Tuesday 29 April 2014

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 29.4.2014

*******************************************************************************************************************************************
Logo VCHRQuê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam

& Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam 
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : 
queme.democracy@gmail.com
Web : http://www.queme.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
*******************************************************************************************************************************************

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 29.4.2014
Tưởng nhớ Ngày 30 Tháng Tư qua phát biểu của các nhân sĩ quốc tế Hôm nay là Nhà báo Edith Lenart và Nữ Ca sĩ Joan Baez



Bài 1 : Người trí thức Hoa Kỳ và Tù ngục Việt Nam Eugène Ionesco, Kịch tác gia Hàn Lâm viện Pháp : http://www.queme.net/vie/news_detail.php?numb=2273

PARIS, ngày 29.4.2014 (QUÊ MẸ) - Để Tưởng nhớ Ngày đất trời đảo lộn : Ngày 30 Tháng Tư năm 1975, Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam cho đăng lại một số bài viết những năm sau 1975 trên Tạp chí Quê Mẹ, phát hành tại Paris, của các nhà văn, nhà báo, triết gia, nhân sĩ quốc tế như Eugène Ionesco, Paul Goma, Ilios Yannakakis, André Glucksmann, Leonid Plyushch, Vladimir Bukoovsky, Joan Baez, Natalya Gorbanevskaya, Jean-Marie Benoist, Brigitte Friand, Edith Lenart, Denise Dumolin, Pierre Daix, Françoise Giroud, Edward Behr,v.v…

Hôm nay là hai bài viết của Nhà báo Edith Lenart có tựa đề “Mộng và thực ở Miền Nam Việt Nam”; và Nữ Ca sĩ Joan Baez có tựa đề “Tâm Thư về Quyền Sống của Ngưới Việt” đăng trên Tạp chí Quê Mẹ hai số Quốc Kháng phát hành tại Paris ngày 30.4.1978 và 30.4.1979.


Mộng và Thực ở Miền Nam Việt Nam


Edith Lenart


Lời giới thiệu : Nữ ký giả quốc tế, Edith Lenart, người đã được các báo chí quốc tế gửi tới Paris theo dõi cuộc Hòa Đàm Paris về Việt Nam cuối thập niên 60. Bà là đặc phái viên của các tờ Far Eastern Economic Review, Sunday Times, Economist, và cũng là bình luận gia về Đông Nam Á cho đài BBC.

Trong một bài viết ngắn, bà làm cho độc giả thấy rõ quá trình lịch sử Việt Nam 48 năm qua. Nói cho đúng là lịch sử Đảng Cộng sản xâm lược Việt Nam dưới bàn tay phù thuỷ, điệp viên của Đệ Tam quốc tế, Hồ Chí Minh. Lịch sử tóm gọn và rõ nét này bắt người Việt Nam nặng lòng với tổ quốc phải ngẩn ngơ trước sự thắng bại đã định trước. Định trước của một bên là Đệ Tam Quốc tế qua điệp viên tay sai là ông Hồ, có âm mưu, có kế hoạch và chiến lược thôn tính và xích hoá từ năm 1930, đối với bên chỉ có tình cảm dân tộc, nặng phần ỷ ngoại, nhưng không có kế hoạch và chiến lược dân tộc, nên đã thất bại.

Ngày nay, cũng chính bên có âm mưu, có kế hoạch và chiến lược, đang thọc sâu vào nội bộ của phe dân tộc, trong cũng như ngoài nước, thả một bầy đặc tình tôn giáo, một bầy Dư luận viên, ngày đêm viết bài đâm bị thóc chọc bị gạo để phân hoá, chia xé cộng đồng tranh đấu. Làm cho cá nhân này đố kỵ cá nhân kia, đảng phái này kèn cựa với đảng phái nọ, tôn giáo này đánh phá tôn giáo khác.

