Saturday 3 May 2014

Hội thảo về Tự do thông tin cho quê hương Việt Nam

VRNs (03.5.2014) – Washington. DC- Nhân ngày Quốc tế về Tự do thông tin – tự do báo chí Quốc tế, đài Á Châu Tự Do (RFA), các tổ chức phi chính phủ, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Đảng Việt Tân và các báo đài tại Hoa Kỳ tổ chức buổi hội thảo với chủ đề “Hướng đến một nền báo chí độc lập cho Việt Nam”. Đến tham dự buổi hội thảo có bà Libby Liu, ông Dan Southerland ban giám đốc của RFA, ông Scott Busby Phó thứ trưởng bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ông Jonathan Fox đại diện NGO Access, ông Đổ Hoàng Điềm chủ tịch đảng Việt Tân, bà Meredit Whittaker đại diện công ty Google và nhiều ký giả từ các báo đài khác như SBTN, Chân trời mới… và đặc biệt có sự tham dự của 6 bloggers và ký giả độc lập đến từ Việt Nam là blogger Nguyễn Tường Thụy, Blogger Tô Oanh, Blogger Nguyễn Đình Hà, Nghệ Sỹ Kim Chi, Phóng viên độc lập Ngô Nhật Đăng và phóng viên VRNs Lê Thanh Tùng.
Trước khi vào phần mở đầu anh Hoàng Tứ Duy thông báo cho tất cả mọi người hiện diện trong hội trương một tin vui là ở Việt Nam nhóm truyền thông VRNs vừa tổ chức thành công một cuộc hội thảo về tự do thông tin, tự do báo chí cho Việt Nam
Mở đầu buổi hội thảo là phần trình bày của 6 bloggers và ký giả độc lập đến từ Việt Nam, các blogger và ký giả độc lập đã lần lượt nói lên thực trạng của nền báo chí tại Việt Nam hiện nay và những hệ lụy của nó. Rõ ràng ở Việt Nam hiện nay chưa có nền báo chí độc lập, hệ thống báo chí hiện nay do sự quản lý của đảng Cộng Sản, tất cả thông tin đăng tải đều do sự kiểm duyệt chặt chẽ, các phóng viên lề Đảng không được phép nói lên chính kiến của mình mà chỉ được nói được viết được đăng những gì do Đảng cho phép; Các bloggers và ký giả độc lập khi cố gắng nói lên chính kiến thực tế về tình hình xã hội Việt Nam thì bị trù dập, sách nhiễu và thậm chí bị bỏ tù.

