Sunday 15 September 2013

MISS SAIGON: A LINGERING PAIN By Julien Nguyen, Ph. D

Originally written in English, this article was first published in The Asian Reporter, June 21-27, 1995.

       London, in 1991. It was a mildly sunny summer noon. Hundreds of people were waiting in a long line in front of The Theatre Royal to buy their tickets. I stopped by, and out of curiosity raised my eyes toward the billboard on which was portrayed an apparently sorrowful Vietnamese young woman who, with a small baby in her arms, haggardly gazed at a helicopter disappearing in the dark horizon. A line of words stood out in bright red lights: Miss Saigon, a musical play by Cameron Mackintosh. Mackintosh is also the producer of the famous Oliver -a pride of British performing arts.

      
Frankly, I did not have much taste for Western musical plays, including the best-known Il Matrimonia Segreto by Cimarosa that I had seen some years before at the La Scala Theater in Milan, Italy, nor for the Vietnamese “reformed opera”, cai luong, even though more than once I felt myself at a loss while watching the captivating eyes of our splendid actress Thanh Nga. A simple reason: I disliked this kind of talk-and-sing play. Yet, the mere name of Saigonwas just enough to make me hesitant for a long moment, and strangely moved. All of a sudden, I felt as if my old wounds were being opened up again, very painfully. Far away from Saigon for more than ten years, I did not expect one day I could mutter again in silence its name under a windy sky, on a foreign street: I was still able to momentarily remember a portion of a lifetime seemingly buried altogether with countless languishing memories. Then, determined, I bought a ticket and entered the theater, anxiously waiting to see again my beloved Saigon, with the same emotion as I would yearn to see an old-time acquaintance. The theater was already full. What, then, aroused such excitement from among the British audience? I wondered. Could it be that Saigon had incited their curiosity like an exotic geographical name, uncivilized and similar to that of a distant island or territory under their empire where “the sun never set”, or the paradise lost in Milton’s poem, or the vestige of a badly famous war they were fortunate to not take part in? Or more realistically, could the name of Mackintosh be enough to guarantee the success of the play?

      Miss Saigon, in fact, was written by two Frenchmen: Alain Boublil, a playwright, and Claude-Michel Schonberg, a composer. The theme is very conventional, banal, if not boring, though the cost for the production and staging of the play exceeded five million US dollars, a big sum at the time, and its premiere, in 1989, also in this theatre, reached well over eight millions, a record. A hasty cheap “love” affair was told between Chris, an American GI, and Kim, aSaigon bargirl, in the final days of the Vietnam War. Then he had to return to his native land on the last helicopter. She was left behind, and soon gave birth to an Amerasian child, Tam, who three years later bought her passage out of Vietnam. In Bangkok, she met Chris again, now a married man. She asked him and his wife to raise her child to be a successful adult. Her request being denied, she resorted to suicide and died in Chris’s arms.

      I could not but think of Giacomo Puccini’s famous Madame Butterfly (1904) that related a love story, also interracial, between a US Navy Officer, Pinkerton, and a pleasant Japanese young girl, Cho-Cho-San. Like Chris, he returned to his homeland and got married. Like Kim, she asked his wife to raise her child. Then she committed suicide too. It would not be an overstatement at all to say that the contents of Madame Butterfly had been “cooked” thoroughly to be transformed into a Miss Saigon, of course with lower quality. What made a difference, however, not counting the external scenes and time elements, was that Cho-Cho-San definitely didn’t prostitute for money. She had, on the contrary, the real love and the courage to sacrifice her family, her cultural tradition, her religious faith, and then died for her legitimate, desperate love. I would like to further comment: The love story, actually the sex encounter, between expeditionary soldiers and indigenous beautiful women and prostitutes is a cliché, an ancient story, too trite to be exciting. This theme is paramount in Madame Chrysanthème (1887) by French writer Pierre Loti; in the movie The World of Suzie Wong in the 60’s, in which Nancy Kwan played the role of a Hong Kong prostitute; in Sayonara (1953) of James Michener; in the novel The Quiet American (1955) by Graham Greene; in the filmIndochine with Catherine Deneuve playing the leading female role; in the recently published novel entitled When Heaven and Earth Changed Places by Le Ly Hayslip, a former bargirl and Vietcong underground agent after her confession, but actually written by Jay Wurts (1990) and finally adapted into Oliver Stone’s movie Between Heaven and Earth, which indeed has blemished the Army of the Republic of Vietnam (South) and has caused a universal fury among the Vietnamese communities abroad. The list is endless. So there is nothing fresh, nothing interesting.

