Monday 17 March 2014

Bài Học Ukraine/Crimea: Quyền Lực Cứng thắng Quyền Lực Mềm - Trần Mộng Lâm

Rất buồn là sự thực này bao giờ cũng đúng.

 Ngoại Giao mà không có khẩu súng đi kèm thì cũng chỉ là nước đổ lá môn.

Các biện pháp trừng phạt Nga trong vụ trưng cầu dân ý tại Crimea của Obama và các nguyên thủ các nước bên Ạu Châu đề ra có đưa lại kết quả nào không ?? Câu trả lời là vô ích. Crimea sẽ trở về Nga. Mỹ. Âu Châu, NATO không thể lật ngược được thế cờ. Các biện pháp bao vây kinh tế, trừng phạt, kiểm soát thông hành…v.v sẽ không đem lại điều gì cụ thể. Nga đã hiện diện tại đó và họ sẽ không rút lui bao giờ.

Đối với Nga, việc Ukraine trở thành một thành viên của khối NATO cũng quan trọng như sự kiện các  hỏa tiễn Nga tại CUBA năm 1962 đe dọa Mỹ, thời của ông TT  JF. Kennedy.

Crimea và có lẽ cả miền Đông Ukraine rất quan trọng cho việc phòng thủ của Nga.
Đây là những vị trí sanh tử của quốc gia này.

Trong vụ này, có thể nói là U.S/NATO đã tính sai nước cờ.

Kể từ năm 2000, NATO muốn kéo Georgia và Ukraine vào hang ngũ của mình. Nga không bao giờ chấp nhận điều đó. Vì thế có chiến tranh Nga-Georgia vào tháng tám năm 2008.

Trong khi đó, đối với U.S, họ có quyền lợi nào liên quan đến vùng này ?? Câu trả lời là con số Không.
Liệu Luân Đôn hoặc Nữu Ước có bận tâm về ông XYZ nào làm lãnh tụ tại Crimea đến nỗi phải gửi người và võ khí sang đây chiến đấu ?? Câu trả lời đã nằm trong câu hỏi.

Vậy thì phải chấp nhận một điều, là Crimea và có thể cả Miền Đông Ukraine sẽ bị sáp nhập vào NGA.

Các lãnh tụ Tây Phương, trong đó có ông OBAMA, sẽ lúng túng, vụng về chẳng biết xoay trở ra sao.
Nhưng những sự kiện này đối với chúng ta ở chỗ nó tạo ra một Tiền Lệ trên Thế Giới, (A Global Precedent).

Trên Thế Giới ngày nay đang có nhiều vụ tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải, thí dụ như tranh chấp giữa Trung Hoa và Nhựt, Ấn Độ, Phi Luật Tân, Việt Nam…Vụ Ukraine/Crimea sẽ còn ảnh hưởng cho toàn cầu trong nhiều năm tới đây.

Người ta đang mở mắt to để nhìn vào cách các quốc gia Tây Phương hành sử trong các cuộc tranh chấp này.

Đây là thời điểm để U.S/NATO chú ý thêm về quân sự, khí giới mới.

Sự thật đáng quan ngại là ngân sách quốc phòng của U.S/NATO giảm trong khi ngân sách của Trung Cộng tăng.

Chúng ta chỉ trông mong một điều là những cuộc bầu cử sắp tới, các nước Tây Phương có thể bầu ra những lãnh tụ sáng giá hơn các người đương nhiệm.

Trần Mộng Lâm