Ngày nay, phía dân tộc vẫn bâng quơ chụp mũ cho đảng này, tôn giáo kia làm mất Miền Nam, mà không hề ý thức thân phận con cờ, thân phận tay sai trên sấn khấu chính trị toàn cầu. Vô hình trung chụp lên đầu những ai là dân tộc chiếc mũ Cộng sản để dễ bề triệt hại nhau, làm yếu đi lực lượng dân tộc trong cuộc đấu tranh khẩn thiết cho tiến trình dân chủ hoá Việt Nam. Cùng là gào gọi dân chủ và nhân quyền, mà nội dung và hành động cho nhân quyền và dân chủ lại hãm hại nhau, tranh chấp nhau như sừng với đuôi.

Muốn gì thì muốn, trước tiên phải có kế sách và con đường chiến lược thực hiện, mà bước đầu là sự kết hợp dân tộc để chống lại mọi liên minh với kẻ thù dù vô tình hay cố ý, dù nại cớ này hay cớ nọ. Loại chủ nghĩa nhân danh đã mất chính danh !

Bài viết của một ký giả ngoại quốc bày ra cho chúng ta những tư liệu gốc, những mốc nhận định, để từ đây chúng ta tỉnh táo sắp đặt lại con đường tiến thủ, khi lợi thế địa chính đang trở lại với dải đất hình chữ S.

Quê Mẹ


Trước ngày Bắc Việt cưỡng chiếm Miền Nam, mấy ai nghĩ rằng sau khi chiến tranh chấm dứt, thực tế lại có thể quá khác xa với lời hứa hẹn của Cộng Sản.

Đúng ra thì người ta đã có thể tiên liệu được thực tại đau thương tại Miền Nam. Từ trước vốn có nhiều tài liệu minh chứng sự kiện đó. Tuy nhiên, đối với một dân tộc đã quá ê chề với cuộc chiến tàn ác và dài đăng đẳng, tất cả sự thật đã bị vùi chôn dưới làn sóng tuyên truyền của Cộng Sản với chiêu bài « Hòa bình, Hòa giải dân tộc, và Tự do dân chủ. »

Cộng Sản đã dùng bạo lực để hoàn thành mục đích chính trị của họ. Ngoài ra, Cộng Sản khai thác triệt để những khó khăn hiện tại để đưa con người vào mê hồn trận, ở đó, lối thoát độc nhất là sự chán chường tự ám. Người Mỹ vì muốn rút lui khỏi Việt Nam cũng như người Pháp muốn trở lại Miền Nam sau khi Mỹ rút lui, nên cả hai đã dễ dàng biến thành con mồi ngon của ảo vọng.

« Hiệp Định Đình Chiến Paris năm 1973 » tạo cơ hội hi hữu cho Cộng Sản xâm chiếm Miền Nam. Theo Hiệp Định thì Mỹ phải rút khỏi Miền Nam, tuy nhiên vấn đề căn bản đã không được giải quyết, nói cách khác, vấn nạn đặt ra là ai sẽ cai trị Miền Nam?

Để tìm cho Miền Nam một thể chế chính trị tương lai, đại diện của chính quyền Thiệu, Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Sản sẽ cùng với lực lượng « trung lập » thành lập một « Ủy Ban Hòa Giải Dân Tộc ». Ủy Ban này sẽ bầu ra chính phủ liên hiệp chuyển tiếp tại Miền Nam, chính phủ này có nhiệm vụ tổ chức và kiểm soát tổng tuyển cử để thành lập một chính phủ độc lập tại Miền Nam.

« Lực lượng trung lập hay lực lượng thứ ba » là con đẻ của Pháp. Lực lượng này gồm những nhân vật chính trị không thân chính quyền Thiệu cũng như không thân Cộng, đa số những nhân vật này đã sống lưu vong tại Pháp. Người Pháp hy vọng rằng qua sự giúp đỡ của những người này, khi nắm được quyền chính ở Miền Nam, người Pháp có cơ hội trở lại Việt Nam.