Trong khuôn khổ phần tiếng nói cất lên từ quốc nội có phần trình bày của blogger Nguyễn Lân Thắng và phóng viên VRNs Anna Huyền Trang thông qua trình chiếu Video clip do trước đó Nguyễn Lân Thắng và Huyền Trang đã bị nhà cầm quyền Hà Nội cấm xuất cảnh tại Việt Nam
Cả hội trường dường như nghẹt thở ai nấy nghẹn ngào không nói nên lời khi nghe tin các bloggers và ký giả độc lập vì dùng ngòi bút của mình để vạch trần các vấn nạn của xã hội mà phải đi tù, bị đánh đập, nữ tù nhân như chị Tạ Phong Tần bị bắt phải tắm lộ thiên, mẹ chị Tần tự thiêu vì thương con và sự quấy nhiễu của nhà cầm quyền, hay các ký giả/ blogger chưa ở tù thì chịu cảnh bị sách nhiễu đánh đập, bị mất việc làm đe dọa nồi cơm manh áo của người cầm bút và gia đình của họ…
140503-Hoi thao TDTT (2)
Tiếp đến là phần chia sẻ của RFA, các NGO, Google, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Đảng Việt Tân
Ông Scott Busby Phó thứ trưởng bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, ông sẽ tham gia cuộc hội thảo về nhân quyền sẽ diễn ra tại Hoa Kỳ vào trung tuần tháng 5 sắp tới, và những gì ông nắm bắt được trong cuộc hội thảo về tình hình nhân quyền và vấn đề tự do thông tin – tự do báo chí tại Việt Nam hôm nay sẽ được ông đem ra nói chuyện với chính phủ Việt Nam, và những thông tin về việc công an cộng sản đã đến nhà các bloggers/ ký giả trong những ngày qua để sách nhiễu gây sức ép tâm lý cho người thân và bản thân các bloggers/ ký giả đang ở Hoa Kỳ tham gia cuộc điều trần về Tự do báo chí tại Quốc hội Hoa Kỳ. Và cuộc hội thảo này sẽ được ông thông báo cho Đại sứ và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, đồng thời ông sẽ thông báo rộng rãi cho chính phủ Hoa Kỳ. Ông nói sắp tới bloggers/ ký giả trở về Việt Nam mà nếu có điều gì bất trắc xảy ra thì báo cho Đại sứ và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng như cho ông biết để được sự hỗ trợ.
Ông Busby cho biết thêm vài ngày trước trong một cuộc họp nói về tự do báo chí ông bộ trưởng bộ ngoại giao Hoa Kỳ là ông John Kerry đã nói về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam và ông có nêu tên một số bloggers đang phải ở tù vì viết báo độc lập trong đó có Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Ba Saigon, và sau cùng ông mời nhóm 6 bloggers và ký giả độc lập chúng tôi đến gặp ông tại Bộ ngoại giao vào ngày 3/05/2014.
140503-Hoi thao TDTT (3)
Ông Đổ Hoàng Điềm chia sẻ về trăn trở của mình cũng như đảng Việt Tân về vấn đề tự do thông tin – tự do báo chí tại Việt Nam. Ông cho rằng việc Cộng sản Việt Nam cố tình bóp nghẹt tiếng nói của người dân, ngăn chặn người dân trong việc tiếp cận thông tin đa chiều là hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, ông Điều kêu gọi các chính phủ đặc biệt là Hoa Kỳ, các tổ chức NGO, công ty Google, các tổ chức Nhân quyền, các tổ chức Xã hội dân sự, các liên minh hội nhóm thực hiện vai trò của mình để cổ xúy, thúc đẩy cho việc Tự do báo chí ở Việt Nam sớm được thực thi.
140503-Hoi thao TDTT (4)
Bà Meredit Whittaker đại diện công ty Google cho biết bà rất ấn tượng về cuộc hội thảo hôm nay. Qua đây bà biết được thực trạng về “tự do” internet tại Việt Nam như thế nào. Nhóm của bà là các chuyên gia thiết lập các tiện ích về Internet, hôm nay bà đã thấm thía về lợi ích thiết thực mà nhóm của bà đã làm thông qua các chương trình/ nhu liệu/ tiện ích được đưa lên internet cho cộng đồng dân cư mạng sử dụng. Hôm nay được gặp các bloggers/ ký giả độc lập đến từ Việt Nam chia sẻ cho bà nghe và bà rất cảm động về những trải nghiệm trong việc tác nghiệp các bloggers/ ký giả độc lập Việt Nam. Bà cho biết sẽ tìm cách hỗ trợ các Blogger và Ký giả độc lập trong việc sử dụng internet của mình và có trường hợp nào bị mã độc hacker tấn công thì cho bà biết để bà hướng dẫn xử lý.
140503-Hoi thao TDTT (5)
Bà Libby Liu tổng giám đốc RFA điều hợp phần hai của cuộc hội thảo hôm nay, bà đã nghẹn ngào đau đớn khi nghe phần trình bày của các blogger từ Việt Nam, bà đã nêu ra một số biện pháp nhằm giúp và bảo vệ cho các blogger đến từ Việt Nam được những bảo đảm không bị bắt bớ giam cầm khi trở về nước cũng như việc tìm ra giải pháp nhằm mang lại một nền báo chí tự do cho Việt Nam.
Mời các quý độc giả xem thêm clip sau 


Hội thảo về Tự do Báo chí ở VN




Hội thảo Truyền Thông Tại RFA - Masy 1, 2014



Blogger Huỳnh Công Thuận phát biểu về Tự Do vượt lên sự sợ hãi


Về 3 ngày sôi động từ 30/4 đến 2/5/2014

Huỳnh Công Thuận - Chỉ mới có 3 ngày từ 30/4 – 1/5 và nay 2/5/2014 mà có quá nhiều chuyện mắt thấy tai nghe trái khoáy, mà chuyện nào cũng cảm thấy quan trọng cần phải lên tiếng…

Ngày 30/4/2014 đi An Hữu, Tiền Giang với chief bằng xe ôtô. 7g vào bãi lấy xe, ra khỏi Sài Gòn lúc 9g sáng bắt đầu đi vào đường cao tốc Trung Lương nhưng phải 2g30 mới đến nơi. Đoạn đường cao tốc 70Km đi chỉ khoảng 1g đồng hồ nhưng thời gian ở 2 trạm đầu và cuối chờ vào và chờ ra thật khủng khiếp. 7g30 đưa xe về thì anh bảo vệ kều lại nói nhỏ “hồi sáng lúc ông vừa đi có mấy tên đến đây tìm ông…”

Ngày 1/5/2014 sáng lấy xe đi, trưa về anh bảo vệ lại khều vai dẫn đến chỗ kín nói nhỏ bí mật“tụi đến tìm ông xưng là hình sự, ông làm gì mà tụi nó tìm bắt ông vậy, thôi ông hãy trốn đi…”

Nói chung là hơi hài hước nhưng để nói sau!

*


Cuối buổi hội thảo, các tham dự viên bao gồm 10 tổ chia nhau thảo luận với một câu hỏi duy nhất: “Làm thế nào để mỗi công dân Việt Nam có thể thực thi quyền tự do thông tin của mình”



Trong phần trao đổi thảo luận, tổ trưởng đưa ý kiến:

- Điều 25 hiến pháp hiện hành quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” nhưng muốn biểu tình phải xin phép, muốn lập hội phải xin phép.

- Một sinh viên trẻ bày tỏ quan điểm nhiều sinh viên e ngại bàn đến “quyền tự do” vì sợ bị làm khó dễ.

- Chi Oanh đưa ý kiến: vì chị có con là SV nên chị có kinh nghiệm cách thuyết phục tuổi trẻ làm theo lương tâm con người nhất là người công giáo.

Quan điểm riêng của cá nhân tôi là người dân chỉ làm theo luật chứ không làm theo lệnh và càng không thể làm cam kết bất kỳ điều gì:

- Chúng ta phải tìm hiểu biết rỏ quy định pháp luật và chỉ làm theo pháp luật chứ dứt khoát không làm theo (lời) công an. Hiến pháp cho phép công dân biểu tình, trong khi chưa và không có luật biểu tình thì không phải xin phép ai cả.

Tôi đã nhiều lần nói thẳng với công an: các anh muốn làm theo lệnh của ai là việc của anh còn tôi chỉ làm theo luật, về việc bắt làm cam kết như cam kết không biểu tình, cam kết không chụp hình đối với tôi càng không thể bởi vì một khi đã vi phạm pháp luật thì xử lý theo pháp luật, không việc gì phải cam kết, cụ thể như “không lẽ người nào cam kết không biểu tình thì không được biểu tình, còn người nào không cam kết thì được à?”

Một thí dụ khác như quy định đèn đỏ: dừng, đèn xanh: đi, bắt người ta cam kết đèn xanh không đi thì đứng luôn một chỗ muôn năm à?

Tất cả mọi người đều phải "sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật"

(Tất cả mọi người ở đây là kể cả cán bộ, công an, bộ đội lẫn người dân)

Sau đó bắt đầu trở vào phòng nhưng thời gian thuyết trình quá ngắn và tôi thuộc tổ 10 là thuyết trình viên cuối cùng lại còn bị ngắt quãng vì những tràng vỗ tay khích lệ…

Cuối cùng tôi chỉ nhắn nhủ với các bạn trẻ là các bạn rất may mắn vì đã sống trong thời đại đa truyền thông, nhà cầm quyền không thể nào bưng bít thông tin và hơn nữa đã có những người đi trước hy sinh như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, nếu như 5 – 3 năm trước chúng ta cùng nhau thảo luận như thế này là bị hốt hết rồi.

