Tháng 9 vừa qua, trên các hệ thống truyền thông, như thường lệ mọi người đã thấy có nhiều bản tin đủ loại về chiến tranh, kinh tế, xã hội v.v…từ thành đến tỉnh, từ trong nước ra ngoài nước, từ trên xuống dưới…, nhưng có 2 loại tin được nhắc đi nhắc lại nhiều nhất. Một tin là về ….khí tượng nghe hoài phát chán và một tin là Tokyo đã “giành lại ngọn cờ”. Tin về khí tượng thì cũng thế, đại khái là nóng nhiều, mưa nhiều, lũ nhiều, cuồng phong nhiều gây thiệt hại nhiều… xin mạn phép cho qua vì chẳng có gì để… bàn cả và đi thẳng vào cái tin mà “người trong một nước.... người người đều vui” hay
5 giờ 20 sáng ngày 8/9 tại hội trường Buenos Aires (Á Căn Đình), khi hình ảnh Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) Jacques Rogge, “khoan thai” mở phong thư, rồi từ từ xoay về phía đối diện một tờ giấy có ghi hàng chữ “Tokyo 2020” cùng lời phát biểu ngắn gọn: “Tokyo”, thì cả nước Nhật tưởng như nổ tung, đầu tiên là thành phần “dân-cán-chính” có mặt ngay tại hội trường mà “đầu tàu” là thủ tướng Abe, cựu thủ tướng Mori, Bộ Trưởng Ngoại Giao Kishi, đô trưởng Tokyo, Tổng Thư Ký Ủy Ban Vận Động Thế Vận Hội Tokyo, các tuyển thủ Nhật Bản, những ủng hộ viên người Nhật v.v… , tất cả hình như đã “bị” bật ra khỏi chiếc ghế đang ngồi, họ nhảy cẫng lên la hét “Ye...Ye” “Yatta”. Họ ôm nhau khóc, họ đưa hai tay đánh vào nhau, họ giong tay lên, vung tay xuống biểu lộ nỗi vui mừng có lẽ lớn hơn tất cả nỗi vui mừng nào khác. Cũng cùng vào thời điểm đó dù là lúc gà chưa gáy…. sáng, tại hàng trăm, hàng ngàn địa điểm khắp nơi trên toàn nước Nhật, trong trại lính, trong phòng tắm công cộng, trong các công sở, trong các sân vận động, trong các quán nhậu, trong các trường học, tại các “tư gia”, nói tóm lại là tại bất cứ nơi nào mà người ta có thể tụm 5 tụm 7, “dân-quân-chính” đều một lòng cất cao …. lời hát
“Cờ bay cờ bay… rợp trời trên thành phố…Tokyo
Vừa chiếm lại đêm qua …. bằng phiếu.
Vừa chiếm lại đêm qua …. bằng phiếu.
Dẫn đến câu phát biểu đầu tiên của Thủ Tướng Abe (đại khái): “con tim đã vui trở lại sau bao nỗi đau buồn của người Nhật chúng tôi từ hơn 2 năm trước”. Xin được bắt đầu vào chuyện.
Chuẩn bị…. phục thù
Sau ngày “thua trận” vào 4 năm trước, với quyết tâm “năm 2020 Tokyo sẽ là nơi tranh tài của các tuyển thủ thể thao thế giới”, ông Ishihara Shintaro (cựu đô trưởng), một “diều hâu” của quyết tâm này đã bắt tay ngay vào việc lập kế hoạch “lấy lại ngọn cờ”.