Tuy nhiên, Ủy Ban Hòa Giải Dân Tộc không bao giờ được thành hình. Đại diện của Saigon cũng như của phe Cộng Sản không bao giờ đồng ý ngay cả sự định nghĩa thế nào là « lực lượng thứ ba trung lập ». Đinh Bá Thi, đại diện Chính Phủ Lâm Thời, đã nói với tác giả đầu năm 1975 là lực lượng thứ ba « đang đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc tranh đấu cho hòa bình, dân chủ và nâng cao đời sống dân chúng », ông ta nhấn mạnh rằng trong tương lai lực lượng này « sẽ đóng một vai trò quan trọng vào việc kiến thiết và kiến tạo Miền Nam. » Nhưng khi đại diện Saigon yêu cầu ông Thi đưa ra những tiêu chuẩn để định nghĩa một nhân vật, một tổ chức « trung lập », hoặc cho biết danh sách những nhân vật này thì ông Thi không trả lời.

Về mặt quân sự, Hiệp Định Paris cũng mang nhiều nhược điểm. Hiệp Định không ấn định vùng nào thuộc phe nào kiểm soát. Ủy Ban Kiểm Soát gồm có Hung Gia Lợi, Ba Lan, Gia Nã Đại và Nam Dương, đã không thể có hành động nào ngăn chận những vi phạm ngưng bắn, vì họ bị trói buộc vào điều khoản « phải được sự đồng ý toàn bộ của mọi phe phái mới được hành động. »

Theo Hiệp Định thì sự viện trợ quân sự cho Miền Nam  sẽ ngưng, khi ngưng bắn toàn diện. Điều này dĩ nhiên không bao giờ xảy ra, nhờ thế, Hà Nội đã ồ ạt đưa quân đội và vũ khí vào Miền Nam.

Ngoài ra, thi hành Hiệp Định sẽ không mang lợi lộc cho phe nào cả. Đối với chính quyền Thiệu thì sự kiện này có nghĩa là phải chia sẻ quyền hành chính trị với Cộng Sản. Còn đối với Hà Nội thì có nghĩa là phải chấp nhận một Miền Nam độc lập, mà sự thống nhất trong hòa bình chỉ được thực hiện qua từng giai đoạn trong một thời gian vô hạn định. Đây là điều mà Hà Nội không bao giờ chấp nhận.

Kể từ cuối thập niên 1920, khi Quốc Tế Cộng Sản (Cominterm) gọi Hồ Chí Minh đến Hồng Kông để kết hợp các phe nhóm Cộng Sản đang chống nhau, thành một Đảng Cộng Sản Việt Nam, thì vấn đề toàn vẹn lãnh thổ đã được coi là mục tiêu chính yếu. Một điều khoản trong Hiến Pháp 1960 của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nêu rõ rằng: "Nước Việt Nam là một, từ Lạng Sơn đến Cà Mau" và cho đến nay chưa một lần nào Hà Nội phủ nhận xác tín ấy.

Khi chiến tranh bùng nổ vào năm 1960, Hà Nội đã tổ chức điều hành và kiểm soát tất cả hệ thống chính trị và quân sự ở Miền Nam.

Hệ thống kiểm soát ngầm tại Miền Nam được hồi sinh dưới danh hiệu Cục Trung Ương Nam Bộ. Các đảng viên cao cấp trong Ban Chấp Hành Trung Ương và Trung Ương Đảng Bộ miền Bắc (Đảng Lao Động) được giao lãnh trách nhiệm điều khiển. Ban Chấp Hành Trung Ương ở Hà Nội đã được cải tổ và phân bộ Đảng Cộng Sản tại Miền Nam được đặt tên là Đảng Cách Mạng Nhân Dân.