Cho đến nay các phong trào đấu tranh đã vượt ra qua sự sợ hãi, tuy nhiên vẫn có một số người viện lý do thay đổi sẽ đổ máu. Nhưng không có hạnh phúc nào là miễn phí cả, Thiên An Môn 5.000 sinh mạng không làm sụp đổ TQ, đến Rumania chỉ 800 người đã xóa sổ tên nước CHXHCN Rumania, Tuynisia chỉ khoảng 200 người... Còn ở Việt Nam, tôi dám nói chỉ cần 50 mạng là chế độ này sụp đổ rồi. Và tôi sẵn sàng làm người đầu tiên!

Huỳnh Công Thuận

Đừng tin những gì “Việt kiều yêu nước” nói



Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Nếu như những người yêu chuộng sự thật luôn cảnh giác “đừng nghe những gì CS nói, nhưng hãy nhìn những việc CS làm”, thì những người CS cũng chớ dại dột cả tin đám “Việt Kiều yêu nước” về Việt Nam nói chuyện “hòa hợp hòa giải” với nhà cầm quyền từng khiến họ chạy bán sống bán chết trốn khỏi quê cha đất tổ để xin tỵ nạn khắp năm châu.

Lý do đừng tin vào những người gọi là Việt Kiều Yêu Nước (VKYN) kia cũng đơn giản và dễ hiểu thôi: Nếu họ thật lòng với những gì họ nói, họ khóc hu hu, người mếu máo, kẻ sụt sùi thì họ đã ở lại VN luôn chứ ai lại quay về lại chốn đất khách quê người.

Mới hôm rồi, nhân dịp Kách Mạng ăn mừng kỷ niệm lần thứ 39 Ngày Phỏng hai hòn Miền Nam, ngài Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn đặc trách công tác hòa hợp hòa giải theo Nghị Quyết 36, gọi túm gọn theo “văn hóa mới xhcn” hôm nay là công tác giao hợp “kiểu” 36, đã chiêu đãi một lô “việt kiều yêu nước” gốc “Ngụy” một chuyến về VN đi thăm Trường Sa cầu siêu cho bộ đội Hải quân CHXHCNCC đã hy sinh không được nổ súng để bảo vệ hải đảo tổ quốc, cùng cầu cho hải quân VNCH đã được lệnh trên bắn chìm tàu giặc trước khi bị giặc giết hại, và đến Nghĩa Trang Quân Đội ở Biên Hòa nay được “cách mạng hóa tên” là Nghĩa trang Nhân dân Bình An.

Nhìn tấm ảnh ngài Thứ Trưởng “Cô Sông” chụp với mấy VKYN được “36 kiểu” ưu ái một cách đặc biệt với vẻ mặt hớn hở mà tội nghiệp cho cậu ấy.

Gọi ngài Thứ trưởng là “cậu” vì “so bề tài sắc” với mấy “nhà lão thành VKYN” Lý Kiến Trúc, Nguyễn Phương Hùng, Nguyễn Ngọc Lập… cỡ Nguyễn Thanh Sơn giỏi lắm cũng chỉ xứng hàng em út.

Chỉ cần dẫn chứng siêu kỳ tích theo lý lịch tự khai (1) của một Nguyễn Phương Hùng, như tốt nghiệp Khóa 27 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức ngày 1/8/1968 với cấp bậc Chuẩn Úy; bị thương (30/11/1968) và giải ngũ ngày 27/5/1969; thời gian ông phục vụ chỉ vỏn vẹn 4 tháng mà ông Hùng đã lên tới cấp bậc Đại Úy, trong khi đồng môn với ông Hùng ra trường cũng bị thương tại trận tiền như người mổ (keyboard) bài này vẫn phải đợi đúng 18 tháng “Chuẩn bị Sợ” (Chuẩn úy) mới được lên cấp “Sợ Thiếu” (Thiếu Úy).

