Tuesday 24 December 2013

Merry Christmas & Happy New Year 2014 - Bản Tin của Trần Việt Hải

Ra mắt tuyển tập GS Lưu Trung Khảo Dưới Mắt Nhìn Của Bạn Bè
(VienDongDaily.Com - 23/12/2013)
Bài và hình: Thanh Phong/Viễn Đông

GARDEN GROVE – “Tôi rất vui vì hôm nay được mọi người đến đây rất đông. Điều đó chứng tỏ rằng đường đi của tôi từ bao lâu nay là con đường chính nghĩa và nhờ vậy nên mới được đồng hương và bạn bè ủng hộ, và các thân hữu đều tới để chung vui ngày hôm nay và cũng để ra mắt cuốn sách Lưu Trung Khảo Dưới Mắt Nhìn Của Bạn Bè.”
CLB Tình Nghệ Sĩ trong nghi thức chào cờ.

Trên đây là câu trả lời của Giáo Sư Lưu Trung Khảo với phóng viên Viễn Đông trong buổi tiệc ra mắt tuyển tập viết về ông, được tổ chức vào lúc 11 giờ trưa Chủ Nhật 22-12-2013 tại Diamond Seafood Restaurant, thành phố Garden Grove, Nam California.

Giáo sư Lưu Trung Khảo nguyên là giáo sư các trường trung học công lập Chu Văn An, Nguyễn Trãi Saigon và Thủ Khoa Nghĩa (Châu Đốc). Giáo sư cũng từng giảng dạy tại các trường trung học tư thục Nguyễn Bá Tòng, Regina Mundi (Couvent des Oiseaux), Văn Khôi, Văn Học, Lyceum Cửu Long và Nguyễn Công Trứ. Ngoài ra, Giáo Sư Khảo còn giữ các chức vụ quan trọng trong ngành giáo dục của VNCH như Thanh Tra Trung Học, Thanh Tra Đặc Biệt Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Chánh Văn Phòng Thứ Trưởng Bộ QGGD, Chánh Chủ Khảo nhiều kỳ thi Trung Học, Tú Tài, và Hiệu Trưởng Trường Trung Học tại Kiến Phong.

Ông được ân thưởng Văn Hóa Giáo Dục Bội Tinh của Chính Phủ VNCH. Giáo sư Lưu Trung Khảo nhập ngũ khóa 24 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức với cấp bậc Thiếu Úy, sau thăng cấp Trung Úy và biệt phái về phục vụ tại Bộ Quốc Gia Giáo Dục.

Ra hải ngoại, GS Lưu Trung Khảo tham gia nhiều đoàn thể đấu tranh đòi tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam. Ông đã cùng phái đoàn qua Pháp, Anh, Thụy Sĩ tranh đấu cho thuyền nhân và nhân quyền.

Là một nhà giáo chuyên chính, GS Lưu Trung Khảo đã tham gia trong Ban Giảng Huấn các lớp Tu Nghiệp Sư Phạm, Chánh Chủ Khảo các kỳ thi Giải Khuyến Học , Giám Khảo các Giải Học Sinh, Sinh Viên Gương Mẫu, sáng lập và là Chủ Tịch Hội Ái Hữu Cựu Giáo Chức VN Tại Hải Ngoại. Giáo Sư cũng có nhiều buổi hội luận trên đài Little Saigon Radio, Saigon Radio Hải Ngoại, đài VOA và đài Sống Trên Đất Mỹ, đài VNA/TV, chủ trương chương trình Phát Thanh Hải Triều Âm của Phật Giáo và là Trưởng Ban Tổ Chức Đại lễ Phật Đản nhiều năm tại Quận Cam, đồng thời cũng rất gắn bó với Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ.

Với tất cả những hoạt động tích cực như vừa kể, nhân dịp mừng sinh nhật lần thứ 82 của giáo sư, Ban Điều Hành Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California (TA VIET -LCS), Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Bưởi - Chu Văn An và Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ phối hợp thực hiện và tổ chức ra mắt cuốn sách “GS Lưu Trung Khảo Dưới Mắt Bạn Bè” như một món quà mừng thượng thọ nhà giáo đã cống hiến trọn cuộc đời cho văn hóa Việt Nam. Phóng viên Viễn Đông đã hỏi một số vị đại diện cho ba đơn vị tổ chức và ghi nhận câu trả lời của các vị sau đây:

-Thầy Nguyễn Văn Khoa (Chủ Tịch Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam Cali): “Như anh biết, mỗi năm Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ tổ chức một cái Tết vinh danh các Thầy Cô thâm niên cũng như các Thầy, Cô xuất sắc tham gia vào việc giảng dạy nhưng chưa bao giờ chúng tôi tổ chức một chương trình mà có tính cách đặc biệt như thế này.

“Chúng tôi cùng với Hội Bưởi - Chu Văn An và CLB Tình Nghệ Sĩ trong tinh thần tôn sư trọng đạo, chúng tôi vinh danh Thầy nhân ngày mừng thượng thọ 82 tuổi của Thầy. Đây cũng là dịp may cho chúng tôi và chúng tôi cũng mời các Thầy, Cô trong vùng đến tham dự để chia sẻ niềm vui này.”
-Nhạc sĩ Cao Minh Hưng (CLB Tình Nghệ Sĩ): “Sự đóng góp của Giáo Sư Lưu Trung Khảo từ năm 1975 đến nay, quá trình hoạt động của thầy trước năm 1975 trong nhiều lãnh vực cũng như sự đấu tranh của thầy cho quê hương VN là một động lực khiến chúng tôi ngồi lại với nhau để hoàn thành cuốn sách này. Đối với CLB Tình Nghệ Sĩ, Thầy Lưu Trung Khảo và Thầy Nguyễn Thanh Liêm luôn sát cánh hỗ trợ CLB Tình Nghệ Sĩ chúng tôi.”

-Nhà văn, nhà thơ Việt Hải: “Giáo sư Lưu Trung Khảo là một nhà hoạt động cộng đồng, được rất nhiều người biết và kính phục. Thầy Khảo từng là Chủ Tịch Hội Sinh Viên Bắc Kỳ Di Cư, Thầy Khảo cũng là một người trong ban tổ chức cuộc biểu tình đuổi phái đoàn Việt Cộng ra khỏi hai khách sạn Majestic và Galliéni ở Saigon sau Hiệp Định Geneve 1954. Tôi nghĩ rằng Thầy Khảo là người hướng dẫn chúng tôi xuất sắc nên CLB/TNS chúng tôi và Hội Bưởi Chu Văn An cũng như Ban Đại Diện Các TTVN tổ chức vinh danh Thầy nhân dịp Thầy 82 tuổi là việc làm có ý nghĩa.”

-Ông Bùi Đức Uyên, Hội Trưởng Hội Ái Hữu Bưởi - Chu Văn An: “Khởi xướng là CLB Tình Nghệ Sĩ, bên đó có truyền thống biết ơn những người đóng góp cho xã hội. Giáo sư Khảo là một trong những người đã đóng góp rất nhiều công sức cho cộng đồng Việt Nam, và khi bên CLB/TNS gọi chúng tôi thì chúng tôi đáp ứng ngay, vì thứ nhất là GS Khảo vừa là đồng môn vừa là vị Thầy dạy tại Chu Văn An, và hiện nay Giáo sư là Cố Vấn của Hội Bưởi chúng tôi, thành ra đây là dịp để chúng tôi có cơ hội vinh danh Giáo sư.”

Buổi ra mắt tuyển tập “GS Lưu Trung Khảo Dưới Mắt Bạn Bè” được sự tham dự của rất đông thân hào nhân sĩ, các nhà giáo và các cựu học sinh các trường mà Giáo sư Lưu Trung Khảo đã từng dạy học.