Tháng 11 năm 1961, trách vụ của đảng Cách Mạng Nhân Dân được ấn định trong một quyết nghị mật của Trung Ương Đảng Bộ rằng « ...đây chỉ là một danh xưng..., phân bộ của Miền Nam chỉ là một thành phần của Đảng Lao Động Việt Nam đặt dưới sự chỉ đạo của Trung Ương Đảng Bộ do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. » Việc điều hành bộ máy hành chánh trong những vùng « giải phóng » được giao cho « Ủy ban Hành chánh » của đảng Cách Mạng Nhân Dân.
Cuối năm 1967, vài tháng trước biến cố Mậu Thân, Phạm Hùng, nhân vật đứng hàng thứ tư của Trung Ương Đảng Bộ, được đặc phái vào Miền Nam. Phạm Hùng được giao phó nhiệm vụ lãnh đạo Cục Trung Ương Nam Bộ và giữ chức bí thư Đảng Cách Mạng Nhân Dân đồng thời Ủy Viên Chính Trị để lãnh đạo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

Tháng 6 năm 1969, Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam được thành lập để đại diện cho Cộng Sản tại Hội Nghị Paris. Về đẳng cấp thì chức Chủ Tịch Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Huỳnh Tấn Phát và Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thị Bình chỉ tương đương với huyện ủy hay tỉnh ủy.

Mặc dầu bên ngoài, Bắc Việt dùng mọi nỗ lực để các nước công nhận Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời, nhưng bên trong thì Hà Nội không bao giờ cho phép Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời có thực quyền, mà chỉ cho đóng vai trò phụ thuộc.

Cộng Sản luôn luôn gây ảo tưởng về mọi mặt, như họ tạo dựng cuộc « đấu tranh giải phóng Miền Nam hoàn toàn độc lập. » Hồi đầu tháng tư 1975, Đại Sứ Hà Nội tại Pháp, Võ Văn Sung, đã khôn khéo thuyết phục được giới hữu trách ở điện Elysée là nếu Thiệu từ chức thì sẽ tránh được cuộc tắm máu tại Saigon, và việc thống nhất hai miền sẽ được trì hoãn. Võ Văn Sung đã nhấn mạnh là Hà Nội và Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời sẵn sàng thi hành nghiêm chỉnh Hiệp Định Paris gồm cả sự ngưng bắn tại chỗ, tổng tuyển cử và đưa ra một giải pháp về sự hiện diện của quân đội Bắc Việt tại Miền Nam. Sung nhấn mạnh là tất cả mọi điều trên đều có thể thi hành với điều kiện là Thiệu phải từ chức.

Pháp đã bắn tiếng cho Hoa Thịnh Đốn, và tại Saigon, Đại Sứ Pháp, Jean-Marie Mérillon đem sức thuyết phục Đại Sứ Hoa Kỳ Graham Martin là Thiệu phải ra đi. Mérillon nói rằng phải để Dương Văn Minh thay thế, thì phe Cộng Sản mới chịu thương thuyết.

Thiệu ra đi, « Big Minh » thay thế, và sáng ngày 30 tháng 4 sư đoàn 324 của Bắc Việt tiến vào Saigon.

Đúng 12g15, giờ địa phương, cờ của Mặt Trận Giải Phóng Việt Nam được kéo lên trên dinh Độc Lập và « Big Minh » liền bị quản thúc tại gia.

Tuy vậy, nhiều người vẫn còn nuôi ảo vọng, rằng Miền Nam trong một tương lai lâu dài sẽ còn là một thực thể kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa cá biệt. Nhưng chỉ một năm sau, Việt Nam đã chính thức thống nhất. Ngay cả sau khi thống nhất, nhiều người vẫn cho rằng để tái thiết và phát triển kinh tế, Miền Nam sẽ không bị tập sản hóa, chính quyền sẽ hoan nghênh việc hiệp thương và sự đầu tư của ngoại quốc. Thực tế một lần nữa đã chứng minh ngược lại.

Nhận thấy không thu phục được nhân tâm, trái lại còn gây sự chống đối thụ động qua cung cách bất hợp tác của dân chúng Miền Nam, Cộng Sản đã quyết định tiến tới một chế độ độc tài vô sản trên toàn cõi Việt Nam.

