nhưng ảnh hưởng trực tiếp lên cuộc sống người dân được coi là không đáng kể. Được như vậy là nhờ ý thức cao độ của người dân vì Nhật Bản vốn là một quốc gia có một nền dân chủ vững vàng, Cho nên dù bên trên có “lung tung” thế nào đi chăng nữa, guồng máy điều hành bên dưới cũng chạy đều đặn không bao giờ bị khựng lại.
Lời hứa công khai (公約-Công Ước)
Lần này, người dân đã rất cẩn trọng trong việc “chọn mặt gửi vàng”, những nơi mà họ nghĩ rằng những “lời hứa công khai” không phải là hứa chỉ để hứa hoặc là hứa cuội. Một cách ngắn gọn, trọng điểm của cuộc bầu cử này là:
- Làm sao để kinh tế Nhật Bản thoát khỏi đường hầm sau gần 2 thập niên trì trệ.
- Phúc lợi của người dân sẽ ra sao (chế độ bảo hiểm y tế, tiền hưu…..) khi số người trẻ càng ngày giảm so với số người già
- Nhật Bản sẽ đối phó thế nào đối với những hiểm họa bên ngoài như từ Trung Quốc, Bắc Hàn
- Cách giải quyết Năng lượng hạch nhân
- Hiệp định Kinh tế Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)
- Phục hưng, tái thiết các vùng bị nạn động đất, rò rỉ lò nguyên tử
- Sửa đổi điều 9 và 96 trong bản hiến pháp hiện tại
- Chủ trương một nước Nhật hùng mạnh, võ trang để tự vệ, thay từ ngữ có vẻ yếu đuối là Tự Vệ Đội (自衛隊) thành quân đội (軍隊) v.v…
Chủ trương đảng cầm quyền
Mỗi đảng đều có những đường lối và giải thích theo cách nhìn của mình về những vấn đề trên. Tuy nhiên để dễ so sánh, xin đưa chủ trương của đảng cầm quyền Tự Dân-Công Minh là đảng được mọi người chú ý nhất, vì dầu sao liên minh này cũng đã cầm quyền được gần 8 tháng và không bị “dũa” nhiều vì “nói thì nhiều nhưng chẳng làm được bao nhiêu” hay “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” trong quá khứ của đảng Dân Chủ lúc còn nắm quyền (2009-2012). Liên minh này chủ trương:
Mỗi đảng đều có những đường lối và giải thích theo cách nhìn của mình về những vấn đề trên. Tuy nhiên để dễ so sánh, xin đưa chủ trương của đảng cầm quyền Tự Dân-Công Minh là đảng được mọi người chú ý nhất, vì dầu sao liên minh này cũng đã cầm quyền được gần 8 tháng và không bị “dũa” nhiều vì “nói thì nhiều nhưng chẳng làm được bao nhiêu” hay “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” trong quá khứ của đảng Dân Chủ lúc còn nắm quyền (2009-2012). Liên minh này chủ trương:
- Kinh tế: tiếp tục áp dụng chính sách kinh tế mà mọi người hay gọi là Abenomics, vì chính sách này tạm coi là được mọi người chấp nhận khi liên minh này thắng lớn qua kỳ bầu cử hội đồng nghị viên đô thành tháng 6 vừa qua.
- Gia nhập TPP, trong khi vẫn quyết tâm bảo vệ những lãnh vực sống còn hay còn gọi “thánh địa” của Nhật; như gạo, thịt bò v.v…
- Phúc lợi: để đảm bảo có đủ tiền chi cho các mặt an sinh, sẽ tăng thuế tiêu thụ 8% từ tháng 8 năm 2014 và 10% từ tháng 4 năm 2015 v.v…. Để tránh tình trạng người có thu nhập thấp sẽ “vất vả” với thuế tiêu thụ, đảng cầm quyền đang nghiên cưu cách hoàn lại bằng một hình thức nào đó: tiền mặt, phiếu mua hàng v.v…
- Năng lượng hạch nhân: chủ trương tiến tới việc giảm thiểu dùng điện hạch nhân nhưng trong hiện tại vì sự tồn vong của kinh tế Nhật, song song với việc tìm kiếm nguồn năng lượng rẻ và mới, vẫn phải duy trì điện hạch nhân, tuy thế sẽ bỏ ra một thời gian là 10 năm để nghiên cứu tất cả mọi mặt kỹ thuật để bảo đảm an toàn.