Tuy nhiên, giữa đường vì “ham mê” chính trị khi thấy một nhân vật trẻ tuổi cũng có những suy nghĩ giống mình là Hashimoto Toru (thị trưởng Osaka), ông Ishihara đã từ chức và “bán cái” cho Phó Đô Trưởng Inose với lời dặn dò: “bằng mọi giá phải lấy lại ngọn cờ…. thế vận”. Tuy là người có đầu óc, làm được việc nhưng ông Inose lại là một người không mấy ai ưa, vì có lối nói chuyện rất… “móc họng”, giai đoạn đầu ông đã không thành công mấy trong việc “lấy lòng” người, chẳng hạn như ngày 27/4, khi trả lời câu hỏi ông nghĩ gì về thành phố Istanbul của ký giả tờ Newyork Times, không suy nghĩ, ông phang ngay: đó là thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia Hồi Giáo. Các nước Hồi giáo có chung một Đấng Tạo Hóa là Thần Allah, nhưng không hiểu tại sao họ luôn đánh nhau và phân biệt giai cấp v.v…thế là Tokyo lãnh đủ, mất điểm khá nhiều trước 2 đối thủ Madrid và Istanbul. Lúc đó, Thủ tướng Abe đang công du ở Á Rập Saudi đã phải chữa lửa bằng cách ỉ ôi với thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ: Nhật Bản đã được nhiều sự cứu giúp từ tinh thần bao dung của Hồi giáo. Nếu Istanbul được chọn là nơi đăng cai thế vận, tôi sẽ là một trong người đầu tiên chia sẻ niềm vui lớn lao này.
Tuy biện hộ vòng vòng, nhưng rõ ràng thấy là mình đã “thất ngôn”, ông Inose đã họp báo xin rút lại lời phát biểu và chính thức xin lỗi chính phủ và người dân Thổ Nhĩ Kỳ. Và từ ngày đó đến nay, không biết có phải vì “phản tỉnh thực sự” hay vì sự “ra đi của người vợ thân yêu bỏ ông về cõi ấy”? và cũng có thể là cả hai, ông Inose đã trở thành một con người khác, mềm mỏng hơn, không còn thấy có cách phát biểu hung hăng như trước, tiếp tục “lao mình” vào con đường dở dang mà ông Ishihara để lại. Trong một buổi tâm tình với nhà báo, ông than thở về những thiếu xót khiến Tokyo mất cờ năm 2016 :
1/ mức độ quan tâm của người dân không cao
2/ sự liên hệ của Ủy Ban Vận Động và chính phủ đương thời rất lỏng lẻo.
3/ thiếu những vận động hành lang với những Ủy Viên IOC.
2/ sự liên hệ của Ủy Ban Vận Động và chính phủ đương thời rất lỏng lẻo.
3/ thiếu những vận động hành lang với những Ủy Viên IOC.
v.v…
Rồi Ông, Ủy Ban Vận Động, chính phủ đã cùng nhau ra sức để giải quyết những bất cập trên bằng cách
*Phát động chiến dịch quảng cáo rộng lớn cùng khắp bằng nhiều hình thức, tập họp, nhờ các tuyển thủ thể thao đi khắp đó đây để giải thích về tính cần thiết của “Olympic tại Tokyo”, vì “Tokyo mà phất là cả nước đều phất”, tổ chức việc diễn hành cho “đoàn quân chiến thắng trở về từ London” vào tháng 8 năm ngoái qua các đường phố chính tại trung tâm thủ đô Ginza v.v… Những sự kiện này đã khiến sự quan tâm của người dân Nhật càng ngày càng cao, một yếu tố mà IOC coi là chính trong việc bình chọn.
*Chính phủ Abe tích cực thành lập những nhóm, ủy ban để hỗ trợ hết mình cho Ủy Ban vận động Olympic Tokyo 2020, tránh trường hợp mạnh ai nấy làm như hồi ông “hành tinh” mắt lồi Hatoyama làm thủ tướng 4 năm trước.
* Tokyo đã nhờ “quân sư” Nick Varley của công ty Seven46, người Anh, “cố vấn” để “lấy lại ngọn cờ” vì trong quá khứ công ty của ông này đã đóng góp không nhỏ vào việc giúp London đăng cai năm 2012 và Ba Tây năm 2016. Ông quân sư này đã “vấn kế” và tìm “hành lang” trong khối IOC để Ủy Ban Vận Động “luồn lách”.
Có một điều mà hầu như người Nhật không ai biết là mọi lời phát biểu, cách diễn xuất của thành viên, tuyển thủ của Ủy Ban Vận Động, cách mời các ủy viên IOC đến Nhật thời gian vừa qua hầu hết đều được ông Nick này “vấn kế”. Được biết là cách phát biểu, cách phát âm của các thành viên trách nhiệm đã được “chỉ bảo” tận tình, lúc nào thì đưa tay lên, lúc nào thì để tay lên ngực, lúc nào thì…. chớp mắt, lúc nào thì.. tỏ vẻ như mơ màng….. xúc động.