       But when the velvet curtain was lowered, I felt an irritation in my eyes. Perhaps I had cried, and I did not know when. Out of rancor and resentment. All around, curtains, backgrounds, pictures, colors, human silhouettes appeared to be dancing blurredly. My head ached as if pricked by thousands of shapeless needles. The Londonian audience applauded cheerfully while I was sitting there, in deathlike stillness. Indeed, all of the so-called art, music, and performance loudly praised in Miss Saigon couldn’t cover up the evil intention of the sadistic “arts dealers” who had turned the tragedy of a people into a subject of entertainment for all mankind. In search of a topic that could simply incite a vile desire from a curious, no less sadistic audience striving to entertain themselves on the sufferings of other people, those “arts dealers” didn’t hesitate to exploit again the Vietnam War -a war that not long before they had protested against with their big screaming mouths, a war that the human conscience and victims like us have been trying to forget. Among them, one has to mention Oliver Stone –a peacenik and brazen pro-Communist producer– who has created many blatantly antiwar movies, thus publicly slandered the people and the army of South Vietnam, and is planning to make a film from the My Lai tragic incident under the supervision of the VC government. In their eyes, the memories of Vietnam have nothing other than countless villages destroyed by the American and South Vietnamese bombs, and worse still, cities full of snack bars filled with GIs, whores and pimps. And for them,Saigon of the past was only a “huge brothel” as labeled in an insolent remark by a US senator in 1972.

      Therefore, it is no surprise that Miss Saigon was created from the background of a snack bar, no more no less than a brothel during the wartime, with typical characters all having the common denominator that one could find in novels and movies from different spaces and times: a prostitute selling her body for a living and an expeditionary soldier in need of sex. That’s it. The passionate love, fantasized (e.g. surrealistic scene of the moonlight reflection on the couple’s bed) in this musical play and leading to the tragic death of Kim –the female role capable of always arousing tears from a maudlin, if not naive, audience– is nothing more than a product of imagination or myth. For if there had been a bit of this “passionate love”, then Chris would have agreed to raise his illegitimate child or demanded his wife to do so, the same way Pinkerton had done in Madame Butterfly, or further, in Vietnam then, there would have been no fatherless Amerasian children wandering in the streets, abandoned by the new regime.

      What enraged me the most in Miss Saigon, besides the blunders about customs, psychology, culture, historical background (was there still a scene of an American GI embracing a Vietnamese bargirl at or near the end of April 1975?), etc., and the political propaganda scheme useful for the Viet Cong (e.g. parade of VC cadres and soldiers around Ho Chi Minh’s big statue), is the distorted image of the Vietnamese woman which the play, intentionally given an attractive and provocative title, has villainously instilled as a dangerous stereotype into foreign spectators’ minds. During the war, bargirls and whores constituted only a very small number, and were just a dim, isolate spot on the shining mirror reflecting the sublimity of millions of warriors’ mothers, wives, widows, sisters and daughters who had sacrificed their own lives and personal happiness solely to stand by their sons, husbands, brothers, and fathers in a fight against the Communist aggression and for the ideals of freedom and peace. In spite of hunger and poverty, they had not given up their self-pride and honor in exchange for the powerful dollar, and from another point of view, had not been too feeble-minded to kill themselves for a silly and meaningless love. Yet, had anyone ever heard any mention about them? At least, why hadn’t Kim been portrayed as Cho-Cho-San in Madame Butterfly, or Katsumi in James Michener’s Sayonara, i.e. a good girl, so her love, had it ever existed, could have been more believable and her death more acceptable? Would it be that in our self-proclaimed civilized society where sex and excessive individual freedom dominate all other basic moral values, the myopic and cynical eyes of writers, playwrights, and producers could only see through the Vietnam War the bodies of sluts and sex jobs that they had then easily bought at dirt cheap price at a nightclub, a snack bar while yet artfully disguising their sordid act under the cover of a pretty but hollow appellation -love? Could these people believe that those elements of a play would definitely ensure their success with a public that is no less myopic and cynical? Of course, to be a bargirl or a prostitute isn’t iniquitous or “sinful” as far as one’s personal ethic is concerned, even though from a national point of view it is a shame. But to publicly glorify it as the incarnation of a faithful love and as a splendid symbol for all Vietnamese women -which Miss Saigon, intentionally or not, has done stupidly- would be total error and hypocrisy and lack of morality (for even Boublil and Makintosh themselves certainly have no courage to respect or to love any of the whores, their compatriots, crowding the quartier of Saint-Denis or the Bois de Boulogne in Paris, and the Soho streets in London?), and would be, on the other hand, an insult to the Vietnamese people. Among the war tragedies that the people of South Vietnam have suffered in anger and desperation, especially in April 1975 -a time frame selected for the play- there are still a great number of noble things that the crooked and the hypocrite are not willing nor able to discern... Fortunately, there were no Vietnamese players, I comforted myself, in Miss Saigon, probably because they had not been selected or had turned down the offer. Well, let Lea Salonga, the Filipina actress, take the role of Kim and bear the shame for our people.

