Tuesday, 17 September 2013

Buổi nói chuyện của chương trình TỪ CÁNH ĐỒNG MÂY với Nhà báo NGUYỄN TƯỜNG THỤY

Buổi nói chuyện của chương trình
TỪ CÁNH ĐỒNG MÂY


vi
Nhà báo NGUYỄN TƯỜNG THỤY



Nhà báo Nguyễn Tường Thụy và hai cháu học sinh


 
Nhà Báo Nguyễn Tường Thụy và gia đình Phương Uyên

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

23/8/2013. Khi tôi ngỏ ý muốn đi thăm bà Huỳnh Thị Sinh, Bang Tran và Lưu Gia Lạc sốt sắng đưa tôi đi, mặc dù nhà hai anh ở khá xa. Bang Tran đã đến nhà bà Sinh một lần khi tôi nhờ anh thay mặt anh em Hà Nội đến thăm bà. Bang Tran nhầm ngõ một chút nhưng ngay sau đó chúng tôi đã có mặt tại nhà số 10 hẻm 151 đường Nguyễn Kim, Phường 7, Quận 10.

Thấy chúng tôi đến, bà mừng lắm. Trước khi đến, tôi có gọi điện hẹn bà (theo số 0838572760) nhưng bà chỉ biết có người đến thăm chứ không biết là tôi. Bà bảo, anh Thụy đây ư, thế mà tôi cứ tưởng anh đã già lắm. Bà tíu tít nói chuyện với chúng tôi như người nhà đi lâu mới về. Trông bà, có vẻ không nhiều tuổi hơn tôi bao nhiêu, tôi chuyển ngay sang cách xưng hô chị em.

Bà kể luôn về bức thư mà chúng tôi gửi cho bà hôm 18/1 đầu năm vừa rồi (xem Ở ĐÂY). Bà cảm động nói: “Chỉ có những người như các anh mới nhớ đến chúng tôi, nhớ đến anh ấy (tức Trung tá Ngụy Văn Thà)”. Suốt buổi nói chuyện, bà vẫn dùng đại từ anh ấy khi nói về cố trung tá Ngụy Văn Thà với tình cảm yêu thương đi suốt phần đời còn lại của bà.

Bà bảo, khi bức thư được đăng lên mạng, nhiều người ở Mỹ gọi điện về, họ khóc quá trời luôn. Họ bảo sao những người sinh ra và lớn lên trên đất Bắc lại nghĩ được như vậy, có tấm lòng như vậy.

Tôi khoe với bà, vợ em cũng ký vào bức thư ấy đấy chị ạ, ngay dưới tên em. Bà cười rất vui: Anh cho tôi gửi lời hỏi thăm và cám ơn chị ấy nhé, à, cám ơn tất cả những ai đã ký vào bức thư.

Tôi hỏi tuổi của bà, bà nói tôi sinh năm 1948, còn anh ấy sinh năm 1943. Tôi lẩm bẩm tính, vậy là khi anh ấy tử trận, chị mới 26 tuổi.

Ngụy Văn Thà sinh ngày 16-01-1943 tại Sài-Gòn, nguyên quán Trảng Bàng Tây Ninh. Như vậy ngày mất của ông gần trùng ngày sinh, chỉ cách 3 ngày.

Vợ chồng bà cưới nhau năm 1966. Họ lấy nhau vỏn vẹn 8 năm thì ông Ngụy Văn Thà hy sinh, còn thời gian ở bên nhau chắc rất ít vì ông phục vụ trong Quân lực Việt nam cộng hòa. Họ đã kịp có với nhau 3 con gái: Ngụy Thị Thu Trang, sinh 1967, Ngụy Thị Thu Thuỷ, 1969, Ngụy Thị Thu Tuyết, 1973.

Tôi dè dặt:

- Thế khi anh ấy mất, chị còn trẻ thế sao không lập lại gia đình.