Tuyển tập “GS Lưu Trung Khảo Dưới Mắt Bạn Bè” dầy 434 trang. Ngoài phần tiểu sử và quá trình hoạt động của GS Lưu Trung Khảo từ trong nước đến khi ra hải ngoại, còn có nhiều bài viết từ thơ đến văn xuôi về GS Lưu Trung Khảo, trong đó có nhạc sĩ Anh Bằng, GS Nguyễn Thanh Liêm, nhà văn Lê Tất Điều, nhà văn Phạm Tín An Ninh, GS Trần Huy Bích, GS Song Thuận, GS. Nguyễn Xuân Vinh, GS Lưu Khôn, GS Phạm Cao Dương, Thị Trưởng Tạ Đức Trí, ông Bùi Đức Uyên, ông Phạm Gia Đại, nhà văn Trần Việt Hải, thi sĩ Quỳnh Giao, GS Quyên Di, Thầy Vũ Hoàng, Thầy Nguyễn Văn Khoa, GS Trần Đức Thanh Phong và nhiều tác giả khác.


Vui 82 cùng Thầy Khảo - VHLA:



VHN Mừng Thọ GS. Lưu Trung Khảo, Cao Minh Hưng:
http://vietbao.com/D_1-2_2-282_4-215293/


Hello thăm anh Tống Hoành/VĐ.
From: VHLA & CLBTNS


Đêm độc diễn dương cầm của Văn Hùng Cường tại VAALA
(VienDongDaily.Com - 20/12/2013)
Bài và hình: Băng Huyền/ Viễn Đông

Tối thứ Bảy, 14-12-2013 tuần qua, tại trụ sở của hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) đã diễn ra một đêm nhạc độc tấu dương cầm thật thân mật, cảm động, tạo ấn tượng với phần biểu diễn của Văn Hùng Cường (từ Virginia), dương cầm thủ từng đoạt giải nhất trong cuộc thi Dương Cầm Thế Giới (The World Piano Competition - WPC) lần thứ 45 của tổ chức AMSA (American Music Scholaship Association) tại New York.

Chương trình còn có phần vinh danh trao tặng tấm plaque của hội VAALA cho Giáo sư Lê Văn Khoa. (Ông Khoa từng là cựu thành viên của hội đồng quản trị VAALA vào những năm đầu thập niên 1990) với những đóng góp to lớn của ông cho nghệ thuật, đã đem lại nhiều tự hào cho người Việt tại Hoa Kỳ và trên thế giới.

Đêm diễn này còn là buổi gây quỹ hàng năm của VAALA cho các chương trình văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Hoa Kỳ và ban tổ chức cũng đã trao tặng tấm plaque cho ông Doug McKay, District Grand Manager của Macy, để ghi nhận những hỗ trợ liên tục trong nhiều năm qua của công ty cho các chương trình của VAALA.



                                             Nhạc sĩ Lê Văn Khoa được Hội VAALA vinh danh
Tiếng đàn tuyệt diệu qua những tác phẩm cổ điển tột đỉnh
Tiếng đàn sâu lắng, day dứt nhưng rất mãnh liệt của "10 ngón tay ma thuật" rung động lòng người của dương cầm thủ Văn Hùng Cường đã mở đầu cho phần biểu diễn của mình bằng một tác phẩm với vẻ đẹp thuần khiết, thánh thiện của chủ nghĩa cổ điển “Prelude in B minor, BMV 855a” của nhà soạn nhạc người Đức Johann Sebastian Bach, người đã có những đóng góp to lớn cho kho tàng âm nhạc của nhân loại, đã tạo nên bước ngoặt quan trọng của lịch sử âm nhạc phương Tây, đánh dấu sự phát triển đỉnh cao của thời kì âm nhạc Baroque và mang trong mình những mầm mống đầu tiên của một thời kì mới đầy sức sống và hơi thở của thời đại, thời kì Cổ điển và Lãng mạn sau này.