       Once out of The Theatre Royal, I started strolling along the bank of the Thames, just letting the breeze freely caress my hair and the old memories of Saigon, of Vietnam, of an old loving time, race back in abundance. There were disorderly confidences and eternal hatred, and nobody had ever known. Until when will I cease to be stateless person walking lonely among indifferent crowds, like I did that evening in London? On my way back to the student hostel, while walking past Soho, I stopped at a pub and consumed a lot of beer, just to appease my anger. The scene of brazen-faced prostitutes soliciting customers made me feel nauseous and think of Miss Saigon, and then I wished I had enough skills to write musical plays to be named Miss London, or Miss Paris, in which the female roles would also be prostitutes, using Soho or Saint-Denis as backgrounds –only to be dedicated to Mackintosh and Boublil.

      Many years have passed by, and I have well forgotten about that musical play I always considered as an accident, an arts stain. Unexpectedly, in recent days its name reappeared conspicuously in the streets of Portland,Oregon. Miss Saigon, indeed, will be played at the city’s performing arts theater this year. Naturally, I feel angry again, more intensely than before. And powerless, painful, I grind my teeth. And to myself I murmur, everywhere I go I meet them -those ignominious “arts vultures.” When will they stop plucking at the still bleeding wounds of our unfortunate people?
Portland, 1995

MISS SAIGON: NIỀM ĐAU CHƯA NGUÔI

Jacob Trong Nguyen, MSW
 dịch từ nguyên bản tiếng Anh của Julien Quy Nguyen

       London, 1991, một buổi trưa hè nhạt nắng. Hàng trăm người đứng xếp hàng chờ đợi lấy vé trước cửa rạp The Theatre Royal. Tôi dừng chân ghé lại, tò mò nhìn lên tấm biển quảng cáo vẽ hình một cô gái Việt Nam, dáng sầu muộn, tay ôm đứa con nhỏ, thẫn thờ nhìn theo chiếc trực thăng bay khuất trên nền trời đen. Một hàng chữ nổi dưới ánh đèn đỏ rực: Miss Saigon, nhạc kịch, thực hiện bởi Cameron Mackintosh. Mackintosh cũng là người đã dựng vở Oliver nổi tiếng –niềm hãnh diện của nền kịch nghệ Anh quốc.