Chuyện “thần phong” như vậy mà VKYN Nguyễn Phương Hùng còn làm được thì huống hồ chi chuyện ông ấy giả đò khóc hu hu ra vẻ ăn năn hối hận “Biệt Động Quân Sát” Kách Mạng trước 1975 để được hàng chóp bu của một nước 90 triệu dân từng đánh bại những tên thực dân đế quốc sừng sỏ nhất thế giới kim cổ phải trầm trồ mua chuộc khen thưởng nuông chiều đủ trò; màn nào cũng chẳng những được free tức miễn phí mà còn tí tẹo quà cáp mang về... Mỹ. Chứ ở Mỹ ai coi ra gì nữa.

Ở Mỹ chẳng được ai coi ra gì nữa nhưng vẫn không hề xin ở lại luôn VN để ăn khế ngọt dài dài là đủ biết Việt Kiều Yêu Nước Việt Cộng là yêu dỏm đấy, vì họ thừa biết “khế ngọt” lo ăn xong là dọt lẹ chứ nằm lâu dưới gốc sẽ lãnh toàn khế chua.

Còn như hai ông Trúc và Lập thì cũng thế thôi. Họ đã có khả năng hơn cột đèn là đi được nên đã “khôn hồn” chạy bán sống bán chết để xin tỵ nạn CS, nay đã quen lối sống bên Mỹ là “không có gì quý hơn được free tức miễn phí”, nay nghe Kách Mạng chơi đẹp bao trọn gói một chuyến về ăn khế ngọt lại được khen thưởng trên đài, tội gì không đi. Chỉ cần chịu khó đội cái nón cối trên đầu trong giây lát và tuyên bố vung vít lung tung xòe, mà nón cối thì nhẹ tưng so với nón sắt hồi xưa. Điều quan trọng là không quên chuyến bay, giờ bay và hãng máy bay để khỏi lỡ ngày giờ trở lại đất tỵ nạn CS, nhất là những ai ăn trợ cấp xã hội của bọn đế quốc.

Còn chuyện Sơn bày trò dắt đám VKYN này lên Nghĩa trang Quân đội Thủ Đức nay bị đổi tên là Nghĩa trang Nhân dân Bình an để làm công tác “hòa hợp hòa giải” lại càng phi hòa giải, vì nội cái tên gọi mới này đã gây ngay “phản cảm” với họ.

“Phản cảm” vì họ là những người có trình độ kiến thức ít ra cũng Tú Tài mà bằng cấp VNCH không có thể là thứ chạy chọt hoặc mua bán “đại trà” như dưới thời CHXHCN hôm nay, nếu nhà nước có thực tâm tâm hòa hợp hòa giải sao lại phải đổi tên Nghĩa trang Quân đội thành Nghĩa trang Nhân dân, và họ thừa biết, trừ phái đoàn ông Sơn ra, bất cứ ai đến viếng thăm nơi này đều phải trình thẻ CMND cho mấy người Công an túc trực hàng ngày tại cổng vào.

Và còn... đâu rồi bức tượng người lính trận ngồi ngậm ngùi Thương Tiếc đồng đội đã nằm xuống?

Sỏi đá mà “ngày sau… vẫn cần có nhau”, huống chi là con người.