Những ngón tay của Văn Hùng Cường lướt trên phím đàn, những âm thanh bay cao, khi trầm lắng nhẹ nhàng, khi lại ào lên như những ngọn sóng cứ dâng cao, cao mãi. Anh như thả hồn theo tiếng nhạc và tâm hồn những người nghe dường như cũng bay lên cùng với tiếng đàn của anh qua tác phẩm vừa cân đối, vững chãi, hài hòa, thanh thoát và tuyệt mỹ, vừa mang màu sắc ấm áp, lại vừa tinh xảo, uyển chuyển với những thủ pháp đối âm, phức điệu, ẩn chứa những quy luật đẹp đến kỳ lạ của toán học và kết cấu trong nghệ thuật trang trí baroque.



                                                        Văn Hùng Cường đang biểu diễn

Qua đến tuyệt phẩm của âm nhạc cổ điển “Sonata quasi una Fantasia” (là bản sonata viết cho Piano op. 27 No. 2 ở cung Đô thăng thứ, được mọi người biết đến với cái tên là Moonlight Sonate) của nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Ludwig van Beethoven, là người đã phát triển chủ nghĩa cổ điển đến đỉnh cao và cũng được xem là người bắc cầu cho chủ nghĩa lãng mạn trong âm nhạc, tiếng đàn của Văn Hùng Cường đã dìu cảm xúc của khán giả vào mê cung của âm thanh đầy ma mị, quyến rũ và có sức hút mãnh liệt.

Anh thật điêu luyện khi đưa khán giả vào một thế giới âm nhạc cổ điển đầy bay bổng và lãng mạn, với những âm điệu khoan thai, trầm tĩnh, những hợp âm rải sâu lắng, sau đó lắng dần với nỗi buồn day dứt, đưa người nghe vào thế giới của hồi ức, rồi cũng thật nhẹ nhàng, mềm mại, thơ mộng để sang chương kết hùng dũng và kiêu hãnh, vang lên trong những dòng thác âm thanh, thể hiện thế giới sôi động của tâm hồn con người.

                        Văn Hùng Cường chụp lưu niệm cùng vợ chồng giáo sư Lê Văn Khoa- Ngọc Hà


Để vinh danh giáo sư Lê Văn Khoa, trong chương trình, Văn Hùng Cường đã chọn trình tấu tiểu phẩm Con Chuồn Chuồn (The Dragonfly) là một sáng tác của nhà soạn nhạc tài hoa này, anh cho biết lý do chọn “Con Chuồn Chuồn” vì tiểu phẩm này có giai điệu ngũ cung Việt Nam, dầu chỉ có sáu nốt giản dị, nhưng tác phẩm thật thanh thoát, tuôn chảy, bay lượn và rất tinh tế, đầy gợi cảm, và ngón đàn của anh đã phô diễn khá trọn vẹn vẻ đẹp của tác phẩm.

Thế giới âm nhạc của nhà soạn nhạc vĩ đại người Ba Lan Frédéric François Chopin cùng với những tác phẩm tâm đắc của dương Cầm Thủ Văn Hùng Cường trong đêm diễn No. 7 “Cello” in C-sharp minor, No.11 “Winter Wind” in A Minor, No.12 “Ocean” in C minor, Nocturne in B -Flat minor.... tràn ngập tính trữ tình, thi ca và lãng mạn, nhưng cũng đầy kịch tính...

Xin xem tiếp link sau:


Frédéric François Chopin

Lê Văn Khoa - Một Đời Âm Nhac - VHLA:
http://www.ninh-hoa.com/VietHai-LeVanKhoa-MotDoiAmNhac.htm






 
We wanna wish you a Merry Chirstmas!

Feliz Navidad - Jose Feliciano:

Feliz Navidad, Feliz Navidad, Feliz Navidad.
Pros pero Ano Felicidad.
Feliz Navidad, Feliz Navidad, Feliz Navidad.
Prospero Ano Felicidad.
I want to wish you a Merry Chirstmas.
I want to wish you a Merry Chirstmas.
I want to wish you a Merry Chirstmas.
From the bottom, on my heart.
I want to wish you a Merry Chirstmas.
I want to wish you a Merry Chirstmas.
I want to wish you a Merry Chirstmas
.
 
