Tuesday, 17 September 2013

HỒ TUẤN HÙNG NHẢM NHÍ KHI TÌM CÁCH CHỨNG MINH HỒ CHÍ MINH LÀ HỒ TẬP CHƯƠNG

Năm 2008, Hồ tuấn Hùng ở Đài Loan tung ra cuốn sách “ Sinh Bình Khảo” để lập luận rằng Hồ chí Minh chính là Hồ tập Chương, một người Miêu lật, Đồng La, Đài Loan. Ai có đọc cuốn sách này (đã có bản Việt ngữ) đều thấy Hồ tuấn Hùng không đưa ra được một chứng minh nào có tính thuyết phục nhằm chứng minh Hồ chí Minh chính là Hồ tập Chương. Ngay cả những người có trình độ chính trị khá như Bình luận gia Trần bình Nam ở hải ngoại và Đại tá Cộng sản Phạm quế Dương cũng có vẻ hoang mang trước những luận điệu nhảm nhí cuả Hồ tuấn Hùng. Kể từ khi cuốn sách của Hồ tuấn Hùng ra đời đến nay đã được 5 năm, chưa có người viết Việt Nam nào có bài viết phản bác luận điệu sai trái, nhảm nhí, láo lếu của Hồ tuấn Hùng.



   Là một ngưòi có tìm hiểu và có những bài viết về Hồ chí Minh trong những năm vừa qua, tôi cũng xin lên tiếng phản bác luận điệu sai lầm của Hồ tuấn Hùng để trả những sự thật của Hồ chí Minh về cho lịch sử. Muốn nói gì về Hồ chí Minh thì phải “nói có sách, mách có chứng” . không thể suy luận nhảm nhí, mơ hồ như Hồ tuấn Hùng đã làm trong cuốn sách “Sinh Bình Khảo“ của ông ta được.

   Hồ tuấn Hùng chứng minh tập thơ Nguc Trung Nhật Ký không phải của H chí Minh vì lời thơ trong tập thơ rất điêu luyện mà một ngươì học Hán văn qua loa như Hồ chí Minh không thể làm nổi. Chuyện Hồ chí  Minh không phải là tác giả của Ngục Trung Nhật Ký thì đã được Học giả Lê hữu Muc viết nguyên một cuốn sách phân tích chi li về ngữ pháp rồi. Cuốn sách này do cơ sở Làng Văn ở Canada xuất bản. Hồ chí Minh phạm tội “đạo thơ” trong chuyện này. Lúc còn sống Hố chí Minh cũng đã tránh né trả lời những câu hỏi liên quan đến tập thơ Ngục Trung Nhật ký. Lý do đơn giản là vì ông không phải là tác giả tập thơ. Nhưng chứng minh Hồ chí Minh không phải là tác giả cuả Ngục Trung Nhật Ký không có nghĩa Ngục Trung Nhật Ký là của Hồ tập Chương. Hố tuấn Hùng không đưa ra được một bằng chứng cụ thể nào để chứng minh Hố tập Chương là tác giả Ngục Trung Nhật Ký.

   Những hình ảnh của Hồ chí Minh chụp năm 1930 vả sau này không có gì có thể nói là có hai người khác nhau cả. Hố tuấn Hùng cho rằng sau năm 1930 thì Hồ tập Chương được một thế lực quốc tế  thay Hồ chí Minh.

   Một điểm đặc thù trên gường mặt Hồ chí Minh là vành tai phải phiá trên có độ cong khác thường so với người thường. Tất cả những hình chụp trong đời đều cho thấy cái tai phải có hình dáng đặc biệt này của Hồ chí Minh. Nói theo Hồ tuấn Hùng thì có thể nào kiếm được một Hồ tập Chương có vành tai phải cong đặc biệt giống Hồ chí Minh không? Thật là khó để làm chuyện này nếu không muốn nói là không thể.