- Ngoại giao: chủ trương hòa hoãn thân thiện với tất cả các quốc gia, hợp tác chặt chẽ hơn với Mỹ trên căn bản đôi bên cùng có lợi, nhưng nhất quyết không nhân nhượng với những đòi hỏi phi lý điển hình là của Trung Quốc về lãnh hải.
- Sửa đổi hiến pháp: Đảng cầm quyền chủ trương: sẽ đi từng bước một, cố gắng dành được quá bán trong Thượng Viện để sửa đổi điều 96 (1) trước: từ 2/3 thành 1/2 rồi sau đó sẽ sửa điều 9 (2) sau. Sở dĩ có dự định sửa đổi này là vì họ cho rằng bản hiến pháp hiện tại được soạn ra bởi người ngoài chứ không phải do chính tay người Nhật. Hơn nữa đã trói buộc Nhật Bản rất nhiều trong vấn đề tự vệ.
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng sau khi Nhật Bản đầu hàng vào tháng 8/1945, Nhật đã phải chịu sự kiểm soát của lực lượng chiếm đóng mà đứng đầu là Hoa Kỳ và được khuyến cáo sửa đổi hiến pháp. Tháng 1 năm 1946 chính phủ Nhật Bản đưa ra bản dự thảo hiến pháp, tuy có khác bản cũ nhưng chủ yếu vẫn đặt quyền lãnh đạo tối cao vào tay Thiên hoàng. Hoa Kỳ không chấp nhận và đề ra bản dự thảo khác MacAthur yêu cầu chính phủ Nhật Bản chấp thuận. Cuối cùng, Nhật Bản đã dựa trên bản dự thảo MacAthur để soạn ra Tân hiến pháp vào ngày 6 tháng 3/1946 trong đó qui định rõ Thiên Hoàng không có thực quyền mà chỉ là một biểu tượng của quốc gia. Ngày 3 tháng 5 năm 1947, Nhật Bản chính thức thực thi bản hiến pháp mới.
Tuy nhiên từ khi bản hiến pháp có hiệu lực (năm 1947) đến nay chưa lần nào việc sửa đổi hiến pháp được nhấn mạnh nhiều như trong lúc này. v.v......
Đường lối của đảng đối lậpĐối lại với đảng cầm quyền, đường lối của các đảng đối lập cũng rất đa dạng, đồng ý thì ít nhưng phản đối thì nhiều, thường là chống và chê trách và đưa ra những lý do nghe qua thì cũng có lý. Chẳng hạn như chính sách Abenomics đã không mang lợi ích thiết thực mà người dân cảm nhận được, các đảng này đã trưng dẫn các con số từ bản thống kê của giới truyền thông. Theo đó thì có khoảng 60% đều có cùng câu trả lời: “chưa có cảm giác thực sự yên tâm trước chính sách Abenomics”. Về việc dùng năng lượng nguyên tử thì trừ Duy Tân Nhật Bản Hội, còn lại các đảng khác đều phản đối vì: “cứ nhìn thảm họa Fukushima thì thấy, không cần phải giải thích”.Tưởng cũng nên nhắc lại rằng sau khi Nhật Bản đầu hàng vào tháng 8/1945, Nhật đã phải chịu sự kiểm soát của lực lượng chiếm đóng mà đứng đầu là Hoa Kỳ và được khuyến cáo sửa đổi hiến pháp. Tháng 1 năm 1946 chính phủ Nhật Bản đưa ra bản dự thảo hiến pháp, tuy có khác bản cũ nhưng chủ yếu vẫn đặt quyền lãnh đạo tối cao vào tay Thiên hoàng. Hoa Kỳ không chấp nhận và đề ra bản dự thảo khác MacAthur yêu cầu chính phủ Nhật Bản chấp thuận. Cuối cùng, Nhật Bản đã dựa trên bản dự thảo MacAthur để soạn ra Tân hiến pháp vào ngày 6 tháng 3/1946 trong đó qui định rõ Thiên Hoàng không có thực quyền mà chỉ là một biểu tượng của quốc gia. Ngày 3 tháng 5 năm 1947, Nhật Bản chính thức thực thi bản hiến pháp mới.