“Đăng đàn quảng bá”
Có một điều mà hầu như người Nhật không ai biết là mọi lời phát biểu, cách diễn xuất của thành viên, tuyển thủ của Ủy Ban Vận Động, cách mời các ủy viên IOC đến Nhật thời gian vừa qua hầu hết đều được ông Nick này “vấn kế”. Được biết là cách phát biểu, cách phát âm của các thành viên trách nhiệm đã được “chỉ bảo” tận tình, lúc nào thì đưa tay lên, lúc nào thì để tay lên ngực, lúc nào thì…. chớp mắt, lúc nào thì.. tỏ vẻ như mơ màng….. xúc động.
“Đăng đàn quảng bá”
Sau 2 lần “trình bày” (presentation) công khai và kín vào tháng 5, tháng 7. Ý thức tầm quan trọng của lần trình bày cuối cùng này trước khi bỏ phiếu (8/9/2013), Nhật Bản đã chọn 8 người: Thủ tướng Shinzo Abe, đô trưởng Tokyo, Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy Ban Vận Động, một nữ phóng viên bình luận đọc tin tức, một cựu nữ tuyển thủ múa dưới nước, 1 tuyển thủ Nam (đấu kiếm), 1 nữ tuyển thủ tật nguyền (nhảy xa), ngoài ra còn có sự hiện diện của công nương Takamado Hisako của Hoàng gia Nhật Bản.
Mở đầu, bằng 2 ngôn ngữ Pháp-Anh, công nương Hisako đã ngỏ lời cám ơn thế giới và các quốc gia hiện diện đã hết lòng giúp đỡ cho Nhật Bản trong thảm nạn động đất sóng thần. Sau đó, các thành viên đã lần lượt “đăng đàn quảng bá” về những …. cái hay cái đẹp của Tokyo và nhấn mạnh…. chỉ có “Tokyo của chúng tôi” mới hội đủ 3 yếu tố “An tâm – An Toàn – An Định”.
Mở đầu, bằng 2 ngôn ngữ Pháp-Anh, công nương Hisako đã ngỏ lời cám ơn thế giới và các quốc gia hiện diện đã hết lòng giúp đỡ cho Nhật Bản trong thảm nạn động đất sóng thần. Sau đó, các thành viên đã lần lượt “đăng đàn quảng bá” về những …. cái hay cái đẹp của Tokyo và nhấn mạnh…. chỉ có “Tokyo của chúng tôi” mới hội đủ 3 yếu tố “An tâm – An Toàn – An Định”.
Đặc biệt và “ăn khách” nhất là phần đăng đàn của nữ tuyển thủ tàn tật Sato Mami. Bằng một giọng phát âm tiếng Anh …. tàm tạm, Mami đã làm hội trường cảm động khi cô kể lại lúc thất lạc gia đình khi động đất tại Sendai vào hơn 2 năm trước, kể lại kinh nghiệm đau thương của chính mình đã trải qua: cho đến năm 18 tuổi cô là một tuyển thủ về bơi lội, chạy bộ, nhưng sau đó chân bị ung bướu phải cưa một chân, tuy thế nhờ tinh thần thể thao cô vẫn cố gắng tồn tại và hiện đang là tuyển thủ nhảy xa tham dự liên tiếp 3 kỳ thế vận Paralympic (2004, 2008, 2012).
Takigawa Christel Sato Mami
Còn nữ xướng ngôn viên bình luận tin tức xinh đẹp hai giòng máu Nhật-Pháp Takigawa Christel thì …. khỏi chê, vốn sở trường về …nghề ăn nói lại lưu loát cả 2 thứ tiếng Anh-Pháp, cô mở đầu bằng một giọng chậm rãi, phát âm rõ ràng từng chữ: O-mo-te-na-shi (tính thân thiện) rồi chắp 2 tay trước ngực vái chào khán giả. Xong cô bắt đầu “khoe” về tính thật thà: Ở Tokyo, nếu mà quí vị có lỡ làm rơi tiền thì có nhiều phần tiền…. sẽ trở về khổ chủ; tính phục vụ cao: hệ thống taxi của Nhật đã được đánh giá là ngon lành…. nhất thế giới đấy v.v… Hình ảnh cô gái tóc ngắn có nụ cười tươi, chấp tay trước ngực lắng nghe cô “quảng cáo” đã làm xao xuyến….lòng người trong đó có cả người… dù ở cách xa cô cả chục ngàn cây số.