Nguyễn Phương Hùng, Nguyễn Ngọc Lập, Lý Kiến Trúc cũng là con người nên chịu đấm ăn… khế ngọt xong, rồi lại lo dọt lẹ qua Mỹ; chứ có ai ngỏ lời xin Sơn cho tôi ở lại VN luôn đâu…

Cứ thế mà suy thì nếu còn sống đến hôm nay, ông Tổng Thống Thiệu hẳn còn phải nói thêm câu:

“Đừng tin những gì “Việt kiều yêu nước” nói, mà hãy nhìn chúng nói xong là cút về nước chúng xin được phép tỵ nạn CS, thay vì ở lại VN”

Nguyễn Bá Chổi 

VRNs (02.5.2014) – Sài Gòn –  Lúc 15g00 ngày 1/5 vừa qua, tại lầu ba Trung tâm Mục vụ DCCT Sài Gòn đã diễn ra buổi hội thảo chuyên đề “Tự do thông tin ở Việt Nam dưới ánh sáng Giáo huấn Xã hội Công giáo.”
Hơn 100 người đã tham dự sự kiện trên, trong đó có đại diện của Hội Phụ nữ Nhân Quyền Bình Dương, ông Phạm Bá Hải, đại diện Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam, đại diện nhóm Con Đường Việt Nam v.v…
Được biết, mục đích của buổi hội thảo nhằm “giúp anh chị em giáo dân và những ai quan tâm“ nắm được tình hình tự do thông tin tại Việt Nam, trong thời điểm mà “thông tin đang trở nên nhu cầu quan trọng trong đời sống của mỗi người.”
Đây là một nỗ lực của Truyền thông dòng Chúa Cứu Thế trong việc phổ biến thông tin đến cộng đồng. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cũng nhận xét: ‘buổi hội thảo mang tính chất tư nhân’ này là một ‘dấu chỉ về tự do thông tin’ trong một thời gian dài ở Việt Nam.
Hai trong số ba ‘anh hùng thông tin’ góp mặt tại buổi hội thảo
Bên cạnh đó, buổi hội thảo, còn có sự hiện diện của hai trong số ba ‘Anh hùng Thông tin’ người Việt vừa được Tổ chức Phóng viên Không Biên giới vinh danh, là linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh và Tiến sĩ Phạm Chí Dũng trong vai trò diễn giả.
Nội dung thuyết trình của buổi hội thảo ‘Tự do thông tin’ xoay quanh bốn đề tài với các diễn giả trực tiếp và gián tiếp (trình bày qua video hoặc gửi văn bản tham luận) như; linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, dòng Chúa Cứu Thế; Luật sư Lê Công Định; Tiến sĩ Phạm Chí Dũng và Giáo sư Phạm Minh Hoàng.
Luật sư Định và giáo sư Hoàng được dư luận biết đến là những nhân vật bất đồng chính kiến có tiếng ở Việt Nam. Hai ông đã từng bị cầm tù vì thực hiện quyền tự do ngôn luận. Tiến sĩ Dũng thì được biết đến trong vai trò một nhà báo tự do, một cây bút phản biện chuyên các vấn đề kinh tế-chính trị. Ông vừa công khai tuyên bố bỏ đảng Cộng sản hồi tháng 10 năm ngoái. Với linh mục Thanh, tổ chức Phóng viên Không Biên giới ghi nhận, ông là “nguồn cảm hứng” cho những ai khao khát tự do.
Ngoài bốn diễn giả trên, buổi hội thảo cũng lắng nghe phần chia sẻ của bà Judy Taning, phụ trách vùng Châu Á của tổ chức ARTICLE 19 (Tổ chức nhân quyền nhằm bảo vệ và thúc đẩy tự do ngôn luận và tự do thông tin trên toàn thế giới) và phần chia sẻ của ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Tổ chức Phóng viên không biên giới (qua video clip và trực tiếp qua mạng xã hội).
Hơn 100 người đã tham dự buổi bội thảo chuyên đề “Tự do thông tin ở Việt Nam dưới ánh sáng Giáo huấn Xã hội Công giáo.”
Hơn 100 người đã tham dự buổi bội thảo chuyên đề “Tự do thông tin ở Việt Nam dưới ánh sáng Giáo huấn Xã hội Công giáo.”
 