   Vì vành tai phải của Hồ chí Minh có độ cong khác thường nên có thể nói ông Hồ có cái “tai ngược”. Ở Việt Nam chữ “tai ngược“ còn có một nghĩa khác là làm những điều ngược ngạo, trái tai gai mắt, phản luân thường đạo lý. Chuyện ông Hồ phát động chiến dịch Cải cách ruộng đất từ nằm 1953 đến 1956 ở Miền Bắc bày ra những cảnh con cái đấu tố cha me, vợ chửi mắng chồng, láng giềng nghi kỵ, tố giác nhau đã cho thấy ông Hồ đúng là thứ “tai ngược” , hiểu theo nghĩa bóng lẫn nghĩa đen.

  Rồi đến giọng nói của ông Hồ. Ồng là người Nghệ An nên nói giọng xứ Nghệ. Xin hỏi Hồ tuấn Hùng là từ năm 1930, tìm đâu ra một người có giọng nói Xứ Nghệ ở Hồng Kông hay Trung Quốc để dạy cho Hồ tập Chương nói giọng xứ Nghệ. Phải nhớ rằng khi một người ngoại quốc học nói tiếng Việt thì họ sẽ nói theo âm hưởng của người dạy. Người dạy ở miền nào thì người học trò sẽ nói giọng ở miền ấy.

  Một ví dụ cụ thể là cô Penelope Faulner là người Anh học tiếng Việt với ông Võ văn Ái  ở báo Quê Mẹ ( Pháp) là ngươì Huế thì cô Penelope nói tiếng Việt với giọng Huế. Cô có tên Việt Nam là Ỷ Lan mà quần chúng Việt Nam hài ngoại đều biết.

  Xướng ngôn viện Irina trước đây của Đài phát thanh Mạc tư khoa nói tiếng Việt với giọng Bắc vì cô cho biết ngươì tình Việt Nam dạy tiếng Việt cho cô. Anh ta là người Bắc thì cố dĩ nhiên là nói giọng Bắc. Trong một cuộc phỏng vấn, cô Irina hóm hỉnh tiết lộ, “Tôi học tiếng Việt là vì tình .. chứ không phải vì tình..báo“.

  Cho nên chỉ riêng chuyện ông Hồ nói giọng xứ Nghệ thì cũng khó  tìm đuợc một người dạy cho Hồ tập Chương nói giọng xứ Nghệ của ông Hồ vào năm 1930. Có lẽ Hồ tuấn Hùng cho rằng đã là người Việt thì phát âm giống nhau. Hồ tuấn Hùng không biết chuyện người Việt phát âm theo giọng từng miền nên dễ dãi cho Hồ tập Chương thay Hồ chí Minh như đóng kịch. Đây là một sai lầm bất ngờ của Hồ tuấn Hùng.

  Ai cũng biêt Hồ chí Minh bị tù ở Hồng Kông trong 2 năm (1931-1933) . Lúc này Hồ chí Minh mang tên Tống văn Sơ. Luật sư người Anh bào chữa cho Hồ chí Minh lúc đó là Frank Loseby. Năm 1960 , Luật sư Loseby cùng vợ có qua Hà Nội thăm Hồ. Nếu H chí Minh là Hồ tập Chương thì chắc chắn ông ta sẽ t chối cuộc viếng thăm này vì nói chuyện với Luật sư Loseby thế nào cũng bị lộ, lòi ra chuyện giả tạo. Sự thật Hố chí Minh năm 1960 ở Hà Nội chính là Tống văn Sơ nằm 1931 ở Hồng kông nên H chí Minh không có vấn đề gì phải dấu diếm, tránh né cả.