Ngoài ra, thiên hạ và cả thế giới còn chú ý đến lời khẳng định của thủ tướng Abe, bởi ngay trước thời điểm bỏ phiếu, đã xuất hiện những lo ngại về sự nguy hiểm rò rỉ phóng xạ của nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Tôi bảo đảm là chúng tôi đã kiểm soát được tất cả. Trong quá khứ, trong hiện tại đã không có những thiệt hại và chắc chắn trong tương lai cũng sẽ không có những thiệt hại về việc nước phóng xạ bị rò rỉ tại Fukushima v.v…
Ngoài ra, thiên hạ và cả thế giới còn chú ý đến lời khẳng định của thủ tướng Abe, bởi ngay trước thời điểm bỏ phiếu, đã xuất hiện những lo ngại về sự nguy hiểm rò rỉ phóng xạ của nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Tôi bảo đảm là chúng tôi đã kiểm soát được tất cả. Trong quá khứ, trong hiện tại đã không có những thiệt hại và chắc chắn trong tương lai cũng sẽ không có những thiệt hại về việc nước phóng xạ bị rò rỉ tại Fukushima v.v…
Đô trưởng Inose Naoki thì cam kết: Nếu Tokyo được chọn thì Olympic và Paralympic 2020 sẽ đem lại nguồn cảm hứng và sự an ủi cho thế hệ trẻ, đặc biệt là trẻ em bị ảnh hưởng bởi các thảm họa trên.
Lần lượt, các thành viên khác của Tokyo cũng đã đăng đàn làm tròn nhiệm vụ.
Lần lượt, các thành viên khác của Tokyo cũng đã đăng đàn làm tròn nhiệm vụ.
Sau Tokyo là phần trình bày của Madrid và Istanbul. Thành viên của 2 phái đoàn đã cố gắng quảng bá hết mình về “thành phố của chúng tôi” theo tinh thần: “tốt khoe ra, xấu đậy lại”.
“Ấn tượng và thú vị” nhất là lời phát biểu của đại diện phái đoàn Spain “Cám ơn Tokyo đã cho chúng tôi nghe phần trình bày rất ….perfect, xứng đáng là một ứng viên cho kỳ…. Olympic 2024. Cả hội trường cười ồ vì lời châm biếm có một không hai này.
“Ấn tượng và thú vị” nhất là lời phát biểu của đại diện phái đoàn Spain “Cám ơn Tokyo đã cho chúng tôi nghe phần trình bày rất ….perfect, xứng đáng là một ứng viên cho kỳ…. Olympic 2024. Cả hội trường cười ồ vì lời châm biếm có một không hai này.
Quần hùng lượng giá
Xuyên qua các báo cáo, các lần thị sát trực tiếp, nội dung các buổi trình bày, tình hình trị an của từng nước, IOC và dư luận đã có nhiều lượng giá. Tùy theo thời điểm cả 3 đều có những điểm lợi, điểm bất lợi. Tokyo thì bất lợi vì lời tuyên bố “kỳ thị” của ông đô trưởng Inose, số người dân quan tâm Olympic không cao bằng 2 nước kia, nhất là trước ngày bầu chọn vài ngày, Tokyo lại bị “mất điểm” vì sự rò rỉ của nước phóng xạ nhà máy điện hạt nhân Fukushima, nhưng về mặt thiết bị, giao thông, an toàn thì Tokyo là số 1.
Xin trích một “lượng giá” của một ký giả người Anh về Tokyo
Có thể nói, với những lập luận vững chắc bao gồm cả cách diễn xuất, bằng tiếng Anh “chuẩn ” hoặc “không chuẩn” của Tokyo, trong 45 phút, 8 thành viên đã thuyết phục được các ủy viên cao cấp cùng các cựu vô địch Thế vận hội là thành viên của IOC và trên dưới 100 nhà công nghiệp hiện diện.
Đối lại thì tình hình kinh tế và tài chánh của Spain cũng không lấy gì làm sáng sủa, hơn nữa, Madrid đã tổ chức Olympic vào mùa hè năm 1992. Còn Istanbul thì đầy bất trắc, khi bị các Ủy viên IOC chất vấn về tình hình trị an, những câu trả lời của Istanbul đã không làm mọi người thỏa mãn, vì chỉ toàn là lời hứa chứ không đưa ra một giải pháp nào cụ thể để chấm dứt nỗi bất mãn của người dân đối với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.
