Monday 17 March 2014

Rủi Ro của Việt Nam: không được vào TPP vì vi phạm quyền lao động

(Nguyên bản tiếng Anh: Vietnam risks TPP slot on labor reality)
 
Nguyễn Quốc Khải
Speaking Freely
Asia Times
6-3-2014
Bản dịch: Nguyễn Quốc Khải
 
Hình (gia đình): Cô Đỗ Thị Minh Hạnh đang thọ án 7 năm tù vì giúp bảo vệ quyền công nhân Việt Nam. 

Hiệp ước thương mại Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership  - TPP) do Hoa Kỳ lãnh đạo và đang được thương thuyết giữa 12 nước bao gồm Việt Nam, đòi hỏi rằng những hội viên chấp nhận và bảo vệ những điều lệ về lao động, bao gồm quyền tự do lập hội, quyền thương lượng tập thể và tuyệt đối không cho phép lao động trẻ em và cưỡng bức. Nếu những nhà thương thuyết giữ vững những đòi hỏi này, Việt Nam cần phải bị cấm không cho vào hiệp ước này.
 
Tính cách chính danh của chế độ độc đảng tại Việt Nam ngày nay hoàn toàn dựa trên thành tích giảm nghèo và tiến bộ về kinh tế. Do đó, Đảng Cộng Sản Việt Nam đang cầm quyền hiện nay đặt ưu tiên vào việc gia nhập TPP.  Vì Trung Quốc bị loại ra khỏi hiệp ước này, Việt Nam có tiềm năng trở thành nguồn cung cấp lao động rẻ nhất chính trong khối thương mại này.  Công ty dịch vụ tài chánh và ngân hàng đa quốc gia Hong Kong – Shanghai Banking Corporation (HSBC) của Anh quốc ước tính rằng gia nhập vào TPP sẽ làm tăng tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam tới 20% vào năm 2020.  Vòng đàm phán tại Singapore vào tuần này đã không đạt được thỏa hiệp sau cùng.
 
Những tổ chức nghiệp đoàn mạnh tại Hoa Kỳ, bao gồm American Federation of Labor and Congress of Industrial Organizations, Communications Workers of America, International Brotherhood of Teamsters và International Brotherhood of Electrical Workers đã lên tiếng mạnh mẽ phản đối việc gia nhập của Việt Nam vào TPP. Những tổ chức ở Hoa Kỳ tham gia vào chiến dịch chống việc gia nhập của Việt Nam vào TPP bao gồm Citizens Trade Campaign, United Here và United Students against Sweatshops.
 
Những than phiền chống lại những tiêu chuẩn lao động tồi tệ quá mức rất có lý. Chánh phủ Hoa Kỳ không chấp thuận yêu cầu của Việt Nam được tham gia vào Hệ Thống Ưu Đãi Phổ Quát (Generlized System of Preferences ) viết tắt là GSP, từ 2008, chính vì những vi phạm quyền lao động có hệ thống của Hà Nội. Hoa Kỳ cũng duy trì cấm vận võ khí đối với Việt Nam vì hồ sơ nhân quyền xấu của quốc gia này, bao gồm những cấm đoán thô bạo về mọi hình thức bất đồng chính kiến.
 
Việc bảo vệ các quyền tự do công dân về mặt luật pháp của Việt Nam trái ngược với sự đàn áp trên thực tế. Điều 25 của Hiến Pháp 2013 của Việt Nam bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin. Điều này cũng tôn trọng những quyền hội họp, lập hội, biểu tình.
 
Trên thực tế, công dân Việt Nam không có những quyền tự do như vậy. Việt Nam chưa phê chuẩn Công Ước 1948 của Liên Hiệp Quốc về tự do lập hội và bảo vệ quyền tổ chức, có hiệu lực vào ngày 4-7-1950. Bất cứ một cuộc tập họp nào từ năm người trở lên phải có giấy phép của chính quyền địa phương. Một nghị định ban hành vào 2005 cấm tập họp trước các cơ quan nhà nước, các hội nghị quốc tế, và Quốc Hội.
 
Việt Nam có nhiều tổ chức bảo trợ bởi chánh phủ, nhưng không có những tổ chức độc lập phi chánh phủ.  Những tổ chức do chánh phủ bảo trợ, bao gồm những tổ chức tôn giáo, phải thuộc chánh phủ hoặc liên hệ với nhà nước. Một số ít tổ chức liên tục bị công an phá rỗi chỉ vì thế độc lập của những tổ chức này.
 
Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam (TLĐLĐVN) là một nghiệp đoàn duy nhất tại quốc gia này. Tất cả các công đoàn ở Việt Nam bị đòi hỏi phải gia nhập vào TLĐLĐVN, một trong những phong trào quần chúng của Mặt Trận Tổ Quốc của nhà nước.
 
Những lãnh tụ của TLĐLĐVN ở cấp quốc gia hay địa phương đều phải là đảng viên Cộng Sản. Những nhà phê bình nói rằng họ được trả lương cao vì phục vụ chủ nhân các công ty và bảo vệ quyền lợi của đảng cầm quyền thay vì quyền lợi của công nhân. Tiến Sĩ Đỗ Quỳnh Chi, một chuyên gia về lao động, sáng lập viên và giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Lao Động, đã viết trong tài liệu nghiên cứu xuất bản vào 2008 rằng không phải là một điều bất thường khi những quản trị viên của công ty trở thành người lãnh đạo công đoàn và những chủ công ty tìm cách ảnh hưởng đến cuộc bầu cử công đoàn.
 
Theo luật pháp, bất cứ một cuộc đình công nào trước hết phải được TLĐLĐVN chấp thuận. Tuy nhiên, TLĐLĐVN trong lịch sử chưa bao giờ tổ chức hay hỗ trợ bất cứ một cuộc đình công nào. Do đó tất cả những cuộc đình công ở Việt Nam là tự phát và bất hợp pháp về mặt kỹ thuật. Chính phủ Việt Nam gần đây ban hành một nghị định chống công nhân. Nó đòi hỏi công nhân tham gia những cuộc đình công bất hợp pháp phải bồi thường chủ nhân về những thiệt hại do đình công gây ra.
 
Ngoài những giới hạn luật pháp này, những sự bóc lột lao động thô bạo là những chuyện thường ở Việt Nam, bao gồm những tường thuật phổ biến rộng rãi về cưỡng bức lao động và lao động trẻ em.  Tình trạng này tiếp tục xẩy ra mặc dù Việt Nam đã phê chuẩn những công ước lao động quốc tế về lao động trẻ em và mức lương tối thiểu lần lượt vào năm 2000 và 2003.
 
Tù nhân thường xuyên bị cưỡng ép làm việc không được trả lương hoặc được trả rất ít. Tù nhân sản xuất thực phẩm và những sản phẩm khác để tiêu thụ trong nhà tù hay bán ở địa phương. Biến chế hạt điều trong điều kiện nhà tù thô bạo là một trường hợp nổi tiếng về lạm dụng lao động.
 
Human Right Watch tường thuật rằng cưỡng bức lao động được sử dụng tại các trung tâm phục hồi ma túy trên toàn quốc Việt Nam. Các tù nhân tại những trung tâm này phải bóc vỏ hạt điều trong sáu đến bẩy giờ mỗi ngày mà chỉ được lãnh $3 mỗi tháng. Ngoài ra, các tù nhân tại các trại tù khác, kể cả các tù nhân lương tâm, bị cưỡng bức tham gia vào việc chế biến hạt điều. Việc xuất cảng hạt điều mang lại cho Việt Nam 1.5 tỉ Mỹ Kim mỗi năm.
 
Communications Workers of America (CWA) chỉ trích việc dùng lao động trẻ em ở Việt Nam. Trong một tài liệu về TPP, CWA viết “buôn trẻ em từ thôn quê về vùng thành phố vẫn là một vấn đề quan trọng. Theo những tường thuật của báo chí, chủ  nhân các công ty may quần áo trả cho cha mẹ khoảng 50-100 Mỹ kim để đưa các trẻ em của họ lên thành phố làm việc.  Chính phủ Hoa Kỳ chứng thực về điều này khi xác định rằng Việt Nam sử dụng lao động trẻ em trong việc sản xuất quần áo.”
 
Luật Việt Nam quy định rằng tuổi tối thiểu để làm việc là 18. Tuy nhiên trẻ em trong lứa tuổi 16-18 có thể làm việc nếu chủ nhân có giấy phép của cha mẹ và của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội. Tuy nhiên bộ này không đủ phương tiện để bắt thi hành luật. Do đó xẩy ra tình trạng lạm dụng rộng lớn. Trong khi giáo dục bắt buộc và miễn phí qua hết tuổi 14, các viên chức nhà nước hiếm bắt tôn trọng luật.
 