Bữa Tiệc Đêm Giáng Sinh
(Réveillon de Noël)
 
 
 
Đêm Giáng sinh của người Âu Tây, thông thường món ăn được xem là món truyền thống không thể thiếu trên bàn tiệc là gà tây. Người ta thường thưởng thức món gà tây nấu hạt dẻ cùng bánh Noël làm bằng mứt hay pha vào chocolat và uống rượu sâm banh. Hoặc có thể là một đĩa gà tây nướng thật to đặt giữa bàn tiệc, gia đình và bạn bè ngồi quanh quần, cùng chúc mừng nhau và nâng ly vang đỏ. Đâu đó tiếng nhạc của đại phong cầm hay dương cầm dìu dắt cùng với tiếng hát thánh thót của các bài thánh ca Giáng sinh.
 
Tại Mỹ tôi còn nhớ những kỷ niệm vui khi chúng tôi ở thuở sinh viên khi Noël kéo cả đám bạn trẻ mặc jacket dầy đi giữa ngoài trời lạnh lẽo, có những đôi bạn tình nhân sưởi ấm đi bên nhau hướng về vào các khu người già hát vang nhạc Giáng sinh để chúc phúc đến mọi người. Hay cái thú lái xe chạy vòng phố xem những căn nhà có trang hoàng đèn Giáng sinh thật tưng bừng lộng lẫy.
 
Noël không phải là dịp lễ hội truyền thống của người Việt mình theo nguồn gốc nguyên thủy, nhưng người Pháp khi sang xứ ta đã ảnh hưởng nhiều phong thái Giáng sinh đến chúng ta, nên những tập tục của người tây phương về Giáng sinh tương đối gần gũi với chúng ta. Do đó nhiều gia đình đặc biệt là ở Sài gòn dù theo đạo Thiên Chúa hay không vẫn tổ chức bữa tiệc đêm Noël vô cùng vui tươi và đầm ấm, y như một dịp họp bạn bè hay họp gia đình trong năm. Đêm Giáng sinh rất nhiều nhà cũng có cây thông, cũng có hộp quà kế cạnh cùng hang đá lấp lánh, nhưng những bữa tiệc réveillon de Noël có thể bị Việt hóa bởi thức ăn của phe ta, nên rất Việt Nam. Thực đơn có thể được chế biến theo khẩu vị phe nhà ta, với nguyên liệu Việt Nam ta như phở gà, cà ri gà, gà rôti, cút quay, bồ câu quay, ngỗng quay, vịt quay, vịt tiềm, gà rút xương dồn thịt,... Voilà, như vậy sự nấu nướng không kém cầu kỳ đấy chứn lị! Tại Âu Mỹ, các món ăn thường thấy như truyền thống cho đêm tối giao thừa Giáng sinh (Christmas Eve), có gà tây quay, hay đặc biệt hơn có chim trĩ quay (faisan rôti, roasted pheasant), bánh bûche de Noël,...và hẳn nhiên có vin (wine) hay champagne. Nhất là người Việt tại hải ngoại theo truyền thống thì là dịp tốt để hội tụ họp mặt bạn bè hay xum họp gia đình đớp hít vào dịp Christmas Eve (la Veille de Noël)....

Xin xem tiếp link sau:
Bữa Tiệc Đêm Giáng Sinh (Réveillon de Noël):

Hang Bê Lem - Ban Hợp Xướng Trùng Dương:
 
 
Hang Bêlem - Ca Đoàn Trùng Khơi:

Thân gửi các bạn CLBTNS và Nhóm Bạn Văn Nghệ Gà Đi Bộ Emerald Bay, Mạnh Chi, Thúy Nga, An Liên, Paolo, Trung Nga, Ngọc Quang, Thanh Hồng, Tú Lan, Phạm Hoàng, Hạnh Cư, Thanh Vân, Thùy Châu, Mạnh Kính BCVA, Kim Thanh, Dũng TTVN Tự Lực, Santa Son, Khiêm OC, Thiêm Keyboard... Cám ơn Đêm Nhạc Giáng Sinh thật vui trên đỉnh mùa đông Orange hills...