       Thực tình tôi không mấy thích nhạc kịch Tây phương –kể cả vở Il Matrimonia Segreto bất hủ của Cimarosa đã xem năm nào tại rạp La Scala ở Milan, Ý– và tuồng cải lương Việt Nam dù hồn đã hơn một lần chơi vơi theo sóng mắt khuynh thành của mỹ nhân Thanh Nga, bởi lẽ tôi dị ứng với lối kịch vừa diễn vừa hát. Nhưng cái tên Sài Gòn làm tôi tần ngần hồi lâu. Và xao xuyến lạ thường. Lòng chợt nghe những vết thương cũ như hằn đau trở lại. Mười mấy năm xa rồi, đâu ngờ có ngày còn được đọc thầm tên Sài Gòn giữa trời lộng gió trên một đường phố không quen. Còn được thoáng nhớ một quãng đời tưởng đã chết cùng với bao kỷ niệm rã rời. Và tôi quyết định mua vé vào rạp, nôn nao chờ gặp lại Sài Gòn thân yêu, như chờ cố nhân. Khán giả đông nghẹt. Có gì để dân Anh háo hức đến thế, tôi ngạc nhiên tự hỏi. Phải chăng tên Sài Gòn gợi tò mò như một địa danh ngoại lai, kém văn minh, tương tự các hải đảo và phần đất xa xôi thuộc quyền thống trị của một đế quốc mênh mông, nơi mà “mặt trời không bao giờ lặn”, hay một thiên đường đã mất trong thơ Milton, hay dấu vết của một cuộc chiến quá nổi tiếng mà họ may mắn không trực tiếp dự phần? Hay, thực tế hơn, vì tên tuổi Mackintosh đã đủ bảo đảm thành công cho vở kịch?

       Miss Saigon, thực ra, được viết bởi hai người Pháp, Alain Boublil, kịch tác gia, và Claude-Michel Schonberg, nhạc sĩ. Cốt chuyện rất giản dị, ước lệ, nếu không nói tầm thường, nhàm chán. Một chuyện tình ái rẻ tiền, dù phí khoản dàn dựng vượt quá năm triệu mỹ kim, một chi phí khá lớn vào thời ấy, và buổi trình diễn đầu tiên, năm 1989, cũng tại rạp này, thu hơn tám triệu –một kỷ lục. Chuyện kể rằng: Chris, một GI, vào những ngày tàn của cuộc chiến, gặp Kim, một gái bán bar Sài Gòn. Hai người “yêu” nhau, vội vã. Rồi chàng phải vội vã trở về mẫu quốc trên chiếc trực thăng cuối cùng. Nàng bị bỏ lại, sinh hạ một đứa con lai, đặt tên Tâm, và nhờ đứa con này được rời khỏi Việt Nam ba năm sau đó. Tại Bangkok, nàng gặp lại Chris  –đã có vợ. Nàng muốn giao đứa con cho vợ chồng Chris nuôi dưỡng thành người. Bị từ chối, nàng tự tử, nằm chết trong tay chàng.

      Tôi không thể không nghĩ đến một nhạc kịch khác, vở Madame Butterfly lừng danh của Giacomo Puccini (1904), cũng kể mối tình dị chủng của một sĩ quan hải quân Mỹ, Pinkerton, với một cô gái Nhật vui tính, tên Cho-Cho-San. Chàng cũng bỏ về Mỹ, cưới vợ. Nàng cũng sinh con, và giao con cho chàng nuôi. Rồi cũng tự tử chết. Có thể nói một cách không quá đáng rằng nội dung Madame Butterfly đã được “xào nấu” lại, rất kỹ, để trở thành một Miss Saigon, kém giá trị hơn. Có khác chăng, ngoài ngoại cảnh và thời gian, dĩ nhiên, là Cho-Cho-San không phải là gái bán thân để đổi lấy đồng tiền xanh đỏ; nàng đã yêu, đã dám hy sinh gia đình, truyền thống, tín ngưỡng, và chết cho mối tình chân chính, tuyệt vọng. Tôi muốn đi xa hơn: chuyện yêu nhau, hay nhu cầu chung đụng xác thịt, giữa các chàng lính viễn chinh và những nàng kiều nữ hoặc kỹ nữ địa phương, là chuyện đã xưa như trái đất, từ quyển Madame Chrysanthème (1887) của nhà văn Pháp Pierre Loti, phim The World of Suzie Wong, vào thập niên 60, với Nancy Kwan trong vai một cô gái làng chơi Hồng Kông, qua tiểu thuyết Sayonara (1953) của James Michener, hay The Quiet American (1955) của Graham Greene, phim Indochine do Catherine Deneuve thủ vai chính, cho đến gần đây quyển sách bôi nhọ Quân Lực VNCH, gây phẫn nộ trong các cộng đồng Việt Nam, When Heaven and Earth Changed Places, do Lê Lý Hayslip –một cựu gái bán bar, me Mỹ, và cán bộ Việt Cộng nằm vùng, theo lời y thị tự nhận– “viết” qua tay của Jay Wurts (1990), và được Oliver Stone, dựng thành phim Between Heaven and Earth. Vân vân... Cho nên, đâu có gì mới lạ, hấp dẫn.