Bà bảo:

- Tại anh ấy tốt quá. Anh ấy thương yêu vợ con lắm. Đối với láng giềng, thỉnh thoảng đi về, anh cũng cư xử rất tốt, ai cũng quí anh ấy …
Vậy là vì Trung tá Ngụy Văn Thà quá tốt mà bà không nỡ bước đi bước nữa.
Trở lại chuyện bức thư một chút. Khi tôi thảo bức thư gửi bà, còn có một câu như sau: ”Chúng tôi biết, sở dĩ bà giữ được tiết hạnh không chỉ vì tình yêu của Bà đối với Ông nhà mà còn vì lòng tôn thờ bởi sự hy sinh cao cả của Ông cho Đất nước, cho Dân tộc”. Sau, suy nghĩ lại, biết thế nào, nhỡ ra mình suy diễn không đúng nên tôi cẩn thận bỏ câu này đi. Trong việc viết lách, tôi kỵ nhất những gì không trung thực. Nay nghe bà kể chuyện, tôi thấy viết thế là chính xác.

Bà đem cho chúng tôi xem những kỷ vật của Trung tá Ngụy Văn Thà bà còn giữ được: hiện còn 3 bức ảnh, 1 giấy khai tử, bức thư của chúng tôi và 1 bài thơ ai đó gửi đến cho bà nhưng không ký tên tác giả. Bà nói, thỉnh thoảng, tôi vẫn mang ra xem và đọc, lại khóc.

Bà bảo ảnh lễ truy điệu anh ấy nhiều lắm nhưng sau 75, chúng tôi sợ quá đem đốt hết, giờ chẳng còn cái nào.

Khi xem chiếc bì thư, thấy bưu điện đánh dấu trả lại (nhưng không hiểu sao cuối cùng vẫn đến được tay bà). Thì ra truy cập trên mạng, chúng tôi chỉ có địa chỉ cũ của bà. Nay chung cư đã dỡ đi làm lại nên địa chỉ ấy không còn.

Nơi bà ở hiện nay là nhà một người một người chị em ruột. Ngôi nhà 2 tầng rưỡi ấy có  5 chị em bà sống chung với nhau. Ba con gái của bà cũng ở Sài Gòn nhưng ở các quận huyện xa, cũng phải tần tảo, bươn chải kiếm ăn chứ không có ai khá giả.

Tôi ngỏ ý muốn lên bàn thờ thắp hương cho ông Ngụy Văn Thà, bà buồn: Tôi ở nhờ, nhà lại chật chội. Các con gái thì ở nhà chồng, lập bàn thờ sao tiện. Tôi chỉ mong chung cư làm xong để dọn về nhà mới thì mới có nơi thờ anh ấy. Bà ra cửa, chỉ cho chúng tôi xem khu chung cư cũ gần ngay đấy. Chuncư đã phá đi để làm lại nhưng phá dỡ xong thì không có tiền nên người ta cho thuê làm bãi để xe ô tô. Không biết đến bao giờ, chung cư mới xây xong để bà dọn về ở nhà mới. Tôi nghĩ, tình hình này, chắc không chỉ là dăm ba năm. Tôi nhìn gương mặt sương gió của bà, mà lòng se lại. Nói dại, biết bà còn có cơ hội dọn đến ở khu chung cư mới không.

Tôi hỏi, vậy chị hiện nay sống bằng nguồn thu nhập nào? Bà bảo thì sống dựa vào mọi người như chị em, rồi các con, thỉnh thoảng các cháu nó cho chút ít.
Bịn rịn mãi rồi cũng đến lúc chúng tôi phải chào bà ra về. Bà hỏi tôi: Tôi muốn Nhà nước cấp cho một khoản trợ cấp để cuộc sống nó ổn định chứ sống thế này cực quá. Liệu rồi có được không anh?

Tôi biết nói sao bây giờ.

Ngụy Văn Thà bất diệt!