Cũng giống như Hiến Pháp 1992 trước đây, Hiến Pháp 2013 bảo đảm mọi quyền căn bản của công dân, bao gồm đầy đủ quyền lợi của công nhân như tại bất cứ một quốc gia phát triển trên thế giới.Trên thực tế, phần đông những công nhân Việt Nam phải chịu đựng lương thấp, làm nhiều giờ một ngày, không được trả lương phụ trội, điều kiện làm việc hại sức khỏe, không có bảo hiểm, và không có hưu bổng. Đây là những lý do tại ra sự bất ổn về công nhân tại Việt Nam.
 
Làn sóng đình công đầu tiên xẩy ra vào năm 2005 ở Việt Nam. Con số đình công tăng dần vào những năm kế tiếp với 400 vụ vào năm 2006, 600 vụ vào năm 2007, và 762 lần vào năm 2008. Các vụ đình công nhiều hơn và cường độ mạnh hơn do mức lạm pháp gia tăng bắt đầu vào năm 2009. Cho tới 2011, số đình công tăng lên đến 978, buộc các chủ nhân, bao gồm những nhà đầu tư ngoại quốc trong ngành dệt may phải trả lương cao hơn. Tuy nhiên, một công nhân Việt Nam trung bình vẫn phải làm việc ít nhất 10 giờ mỗi ngày trong sáu ngày mỗi tuần để chỉ được lãnh trung bình 70 Mỹ kim mỗi tháng.
 
Việt Nam trông đợi được hưởng lợi rất nhiều từ TPP nhờ cấu trúc lương thấp và một lực lượng lao động trẻ có học gồm 53 triệu người, chiếm vào khoảng 60% dân số. TPP sẽ mang nhiều đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và sẽ tạo nhiều cơ hội cho Việt Nam để đa dạng hóa nền kinh tế bằng cách chuyển từ xuất cảng nguyên liệu và những sản phẩm sử dụng tối đa lao động sang những hàng hóa chế biến có trị giá gia tăng cao.
 
Những biện pháp bảo vệ lao động của TPP sẽ làm TPP trở thành một mẫu mực cho những hiệp định thương mại tự do trên toàn thế giới. Việt Nam không thể được phép gia nhập vào TPP cho đến khi quốc gia này thi hành những cải tổ đáng kể về lao động và tự do công dân.
 
 
 
Vietnam risks TPP slot on labor reality

By Khai Nguyen 
Speaking Freely
Asia Times
March 6, 2014

The United States-led Trans-Pacific Partnership (TPP) trade agreement, which is under negotiation among a dozen countries including Vietnam, requires that members adopt and maintain strong and enforceable labor provisions, including freedom of association, allowances for collective bargaining and zero tolerance for child and forced labor. If negotiators hold fast to these requirements, Vietnam will necessarily be barred entry to the partnership. 

The legitimacy of Vietnam's one-party regime now rests solely on poverty reduction and high economic performance. The ruling Communist Party of Vietnam has thus placed high priority on joining the TPP. As China is excluded from the agreement, Vietnam would potentially be the trade grouping's main source of low wage labor. HSBC estimates Vietnam's participation in the pact would boost current gross domestic product by as much as 10% by 2020. A round of talks held in Singapore earlier this week failed to seal a final deal.  
Description: http://asianmedia.com/GAAN/www/delivery/lg.php?bannerid=2737&campaignid=1235&zoneid=36&loc=1&referer=http%3A%2F%2Fwww.atimes.com%2Fatimes%2FSoutheast_Asia%2FSEA-01-060314.html&cb=9951698d3e
Powerful trade groups in the US, including the American Federation of Labor and Congress of Industrial Organizations, the Communications Workers of America, the International Brotherhood of Teamsters and the International Brotherhood of Electrical Workers have raised strong objections to Vietnam's accession. US Organizations joining the campaign against it include the Citizens Trade Campaign, United Here and United Students against Sweatshops. 

Their complaints against Vietnam's abysmal labor standards are well-grounded. The US government has not approved Vietnam's request to participate in the Generalized System of Preferences (GSP) preferential tariff system since 2008, mainly due to Hanoi's systemic violations of labor rights. The US also maintains an arm embargo against Vietnam in punitive response to the country's poor human-rights record, including harsh curbs on any form of political dissent. 

Vietnam's legal protection of civil liberties is at odds with the country's suppression on the ground. Article 25 of Vietnam's 2013 constitution guarantees the rights of freedom of speech, opinion, press and information. It also enshrines in law the rights to assemble, form associations and hold demonstrations. 

In reality, Vietnamese citizens have no such liberties. Vietnam has not ratified the United Nations Convention of 1948 concerning freedom of association and protection of the right to organize, which came into force on July 4, 1950. Any gathering of five or more people requires permission from local authorities. A decree passed in 2005 prohibits any gatherings in front of state agencies, international conference venues, and the National Assembly. 