Tuy nhiên từ khi bản hiến pháp có hiệu lực (năm 1947) đến nay chưa lần nào việc sửa đổi hiến pháp được nhấn mạnh nhiều như trong lúc này. v.v......
Kết quả bầu cử (選挙結果)
Tự Do Dân Chủ: 65 ghế
Công Minh: 11 ghế
Dân Chủ: 17 ghế
Cộng Sản: 8 ghế
Đảng của Người Dân: 8 ghế
Đời sống Người Dân: 0
Nhật Bản Duy Tân Hội: 8
Xã Dân: 1
Các đảng khác: 3
Tính luôn những nghị sĩ còn tại chức, Liên Minh cầm quyền chiếm được 135 ghế, các đảng đối lập 107 ghế (so với trước cuộc bầu cử là 103 và 134) chấm dứt tình trạng Nejiri Kokukai (ねじり国会). (3)
Phe chiến thắng mà đại diện là Ông Ishiba Shigeru, Tổng Thư Ký đảng Tự Dân đã mạnh miệng: chiến thắng của liên minh đảng cầm quyền đã chứng tỏ là chúng tôi đã đi đúng với sự kỳ vọng của người dân, xin hãy cùng chúng tôi đoàn kết để mau chóng đưa Nhật Bản thoát ra sự trì trệ suốt 20 năm qua.Còn phe đại bại thì đại khái cùng chung một “nhận định”: Thật là đáng tiếc, chúng tôi đã không đủ sức để thắng trong lần tranh cử này. Nhưng sẽ cố gắng giải thích cho mọi người hiểu hơn về đường lối của chúng tôi. Hẹn kỳ sau”.
Và rồi thế nào cũng có màn ra đi của chủ tịch , tổng thư ký đảng của các đảng phe đại bại theo đúng văn hóa từ chức của người Nhật vì“chúng tôi đã không làm tròn nhiệm vụ”.
Người dân Nhật đang bắt đầu hy vọng về cuộc sống sẽ khấm khá bằng năm bằng mười năm.. ngoái.
----------------------------------------------
(1) Điều 96:
1/ phải có 2/3 số phiếu của cả 2 viện đồng ý (議院において、それぞれ総議員の3分の2以上による賛成)2/ phải được trên quá bán trên tổng số người đi bầu đồng ý. (国民投票による過半数の賛成)
1/ phải có 2/3 số phiếu của cả 2 viện đồng ý (議院において、それぞれ総議員の3分の2以上による賛成)2/ phải được trên quá bán trên tổng số người đi bầu đồng ý. (国民投票による過半数の賛成)
(2) Điều 9: Người dân Nhật Bản thành tâm mưu cầu một nền hoà bình quốc tế dựa trên chính nghĩa và trật tự, cam kết vĩnh viễn không phát động chiến tranh, không đe dọa bằng vũ lực, không hành sử vũ lực như là một phương tiện giải quyết các xung đột quốc tế.