Cha Antôn Lê Ngọc Thanh, Phụ trách truyền thông Chúa Cứu Thế trình bày đề tài “Giáo lý Công giáo bàn về truyền thông xã hội”,
Cha Antôn Lê Ngọc Thanh, Phụ trách truyền thông Chúa Cứu Thế trình bày đề tài “Giáo lý Công giáo bàn về truyền thông xã hội”,
 
Cha Giuse Trương Hoàng Vũ, DCCT đọc thay tham luận  “Việt Nam có tự  do báo chí không?” của Luật sư Lê Công Định, do Luật sư Định đang bị quản chế.
Cha Giuse Trương Hoàng Vũ, DCCT đọc thay tham luận “Việt Nam có tự do báo chí không?” của Luật sư Lê Công Định, do Luật sư Định đang bị quản chế.
 
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng trình bày đề tài “Thực trạng và kiến nghị cho nền dự do báo chí Việt Nam” . Phần trình bày của Tiến sĩ Dũng được nhiều người yêu thích.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng trình bày đề tài “Thực trạng và kiến nghị cho nền dự do báo chí Việt Nam” . Phần trình bày của Tiến sĩ Dũng được nhiều người yêu thích.

Các tham dự viên chăm chú theo dõi từng đề tài
Các tham dự viên
Gây ý thức và vượt lên sự sợ hãi để thực thi quyền tự do thông tin
Sau phần thuyết trình, các tham dự viên được yêu cầu đóng góp ý kiến dựa trên câu hỏi ‘Làm thế nào để công dân Việt Nam thực hiện quyền tự do thông tin?’
Phần lớn các tham dự viên đều cho rằng, để công dân Việt Nam thực hiện được quyền tự do thông tin, trước tiên cần phải gây ý thức cho người dân về việc mình có quyền tự do thông tin, tức quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và chia sẻ các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện nào mà không có biên giới.
Kế đến, công dân Việt Nam cần phải vượt lên sự ‘sợ hãi’ để bảo vệ và đấu tranh cho quyền tự do thông tin của chính mình. Sau cùng các tham dự viên lưu ý và khuyến khích, Internet là một công cụ hỗ tuyệt để công dân Việt Nam có thể thực thi quyền tự do thông tin.
Buổi hội thảo kết thúc lúc 18g45. Trước đó, linh mục Vinhsơn Phạm Trung Thành, giám tỉnh dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đã có đôi lời trước những người hiện diện. Ngài nhấn mạnh: người làm truyền thông phải đưa tin, phải ‘nói sự thật trong lòng mến’ Và sứ mạng truyền thông cũng là sứ mạng chữa lành, ‘chữa lành bằng sự thật là chình Chúa Kitô.’
Cha Vinhsơn Phạm Trung thành nhấn mạnh đến truyền thông sự thật và bác ái trong truyền thông khi chia sẻ với các tham dự viên
Cha Vinhsơn Phạm Trung thành nhấn mạnh đến truyền thông sự thật và bác ái trong truyền thông khi chia sẻ với các tham dự viên

 Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Tổ chức Phóng viên không biên giới chia sẻ trực tuyến qua mạng xã hội.
Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Tổ chức Phóng viên không biên giới chia sẻ trực tuyến qua mạng xã hội.