Chọn mặt gửi vàng
Có 96 ủy viên IOC được quyền bỏ phiếu, nếu vòng 1, thành phố nào đạt quá bán thì cuộc bỏ phiếu chấm dứt ở đây, nếu không quá bán thì thành phố có ít phiếu nhất sẽ rớt đài, và thành phố có số phiếu thứ nhất và thứ hai sẽ tranh lại trong vòng 2. Tuy nhiên lần này thì có đến 3 lần bỏ phiếu vì vòng 1, Madrid và Istanbul có số phiếu bằng nhau.
Cách công bố kết quả bỏ phiếu lần này hơi “lủng củng” khiến Tokyo lên ruột, ngay vòng 1, trên bảng ghi kết quả chỉ hiện ra 2 chữ Madrid và Istanbul, còn Tokyo thì không thấy. Cả nước Nhật đang hồi hộp chờ đợi vì “bên trong” đang âm thầm chuẩn bị sang vòng 2 để chọn Madrid hay Istanbul. Khi chủ tịch IOC tuyên bố: “Istanbul còn lại”, đã có một phóng viên một đài truyền hình Nhật mếu máo: “Tokyo be rồi”. Bao tiếng thở dài thườn thượt cùng lời than vãn cứ thế mà tuôn ra: “Trời ơi là trời” hoặc “Thấy mẹ rồi, ta ơi”. Nghe thật não ruột. Thời gian chầm chậm trôi qua, cuối cùng trên bảng kết quả hiện ra giòng chữ ghi rõ Tokyo về đầu, Istanbul thứ hai và Madrid rớt đài. Cả nước Nhật thở phào nhẹ nhõm. Và cứ thế là tiếp tục cho đến lúc…. niềm vui òa vỡ.Kết quả của 3 vòng được ghi nhận như sau:
Thành phố
|
Quốc gia
|
Vòng 1
|
Vòng 2
|
Vòng 3
|
Tokyo
|
Nhật Bản
|
42
|
60
| |
Madrid
|
Tây Ban Nha
|
26
|
45
| |
Istanbul
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
26
|
49
|
36
|
Tổng cộng
|
94
|
94
|
96
|
Từ hội trường, qua màn ảnh TV, Đô trưởng Inose nghẹn ngào báo cáo với đàn anh Ishihara: “Xin báo cáo xếp, Nhiệm vụ đã hoàn thành” nhưng…
Niềm vui chưa trọn
Sau cơn vui trọn vẹn của cả nước, người Nhật đã gặp phải cảnh “Người cùng một nước người vui, kẻ buồn”. Số là, ngày 12 tháng 2 năm nay (2013), IOC đã quyết định lại số bộ môn tranh tài tại Thế Vận Hội. Có 2 loại, một là bộ môn cốt lõi (gồm 25 mục) và hai là bộ môn phụ được đưa thêm vào tùy theo tình hình thế vận từng kỳ. Theo quyết định này thì vào năm 2016, IOC đã quyết định bỏ đi 1 bộ môn là Wrestling, còn lại 25 bộ môn cốt lõi và thêm vào hai bộ môn phụ là Golf và Rugbi (7 người) thành 27.
Thế là giới “Wrestling” trên khắp thế giới, đặc biệt là Nhật Bản buồn da diết vì Nhật là nước chiếm nhiều huy chương vàng nhất về bộ môn này, họ đã phát động nhiều cuộc vận động như xin chữ ký để IOC nghĩ lại, Sau đó, qua nhiều bản thảo, IOC đã quyết định chọn lại 1 trong những bộ môn: Wrestling, dã cầu Nam, Soft ball, Squash (một loại quần vợt đánh banh vào tường).
Cuối cùng trong cuộc bỏ phiếu ngày 9 tháng 9, Wrestling được phục hồi, trở thành bộ môn thứ 28 cho lần tranh giải 2020 và cũng là bộ môn sẽ được tiếp tục vào những kỳ thế vận sau đó. Yoshida Saori, nữ tuyển thủ có nhiều huy chương vàng đô vật đã phát biểu: là một tuyển thủ của đô vật tôi rất vui mừng, nhưng là một tuyển thủ Nhật Bản thì niềm vui của tôi…. không trọn vẹn bên cạnh những giọt nước mắt, nỗi u sầu của đại diện, tuyển thủ các bộ môn dã cầu, Squash, Soft ball.