       Nhưng khi tấm màn nhung hạ xuống, tôi thấy mắt cay sè. Có lẽ tôi đã khóc, lúc nào không hay. Vì uất giận, nghẹn ngào. Chung quanh, phông màn, hình ảnh, màu sắc và bóng người  như nhảy múa, nhạt nhòa. Đầu nhức buốt bởi trăm ngàn mũi kim vô hình. Khán giả London vỗ tay tán thưởng nồng nhiệt. Còn tôi ngồi lặng im, như chết. Tất cả những cái gọi là nghệ thuật, âm nhạc, diễn xuất, được đề cao như tuyệt vời trong vở Miss Saigon kia không sao che lấp dã tâm của bọn con buôn nghệ thuật mắc bệnh sadism –bạo dâm, chỉ tìm thấy khoái lạc trên khổ đau của người khác– đã đem tấn thảm kịch của cả một dân tộc làm trò mua vui cho thiên hạ. Vì cần đề tài kích động thị hiếu hạ tiện của lớp khán giả hiếu kỳ, suy nghĩ nông cạn, họ không ngần ngại trở lại khai thác chiến tranh Việt Nam, một cuộc chiến mà trước kia họ vẫn to mồm gào thét chống đối, một cuộc chiến mà lương tâm nhân loại và những nạn nhân như chúng ta đang cố quên. Trong số bọn đó, phải kể tên đạo diễn phản chiến Oliver Stone, người đã dựng những phim sặc mùi thân Cộng và công khai mạ lỵ nhân dân và quân đội miền Nam Việt  Nam, và gần đây tính chuyện đưa lên phim vụ thảm sát Mỹ Lai dưới sự giám sát của nhà nước Việt Cộng. Dưới mắt bọn chúng, kỷ niệm chiến tranh Việt Nam giờ đây không còn gì ngoài những làng mạc bị tàn phá bởi bom đạn Mỹ và VNCH, và tệ hơn, những thành phố đầy dẫy snack bars tràn ngập lính Mỹ và gái điếm, ma cô. Và Sài Gòn trước kia, đối với họ, cũng chỉ là “một ổ điếm khổng lồ”, như lời phát biểu mất dạy của một tên thượng nghị sĩ Mỹ năm 1972.

      Bởi thế, không có gì lạ nếu Miss Saigon được dựng trong bối cảnh một snack bar –một nhà chứa không hơn không kém trong thời chiến– với các nhân vật điển hình, có cùng một mẫu số chung, đã gặp trong các truyện và phim ở những không gian và thời gian khác: một gái đĩ bán trôn nuôi miệng và một lính viễn chinh cần giải quyết sinh lý. Thế thôi. Tình yêu nồng thắm được vẽ vời (như cảnh ánh trăng tỏa chiếu trên chiếc giường của hai người) trong vở nhạc kịch đã dẫn đến cái chết thảm thương của nữ nhân vật Kim –từng làm sụt sùi một số khán giả khéo dư nước mắt, nếu không nói là ngây thơ– chỉ là sản phẩm của tưởng tượng hay huyền thoại. Bởi vì nếu thực sự có một chút “tình yêu” đó thì Chris đã chấp nhận nuôi hoặc bảo vợ nuôi đứa  con rơi của mình, giống như Pinkerton trong Madame Butterfly, hay xa hơn tại Nam Việt Nam, sau ngày bị Cộng Phỉ cưỡng chiếm, người ta đã không thấy những đứa con lai bị cha lẫn mẹ lẫn xã hội bỏ rơi, vất vưởng trên hè phố.