Để thực hiện mục đích ghi ở trên, hải lục và không quân cũng như các tiềm lực chiến tranh khác sẽ không được duy trì. Quyền tham chiến của đất nước sẽ không được công nhận.第9条 日本国民は、正義と秩序を基調とする国際平和を誠実に希求し、国権の発動たる戦争と、武力による威嚇又は武力の行使は、国際紛争を解決する手段としては、永久にこれを放棄する。
2 前項の目的を達するため、陸海空軍その他の戦力は、これを保持しない。国の交戦権は、これを認めない。
Để thực hiện mục đích ghi ở trên, hải lục và không quân cũng như các tiềm lực chiến tranh khác sẽ không được duy trì. Quyền tham chiến của đất nước sẽ không được công nhận.第9条 日本国民は、正義と秩序を基調とする国際平和を誠実に希求し、国権の発動たる戦争と、武力による威嚇又は武力の行使は、国際紛争を解決する手段としては、永久にこれを放棄する。
2 前項の目的を達するため、陸海空軍その他の戦力は、これを保持しない。国の交戦権は、これを認めない。
(3) ねじり国会: là tình trạng đảng cầm quyền có số ghế chỉ đạt quá bán trong Hạ Viện, còn Thượng Viện thì không. Vì thế một dự luật dù được hạ viện thông qua nhưng nếu bị thượng viện phủ quyết thì phải chuyển lại hạ viện thảo luận một lần nữa.
-------------------------------
Quốc hội Nhật Bản và cách vận hành
Quốc hội Nhật Bản (国会) là cơ quan lập pháp gồm có 2 viện: hạ viện (衆議院、Chúng Nghị Viện - Shugiin) và thượng viện (参議院tham nghị viện Sangiin)
Hạ viện: có 480 ghế (tiểu khu tuyển cử 300, khu tỉ lệ 180) được bầu từ 130 đơn vị, trên nguyên tắc có nhiệm kỳ là 4 năm, nhưng vì một lý do nào đó, giữa chừng Thủ Tướng (chủ tịch đảng cầm quyền) có quyền giải tán (解散選挙) để bầu ra một hạ viện mới. Tính cho đến nay, trong tất cả 46 nhiệm kỳ tính từ (1892-2012) chỉ có 4 nhiệm kỳ là 7, 10, 11, 21 là được duy trì đúng 4 năm, còn hầu hết là giải tán giữa nhiệm kỳ, tính trung bình là 1 nhiệm kỳ là 2 năm rưỡi. Bất cứ công dân nào trên 25 tuổi đều có thể ứng cử.
Thượng viện: có 242 (tiểu khu tuyển cử là 146, khu tỉ lệ là 48) ghế được chọn từ 47 đơn vị bầu cử, có nhiệm kỳ cố định là 6 năm và cứ 3 năm một lần sẽ được bầu lại để chọn một nửa là 121 ghế gọi là bầu cử bán phần. Khác với hạ viện không có việc giải tán nửa chừng. Số tuổi tối thiểu để có tư cách nộp đơn ứng cử là 30.
Vai trò của 2 viện
Nói chung thì vai trò của 2 viện là làm chung một công việc: thảo luận những dự án dưới nhiều góc độ rồi thông qua hoặc phủ quyết. Nói rõ hơn thì Hạ Viện thảo luận và biểu quyết, còn Thượng Viện thì có nhiệm vụ xem xét lại những dự án đã được thông qua. Trên nguyên tắc, các dân biểu hạ viện là những chính trị gia thuần túy, còn nghị sĩ thượng viện bao gồm nhiều thành phần nổi tiếng được nhiều người biết đến như học giả, nhà kinh doanh, nghệ sĩ, nhà thể thao…. Sở dĩ có sự phân chia như thế là vì nghị sĩ thượng viện là đại diện nhiều tầng lớp nhân dân không có chân trong đảng phái nào nên việc xem xét, check lại những phán quyết của hạ viện bằng cách nhìn của người dân sẽ chính xác và công bình hơn. Nhưng đó chỉ là hình thức và là chuyện xa xưa, trên thực tế thì đảng nào cũng cố đưa người của mình vào cả 2 viện sao cho quá bán để tránh trường hợp một bên thì thông qua, còn một bên thì phủ quyết. Tiếng Nhật gọi tình trạng này là “quốc hội nejiri”ねじり国会. Hơn nữa sự có mặt của những người nổi tiếng như ca sĩ, tài tử sẽ thu được nhiều phiếu hơn từ những fan của những nghệ sĩ này.