Thế là giới “Wrestling” trên khắp thế giới, đặc biệt là Nhật Bản buồn da diết vì Nhật là nước chiếm nhiều huy chương vàng nhất về bộ môn này, họ đã phát động nhiều cuộc vận động như xin chữ ký để IOC nghĩ lại, Sau đó, qua nhiều bản thảo, IOC đã quyết định chọn lại 1 trong những bộ môn: Wrestling, dã cầu Nam, Soft ball, Squash (một loại quần vợt đánh banh vào tường).
Cuối cùng trong cuộc bỏ phiếu ngày 9 tháng 9, Wrestling được phục hồi, trở thành bộ môn thứ 28 cho lần tranh giải 2020 và cũng là bộ môn sẽ được tiếp tục vào những kỳ thế vận sau đó. Yoshida Saori, nữ tuyển thủ có nhiều huy chương vàng đô vật đã phát biểu: là một tuyển thủ của đô vật tôi rất vui mừng, nhưng là một tuyển thủ Nhật Bản thì niềm vui của tôi…. không trọn vẹn bên cạnh những giọt nước mắt, nỗi u sầu của đại diện, tuyển thủ các bộ môn dã cầu, Squash, Soft ball.
Yoshida Saori
Lời qua tiếng lại
Cứ như bình thường, thì ai cũng nghĩ là vai trò của của công nương Hisako lần này là để vận động cho Tokyo được đăng cai, bên trong có thể là như thế nhưng bên ngoài thì lại không như vậy vì trong lúc trình bày hoặc trong những cuộc tiếp xúc với các ủy viên IOC, ngoài những câu chào hỏi xã giao thông thường, công nương Hisako hoàn toàn không “đả động” đến việc quảng cáo cho Tokyo cả.
Đây là lần đầu tiên một thành viên của hoàng tộc Nhật tham gia một sinh hoạt có tính cách “tranh đua” như vậy, vì theo nguyên tắc của hoàng cung tuy không thành luật nhưng lập trường của hoàng gia Nhật Bản là đứng ngoài và không có ý kiến về các sinh hoạt mang tính cách chính trị hoặc có tính cách tuyển chọn như Olympic.
Theo lịch trình thường lệ đã định sẵn vào mỗi đầu năm, công nương Hisako sẽ có mặt tại Buenos Aires (Á Căn Đình) để gặp gỡ các ủy viên IOC chỉ với mục đích là ngỏ lời cảm ơn sự giúp đỡ của các nước đối với Nhật Bản trong cuộc động đất vừa qua, chứ không tham dự hay phát biểu gì trong ngày bỏ phiếu bầu chọn, nhưng văn phòng nội các đã yêu cầu Hoàng cung là nên sắp xếp để công nương tham dự và phát biểu lời cám ơn chung cho tất cả ngay trong ngày bỏ phiếu bầu chọn thì lợi.... cho Nhật hơn. Vấn đề ở đây khiến bộ trưởng hoàng cung gọi là “vất vả và khó khăn khi điều chỉnh” là lời yêu cầu này được gấp gáp đưa ra hôm đầu tháng 9, chỉ vài ngày trước khi công nương lên đường, lẽ dĩ nhiên là không có trong lịch trình sinh hoạt của công nương đã định trước đó. OK, thôi cũng được, tôi sẽ tính. Bộ trưởng Hoàng Cung miễn cưỡng trả lời. Không biết hai bên đã tính với nhau như thế nào mà sau ngày “vui lớn”, bộ trưởng hoàng cung lại lầu bầu tiếp “Chán thiệt”. Tìm hiểu ra thì được biết là theo “tính toán” thì sau khi phát biểu xong, công nương Hisako sẽ rời hội trường ngay để về khách sạn... chờ kết quả, nhưng không hiểu tại sao lại cứ thấy công nương ngồi... cười suốt 45 phút từ đầu đến cuối buổi trình bày. Ông bộ trưởng hoàng cung đặt vấn đề: tại sao lại không đúng với “giao ước” thế? Bên nội các trả lời: “Tính thì như thế nhưng còn phải xem tình hình ở hiện trường nữa chứ”. Ông này lại lầu bầu: xin các ông tìm hiểu cho kỹ những sinh hoạt của hoàng cung trước khi “yêu cầu” điều gì đi nhé. Nghe 2 bên lời qua tiếng lại thì thấy bên nào... cũng có lý và cũng không có lý. “Nguyên tắc” quá nhiều khi “hỏng việc”, “phi nguyên tắc” thì “mất việc” là cái chắc. Nhưng tùy trường hợp, “bất qui tắc” có lúc lại “được việc” không chừng, chẳng hạn như trong trường hợp này phải không quí vị?
Chuyện chả ra chi
Bên cạnh nỗi vui “ngất trời” của dân Nhật, cũng có một vài sự kiện chả ra chi khiến không ít người phải phiền lòng.
Tung tin vịt. Thứ nhất là hãng thông tấn Tân Hoa Xã và các cơ quan liên quan của cái tên côn đồ khổng lồ Trung Quốc nhất tề tung tin vịt. Số là sau khi vòng kiểm phiếu thứ nhất vừa chấm dứt, Tân Hoa Xã đã cho thả ngay một con.... vịt: Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) được trao quyền tổ chức thế vận hội 2020.
Ngay lập tức, một vài hãng thông tấn lớn Trung Quốc cũng chạy theo... con vịt này. Chưa hết, Đài truyền hình Trung Quốc còn khẳng định: Tokyo bị loại ngay từ trước vòng chung kết. Tìm hiểu ra thì “các ông các bà ký giả” của Tân Hoa Xã này đã lẫn lộn giữa cuộc bỏ phiếu chung kết với cuộc bỏ phiếu vòng hai, để chọn Madrid hay Istanbul, với kết quả phần thắng thuộc về Istanbul.
Lầm lẫn vốn là chuyện thường tình, nếu không phải thì sau khi “giết chết con vịt đó” hay “bắt con vịt đó lại” rình dịp thả sang ao khác thì ít ra phải có vài lời xin lỗi, nhưng Tân Hoa Xã cứ lờ đi coi như không có, ngược lại còn ngang ngược: sau ngày quân phiệt Tokyo chiếm đảo, bộ đội hải quân anh hùng của chúng ta đã liên tiếp mở 59 cuộc tuần tiểu quanh khu vực Điếu Ngư (Nhật gọi là Senkaku) rồi nhắc lại những “tội tày trời” mà Nhật Bản gây ra tại Trung Quốc dưới thời quân phiệt. Chả ra chi!
Báo Pháp ngạo Tokyo. Không hiểu vì lý do gì? đùa dai hay ác ý, ngày 11 tháng 9/2013 tờ báo châm biếm Le Canard Enchaîné của Pháp đã đăng 2 bức hí họa, bức thứ nhất vẽ hai võ sĩ Sumo ốm o gầy mòn, một người có đến 3 tay và 3 chân đang hằm hè chực lao vào nhau. Bên cạnh đó một phóng viên tay cầm micro đang vui mừng reo to: ”Hết xảy, nhờ có Fukushima mà Sumo được trở thành một bộ môn thể thao Olympic”. Còn bức thứ nhì thì vẽ hai nhân viên của nhà máy điện hạt nhân Fukushima, tay cầm máy đo mức độ nhiễm xạ đứng trước một bể nước. Phía dưới có hàng chữ: “Thế vận hội mùa hè 2020: Hồ bơi Olympic đã xây xong tại Fukushima”.
Trong cuộc họp báo ngày 12/9/2013, Chánh văn phòng Nội Các Yoshihide Suga đã tỏ thái độ với những bức biếm họa đầy “phản cảm” này: đây là điều hết sức đáng tiếc vì đã phạm vào nỗi đau của người dân Fukushima và gây hiểu lầm về sự rò rỉ nước phóng xạ” và cho biết sẽ gửi thư phản đối đến tòa soạn của Le Canard Enchaîné qua trung gian của sứ quán Nhật tại Paris.
(Trái) "Thế Vận Hội 2020 tại Nhật: Bể bơi olympic đã được xây dựng tại Fukushima".
(Phải) ”Hết xảy, nhờ có Fukushima mà Sumo được trở thành một bộ môn thể thao Olympic”.
Nhưng chủ bút Louis Marie Horeau của tờ báo vẫn ngoan cố: Phản ứng của người Nhật “về những bức biếm họa hoàn toàn không ác ý của chúng tôi” đã làm “tôi thấy kỳ cục, không biết phải làm thế nào”. “Vì chỉ là đùa giỡn nên không thể nói đây là sự xúc phạm đến các nạn nhân được. Tại đây (Pháp), khi đối phó với những bi kịch thì chúng tôi thường dùng những câu chuyện đùa như thế, nhưng người Nhật Bản thì rõ ràng là không như vậy”.
Tưởng cũng nên nhắc lại là vào ngày 12 tháng 10 năm ngoái khi đội tuyển túc cầu Nhật đụng với đội tuyển Pháp tại Paris, dù cố gắng thế nào đi chăng nữa đội Pháp cũng không thể nào làm thủng lưới Nhật Bản vì thủ môn Kawashima quá xuất sắc. Kết quả là Nhật thắng 1-0. Trong một chương trình trên đài “quốc doanh” France 2 phát cùng ngày, có chiếu một clip video ngắn trong đó có hình của thủ môn Kawashima bị ghép thêm 4 tay, MC tổng hợp của chương trình là Laurent Ruquier bông đùa: Chắc là nhờ ảnh hưởng của Fukushima?Vài hôm sau, bị chánh văn phòng Nhật Bản lúc đó là ông Fujimura phản ứng, giám đốc đài là ông Jean Reiveillon đã phải viết thư xin lỗi trực tiếp đến ngoại trưởng Nhật Bản về hành động vô ý thức này.
Không biết mấy cái ông tây mũi lõ này chủ trương đùa dai hay thật sự là có sự khác biệt về văn hóa? Nghi quá!
Tưởng cũng nên nhắc lại là vào ngày 12 tháng 10 năm ngoái khi đội tuyển túc cầu Nhật đụng với đội tuyển Pháp tại Paris, dù cố gắng thế nào đi chăng nữa đội Pháp cũng không thể nào làm thủng lưới Nhật Bản vì thủ môn Kawashima quá xuất sắc. Kết quả là Nhật thắng 1-0. Trong một chương trình trên đài “quốc doanh” France 2 phát cùng ngày, có chiếu một clip video ngắn trong đó có hình của thủ môn Kawashima bị ghép thêm 4 tay, MC tổng hợp của chương trình là Laurent Ruquier bông đùa: Chắc là nhờ ảnh hưởng của Fukushima?Vài hôm sau, bị chánh văn phòng Nhật Bản lúc đó là ông Fujimura phản ứng, giám đốc đài là ông Jean Reiveillon đã phải viết thư xin lỗi trực tiếp đến ngoại trưởng Nhật Bản về hành động vô ý thức này.
Không biết mấy cái ông tây mũi lõ này chủ trương đùa dai hay thật sự là có sự khác biệt về văn hóa? Nghi quá!
Đôi lời kết luận
Năm 1959, Tokyo được chọn là nơi đăng cai thế vận hội 1964, đánh dấu thời điểm mà người dân Nhật đã đứng lên từ hoang tàn đổ vỡ. Họ đã kiên trì chịu đựng, vượt qua tất cả, xây dựng Nhật Bản trở thành cường quốc chói sáng khắp năm châu.
54 năm sau, năm 2013 Tokyo được chọn là nơi đăng cai thế vận hội 2020, cũng là thời điểm bắt đầu cho một vận hội mới vì cả dân Nhật đều mang niềm hy vọng “mau chóng thoát khỏi cảnh kinh tế trì trệ suốt 20 năm, đẩy mạnh công cuộc phục hồi, phục hưng đất nước sau thảm nạn kinh hoàng”. Cầu mong qua “chiến thắng” này, hy vọng trên sẽ trở thành hiện thực để “muôn người hạnh phúc chan hòa”.
Dù còn nhiều điều muốn nói nhưng bài viết đã hơi dài, vì thế những chi tiết liên quan khác về Olympic Tokyo 2020 xin được “dông dài” vào một dịp khác vì còn tới những 7 năm nữa mà. Còn sớm chán!
Sayonara.
Trần Thái Huy