      Ngoài những ngô nghê về tập tục, tâm lý, văn hóa, bối cảnh lịch sử (làm gì còn cảnh lính Mỹ ôm gái bán bar Việt vào ngày hoặc cận ngày 30 tháng 4, 1975?) không thể kể hết  ra  đây, và mưu đồ tuyên truyền chính trị có lợi cho Việt Cộng (ví dụ, cảnh những bầy cán bộ và lính Việt Cộng nhảy múa, diễn hành dưới bức tượng Hồ Chí Minh khổng lồ), là hình ảnh sai lạc của người phụ nữ Việt Nam mà vở kịch, với cái tựa đề cố tình khiêu khích, không thể không gieo một cách ác ý vào đầu khán giả ngoại quốc như một stereotype, một mẫu đúc hay định kiến, nguy hiểm. Quả vậy, trong chiến tranh, những gái bán bar, những Kim, những Lê Lý Hayslip, chỉ là thiểu số, là vài chấm nhỏ, mờ nhạt, đơn lẻ, so với tấm gương sáng ngời, vĩ đại của hàng  triệu bà mẹ, chinh phụ, quả phụ, thiếu nữ đáng kính đáng yêu, đã hy sinh cuộc đời và hạnh phúc riêng tư, để cùng với chồng con, cha anh chiến đấu cho lý tưởng tự do và hòa bình của miền Nam Việt Nam. Dù đói khát, cơ cực, những anh hùng trong bóng tối này không bán rẻ danh dự cho mãnh lực của đô la, và trên bình diện khác, không hèn yếu đến mức độ phải tự tử chết vì những mối tình lẩm cẩm, lãng nhách. Sao không nghe ai nhắc đến họ? Hoặc ít ra, sao Kim không phải là Cho-Cho-San, hay Katsumi trong Sayonara, nghĩa là những “gái nhà  lành”, để tình yêu của các nàng, nếu có, được dễ tin và cái chết có ý nghĩa hơn? Phải chăng trong cái xã hội Âu Mỹ tự nhận là văn minh hiện nay bị mục rữa vì tự do cá nhân quá trớn và tình dục chiếm ngôi vị độc tôn, đánh đổ các giá trị đạo đức nhân bản và căn bản, cặp mắt cú vọ, nhưng thiển cận, của bọn văn sĩ, soạn giả, đạo diễn vô liêm sỉ và bệnh hoạn chỉ dòm thấy qua chiến tranh Việt Nam toàn là thân xác của đĩ điếm và cái giống được mua dễ dàng với giá rẻ mạt trong các hộp đêm và khéo léo che đậy dưới mỹ từ rỗng tuếch mà họ gọi một cách thậm xưng là tình yêu? Phải chăng họ nghĩ đó là điều kiện ắt có và đủ để thành công trước một cử tọa cũng thiển cận và hời hợt không kém? Dĩ nhiên, làm gái bán bar hay gái điếm, gái bao không có gì xấu về mặt luân lý cá nhân, dù trên bình diện quốc gia quả là điều hỗ thẹn. Nhưng công khai vinh danh họ như hiện thân của tình yêu chung thủy và qua đó, như biểu tượng đẹp  đẽ  của phụ nữ Việt Nam –điều mà vở Miss Saigon vô tình hay hữu ý đã làm một cách ngu muội, là sai lầm, là đạo đức giả (vì chính bản thân Alain Boublil hay Cameron Mackintosh, chẳng hạn, chưa hẳn đã kính trọng và dám “yêu” những gái đĩ đồng hương đứng đầy dãy phố  Saint-Denis và rừng Boulogne ở Paris, hoặc khu Soho ở London), là sỉ nhục dân tộc Việt Nam nói chung. Trong thảm họa chiến tranh mà nhân dân miền Nam Việt Nam phải gánh chịu trong đau thương, tức tưởi, nhất là vào những ngày cuối tháng 4, 1975 –đã được làm mốc thời gian cho vở nhạc kịch– còn có biết bao cái cao cả, anh hùng mà những kẻ đốn mạt, giả dối không muốn hoặc không thể thấy được. Cũng may, không có diễn viên nào là người Việt, tôi tự an ủi, không biết vì thiếu tài không được chọn, hay vì tự trọng đã từ chối. Thôi cứ để cho Lea Salonga của sân khấu Broadway, gốc Philippines, đóng vai nàng Kim và rước cái nhục thay cho dân ta.

