Trong cái khổ đau chung của quốc gia có những cái khổ đau riêng của từng cá nhân.
Đây là câu chuyện đời mà Đặng Huy Văn nghe kể lại.
Bài thơ viết từ năm 2012.
Hai năm đã qua, vẫn có người còn ngẩn ngơ.
Xin trân trọng phổ biến.
Vinh
Lời Tác Gỉả: Tôi tình cờ gặp một người bán dạo trên đường phố Sài Gòn kể cho nghe câu chuyện đời của anh ấy. Nhân dip kỉ niệm lần thứ 37 ngày 30 /4/1975, ngày hai ba con anh ấy bị thất lạc nhau, tôi xin trân trọng gửi tới quí vị độc giả của báo nhà một bài viết về cái ngày đáng ghi nhớ đó với hi vọng anh ấy có thể gặp lại được người ba ruột yêu dấu của mình nếu may mắn ba của anh đang được sống an lành ở đâu đó trong các cộng đồng người Việt của chúng ta.
30 THÁNG 04 NÀO CON CŨNG NGẨN NGƠ
Ba dìu con dọc theo Đường Tự Do ra thẳng Bến Bạch Đằng[1]Khoảng 2 giờ sáng ngày 30 tháng Tư, 37 năm rồi, con vẫn nhớ!Giữa hàng ngàn người chạy di tản cùng bà già trẻ nhỏĐang cố níu bám trên cầu tàu chờ chiến hạm quay sangCon bị lạc ba giữa những tiếng còi hụ hú vangTừ những con tàu nhổ neo ra khơi không bao giờ trở lạiBa có lên được không trên chuyến tàu hôm ấyHay đã quay xuống tìm con rồi bị kẹt lại trên bờ?Ba đã chạy về đâu khi đứa con tàn tật ngây thơKhông có cơm để ăn, không còn nhà để ở?Con bò lết đến sáng đêm rồi một người đàn bà quay lại đỡĐưa về nhà chăm nom và nuôi con đến bây giờ30 tháng Tư nào con cũng cứ ngẩn ngơĐau nhớ lời ba: “Ông nội con theo Việt Minh đánh PhápRồi đội cải cách ruộng đất về xử bắn ông ở Đại Từ[2]Ba phải trốn di cư vào Nam theo giáo dân ở Bùi Chu!”[3]Nay ba sống ở nơi nào, có còn nhớ Mậu Thân xưa?Lúc cả nhà ta đang yên giấc trong đêm Mùng Một TếtMột quả đạn rơi trúng giừơng làm má và em con bị chếtCon nằm kế bên, một chân bị đứt ngang tàn phế đến bây giờ!Nếu không được má nuôi cưu mang và sắm cho xe bán dạoThì con trai ba chắc đã không còn sống được để mong chờThương má nuôi, chồng đã bị mất tích khi vượt tù Côn Đảo[4]Cứ 30 tháng Tư về má lại tủi thân, ngồi khóc tựa trẻ thơ!Đi bán dạo đến nơi nào con cũng cố hỏi dòĐể xem ba có còn sống qua những tháng năm cải tạo?Hay đã chung số phận với hàng vạn thuyền nhân gặp bão?[5]Nhưng con vẫn thầm mong ba đang sống an lành ở một nơi xaCon ao ước sẽ có một ngày được về tận quê taĐể xây cất lại mồ mả của tổ tiên cùng của ông bà nộiNhưng Đại Từ quá xa, má nuôi già không đi nổiMình con đi khó khăn nên chưa thể về, xin tạ tội cùng ba!Con cũng hay qua Gò Dưa thăm em và cầu nguyện má[6]Phù hộ cho ba sống lâu để còn về gặp con và thăm lại quê nhà!Nhưng nếu không may ba đã mãi mãi không trở về được nữaXin hãy báo mộng cho con để con lo hương khói nghe ba!Đặng Huy Văn30.04.2012______________________GHI CHÚ:[1] Bến Bạch Đằng là một quân cảng của Hải Quân VNCH trước ngày 30/4/1975.[2] Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, nơi mở đầu chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất của miền Bắc, 1954-1956.[3] Bùi Chu là một giáo phận ở Nam Định, nơi giúp đỡ cho những người di cư vào Nam, 1954-1955.[4] Côn Đảo là một nhà tù của Pháp, sau này là của VNCH dùng để giam giữ tù nhân.[5] Từ 1975-1990 đã có trên 40 vạn thuyền nhân VN bị chết trên biển.[6] Gò Dưa là một nghĩa trang thuộc phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức