Thành Cổ Loa là di tích lịch sử có từ hơn 2050 năm, là di tích thứ nhì sau vua Hùng. Ước nguyện của Kongkong là làm thế nào để đến được các di tích lịch sử từ đời vua Hùng cho đến các triều đại về sau. Xin giới thiệu di tích thành Cổ Loa ở Đông Anh - Hà Nội.
Sơ đồ thành Cổ Loa, nhìn thì biết thế nhưng thật ra để nhìn toàn cảnh thành Cổ Loa phải dùng máy bay trực thăng mới thấy được tổng thể của thành vì quá rộng lớn.
Cổ Loa là kinh đô của nhà nước Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và của nhà nước dưới thời Ngô Quyền thế kỷ 10 sau Công nguyên..
Thành Cổ Loa được xây bằng đất do thời ấy ở Âu Lạc chưa có gạch nung. Thành có 3 vòng. Chu vi ngoài 8km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km... Diện tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5m, có chỗ 8–12 m. Chân lũy rộng 20–30 m, mặt lũy rộng 6–12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối.
Điểm đến đầu tiên khi vào thành Cổ Loa, dọc đường đông đúc nhà của phố thị là cửa Trấn Nam.
Miếu thờ thần trấn cửa Nam. Thành Cổ Loa có 4 miếu trấn 4 hướng Đông - Tây - Nam - Bắc.
Qua cửa Trấn Nam rẽ tay phải đến khu di tích đền thờ tướng Cao Lỗ.
Hình tượng tướng Cao Lỗ ở giủa hồ, tay dương nỏ Liên Châu.
Cao Lỗ (? - 179 trước Công nguyên) (còn gọi là Cao Nỗ, Cao Thông, Đô Lỗ, Thạch Thần, hay Đại Than Đô Lỗ Thạch Thần) là một tướng tài của Thục Phán An Dương Vương, quê quán tại xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay.
Tương truyền, ông là người chế ra nỏ liên châu (bắn được nhiều mũi tên một phát) mà còn được gọi là Nỏ thần. Ông là người khuyên Thục An Dương Vương dời đô xuống đồng bằng, tìm đất đóng đô và là người được An Dương Vương giao nhiệm vụ thiết kế và chỉ huy công trình xây thành Cổ Loa.
Đền thờ Cao Lỗ.
Mũi tên bằng đồng, cổ vật được tìm thấy tại khu di tích thành Cổ Loa.
Cha đẻ nỏ Thần
Cao Lỗ là người sáng chế ra nỏ Liên Châu (nỏ thần), bắn một lần được nhiều phát mà các mũi tên đều bịt đồng sắc nhọn. Sử sách cũ đã thần thánh hóa gọi là: "Linh Quang Thần Cơ". Sách Lĩnh Nam chích quái chép rằng: Cứ đem nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám đến gần.
Cao Lỗ huấn luyện cho hàng vạn binh sỹ ngày đêm tập bắn nỏ. Vua An Dương Vương thường xem tập bắn trên "Ngự xa đài", dấu vết này nay vẫn còn (góc đông bắc ngoài thành nội).
Là người phát minh ra nỏ thần, lại có tài bắn nỏ nên dân gian thường gọi ông là Ông Nỏ.
Khi Triệu Đà cho quân xâm lược Âu Lạc chúng đã bị các tay nỏ liên châu bắn tên ra như mưa, thây chết đầy và phải lui binh. Đương thời, nỏ liên châu trở thành thứ vũ khí thần dũng vô địch của nướcÂu Lạc..
Án thờ tiền sảnh, thờ Bách gia trăm họ.
Án thờ Cao Lỗ ở Hậu cung.
Qua đời Triệu Đà bèn lập xảo kế thông gia cho con trai là Trọng Thủy lấy con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Cao Lỗ phản đối, khuyên vua không nên nhận, nhưng An Dương Vương không nghe còn nghe lời dèm pha của Lạc hầu. Cao Lỗ dần dần bị vua xa lánh, ông bỏ đi tìm nơi ở ẩn.
Sau khi Trọng Thủy biết được bí mật phòng thủ của An Dương Vương và về mách cho vua cha, Triệu Đà mang quân sang đánh. An Dương Vương thua chạy. Quân Triệu đuổi theo. Cao Lỗ biết tin, ra đón đường chặn đánh quân Triệu cho vua chạy thoát nhưng do Mỵ Châu tin lời của Trọng Thủy, rải lông ngỗng theo sau để Trọng Thủy lần theo nên cả hai đã tử trận.
Toàn cảnh đền thờ Cao Lỗ.
Đền thờ Vua An Dương Vương cách đền thờ Cao Lỗ chừng 150m
Hồ nước trước đền thờ, một phong cảnh hữu tình nhất của thành Cổ Loa.
Cổng chính của đền thờ vua nhìn ra hồ nước.
Qua cổng chính là cổng tam quan.
Hình ảnh nhìn từ chánh điện ra phía trước, thiêt kế gọn gàng, hai bên là hai nhà tả, hữu. Buổi trưa hết giờ hành chánh cửa điện đóng nên không vào bên trong điện được
Rời điện thờ, ra ngoài nhìn cảnh hồ thật nên thơ, chụp một bức ảnh góc xa nhìn về ngôi đền.
Dù đã trưa nhưng vẫn tiếp tục quay lại đền Cao Lỗ, phái sau đền Cao Lỗ là cung đình, nơi hội họp của An Dương Vương.
Cổng chánh.
Cung điện là một tòa nhà 9 căn, cửa đóng then gài vì quá trưa không mở cửa.
Bên cạnh là miếu thờ Mỵ Nương.
Án thờ Hội đồng.
Án thờ Mỵ Nương ở Hậu cung, nơi đây âm u thấy rợn người khi lẻn vào chụp ảnh.
Một góc nhìn về chánh điện.
Một cảnh của hồ nước trước trước đền thờ rất thơ mộng.
Góc xa nhìn về ngôi đền thờ vua.
Hình ảnh một đoạn thành Cổ Loa.
Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là "tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ"
Khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng tối đa và khéo léo các địa hình tự nhiên. Họ tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài, vì thế hai bức tường thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình chứ không băng theo đường thẳng như bức tường thành trung tâm.
Nhiều đoạn thành bị cắt xẻ để làm đường giao thông đi lại từ khu vực nầy sang khu vực khác do mật độ dân số tăng lên, lập thành hệ thống liên thông giửa là này qua làng khác đã phá vỡ cảnh quang của hệ thống thành Cổ Loa.
Cửa Trấn Bắc
Cửa Trấn Bắc trên vị trí vòng thành thứ 3, cách trung tâm Cổ Loa 5km. được người dân nơi đây tôn tạo giử gìn.
Vòng thành bị đứt nhiều đoạn. Cứ thấy giửa cánh đồng có đoạn nào cao, cây cối mọc sum sê thì đó là đoạn thành Cổ Loa.
Cửa Trấn Tây. Riêng cửa Trấn Đông không còn vì người dân nơi đó đã san bằng để xây dựng nhà cửa. Thật đáng tiếc.
Người xưa lại xây thành bên cạnh con sông Hoàng để dùng sông này vừa làm hào bảo vệ thành vừa là nguồn cung cấp nước cho toàn bộ hệ thống hào vừa là đường thủy quan trọng.
Vài hình ảnh về nhánh sông Hoàng bao quanh thành Cổ Loa.