Hayley Westenra, Silent Night - Đêm Thánh Vô Cùng:
http://www.youtube.com/watch?v=7OCYDN0CCi4

Xin xem tiếp link sau...
Bài Thánh Ca Kỳ Diệu, Đêm An Bình:

Linh Mục Trần Cao Tường viết nhiều tác phẩm được phổ biến trên báo chi và nhiều trang mạng. Ngoài những tác phẩm chủ đề tôn giáo, tâm linh, triết lý, ngài viết rất nhiều bài viết ngắn dưới hình thức tạp ghi, nhận định vấn đề hay tác phẩm. Chủ đề đa dạng, từ văn học, y khoa, tâm linh, khoa học, thời sự,... Một số bài trong nhiều bài viết của Lm. Trần Cao Tường tôi xin đan cử như sau: 

Thời Điểm Đợt Sóng Thứ Ba, Thời điểm mẫu đàn ông thu hút nhất, Vũ khúc đánh giầy, Thời điểm nụ cười Mona Lisa và con số 13 may mắn, Thời điểm đi xem mắt họa sĩ Vincent van Gogh: Bức tranh mắc tiền nhất thế giới, Công Án Thiền Trong Thơ Du Tử Lê, Tìm thấy nhiều mỏ vàng ở Nam Phi, Điệu Múa Trên Ao Vàng - On Golden Pond, Điệu Múa Của Ong Trong Đường Tu Đức Việt, Cô Gái Kéo Mặt Trời Lên Được, Thế Võ Trống Tay, Thế Luyện Lực của Tây Tạng, Từ điệu nhạc Jazz đến nhịp sống vuông tròn, Từ Phương Pháp Khai Huyệt Đan Điền Tới Phép Thần Điện, Thời điểm cái ấm nước của triết gia Kim Định, Thời điểm đàn sâu rước kiệu, Hiện tượng Bé Akiane và Hàn Mặc Tử ọc ra thơ từ cùng một nguồn ánh sáng, Những huyền bí bên kia cõi chết qua hiện tượng Hàn Mặc Tử, Bí mật sức sáng tác bùng phát của cô bé Akiane, Điệu múa vào xuân, Con mắt luôn kinh ngạc của một người Mẹ, Bản thánh ca kỳ lạ,... 

Phải nói là sức sáng tác của Cha Tường thật phong phú, tôi đùa với ngài mỗi khi ghé vào site đọc không kịp bài mới. Ngài thích chủ đề về nhà thơ Hàn Mặc Tử, khi ngài ngỏ ý đưa bài viết Hàn Mặc Tử của tôi viết vào site Dũng Lạc, tôi cho ngài biết thật là một hân hạnh cho tôi, ngài còn thông báo sẽ chia đất cắm dùi cho tôi vào khu vực văn học nghệ thuật trong site Dũng Lạc, tôi cám ơn ngài, những cảm tình ngài đã dành cho tôi thật là trân quý.

Ngày Giáng sinh đang về, tôi đọc lại bài viết của ngài, Bản Thánh Ca Kỳ Lạ (Khúc Sáo Ân Tình), chút gì xúc động khi nhớ giọng lại nói của ngài trong điện thoại viễn liên. Bao năm quen biết ngài chỉ qua email và điện thoại, chứ tôi chưa bao giờ được gặp mặt ngài ở ngoài đời, khác với hai anh Quyên Di và Trần Trung Đạo có kỷ niệm thật sự với ngài ở ngoài đời.