Thư gửi bà Huỳnh Thị Sinh, vợ cố trung tá Ngụy Văn Thà







Thư gửi bà Huỳnh Thị Sinh, vợ cố trung tá Ngụy Văn Thà
Thư gửi bà Huỳnh Thị Sinh, vợ cố trung tá Ngụy Văn Thà
Bà Huỳnh Thị Sinh, vợ trung tá Ngụy Văn Thà
Bà Huỳnh Thị Sinh, vợ trung tá Ngụy Văn Thà
Hà Nội, ngày 18 tháng 1 năm 2013
Kính gửi Bà quả phụ Huỳnh Thị Sinh, vợ cố Trung tá Ngụy Văn Thà;
Thưa Bà;
Chúng tôi những người con nước Việt, trong những ngày này, lòng đang hướng về Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu của Tổ quốc xin gửi đến Bà cùng gia đình lời thăm hỏi ân cần và lời chúc an lành, hạnh phúc!
Cách đây 39 năm, ngày 19/1/1974, trong một cuộc chiến không cân sức với quân xâm lược Trung Cộng để bảo vệ Hoàng Sa, Trung tá Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng Chiến hạm Nhật Tảo HQ-10 đã tử trận cùng 73 đồng đội của Ông. Từ đó, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đã rơi vào tay quân xâm lược.
Chúng tôi vô cùng xúc động trước sự hy sinh anh dũng của Ông nhà. Ông đã hiến thân vì Tổ quốc – một sự hy sinh vẻ vang nhất, hơn bất cứ một sự hy sinh nào. Sự hy sinh ấy là một tấm gương cho các thế hệ sau noi theo trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của người Việt Nam.
Thưa Bà;
Chúng tôi rất vui vì những năm gần đây, sự kiện Hoàng Sa được nhắc lại và lần đầu tiên, nhiều người mới biết đến. Các giá trị dần dần được trả lại đúng bản chất của nó.
Ngày 24/7/2011, một cuộc biểu tình tại Hà Nội đã tôn vinh Ông nhà cùng những chiến sĩ đã ngã xuống Hoàng Sa và những chiến sĩ đã ngã xuống Trường Sa 14 năm sau đó.
Ngày 27/7/2011, Lễ tưởng niệm chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc đã được tổ chức tại Sài Gòn mà bà là nhân vật được mời dự. Buổi lễ đã tri ân tất cả các chiến sĩ hy sinh trong các cuộc chiến chống xâm lược tại biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Những người đã ngã xuống vì Tổ Quốc đều chung trong người dòng máu Lạc Hồng, không có lý do nào để phân biệt người của chế độ này hay chế độ khác.
Chúng tôi tin rằng sớm muộn rồi Tổ Quốc sẽ vinh danh xứng đáng Ông nhà cùng đồng đội của Ông đã ngã xuống trong cuộc Hải chiến Hoàng Sa.
Trung tá Ngụy Văn Thà và nhiều đồng đội của Ông còn nằm lại nơi biển cả. Nhưng dù sao, Ông và đồng đội vẫn được nằm trong lòng Đất Mẹ, dù nơi ấy đang bị kẻ thù chiếm đóng.
Trong ngày giỗ của Ông, chúng tôi sẽ hướng về Biển Đông cầu mong cho linh hồn Ông cùng đồng đội được siêu thoát, để bày tỏ lòng tri ân những người đã ngã xuống trong cuộc Hải chiến Hoàng Sa.
Dù đảo không giữ nổi nhưng dân tộc ta, đời này và các đời sau sẽ tìm mọi cách lấy lại quần đảo Hoàng Sa, thu hồi về với đất Mẹ thân yêu.
Thưa Bà;
Chúng tôi được biết sau khi Ông nhà mất đi, dù tuổi đời còn rất trẻ, bà đã ở vậy nuôi ba con gái, cuộc sống của Bà hiện còn nhiều khó khăn. Lại nghe nói căn nhà chung cư nơi Bà ở đã phá đi làm lại, không biết bây giờ thế nào. Nhưng dù sao, chúng tôi luôn mong Bà sống thanh thản. Bà hãy tự hào vì Bà là vợ của một người anh hùng.
Ký lá thư này là những người yêu Tổ Quốc Việt Nam, yêu đồng bào Việt Nam đến cháy bỏng, trong đó có cả những người lính từng là những người khác chiến tuyến với Ông nhà lúc sinh thời. Nhưng tất cả những người lính chỉ đơn thuần làm nghĩa vụ công dân trong chế độ mà họ sống, dù bên này hay bên kia trong giai đoạn đau thương của lịch sử dân tộc không bao giờ có lỗi và giờ đây, khi ngộ ra, họ không coi những người ở bên kia chiến tuyến là kẻ thù.
Kính chúc Bà sang năm mới bình an, có nhiều sức khỏe để làm những việc hữu ích phụng sự cho Tổ quốc Việt Nam.
Chúng tôi nhờ Bà chuyển lời thăm hỏi, lời chúc mừng năm mới đến ba con gái của Bà, do sự hiến thân cao cả của Ông nhà mà sớm mồ côi cha.
Xin cùng Bà hô lên một câu khẩu hiệu mà chúng tôi
từng hô trên đường phố Hà Nội trong ngày 24/7/2011:
NGỤY VĂN THÀ BẤT DIỆT!
Kính thưNguyễn Tường ThụyPhạm Thị LânPhạm trọng KhangNguyễn Thị Dương HàHoàng CườngHoàng HàVăn DũngNgô Duy QuyềnTrương Văn DũngNguyễn Lân ThắngLê Thị Bích VượngLã Việt DũngNguyễn Thành Tiến
__________________________________________________________________________________________________________________________________________
Từ Cánh Đồng Mây Từ Cánh Đồng Mây Mới
Written by CTTCĐM   
Sunday, 23 June 2013 05:37
Nhà báo NGUYỄN TƯỜNG THỤY
June 22, 2013
Xin bấm link để nghe
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh2-fA_nXqnw-DRz1p74A1NsoN91IOAg1gC0AKoaYkuI1cEqPeF2aZaDMA2YflGNquSMOKqV-KHFbqPc2QvNnJfWkYRB58RDu22cFRXZjiB2HMqa6i5LmNKxzbaFctB83EqCkh-RRS87n_H/s1600/IMG_0746.jpg
Cụ Bà Lê Hiền Đức & NB Nguyễn Tường Thụy