Sự khác biệt giữa Hạ Viện và Thượng Viện về mặt phán quyết:
- Đối với các dự luật về pháp luật, nếu phán quyết của 2 viện không giống nhau thì dự luật sẽ chuyển lại Hạ Viện để xem xét lại một lần nữa và sẽ được thông qua khi có 2/3 dân biểu hiện diện chấp thuận...
- Đối với 3 dự luật đặc biệt: ngân sách, điều ước, chỉ định Thủ Tướng. Nếu phán quyết của 2 viện không giống nhau, thì phán quyết của hạ viện sẽ coi là ưu tiên và tự động thông qua sau khi qua một vài thủ tục đơn giản..
- Đối với việc sửa đổi hiến pháp (憲法改正)hoặc việc bổ nhiệm các nhân sự quan trọng của ngân hàng quốc gia, viện kiểm soát tài chánh, viện nhân sự, phái cử lực lượng tự vệ đội ra nước ngoài v.v... thì phải được sự đồng ý của 2 viện
- Chỉ hạ viện là có thể ra quyết nghị để phủ quyết việc bất tín nhiệm (不信任) hay thông qua nghị quyết bất tín nhiệm nội các chính phủ, trường hợp này thì nội các phải từ chức. Còn thượng viện thì chỉ có thể ra nghị quyết “khiển trách nhân sự của nội các” (官僚など問責決議)hoặc “khiển trách thủ tướng (首相問責決議), các nghị quyết này chỉ là một hình thức cảnh cáo chứ không có bắt buộc phải thi hành..
Nhìn qua những sự khác biệt trên, ta thấy rằng hạ viện có ưu tiên hơn thượng viện. Điều này đã được giải thích:
1/ nhiệm kỳ của hạ viện (tuy là 4 năm) nhưng trên thực tế thì ngắn hơn nhiều, nên sẽ có những dự luật đi sát với người dân hơn vì tình hình đôi khi xảy ra rất nhanh chóng.
2/ thượng viện chỉ giữ vai trò check lại và khuyến cáo, nên nếu có quyền như hạ viện thì những dự án cần thiết như ngân sách, chỉ định thủ tướng v.v… sẽ không bao giờ thực hiện được nếu thượng viện nhất định phủ quyết.
Tuy nhiên, xét về mặt tích cực thì dù cả 2 không có cùng phán quyết và cuối cùng Hạ Viện sẽ cũng thông qua, nhưng những chỉ trích của Thượng Viện sẽ làm cho dự luật hoàn hảo hơn, vì khi được biểu quyết lại tại Hạ Viện thì dự luật được biểu quyết này sẽ có thêm hoặc bớt những điều mà thượng viện chỉ trích. Hơn nữa nhiệm kỳ của Thượng Viện thì cố định nên không có việc các dự luật cần thiết phải xếp xó vì Hạ Viện bị giải tán giữa chừng.
Tuy nhiên, xét về mặt tích cực thì dù cả 2 không có cùng phán quyết và cuối cùng Hạ Viện sẽ cũng thông qua, nhưng những chỉ trích của Thượng Viện sẽ làm cho dự luật hoàn hảo hơn, vì khi được biểu quyết lại tại Hạ Viện thì dự luật được biểu quyết này sẽ có thêm hoặc bớt những điều mà thượng viện chỉ trích. Hơn nữa nhiệm kỳ của Thượng Viện thì cố định nên không có việc các dự luật cần thiết phải xếp xó vì Hạ Viện bị giải tán giữa chừng.