Vì thế, suốt ba năm kể từ ngày "giải phóng" Miền Nam, tất cả mọi nỗ lực của Cộng Sản  chỉ đóng khung trong việc củng cố chế độ chuyên chính vô sản và "hướng đi" của họ là cộng sản hóa vĩnh viễn Việt Nam.

Để thực hiện mục đích này, tất cả mọi ngành, canh nông, thương mãi và kỹ nghệ đều bị xã hội hóa và tập sản hóa. Một cơ cấu kinh tế được thiết lập trong đó con người hoàn toàn bị Đảng và Nhà Nước kiểm soát. Nhiều người đã nuôi ảo tưởng là một khi thống nhất, Việt Nam sẽ có đường lối giống như Nam Tư, trên thực tế thì đây là hai thể chế khác hẳn, vì Xã Hội Chủ Nghĩa của Nam Tư là sự phối hợp của chế độ độc tài nhà nước và tự do doanh nghiệp.

Edith Lenart,viết riêng cho Tạp chí Quê Mẹ, số 30.4.1978



Tâm Thư về Quyền Sống của Người Việt


Joan C. Baez

Lời giới thiệu : Nhà sáng tác Nhạc và cũng là Nữ Ca sĩ nổi danh của Hoa kỳ. Chị được giới trẻ hoan nghênh  và yêu chuộng thập niên 60, những năm xuất hiện rầm rộ trên thế giới các phong trào bất bạo đông, tâm linh, hoà bình, và phản chiến.

Joan Baez là thần tượng đại biểu cho nỗi lòng và tiếng hát của thế hệ trẻ mất niềm tin vào trật tự thế giới do hai khuynh hướng Tả - Hữu điều hành. Với tinh thần từ bi, bất bạo động, chị hát ca chống chiến tranh, và đã lầm tưởng Bắc Việt chiến đấu cho hoà bình và độc lập thực sự. Nhưng sau chuyến viếng thăm Hà Nội, sau khi thấy rõ nhần quyền bị Hà Nội chà đạp trắng trợn tại Việt Nam, chị dứt khoát lập trường. Năm 1976, chị ký tên bức Thư Ngỏ gửi chính quyền Hà Nội với chữ ký ủng hộ của 79 cựu phản chiến Mỹ đăng trên báo New York Times ngày 1.6.1979 đòi Bắc Việt thả tù nhân chinh trị. Một số người ký tên được Hà Nội tiếp cận, ve vãn, gây hoang mang, dao động xin rút tên. Nhưng Joan Baez không nao núng, nhượng bộ, chị nói :

« Thà sau này, nếu biết mình bị lừa, tôi sẽ xin lỗi chính quyền Hà Nội, còn hơn là để cho một dân tộc bị lầm than trong áp bức ».

Bức Tâm Thư gửi cho Tạp chí Quê Mẹ báo hiệu việc công bớ Thư Ngỏ trên báo New York Times, chị đứng hẳn vào trung tâm hành động tích cực cứu nguy chúng ta — những người Việt Dân tộc. Quan trọng hơn đối với công luận tại Hoa kỳ, nơi mà giới Phản chiến Mỹ còn tràn đầy mặc cảm, không dám tự thú sai lầm quá khứ, tiếp tục thuỵ miên trong cảm thức kỳ quặc tả khuynh đã lỗi thời và lạc hậu.

Trường hợp người Phản chiến Joan Baez nhắc nhở chúng ta nhận thức đúng đắn — Chánh niệm — về các phong trào gọi là hoà bình và phản chiến trong cuộc chiến Việt Nam vừa qua. Có một phong trào Hoà bình và Phản chiến do Liên Xô và các đảng Cộng sản Châu Âu giật dây để ủng hộ Hà Nội, mà cũng là phục vụ mục tiêu Giai cấp đấu tranh chống Đế quốc tư bản, Đế quốc Mỹ, v.v…