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2013/06/16/130616064621_dinh_nhat_uy_304x304_facebook_nocredit.jpg
ĐINH NHẬT UY

Xin bấm link để nghe

Trước lúc bị bắt, Đinh Nhật Uy được cho là đã nhiều lần kêu gọi trả tự do cho em trai mình, Đinh Nguyên Kha.
Sinh viên Đinh Nguyên Kha, em trai của Uy bị án tám năm cùng với sinh viên Nguyễn Phương Uyên sáu năm tù giam tại phiên xử một ngày ở Long An.
Hai người này bị công an tỉnh Long An khởi tố theo điều 88 Bộ luật hình sự về hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Tổ chức nhân quyền ở Mỹ, Human Rights Watch (HRW), đã chỉ trích phiên tòa này là "một việc làm lố bịch và biểu hiện sự bất an của chính quyền Việt Nam."
Đây là trường hợp thứ ba bị bắt trong một tháng trở lại đây với cáo buộc vi phạm điều 258 Bộ luật hình sự.
Blogger Phạm Viết Đào, cựu Trưởng phòng Thanh tra hành chính và phòng chống tham nhũng của Bộ Văn hóa–Thể thao và Du lịch bị bắt ngày 13/6.
Trước đó hai tuần, blogger, cựu nhà báo Trương Duy Nhất cũng đã bị bắt tại Đà Nẵng hôm 26/5 và bị đưa ra Hà Nội.
                      *******************************************************************************

Nguyễn Tường Thụy - Ngoài mục đích đến thăm, động viên Phạm Thanh Nghiên, bày tỏ sự cảm phục đối với cô, tôi còn có sự tò mò muốn trực tiếp gặp gỡ người con gái có tinh thần thép ấy. Không hiểu sao, một cô gái mảnh mai cân nặng có 36 ký mà tỏa ra một năng lượng ghê gớm như vậy.