      Rời The Theatre Royal, tôi thả bộ dọc bờ sông Thames, để mặc gió lùa qua tóc và kỷ niệm Sài Gòn và Việt Nam của một thời yêu thương cũ bay về ngợp hồn. Tâm sự rối bời và mối hờn thiên thu nào ai có hay. Biết đến bao giờ mới thôi làm gã mất quê hương lạc lõng, cô đơn bước giữa rừng người vô tình, như chiều ấy trên London? Trên đường về đại học xá, đi ngang qua Soho, tôi ghé vào một pub, uống nhiều bia, cho hả giận. Những ả ăn sương trơ trẽn mời mọc khách làm tôi thấy lợm giọng, nhớ đến Miss Saigon, và ao ước có đủ tài để viết những nhạc kịch với nhân vật nữ cũng là gái điếm, mang tựa đề Miss London hay Miss Paris, lấy khu Soho hay Saint-Denis làm bối cảnh, để tặng Mackintosh và Boublil.

       Nhiều năm trôi qua, tôi đã quên vở nhạc kịch này mà tôi coi như một tai nạn làm tổn thương tâm hồn, một vết nhơ nghệ thuật. Không ngờ những ngày gần đây lại thấy tên nó xuất hiện lồ lộ trên đường phố và báo chí Portland.Miss Saigon, thực vậy, đang được tái trình diễn tại hí viện thành phố. Tự nhiên tôi thấy căm giận trở lại, mãnh liệt hơn trước. Và nghiến răng, bất lực, đau đớn. Đi đâu cũng gặp chúng nó, những con kên kên văn nghệ vô luân, tôi thầm nói. Chừng nào thì chúng thôi rúc rỉa trên vết thương còn rướm máu của dân tộc Việt Nam bất hạnh chúng ta?

Stockton, CA, 1996



2013/9/14 Kim Nguyen <nguyenkimchuc@yahoo.com>
Tại sao vở kịch “Miss Saigon” luôn gây sốt trên thế giới?

Được tái dựng trở lại nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày vở kịch ra mắt, “Miss Saigon” đã đại thắng tại sân khấu kịch West End của Anh. Tại đây, ngay trong ngày đầu tiên bán vé, nhà sản xuất đã thu về 4,4 triệu bảng (hơn 147 tỉ VND).

fifg.jpgMột cảnh trong "Miss Saigon" (2013) diễn tại sân khấu West End, London, Anh

Tính đến nay, vở kịch “Miss Saigon” (Cô gái Sài Gòn) đã trình diễn trên sân khấu kịch Broadway của Mỹ và West End của Anh được 25 năm. Tuy vậy, vở kịch này chưa bao giờ cũ, thậm chí nó còn chứng tỏ được sức sống lâu bền của mình trong lòng khán giả khi luôn nằm trong top những vở kịch ăn khách nhất tại hai sân khấu kịch lớn nhất thế giới này.
Mới đây, vở “Miss Saigon” lại lập thêm một kỷ lục mới về doanh số phòng vé tại sân khấu kịch West End ở thành phố London, Anh. Vở kịch được tái dựng trở lại nhằm khởi động cho chuỗi hoạt động kỷ niệm 25 năm ngày vở kịch ra mắt khán giả (1989-2014).

ct2i.jpg"Miss Saigon" là một vở kịch đậm chất Châu Á, vì vậy, nó luôn tạo ra sự mới mẻ cho sân khấu kịch Anh - Mỹ

Ngay trong ngày đầu tiên ra mắt trở lại (9/9), “Miss Saigon” đã có số vé bán ra cao hơn bất cứ vở kịch nào khác từng lập kỷ lục trước đây. Tổng số tiền thu về trong ngày đầu tiên ra mắt đạt mức 4,4 triệu bảng Anh (tương đương hơn 147 tỉ VND).
Cho tới nay, “Miss Saigon” vẫn là một trong những vở kịch có lịch sử lâu đời nhất tại sân khấu kịch Broadway của Mỹ và West End của Anh.