Nhưng cũng có một phong trào Hoà bình và Phản chiến tự phát của nhân dân toàn thế giới trong tinh thần nhân đạo và nhân bản, khi thấy trùng trùng người dân vô tội Việt Nam chết thảm dưới làn bom lửa đạn. Họ muốn cứu con người. Họ không theo phe đảng. Trường hợp Joan Baez là ví dụ điển hình sống động cho rất đông những người phản chiến thập niên 60 – 70. Thực tế vốn đã xác minh, người lính Việt Nam Cộng hoà Việt Nam cầm súng chiến đấu trong tinh thần phản chiến cao độ. Họ không chủ chiến giết người. Họ bảo vệ lãnh thổ và văn hoá truyền thống văn minh Việt Nam trước cuộc xâm lăng hung hãn của chủ nghĩa Cộng sản giết người. Người Phật tử Việt Nam là những người Phản chiến chống đối sự chém giết, như sự biểu tỏ công khai của vị lãnh đạo tối cao của họ, Đức Đệ nhất Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Thích Tịnh Khiết, qua Thông điệp Xuân Kỷ Dậu, 1969, về « Hoà bình Việt Nam », và Thông điệp Phật Đản 2513 -1969, về « Sứ mệnh Hoà bình ».

 Joan Baez đã gặp gỡ và hoà nhập với tinh thần của Phật giáo Việt Nam.

Quê Mẹ



Anh Võ Văn Ái và Bạn Đọc Quê Me thân mến,

Tôi vừa viết xong một bài ngắn và hy vọng sẽ đăng trên một tờ báo Hoa Kỳ. Đây là bài phân tích, theo quan điểm bất bạo động của riêng tôi, những phản ứng của tôi đối với sự bạo động nói chung, và những gì đã xẩy ra cho hai phe trong cuộc chiến tranh dai dẳng ở Việt Nam. Sau khi dẫn chứng một loạt ví dụ nêu rõ thảm trạng về Nhân-quyền ở Việt Nam và trình bày ý kiến, theo tôi, bởi đâu sự việc đã hóa ra như thế, tôi đã kết luận bằng mấy suy nghĩ sau đây :

« Phần lớn bạn bè tôi thuộc nhiều phong trào hòa bình từ thập niên sáu mươi chưa chịu chấp nhận sự hiển nhiên. Tôi cũng vậy. Nhưng nhiều yếu tố đang kết lại, phơi ra một tấm khảm tai ương bày ra trước mắt, và đập vào trí tưởng ta. Còn gì nữa mà không chấp nhận sự hiển nhiên, nếu không là sự tỉnh ngộ của tất cả những ai đã đặt quá nhiều hy vọng vào sự hòa giải tại Việt Nam. Tôi cũng vậy, tôi đã hy vọng biết bao ; nhưng lối xử thế của con người khiến tôi phải đầu hàng trước điều hiển nhiên buồn thảm.

« Nói có vẻ kỳ cục, nhưng Việt Nam đã dính liền với đời tôi. Và một lần nữa, tôi muốn đứng bên cạnh những thôn dân trong làng mạc, nhũng kẻ làm lụng trên ruộng đồng, những giáo viên, những văn, thi, nhạc, họa, kịch tác gia, những bà mẹ nuôi con, những kẻ mong được đi hóng gió bên bờ sông Saigon.

« Tôi xót xa trước nhng hành động của nhà cm quyền trong nước các bạn, và tôi sẽ làm hết mi sự thuộc kh năng tôi, đ nói ln trước thế giới. Tôi đã từng nói lên trong thập niên sáu mươi để cho các bạn có quyền sống ; ngày nay, tôi s lên tiếng một lần nữa để cho dân tộc các bạn có quyền sng. Tôi sẽ tiếp tục việc đó cho bt cứ nơi nào nhân quyền bị chà đạp hay bị quên lãng. »

Như các bạn đoán biết, bài viết này chỉ là một cuộc vận động giữa trăm nghìn vận động khác nhắm tới việc làm cho thế giới chú ý ti nỗi khốn khổ của dân tộc Việt Nam.

Hãy tin vào tình thân ái chân thành của tôi.

Joan C. BAEZ