Bản Thánh Ca Kỳ Lạ là bài viết về nguồn gốc bài nhạc Giáng Sinh nổi tiếng, tên Đức ngữ là "Stille Nacht", hay tên Anh ngữ là "Silent Night", tức Đêm An Bình qua tên Việt ngữ mà ngài dùng. Silent Night là ca khúc giáng sinh truyền thống. Nhạc được ưa chuộng, phổ biến nhanh chóng, lan truyền đi khắp nơi, Đêm An Bình hay tựa phổ thông qua lời Việt là "Đêm Thánh Vô Cùng"; Tưởng cũng nên ghi nhận lời ca Việt của nhạc sĩ Hùng Lân. Stille Nacht đã được dịch thành hàng trăm thứ tiếng và được cất lên hàng triệu triệu lần vào những dịp lễ cuối năm trên hoàn vũ..

Nguyên thủy bài Stille Nacht được hợp soạn bởi nhạc sĩ Franz Gruber (một danh thủ đàn phong cầm, quê quán tại Salzburg, cùng quê với Mozart, Áo quốc) và linh mục Josef Mohr (người Áo, vốn có tâm hồn đam mê văn chương và âm nhạc) đồng sáng tác. Franz Gruber lo phần phổ nhạc, Cha Josef Mohr làm lời thơ cho bài hát trứ danh này. Phải nói là bài nhạc ra đời ở hoàn cảnh rất tình cờ và kỳ diệu. Cha Mohr ở tuổi trẻ, rất nghệ sĩ tính, phóng khoáng và cỡi mở. Mùa Lễ Giáng Sinh năm 1818 Cha Mohr thật sự lo lắng, vì cha sở đã già và lâm bệnh nặng, nên trao hết mọi công việc lại, từ việc giải tội đến làm lễ hát trọng thể vào nửa đêm Giáng Sinh. Điều làm cha Mohr hoảng sợ nữa là đàn nhà thờ bị chuột gặm hư nặng và lại không kiếm được người sửa chữa.

Buổi chiều để chuẩn bị cho Lễ Nửa Đêm, Cha Mohr ngồi dọn bài giảng mà chẳng ra một ý nào cả! Bỗng có tiếng gõ cửa, có người muốn gặp cha vì có chuyện khẩn cấp. Cha Mohr tỏ ra khó chịu. Giờ tối thế này mà còn có người quấy rầy. Nhưng rồi cha bình tĩnh ngay, vì có chuyện cần thiết phải giúp đỡ gấp: một đứa bé vừa sinh non cần cha đến rửa tội ngay vì bé trong tình trạng khó sống.

Khí hậu miền Bayern vào mùa lễ lại lạnh cóng. Cha Mohr vội vã lội tuyết ra đi, mãi khi tới một nơi hẻo lánh, rồi cha bước vào trong một túp lều xơ xác thiếu thốn đủ thứ, cha Mohr thấy một cảnh tượng thật xúc động là đứa bé đang ngoi ngóp trong cái nôi nhỏ gần lò sưởi bên cạnh người mẹ xanh xao yếu ớt và người cha loay hoay hoang mang chưa biết phải làm gì nữa. Nhưng có điều rất lạ là cả căn phòng nghèo nàn toát ra một hơi ấm, nét mặt cả hai vợ chồng rất tin tưởng vào sự an bình khi cha Mohr đến, đang khi ở ngoài trời tuyết lạnh rơi xối xả. Cảnh giáng sinh đây rồi. Tình yêu giáng sinh tạo nên nét thiêng liêng, tình yêu khi đêm dông về để Người trên cao giáng trần đang hiện hình. Cha Mohr cảm nhận mọi xung khắc, mọi khó khăn, mọi trở ngại được hóa giải, mọi cảnh vật xung quanh bổng trầm lắng lại để hợp thành một nhạc khúc êm dịu, mọi âu lo được biến thành phút thanh thản, niềm hạnh phúc đã đến.

