Sunday 15 September 2013

Các Bài Viết Mới Trên BLOG của Dân Làm Báo

Suy nghĩ cô đọng sau một năm từ bỏ Cộng Sản

Nguyễn Chí Đức - Sự thật đã rõ nhưng những người đảng viên ĐCSVN dám dứt ra khỏi chuyện cơm áo-gáo tiền, chuyện quá khứ nặng nghĩa-nặng tình, chấp nhận dấn thân còn rất rất ít hơn tôi kỳ vọng. Một nỗi buồn xâm chiếm trong tôi nhưng từ đây tôi rút ra được một điều đau đớn: ĐCSVN đã tàn phá nặng nề khả năng phản biện, đầu độc tư tưởng các thế hệ thanh niên Việt Nam trong tổ chức này ngay từ khi tâm hồn họ còn rất trong sáng, động lực đầy nhiệt huyết. Ngay cả khi có đảng viên sớm nhận ra điều đó thì họ vẫn cứ chấp nhận thân phận trâu-ngựa (đập đi-hò đứng), an phận cho đời sống cá nhân, nhắm mắt làm ngơ chuyện tiêu cực trong xã hội và chỉ biết than vắn thở dài cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Đau đớn thay đó là chính những người sống quanh tôi, quanh bạn và chung quanh chúng ta...
Trần Thị Hải Ý (Danlambao) - Từ khẩu hiệu "đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" đất nước, qua vụ việc oan ức Đoàn Văn Vươn, nay là thảm kịch Đặng Ngọc Viết mà nguồn cơn vẫn do uất hận từ chính sách cướp cạn "đất đai thuộc sở hữu toàn dân", "đền bù-giải toả-thu hồi-cưỡng chế" bao lâu nay, mới thấy rõ rằng càng dài "học tập soi gương" trên khẩu hiệu, càng lún sâu nông nỗi trong thực tế để người viết bài này không ngại phết phẩy lại cho thật chính xác câu khẩu hiệu thượng dẫn thành "đảng lãnh đạo nhà nước, quản lý nhân dân, làm chủ đất nước""đất đai sở hữu toàn... quan". ĐCS VN là một chế độ thê thảm với những công bộc thê thảm!

Đặng Ngọc Viết và tấm bia chế độ

Hồ Phú Bông (Danlambao) - Một chế độ mà đã tưởng thưởng cho ông Đỗ Hữu Ca, Đại tá Giám đốc công an Hải Phòng lên cấp tướng, sau khi ông chỉ huy các lực lượng vũ trang kết hợp với dân phòng để đánh cướp đầm Cống Rộc - “Trận đánh đẹp đến có thể viết thành sách” - rồi đưa anh em họ vào tù ngục, thì chế độ đó đã đạp thẳng vào mặt sự phản đối của các Tướng, Tá, cán bộ đảng viên lão thành, đạp thẳng vào mặt của hàng ngàn tác giả các bài viết phê phán, phản ánh sự phẫn nộ chính đáng của công luận, từ báo chí chính thống đến các trang mạng lề dân, cũng như dư luận thế giới!...

Đổ máu để bảo vệ quyền lợi của mình

Mẹ Nấm - Vì sao những người như ông Đoàn Văn Vươn, ông Đặng Ngọc Viết phải chấp nhận đổ máu để bảo vệ quyền lợi của mình? Phải chăng là họ không còn tin rằng mình sẽ được bảo vệ bởi luật pháp nữa? Một khi công dân mất niềm tin rằng nhà nước sẽ bảo vệ được mình, thì vai trò của nhà nước nằm ở đâu trong xã hội này? Với tình trạng người dân phải đổ máu để bảo vệ quyền lợi của mình như hiện nay, liệu có tồn tại một nhà nước “do dân và vì dân” như người ta thường được nghe tuyên truyền hay không?...

Từ Đoàn Văn Vươn đến Đặng Ngọc Viết và...?

