Andy Nguyễn
Không gì đáng bực mình hơn là sau khi đi chụp cả buổi rồi lúc về nhà lại thấy một số (hoặc tất cả) hình của mình bị mờ (và không cứu chữa được). Có 4 lý do chính gây ra việc hình mờ trong thế giới máy ảnh số, và bạn sẽ khó biết nguyên nhân tại sao, trừ khi bạn biết được điểm bị mờ của hình. Trích từ thư một độc giả của Góc Nhiếp ảnh tuần này là câu hỏi của anh Cảnh:
Xin hỏi anh 1 điều: Tôi dùng máy Nikon D700 hình chụp rất rõ nét nhưng thỉnh thoảng có cái bị blur mà không biết tại sao, gần như lần nào đi chụp cũng có 1 số hình bị như vậy.
Cám ơn anh nhiều,”
Sau đây là bốn nguyên nhân chính làm hình bị mờ:
1. Lấy nét không đúng.
2. Mục tiêu di động trong khi cửa chập đang mở.
3. Máy ảnh di động trong khi cửa chập đang mở.
4. Chiều sâu trường cảnh quá cạn
Trước tiên, chúng ta hãy tham khảo cách phân biệt, và sau khi bạn đã biết rõ từng nguyên nhân, tôi có thể hướng dẫn bạn cách khắc phục những trường hợp này.
Lấy nét không đúng.
Một tấm ảnh bị lấy nét không đúng khi chụp sẽ có vẻ mờ. Thời đại hiện nay, với đặc điểm lấy nét tự động (auto-focus), rất hiếm khi toàn tấm ảnh sẽ không đúng nét. Trường hợp thường xảy ra hơn, bạn sẽ thấy một phần của hình sẽ có nét rất sắc và rõ, trong khi phần còn lại của tấm hình sẽ bị nhòa nét.
Trong hình 1, thí dụ hàng rào và rừng cây phía sau (hậu cảnh) đều rõ nét, nhưng đối tượng của chúng ta (cô gái) lại bị mờ. Theo nhận xét, phần hậu cảnh có khoảng cách xa máy chụp hơn cô gái nhiều; và đây là một trường hợp máy ảnh lấy nét ở sai điểm.
Trong trường hợp này, bạn hãy nhắm kỹ chấm đỏ (điểm lấy nét) ngay chính xác phần mặt của chủ thể.
Lấy nét trật mục tiêu.
Chủ thể di động trong khi cửa chập đang mở
Khi xung quanh không có nhiều ánh sáng – thí dụ ban đêm, hoặc trong nhà – các máy ảnh thường đền bù bằng cách mở cửa chập trong khoảng thời gian lâu hơn bình thường. Và trong lúc cửa chập đang mở, chủ thể của bạn lại “nhúc nhích”!!
Bạn có thể xác nhận được điều này bằng cách nhìn kỹ tấm hình. Nếu chỉ vài điểm của chủ thể trong hình rõ nét, trong khi những điểm khác bị nhòa thì bạn biết người đó đã di động trong khi cửa chập của máy ảnh đang mở.
Hoặc trường hợp đối tượng chụp của bạn di động quá nhanh và bị mờ, trong khi cảnh vật xung quanh (đứng yên) thì rõ. Ví dụ, xe hơi đang chạy trên đường phố.
Trong ảnh mẫu này, người cầm máy ảnh đang ngồi trên xe mô-tô chạy cùng tốc độ với các tay đua, và “điểm nhắm” là tay đua mặc áo xanh (gần cạnh trái); tất cả lực sĩ đua xe đạp khác (kể cả mái nhà phía sau) đều bị nhòa vì họ di động ở khác tốc độ với người chụp hình.
Khi xung quanh không có nhiều ánh sáng – thí dụ ban đêm, hoặc trong nhà – các máy ảnh thường đền bù bằng cách mở cửa chập trong khoảng thời gian lâu hơn bình thường. Và trong lúc cửa chập đang mở, chủ thể của bạn lại “nhúc nhích”!!
