Đài VOA tiếng nói chánh thức của chánh quyền Mỹ ngày 20 tháng 12 năm 2013 có đi một tin khá dài 629 chữ: "Tây Tạng: 1 vị sư tự thiêu, 1 chết trong phòng giam"…tự thiêu để phản đối luật Trung Quốc và kêu gọi cho phép đức Đạt Lai Lạt Ma trở về… Ông để là một mảnh giấy …viết rằng "Những kẻ áp bức đã cướp những kho báu trên mảnh đất của chúng tôi, những kẻ áp bức đã đánh cắp sự bình yên và hạnh phúc của chúng tôi".. "Các giới chức ra lệnh cho gia đình ông Tsultrim Gyatso phải thiêu xác ông ngay lập tức, không cho có thời gian để tiến hành các nghi thức cầu nguyện và tang lễ thích hợp"…
Và người thứ hai, "những người Tây Tạng lưu vong nói với VOA rằng người đàn ông 45 tuổi tên Ngawang Jamyang, là một vị sư Tây Tạng và cũng là một học giả, đã bị đánh chết trong phòng giam của cảnh sát…"Họ nói với tôi [Ban Tây Tạng của đài VOA] rằng ông ta chết vì bị tra tấn dã man". "Gia đình ông bị đe dọa là nếu ai kể về cái chết của cho bên ngoài thì cũng sẽ bị xử tử". "Kể từ năm 2009, hơn 120 người Tây Tạng đã tự thiêu để đòi tự do cho Tây Tạng và sự trở về của đức Ðạt Lai Lạt Ma."
Giáo lý Phật Giáo nói chung là không cho sát sanh. Thế mà trong năm 2009 đến nay đã có 120 người Tây Tạng tự thiêu, hy sinh sự sống của mình để giải trừ quốc nạn và pháp nạn. Điều đó cho thấy động lực thúc đẩy quí vị tu sĩ - tăng và ni - Phật Giáo Tây Tạng này hy sinh phải cao cả và quan trọng lắm. Cao cả và quan trọng hơn điều răng cấm sát sinh, nên những tăng ni này mới hy sinh thân mình cầu mong quốc nạn và pháp nạn sớm được giải trừ. Và tin tưởng lương tâm Nhân Lọai đồng loại và và lương tri công chính của cộng đồng Thế Giới đóai hòai đến thân phận của quốc gia dân tộc Tây Tạng đang bị TC thôn tính, sáp nhập, thống trị nghiệt ngã, Phật Giáo Tây Tạng đang bị bách hại trầm trọng nhứt trong lịch sử Tây Tạng. Trước khi quí vị tu sị Phật Giáo Tây Tạng này tự châm lửa tự thiêu, theo nguồn tin của nhiều người tường thuật lại cho các hảng tin quốc tế như AFP, hầu hết những tu sĩ này nói lên tiếng nói sau cùng là, mong mỏi đất nước Tây Tạng được độc lập và Đức Đạt Lai Lạt ma người dân Tây Tạng coi như Phật Sống được trở về cố quốc.
Trong khi đó Đảng Nhà Nước TC áp dụng thái độ và hành động khủng bố đối với người dân Tây Tạng. Đối với những vị tu sĩ tự thiêu không một tấc sắt trong tay, phải lấy mạng sống của mình mong giải trừ quốc nạn và pháp nạn; đối với những Phật tử Tây Tạng bị CS cướp quê cha đất tổ, bị cướp và tàn phá chùa chiềng và tín ngưỡng; đối với những người đáng thương đó, Đảng Nhà Nước TC lại tố cáo là - quân "khủng bố", "hành động khủng bố", gọi sự tự thiêu của quí vị tu sĩ là "quyên sinh", tư tử. Và TC cường điệu, võ đóan lên án Đức Đạt Lai Lạt Ma đã khuyến khích các vụ quyên sinh của các tu sĩ Phật giáo.
Tây Tạng là một quốc gia dân tộc đã có lãnh thổ, chánh quyền, dân tộc, văn hóa và lịch sử lâu đời trên thế giới. Có trước khi hai chữ CS xuất hiện ở u châu. Năm 1950 TC dùng quân đội chiếm Tây Tạng. Năm 1959 Tây Tạng nổi dậy chống lại sự cai trị của TC nhưng thất bại, Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng chánh quyền Tây Tạng phải lưu vong chạy sang Ấn Độ. Vị Thủ Tướng hiện thời của chánh phủ lưu vong Tây Tạng là Ông Lobsang Sangay. Ông là một nhà khảo cứu của trường đại học kỳ cựu và nổi danh của Mỹ là Harvard. Người trí thức trẻ này đã nghe theo tiếng gọi của Đức Đạt lai Lạt ma và đồng bào bị TC tước đọat quốc gia dân tộc của mình về thủ phủ của chánh quyền lưu vong làm việc. Ông ở trong một căn nhà không máy lạnh, gió cát thường xuyên, đồng lao công khổ với đồng bào với niềm tin giải trừ quốc nạn và pháp nạn.
Còn cán bộ, đảng viên TC, Đảng Nhà Nước TC một cách có hệ thống và liên tục gây những tội ác chống Nhân Lọai, diệt chũng đối với người dân Tây Tạng. Xâm chiếm đất nước Tây Tạng, áp bức bóc lột dân tộc Tây Tạng, cào bằng văn hóa Tây Tạng, bách hại và diệt Phật Giáo mà người Tây Tạng coi như quốc giáo. Tây Tạng là một thành phần cấu tạo của cộng đồng thế giới, thành tố của Nhân Lọai đang lâm nguy vì sư xâm thực và hán hoá của một nước lớn là TC.
Phật Giáo là quốc giáo lâu đời của người Tây Tạng. Thống kê ghi nhận Tây Tạng trước năm 1959 có 2.711 ngôi chùa và 114.103 tăng sĩ và ni cô. Sáu năm sau bị TC hán hoá chỉ còn lại 553 ngôi chùa và 6.913 tăng sĩ và ni cô tồn tại. Sau Cách Mạng Văn Hóa của TC, chỉ có hơn 80 ngôi chùa và khoảng 7.000 tăng nhân còn lại.
Tăng ni Phật tử còn lại bi cưỡng ép họ phải tham gia học tập chính trị, tố cao tác phong và tư tưởng của nhau, bắt ép sư tăng và ni cô phải ngủ chung với nhau và lăng mạ đức Đạt-Lai lạt ma.
Còn người dân Tây Tạng thì TC bắt phải treo cờ TC, treo ảnh Mao Trạch Đông, và bị cả một hệ thống kiểm soát từ tổ dân phố và công an khu vực.
Tác giả cuốn sách "Ngọn lửa dưới tuyết sơn", Paden Gyatso, nói "cái mà tôi chịu đựng khổ sở nhất trong suốt 33 năm tù không phải là bị đói, bị xiềng xích, bị đánh đập tàn nhẫn, hay bị điện giựt, mà là sự tra tấn để phản bội và điềm chỉ người ta… Dù rằng bị đánh đập là rất đau đớn, nhưng vết thương có thể lành lại, nhưng một khi con người đánh mất phần tinh thần, họ sẽ mất nó vĩnh viễn."
Và câu hỏi của lương tâm Loài Người là cộng đồng thế giới ở đâu, trách nhiệm của cộng đồng thế giới ở đâu, tình liên đới đồng loại ở đâu mà để TC ngang nhiên làm tội ác diệt chũng, tội ác chống nhân loại như vậy.