David Thiên Ngọc (Danlambao) - Đó là con đường một chiều và chỉ có một mà thôi, do lòng dân sôi sục, sức cam chịu của bản chất "chí thiện" từ ban sơ của loài người không còn hơn được nữa. Và theo lẽ tự nhiên con đường hóa giải cho tình thế nghiệt ngã đồng thời đối kháng lại cái động lực phản sinh tồn phải mở ra... đó cũng là qui luật của tạo hóa, của đấng Chí Tôn đã an định để đẩy lùi cái vô đạo, vô nhân.

Như dòng sông chỉ có một hướng chảy ra biển cả mà không có chiều ngược lại. Nếu gặp thác ghềnh thì dòng trôi sẽ tuôn chảy ầm ào...

Nguyen Thi Kim Lan’s call for help in her husband’s case

“Before being held in the detention centre, my husband’s health was good enough for him to stand up, walk and hear, but from the day he was imprisoned his health has deteriorated to the point where he is unable to walk. At the trial, two security officers had to assist him with walking, they had to lift him up to sit him on a chair. At times, either he could not hear what the judge asked, for often he did not know whether the judge was interrogating him, or he was also too weak to answer the court’s questions. During this, the only attendants allowed in the court were my two children and I; my husband Ngo Hao was escorted by more than 30 security officers in uniform not including the plain-clothed security force…” - Nguyen Thi Kim Lan

Chính trị là số phận


Max Boot (Los Angeles Times) - Trần Quốc Việt (Danlambao) chuyển ngữ - Điều gì đã khiến Bắc và Nam Hàn khác rất xa như thế? Chính trị, đơn giản thế thôi. Di sản văn hóa của hai nước giống nhau. Khác biệt là Bắc Hàn là nạn nhân của triều đại nhà Kim-ông nội Kim Nhật Thành, con Kim Chính Nhật, giờ đến cháu Kim Chính Ân-là những kẻ cuối cùng thực hiện chính sách tập thể hóa và toàn trị kiểu Stalin. Ngược lại, Nam Hàn, bắt đầu cất cánh về kinh tế vào thập niên 1960 và thập niên 1970 dưới sự cầm quyền chuyên chế của nhà cách tân Phác Chánh Hy, cha của tổng thống hiện nay, Phác Cận Huệ...

Bắt đối tượng ném mìn vào nhà Chủ tịch UBND xã

Mạnh Thành (TTXVN) - Ngày 14/9, Công an huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) xác nhận đã thực hiện bắt giữ đối tượng Mai Xuân Quyết, sinh năm 1975, trú tại thôn Long Sơn, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình) về hành vi ném mìn vào nhà ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Trường Sơn Nguyễn Văn Sỹ.

Đôi lời gửi lại trăng thương nhớ

Đặng Huy Văn (Danlambao) - Nhân hôm nay 14/9/2013 là ngày sinh nhật lần thứ 69, tôi đã nhận được rất nhiều lời chúc mừng của cư dân mạng trên Facebook. Để bày tỏ lòng biết ơn của một Facebooker còn non trẻ 69 xuân xanh này (mới tham gia FB được một năm), tôi xin gửi tới các bạn hữu Facebooker gần xa một bài viết mộc mạc của một kẻ đã được sinh ra và lớn lên trên đất nước còn lầm than đau khổ này. Xin chân thành cám ơn các bạn và tôi mong tất cả chúng ta sẽ luôn tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam!

Phạm Thanh Nghiên: Ngày này năm xưa... Tâm thư vẫn cuộn chảy

Dân Làm Báo - Ngày 13 tháng 9 năm 2008, Phạm Thanh Nghiên đã viết lên những giòng tâm huyết này: "50 mươi năm trôi qua nhưng chúng ta không thể quên. Vì một phần thân thể của đất mẹ vẫn còn bị cắt đứt. Chúng ta không thể cúi đầu. Vì danh dự và tự hào dân tộc vẫn là một vết nhục chưa được xóa nhòa. Chúng ta không thể im lặng. Vì im lặng là đồng ý với hành động bán nước. Chúng ta không thể buông xuôi. Vì mọi sự thờ ơ và buông xuôi sẽ dẫn đến những hành động bán nước tiếp diễn trong tương lai. Chúng ta, không những phải nỗ lực lấy lại những gì đã mất, mà còn phải ngăn chận những gì sẽ mất trong tương lai. Một người, chúng ta sẽ không thành công. Một ngày, một tháng, một năm là quá ngắn để đạt được mục đích. Nhưng với nhiều công dân Việt Nam, bằng trách nhiệm, lương tâm và lòng yêu nước, bằng chiều dài cuộc sống của chúng ta, chúng ta sẽ thành công trong việc tiếp nối sự nghiệp cứu nước và giữ nước của tiền nhân." 