Khi đã làm xong nhiệm vụ, Cha Mohr lại lội tuyết trở về nhà thờ, nhưng tâm hồn rạng lên niềm an vui đầy hứng khởi cho bản nhạc, khi hồn nhạc dâng cao giữa đêm khuya, thay vì về thẳng nhà thờ, Cha Mohr đã tìm tới nhà Franz Gruber ở Arndorf cách nhà thờ hai dặm, và cho biết mình đang rộn lên những hình ảnh và ý tưởng tuyệt vời cần phải viết ra ngay. Thế là sau đó lời của bài hát kỳ lạ Stille Nacht được viết xong, và Franz Gruber phổ nhạc một cách nhanh chóng ngay hôm đó, xong một cách dễ dàng, vì lời thơ tự nó đã dâng niềm rung cảm tạo nên những nốt nhạc đầy hứng khởi.  

Thế là bản Đêm An Bình (Stille Nacht) lần đầu tiên được hát lên với đàn guitar vào lễ Nửa Đêm Giáng Sinh tại nhà thờ thánh Nicola ở một làng quê nhỏ bé Oberndorf. Cảm động hơn nữa, chính cha chủ tế Josef Mohr và Franz Gruber hát câu riêng trong phần cầu nguyện sau khi rước lễ.

Và đó là gốc tích của bài Stille Nacht hay Silent Night, mà Cha André Tường nhắn gửi nhân mùa Giáng Sinh.

Sau cùng, Lm. Trần Cao Tường viết lại chuyện kỳ diệu này; Một chuyện vui có kết cuộc đầy hạnh phúc cho dịp Lễ Giáng Sinh, ẩn ý của Bản Thánh Ca Kỳ Lạ. Nhưng năm nay lại là năm đầu tiên kể từ khi ngài ra đi. Trong tâm tưởng nhớ đến ngài nhân dịp Noël 2010, Việt Hải xin kính gửi đến Cha André Trần Cao Tường bài hát Silent Night, theo tinh thần của bài viết "Bản Thánh Ca Kỳ Lạ".

Silent Night - Mormon Tabernacle Choir:

"Silent night, holy night! 
All is calm, all is bright. 
Round yon Virgin, Mother and Child. 
Holy infant so tender and mild, 
Sleep in heavenly peace, 
Sleep in heavenly peace.
Silent night, holy night! 
Shepherds quake at the sight. 
Glories stream from heaven afar 
Heavenly hosts sing Alleluia, 
Christ the Savior is born! 
Christ the Savior is born.
Silent night, holy night! 
Son of God love's pure light. 
Radiant beams from Thy holy face 
With dawn of redeeming grace, 
Jesus Lord, at Thy birth. 
Jesus Lord, at Thy birth"


 
Kính chúc Cha bình yên ở trên cao. 
Trần Việt Hải, Los Angeles

Gửi hai con tôi trong sự hồn nhiên của tuổi thơ 
để lòng tôi khỏi hồi hộp.


Việt Hải Los Angeles
    (Xin bấm vào link này)
 

  
We Wish You a Merry Christmas- Enya:
"We wish you a merry Christmas 
We wish you a merry Christmas 
We wish you a merry Christmas 
And a happy New Year. 
Glad tidings we bring 
To you and your kin; 
Glad tidings for Christmas 
And a happy New Year!"

 
  
       Tôi sung sướng ngồi trong hội trường nhìn hai con tôi đang đón mùa Noel về năm ngoái. Các cháu tham gia nhóm đồng ca nhạc Giáng Sinh (Christmas Carols) của nhà trường hát vang những khúc nhạc thông báo mùa Noel đang trở về với nhân loại. Hình như các phụ huynh xung quanh tôi đều hài lòng với con cái cúa họ đang vui Giáng Sinh...
Xem link sau:

Mùa Giáng Sinh Với Con Tôi:
 
Bữa Tiệc Đêm Giáng Sinh (Réveillon de Noël):


Những Ý nghĩ Vụn Cuối Năm - Việt Dương Nhân Paris: