Cuối Tuần Tìm Hiểu.
Miền Bắc sắp chết khô, Trung
Hoa và Kế Hoạnh Vĩ Đại : Đổi Hướng Sông Trường Giang (Nanshui Beidiao).
Nếu họ không làm gì, thì Bắc Kinh và vùng phụ cận sẽ
bị hạn hán trong một tương lai rất gần.Bởi vậy, mùa Thu năm nay, Trung Hoa bó
buộc sẽ phải phát động một kế hoạch thật vĩ đại là làm lệnh dòng sông Trường
Giang để đem nước sông này chẩy ngược lên phía Bắc xa xôi, và cứu nguy cho Bắc
Kinh.Nói tóm tắt, họ muốn đem nước sông Trường Giang , còn gọi là sông Dương Tử
chẩy vào sông Hoàng Hà.Dự án này có tên Nanshui Beidiao, tốn phí có thể lên đế
60 tỷ Mỹ Kim.Nhắc lại trước đây, theo ý muốn của Mao Trạch Đông, người Trung
Hoa đã thực hiện tại con sông Trường Giang này một con đập khổng lầ có tên là
Barrage des Trois-Gorges.
Zhang Jinsong là
một trong những kỹ sư phụ trách kế hoạch
ăn cắp nước của dòng sông Trường Giang (phía Nam ) để đem về cho tiểu bang Giang
Tô (phía Bắc) 600 mét khối nước mỗi giây. Số nước này lên đến gần 2% lương nước
sông Trường Giang. Zhang nói : Chúng tôi đã thí nghiệm và đạt được những kết quả
tốt vào hồi tháng sáu năm 2013 vừa qua.
Một kế hoạch khác
chưa biết bao giờ sẽ khởi công là đưa thêm nước chẩy về tỉnh Thiên Tân, nằm cạnh
Bắc Kinh. Tỉnh này dân số lên đến 13 triệu người.
Một kinh đào khổng
lồ được đào ra để nối song Trường Giang với vùng Bắc Kinh. Việc này cho phép
Trung Hơa phát triển và khai thác các vùng đất nằm 2 bên kinh đào này.
Để đổi ngược dòng
nước, họ dung tới 13 trạm bơm nước. Từ tỉnh Giang Đô, theo lời một kỹ sư khác,
nước được bơm lên cao tới 7m8, rồi từ
đó cho chẩy về phía Bắc Kinh.
Việc bơm nước lên
cao đã khó rồi, nhưng việc khó hơn là làm sao giữ cho nước không bị ô nhiễm. Kỹ
sư Zhang Jinsong nói : Tỉnh Giang Tô bị ô nhiễm trầm trọng, do đó phải xây dựng
những trung tâm thanh lọc nước. Công việc này làm hao tốn đến 17,4 tỷ nhân dân
tệ. Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn, thì độ ô nhiễm vẫn còn ở mức 3, là mức
cao nhất trước khi trở thành không dùng được.
Nước được đưa về
Đập Đẩu Giang Khẩu. rồi từ đó cho chẩy theo một cái kinh đào đã tạo ra từ năm
2004. Lại còn phải xây một con đê bằng bê tông dầy đến 14m6, sau đó nuớc được
cho chẩy về Bắc Kinh trên một đoạn đường dài đế 1277 cây số. Về đế Bắc Kinh, nước
được đem về 2 bồn chứa. Người Trung Hoa dùng trục quay thủy điện mua của Nga từ
năm 1967. Họ hy vọng tháng 10 này sẽ đưa được nước lên đến độ cao 170 mét cao hơn
mặt biển, sau đó đạt được độ cao 176,6 mét trước khi khánh thành con kinh đào
trung ương này vào năm 2014..
Nếu kế hoạch này
được thực hiện, thì nước ở các dòng sông Miền Nam sẽ ít đi.
Nước của dòng Trường
Giang và phụ lưu của nó là Hán Giang sẽ bị ảnh hưởng, dòng Hán Giang có thể khô
cạn. Vì vậy lại phải có kế hoạch bơm nước của sông Trường Giang vào sông Hán
Giang.
Dĩ nhiên có các
người phản đối kế hoạch này nhưng họ không dám mạnh miệng chống lại chính quyền
Trung Ương.
Tại tỉnh Tương Dương,
nằm bên dòng sông Hán Giang, một giới chức Đại Học tuyên bố : Việc đổi hướng dòng
song này chỉ có lợi cho các tỉnh phía Bắc.
Tỉnh Tương Dương thiệt hại nhất : Số lượng nước trong các dòng sông giảm
từ 21% đến 36 %. Mực nước sông sẽ xuống thấp từ 1 mét đến 1.4 mét. Những con tầu
trọng tải quá 50 tấn sẽ không còn qua lại được. Các vùng canh nông hay các hồ
nuôi cá thiệt hại trầm trọng. Việc này không khiến Bắc Kinh và tân thủ tướng
Trung Cộng mảy may động lòng.
Tuy nhiên, thảm
họa chết khô của các tỉnh Miền Bắc Trung Hoa không vì thế mà được cứu vãn. Cùng
lắm là việc thực hiện các kinh đào này
chỉ giúp họ (Các tỉnh Miền Bắc) sống thêm
được ít năm mà thôi.
Kết Luận của bài này là : Vì thiếu nước, trong tương
lai, Trung Hoa không thể không nhìn về Việt Nam với sự them khát. Họ có thể
chiếm lấy Việt Nam .
Họ cũng có thể ăn cắp nước của dòng sông Cửu Long, xây các đập thủy điện…. Với
dân số , và với kỹ thuật mà họ có, thật đáng bi quan cho Việt Nam .
Trần Mộng Lâm.
Ref : Harold Thibault,
Le Monde.