Đã có nhiều ý kiến của nhiều giới cho rằng: vai trò của thượng viện thực ra không cần thiết. Tuy nhiên, cho đến giờ phút này thì ý kiến này vẫn chưa được đồng tình vì những lý do nêu trên
Cách bầu cử 2 viện
Cả 2 viện được bầu theo thể thức: tiểu khu tuyển cử (小選挙区), nghĩa là bầu trực tiếp cho ứng cử viên tại khu tuyển cử, ai cao phiếu nhất thì người đó đắc cử, và theo khu tỉ lệ (比例区), nghĩa là bầu bằng tên của đảng mình chọn hoặc tên ứng cử viên của đảng mình chọn, theo phương thức Victor D’Hondt. Số phiếu đạt được là tổng số phíếu bầu tên đảng và bầu tên ứng cứ viên, được chia cho 1, 2, 3, 4, 5 hoặc hơn nữa theo số ghế đắc cử đã qui định tại từng khu tuyển cử. Kết quả đắc cử sẽ được tính theo tỷ lệ ứng cử viên có số phiều nhiều hay ít.
Lấy thí dụ trong 1 khu tuyển cử có 4 đảng A, B, C, D tranh 10 ghế: đảng A được 1500 phiếu, B là 700, C là 300 và D là 200. Nhìn theo bảng dưới thì 10 ứng cử viên có số phiếu cao nhất là 1500, 750, 500, 375, 300, 250 (đảng A), 700, 350, 233 (đang B), 300 (đảng C) sẽ đắc cử. Cách bầu cử này có điều lợi là những đảng nhỏ (C) có số phiếu thấp nhất cũng có thể có chân trong quốc hội.
Lấy thí dụ trong 1 khu tuyển cử có 4 đảng A, B, C, D tranh 10 ghế: đảng A được 1500 phiếu, B là 700, C là 300 và D là 200. Nhìn theo bảng dưới thì 10 ứng cử viên có số phiếu cao nhất là 1500, 750, 500, 375, 300, 250 (đảng A), 700, 350, 233 (đang B), 300 (đảng C) sẽ đắc cử. Cách bầu cử này có điều lợi là những đảng nhỏ (C) có số phiếu thấp nhất cũng có thể có chân trong quốc hội.
Đảng A
|
Đảng B
|
Đảng C
|
Đảng D
| |
Chia cho 1
|
1500 (1)
|
700 (3)
|
300 (7)
|
200
|
÷ 2
|
750 (2)
|
350 (6)
|
150
| |
÷3
|
500 (4)
|
233 (10)
|
450
| |
÷ 4
|
375 (5)
|
175
|
225
| |
÷ 5
|
300 (7)
| |||
÷ 6
|
250 (9)
| |||
÷ 7
|
214
|
Kỳ họp của quốc hội: Mỗi năm có từ 2 đến 3 kỳ họp được chia thành:
Họp thông thường (通常国): thời gian họp là 150 ngày bắt đầu từ trong tháng giêng đến cuối tháng 6, có thể kéo dài nhưng chỉ 1 lần
Họp lâm thời: 臨時会: được triệu tập khi được 1/4 dân biểu, nghị sĩ của 1 trong 2 viện hoặc nội các chính phủ yêu cầu để đáp ứng với tình hình, thời gian sẽ được quyết định bởi dân biểu, nghị sĩ của 2 viện, có thể kéo dài tối đa là 3 lần.
Họp đặc biệt (特別会): được triệu tập trong vòng 30 ngày kể từ khi bầu cử hạ viện, có mục đích chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch quốc hội và Thủ Tướng….
Chúng tôi sẽ phân tích chi tiết khi có dịp.
Họp thông thường (通常国): thời gian họp là 150 ngày bắt đầu từ trong tháng giêng đến cuối tháng 6, có thể kéo dài nhưng chỉ 1 lần
Họp lâm thời: 臨時会: được triệu tập khi được 1/4 dân biểu, nghị sĩ của 1 trong 2 viện hoặc nội các chính phủ yêu cầu để đáp ứng với tình hình, thời gian sẽ được quyết định bởi dân biểu, nghị sĩ của 2 viện, có thể kéo dài tối đa là 3 lần.
Họp đặc biệt (特別会): được triệu tập trong vòng 30 ngày kể từ khi bầu cử hạ viện, có mục đích chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch quốc hội và Thủ Tướng….
Chúng tôi sẽ phân tích chi tiết khi có dịp.
Trần Thái Huy