01pz.jpgMột cảnh quay huy động cả máy bay trực thăng lên sân khấu

Nhà sản xuất của vở “Miss Saigon” lần này là Cameron Mackintosh. Chính Mackintosh cũng rất sửng sốt trước thành công bất ngờ của vở kịch: “Tôi không chỉ ngạc nhiên mà phải nói là vô cùng kinh ngạc. Trước khi tái dựng vở kịch này, tôi đã có cảm giác nhiều người sẽ muốn xem lại nó. Trước đó, tôi cũng đã nhận được nhiều thư gửi về hỏi rằng khi nào vở Miss Saigon sẽ xuất hiện trở lại trên sân khấu. Tuy vậy, tôi không ngờ nó lại thành công tới mức này”.

pmsx.jpg"Miss Saigon" đã có lịch sử 25 năm biểu diễn trên sân khấu Broadway của Mỹ và 10 năm trên sân khấu West End của Anh. Đây là hai khu kịch nghệ lớn nhất, nổi tiếng nhất thế giới.

Vở “Miss Saigon” mới có lịch sử 10 năm biểu diễn tại London, không lâu bằng các vở kịch đình đám khác như “Những người khốn khổ” hay “Bóng ma trong nhà hát”. Tuy vậy, mỗi khi diễn lại vở này, người ta đều phải chọn nhà hát Drury Lane - một nhà hát có kích thước lớn gần gấp đôi những nhà hát khác nằm trong khu vực West End - để có thể đáp ứng số lượng khán giả đông đảo muốn xem vở kịch. 

lo2e.jpgNhững cảnh chiến tranh xuất hiện trong vở kịch cho tới nay vẫn luôn thu hút sự quan tâm của khán giả phương Tây và Mỹ

Mackintosh cho biết đối với nhiều người Anh đây là một trong những vở kịch hay nhất mà họ mới chỉ được nghe kể chứ chưa được xem: “Có nhiều thế hệ lớn lên mà chỉ được nghe kể lại rằng Miss Saigon là một vở kịch từng thành công rực rỡ trên sân khấu West End, điều này khiến nhiều khán giả rất háo hức muốn được một lần tận mắt xem lại vở kịch”.

gldp.jpg"Miss Saigon" nhấn mạnh vào hình ảnh người mẹ tảo tần và sẵn sàng hy sinh mọi thứ vì con. 

“Miss Saigon” kể về tình yêu giữa Chris, một lính hải quân Mỹ đồn trú tại Sài Gòn trong cuộc chiến tranh Việt Nam và Kim, một cô gái trẻ người Việt, mất cha mẹ vì chiến tranh, buộc phải đến làm tại một quán bar ở Sài Gòn.
Chris và Kim gặp nhau tại quán bar và yêu nhau ngay từ lần đầu gặp mặt. Khi chiến tranh tại Việt Nam kết thúc, Chris trở về Mỹ nhưng vẫn luôn nhớ về Kim. Anh không hề biết rằng ở Việt Nam, Kim đã sinh một cậu con trai, đó chính là con của Chris. Sau này, Chris, Kim và Tâm (con trai của Chris và Kim) đã có một cuộc đoàn viên ngắn ngủi. 

wvgv.jpgKim, nhân vật nữ chính của vở kịch, được khắc họa là một người mẹ giàu đức hy sinh, sẵn sàng làm tất cả vì con

Biết rằng sau khi trở về Mỹ, Chris đã lập gia đình, Kim không hề có ý định muốn giành lại tình yêu, cô chỉ mong Tâm, con trai cô, có được một cuộc sống tốt hơn khi ở bên cha, vì vậy, Kim đã chọn cho mình một kết cục bi thảm.

6kwi.jpgTuy là một vở kịch làm về một phụ nữ Việt Nam nhưng các diễn viên từng vào vai Kim chưa có ai là người gốc Việt

Vở kịch “Miss Saigon” nhấn mạnh vào hình ảnh người mẹ. Sự hy sinh của Kim được coi là sự hy sinh tối thượng, luôn gây xúc động đối với khán giả.

jhrx.jpg"Miss Saigon" - một trong những vở kịch ăn khách nhất mọi thời đại