Bạn có thể xác nhận được điều này bằng cách nhìn kỹ tấm hình. Nếu chỉ vài điểm của chủ thể trong hình rõ nét, trong khi những điểm khác bị nhòa thì bạn biết người đó đã di động trong khi cửa chập của máy ảnh đang mở.
Hoặc trường hợp đối tượng chụp của bạn di động quá nhanh và bị mờ, trong khi cảnh vật xung quanh (đứng yên) thì rõ. Ví dụ, xe hơi đang chạy trên đường phố.
Trong ảnh mẫu này, người cầm máy ảnh đang ngồi trên xe mô-tô chạy cùng tốc độ với các tay đua, và “điểm nhắm” là tay đua mặc áo xanh (gần cạnh trái); tất cả lực sĩ đua xe đạp khác (kể cả mái nhà phía sau) đều bị nhòa vì họ di động ở khác tốc độ với người chụp hình.
Dừng lại cho tui chụp.
Bạn có thể tránh hình bị mờ vì sự di động của chủ thể bằng cách chỉnh máy ảnh để cửa chập không mở lâu nhiều.
Máy ảnh di động trong khi cửa chập đang mở.
Còn thêm một trường hợp chung và nó sẽ là nguyên nhân để toàn bức ảnh của bạn bị mờ.
Nếu ảnh của bạn được chụp vào buổi tối, hoặc trong nhà và nguyên tấm ảnh bị mờ, thì máy ảnh của bạn đã “nhúc nhích” trong khi cửa chập đang mở.
Như trường hợp trên, máy ảnh sẽ giữ cửa chập mở lâu hơn khi không có đủ ánh sáng. Khi cửa chập phải mở lâu, những cử động nhỏ nhặt này cũng có thể khiến cho cả tấm ảnh nhòa đi. Ngay cả những cử động nhỏ nhất như buông tay ra khỏi nút bấm, hoặc cách thở của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến nguyên nhân làm mờ hình ảnh.
Người chụp hình này có lẽ đang xỉn.
Thí dụ, trong tấm ảnh minh họa, từ ca sĩ đến nhạc cụ và cả sân khấu đều bị mờ theo cùng một hướng (đường quệt). Điều này chứng tỏ máy ảnh là vật di chuyển trong lúc ảnh đang được chụp, chứ không phải ca sĩ (hoặc sân khấu).
Có hai cách để giải quyết vấn đề “máy ảnh di động”. Cách thứ nhất là tăng tốc độ cửa chập như đã nêu trên. Cách thứ hai là cầm máy ảnh của bạn thật vững trong khi đang bấm máy (nhớ tránh ăn món “cẳng gà”)!!
Chiều sâu trường cảnh quá cạn.
Độ sâu trường cảnh (depth-of-field) là từ chuyên môn đê gọi trường hợp được tạo nên bởi máy ảnh khi chủ thể rõ nét nhưng hậu cảnh lại mờ nét. Áp-phê này làm (người trong ảnh) rất “nổi” vì là người duy nhất bạn thấy rõ nét.
Khi dùng chế độ Av (hoặc Aperture setting) của máy ảnh, bạn có thể thay đổi tỷ lệ rõ/mờ trong ảnh của mình. Trường hợp cho loại ảnh cảnh vật (landscape), bạn sẽ muốn toàn ảnh rõ nét.
Nếu chiều sâu trường cảnh quá cạn, không phải tất cả chi tiết trong ảnh sẽ được rõ. Thí dụ, trong hình 4, Andy Nguyễn thì được canh rất rõ nét, trong khi cảnh núi đồi thì bị “phá nét” (rất tài tình bởi người bạn đời Đặng Mỹ Hạnh).
Andy Nguyễn đang cầm máy thật vững, qua ống kính của Nhiếp ảnh gia Đặng Mỹ Hạnh.
Để toàn ảnh đều được rõ nét, bạn có thể giảm khẩu độ (tăng số f) trong chế độ Aperture setting của máy ảnh.
Như bạn đã thấy, có nhiều nguyên nhân làm hình bị mờ. Tin mừng là mỗi nguyên nhân có thể được cứu chữa khá dễ dàng… trừ khi bạn thích ăn món “phùng trảo” (cẳng gà?!) AN.