Vietnam has many government-sanctioned organizations (GSOs) but no independent non-government organizations. All GSOs, including religious organizations, must belong to the government or be affiliated with the state. There are a few organizations that are subject to constant harassment by public security agents precisely because of their independence. 

The Vietnam General Confederation of Labor (VGCL) is the sole national trade union in the country. All trade unions in Vietnam are required to affiliate with the VGCL, which is one of the mass movements of the state-affiliated Vietnamese Fatherland Front. 

VGCL leaders at both national and local levels are required by the state to be card-carrying Communist Party members. Critics say they are well-paid for serving company owners and protecting the interests of the ruling party rather than those of workers. Dr Do Quynh Chi, a labor expert, founder and director of the Research Center for Labor Relations, wrote in a 2008 research paper that it is not unusual for managers to become union leaders and employers to manipulate union elections. 

Legally, any labor strikes must first get the VGCL's approval. However, VGCL has never in its history initiated, organized, or supported any worker strikes. All strikes in Vietnam are thus spontaneous and technically illegal. The Vietnamese government recently issued a new anti-labor decree that requires workers who participate in illegal strikes to compensate company owners for any loss caused by their work stoppage. 

Beyond these legal restrictions, some of the harshest forms of labor exploitation are commonplace in Vietnam, including widespread reports of forced and child labor. These practices continue despite Vietnam's ratification of two International Labor Organization conventions regarding child labor and minimum wage payment for employment respectively in 2000 and 2003. 

Prisoners are routinely required to work hard labor for little or no pay. Much of the food and many of the goods they produce can be found in local markets. Cashew nut processing in harsh prison conditions is notorious for the use of abusive practices. 

Human Rights Watch has reported that forced labor has been used in drug rehabilitation centers across Vietnam, where inmates have to husk and peel cashews for six to seven hours a day for as little as US$3 a month. Inmates in other detention facilities, including prisoners of conscience, have also been pressed into cashew nut processing. Cashew exports earn the country approximately $1.5 billion a year. 

Communications Workers of America has criticized the use of child labor in Vietnam. In its document on the TPP, CWA wrote "trafficking of children from rural communities to urban areas remains a significant problem. According to media accounts, garment factory owners paid parents $50-$100 to send their children to the city to work. The US government corroborated this finding when it issued a final determination that Vietnam utilizes forced child labor in garment production." 

Vietnamese law stipulates that the minimum age for employment is 18. However, children between the ages of 15-18 can work if employers get permission from parents and the Ministry of Labor, Invalids, and Social Affairs. The ministry, however, has very limited resources to enforce the laws, opening the way for widespread abuse. While education is compulsory and free through the age of 14, government officials seldom enforce the requirement. 

Similar to its 1992 predecessor, the 2013 constitution guarantees all fundamental rights to Vietnam's citizens, including developed country standards for protection of workers. In practice, most Vietnamese workers suffer tremendously from low wages, long work days, no overtime pay, unhealthy working conditions, and lack of insurance and pensions. These are the reasons for rising labor unrest in Vietnam. 

The first wave of wildcat strikes in Vietnam occurred in 2005. Workers went on strike 400 times in 2006, 600 times in 2007, and 762 times in 2008. The frequency and intensity of these strikes was expected to intensify due to rising inflation beginning in 2009. By 2011, the number of strikes rose to 978, forcing employers, including foreign investors in textiles and garments, to pay higher wages. Still, the average Vietnamese factory worker must work at least 10 hours a day for six days a week just to earn on average $70 per month. 

Vietnam is expected to gain immensely from the TPP thanks to its low-wage structure and huge, young and educated labor force of almost 53 million people, accounting for roughly 60% of the total population. The TPP would bring more foreign investment into Vietnam and provide the country with opportunities to diversify its economy by moving from exporting raw materials and producing labor-intensive goods towards more high-end value-added products. 

The TPP's various labor protection measures make it a model for future free trade agreements around the world. Until Vietnam implements significant labor and civil liberty reforms, it should not be granted the privilege of membership. 

Speaking Freely is an Asia Times Online feature that allows guest writers to have their say. 
Please click here if you are interested in contributing. Articles submitted for this section allow our readers to express their opinions and do not necessarily meet the same editorial standards of Asia Times Online's regular contributors. 

Khai Nguyen is a former senior research analyst at the World Bank, a former professorial lecturer at the Paul H Nitze School of the Advance International Studies of Johns Hopkins University, and a former editorial consultant for Radio Free Asia

(Copyright 2014 Khai Nguyen)