Gửi các anh hùng Đặng Ngọc Viết trong tương lai

Nguoi Yeu Nuoc (Danlambao) - Gọi Anh là Anh hùng Đặng Ngọc Viết, (Thái Bình) vì Anh đã làm nên một sự kiện cực kỳ tốt đẹp cho người Dân Việt Nam, nhất là cho những người đã và đang bị cướp đất, đang phải đấu tranh giành lại quyền của mình từ những cơ quan công quyền vô cảm. Anh đã hy sinh tính mạng của mình để đổi lấy sự chú ý của công luận, của nhân dân và kể cả sự chú ý của chính bọn ăn cướp về vấn đề đất đai. 

Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, sau Đoàn Văn Vươn, sau Đặng Ngọc Viết, sẽ còn có nhiều anh hùng như các Anh lại tiếp tục con đường đó: trực tiếp tấn công lũ ăn cướp ban ngày là bè lũ chính quyền thối nát.

Ông Võ Văn Ái lên tiếng cho các Bloggers và Tôn giáo tại Liên Hiệp Quốc - Genève

Quê Mẹ - Genève, 13.9.2013  - Khóa họp lần thứ 24 của Hội đồng Nhân quyền LHQ đang diễn ra tại Genève từ ngày 9 đến ngày 27.9.2013. 

Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, với sự bảo trợ của 4 tổ chức Human Rights Watch, IFEX (Bảo vệ và Thăng tiến Tự do Ngôn luận), Article 19 (Bảo vệ Tự do Ngôn luận), và PEN International (Văn Bút Quốc tế), đã tổ chức vào chiều ngày thứ tư 11.9.2013, tại Phòng hội XXII của LHQ một cuộc Hội thảo về “Ngôn luận hợp pháp trên Internet bị quy tội : Nhân chứng từ Việt Nam, Thái Lan, và Cam Bốt” (Criminalisation of Legitimate Expression on the Internet : Testimonies from Viet Nam, Thailand and Cambodge).

Các nhân chứng từ Việt Nam có hai ông Võ Văn Ái và Nguyễn Bắc Truyển, bà Sukanya Joop Prueksakasemsuk đến từ Thái Lan và cô Ramana Sorn đến từ Cam Bốt.

Tôn trọng ý dân và một hiến pháp không hạt nhân

Dương Thạch (Save Vietnam’s Nature) - Nhưng vấn đề đặt ra là những cảnh báo của ông cùng một số người hưởng ứng có phải là tiếng kêu trong sa mạc không? Ngoài một số ít người có lòng và nhận biết được sự nguy hiểm của Điện Hạt Nhân, dường như quần chúng vẫn chưa hiểu rõ tầm nguy hiểm của vấn đề, kể cả nhiều nhà trí thức có trình độ và hiểu biết cao. Dĩ nhiên sống trong nước bị kềm kẹp đủ bề, mới chỉ lên tiếng trái chiều lập tức bị xã hội đen sách nhiễu hay phải ở cùng Điếu Cày vì các điều 88, 258..., nhưng giới sĩ phu bất kể tuổi tác có lẽ vẫn là mối hy vọng cho người dân thấp cổ bé miệng. Nhìn sang một lãnh vực khác, những hành động mới đây của các blogger trong Mạng lưới blogger Việt Nam cho chúng ta nuôi hy vọng và thêm động lực! Liệu có thể có một Mạng lưới No Nukes Việt Nam không?...