  Nhiều người cho Hồ chí Minh sau 1945 là giả mạo vì ông tránh né gặp bà chị ruột là Nguyễn thị Thanh. Điều này sai thì có nhiều bài viết kể lại chuyện bà Thanh đã ra Hà Nội găp ngươì em ruột H chí Minh năm 1945. Bà đem theo một chc trứng gà làm quà. Và khi gặp mặt bà còn chỉ rõ vết sẹo trên người ông Hồ. Vết sẹo gây ra do một người bạn ông Hồ từ thi bé lỡ tay vung cần câu có lưỡi câu chạm phải. Nhưng phải nói Hồ chí Minh là người đối xử bạc bẽo với anh chị em. Bà chị Thanh ra Hà Nội thăm ông nhưng không thấy ông đi thăm bà. Ông anh ruột tên Đạt qua đời thì Hồ chí Minh lấy cớ đang lãnh đạo kháng chiến nên không về dự đám tang. Với vợ thì ông cực kỳ tàn nhần. Từ khi chia tay với Tăng Tuyết Minh sau năm 1933, ông không hề có ý liên lạc lại sau khi bỏ người vợ mới cưới . Còn Nông thị Xuân thì ông để cho đàn em giết chết một cách tàn nhn dù bà Xuân chẳng có tội gì, Bà phải chết để ông có tiếng thơm “hy sinh cả cuộc đời cho nước non nên không lấy vợ”. Có thể là lúc bà Xuân bị giết , ông bị tước hết quyền hành rồi nên đành ngậm đắng nuốt cay đau khổ. Hy vọng sẽ có ngày có câu trả li là Hồ chí Minh có nhúng tay vào chuyện giết Nông thị Xuận hay không?

   Lại có người lại cho từ khi lên làm chủ tich nước, ông Hồ không dám về quê cũ thăm nhà vì sợ hàng xóm hỏi han chi tiết thì sẽ lộ tẩy là giả mạo. Điều này cũng sai luôn vì ông Hồ có về làng quê cũ Kim Liên một lần của ông sau năm 1954.

   Điểm quan trọng nhất cho thấy Hồ chí Minh trước sau chỉ là một người là căn cứ vào chữ viết của ông. Từ lá đơn nhập trường thuộc điạ năm 1911 cho đến chữ viết tay trong di chúc để lại cho chế độ Hà Nội và đặc biệt là di chúc viết ngày 14 tháng 8 năm 1969 được bí mật chuyển ra ngoài. Bức chúc thư cho thấy nhưng dấu ấn của ông không thể lẫn lộn với người khác như viết chữ “d” thành chữ “z”, ( Chữ Nguyễn Du thành Nguyễn Zu,  chữ  Dẫu rằng thành “zẫu rằng".  Chữ “ph” thì ông viết tháu thành “f” ( Chữ “phổ biến” viết thành “fổ biến”)
(Xin vào www.nsvietnam.com, bấm vào tên Trần viết Đại Hưng, rồi bấm vào bài số 114) Một cách lý giải vì sao Hồ chí Minh bị thất sủng lúc cuối đời) để  đọc lá chúc thư của Hồ chí Minh và nhận rõ chữ viết đặc thù của Hồ chí Minh. Tôi thách thức các nhà kiểm tự trên thế giới chứng minh chúc thư này là chúc thư giả. Chuyện giả chữ viết chỉ có thể qua mặt người thường chứ không qua nổi cặp mắt chuyên nghiệp của nhân viên kiểm tự. Lịch sử văn học và gián điệp cho thấy chưa có trường hợp nào giả chữ viết thành công. Và cũng xin thách thức Hồ tuấn Hùng đưa ra nét chữ của Hồ tập Chương giống như nét chữ của lá thư nhập học trường thuộc điạ của Hồ chí Minh).

    Nên nhớ chữ viết giống như dấu tay của một người , không thể giả được.

    Những phân tích nói trên đã cho thấy Hồ tập Chương không thể là Hồ chí Minh được. Những luận chứng Hồ tuấn Hùng đưa ra hết sức yếu ớt và không có căn bản khoa học. Người Việt trong và ngoài nước không nên cãi vả nhau về vấn để nhảm nhí này nữa mà nên dốc lòng đổ sức lực tâm trì vào chuyện giải cứu quê hương khỏi gông cùm Cộng sản.

Los Angeles, Một đêm nóng bức đầu tháng 9 năm 2013

TRẦN VIẾT ĐẠI HƯNG
(Muốn đọc những bài khác của Trần viết Đại Hưng thì xin vào www.nsvietnam.com rồi bấm vào tên Trần viết Đại Hưng nằm bên trái. Hay vào www.hung-viet.org rồi bấm vào hàng chữ Nhân vật – tác giả nằm bên trên , rồi bấm vào tên Trần viết Đại Hưng)