Hơn 100 tham dự viên được chia thành 10 tổ để thảo luận câu hỏi:
Hơn 100 tham dự viên được chia thành 10 tổ để thảo luận câu hỏi: “Làm thế nào để mỗi công dân Việt Nam có thể thực thi quyền tự do thông tin của mình”
Quyền tự do thông tin gắn liền với quyền sống của con người
Cũng trong buổi hội thảo, đa số các tham dự viên đều bày tỏ ước muốn những sự kiện tương tự sẽ được tổ chức định kỳ hàng tháng.
 Cô Nguyễn Thị Ngọc Lụa, đại diện Hội Phụ nữ Nhân Quyền cho biết: “Em hy vọng buổi hội thảo được diễn ra hàng tháng để cho các người trẻ như tụi em được học hỏi, được trau dồi kinh nghiệm, để mình làm cho đất nước Việt Nam ngày càng tiến bộ hơn.”
Cô nhận định thêm, việc tự do thông tin cho người dân “sẽ giúp họ hiểu biết nhiều hơn, sẽ giúp họ đứng lên để giúp đỡ cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam.”
Một tham dự viên với nickname Jonathan Nguyễn cũng đề nghị nên tổ chức thường xuyên hơn những buổi hội thảo tương tự để “cho mọi người từ trẻ nhất đến già nhất có thể hiểu được xã hội Việt Nam ngày hôm nay như thế nào.”
Anh Nguyễn còn cho biết về tầm quan trọng của quyền tự do thông tin. Anh nói: “Quyền tự do thông tin nó đã gắn liền với trong Hiến pháp, trong tuyên ngôn nhân quyền của bất kể quốc gia nào. Quyền hiểu biết đã gắn liền với quyền sống của con người. Nếu không có sự tự do thông tin, tự do hiểu biết thì con người giống như thực vật, chỉ biết ăn ngủ và tứ khoái.”
“Việc bưng bít thông tin [giống như việc] người ta xỏ mũi một con lừa. Họ dắt mình đi dù cho con đường đó sai trái như thế nào. Mỗi một cá nhân gom lại sẽ thành xã hội. Khi mọi người bị bưng bít, bị che đậy {thông tin] thì trở nên một đàn lừa.”
Một blogger lớn tuổi khác cũng chia sẻ: “[nhờ buổi hội thảo] hôm nay, tầm nhìn của mình nó rộng hơn, hiểu biết hơn về vấn đề tự do thông tin ở Việt Nam… Việc bưng bít thông tin cũng giống như bị cầm tù. Thông tin được mở rộng thì có sự liên thông. Thế giới mạng, các trang mạng xã hội [đã biến] thế giới thành một ngôi nhà chung.” Bưng bít thông tin có thể làm cho thành viên của ‘ngôi nhà chung đó không biết nhau.’
Đức Thiện, VRNs
 

Chiêu bài giải phóng, bình phong nhân quyền!!!

Posted on May 3, 2014 by HNSG
alt
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 194 (01-05-2014)
 Sau biến cố 30-04-1975 mấy ngày, bí thư thứ nhất CS Lê Duẩn, kẻ cầm đầu cuộc xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa, đã từ Hà Nội vào Sài Gòn ăn mừng chiến thắng. Tại đó, trước quần chúng chưa hết bàng hoàng vì sự thay đổi cục diện chính trị, ông ta giở trò mỵ dân: “Không có bên thắng bên thua giữa người Việt với người Việt. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người chiến thắng cuối cùng cuộc chiến tranh giải phóng này”. Tiếp đó, trong lễ mừng chiến thắng được tổ chức ngày 15-5-1975 tại Hà Nội, Lê Duẩn lại tuyên bố: “Chào mừng tổ quốc vinh quang của chúng ta từ nay vĩnh viễn thoát khỏi ách nô dịch của nước ngoài, vĩnh viễn thoát khỏi họa chia cắt, chào mừng non sông gấm vóc Việt Nam liền một dải từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau, từ nay hoàn toàn độc lập, tự do và vĩnh viễn độc lập tự do. Trong 4.000 năm lịch sử của dân tộc ta thì hơn 100 năm lại đây là chặng đường đấu tranh chống ngoại xâm gay go nhất, quyết liệt nhất, nhưng cũng thắng lợi vẻ vang nhất”.
Những lời này chẳng trấn an và thu phục được ai ở miền Nam, vì người dân chế độ cũ đã lập tức nếm vị cay đắng của cái gọi là “cuộc giải phóng”, một cuộc “giải phóng” mau chóng biểu hiện qua thói nghênh ngang cao ngạo, trò lùng sục dò xét và những màn vơ vét chiếm đoạt của phe chiến thắng đối với phe chiến bại. Nhiều người miền Bắc ban đầu cũng thấy vui vì chiến tranh chấm dứt, song khi chứng kiến được một miền Nam trù phú, họ mới thấy hóa ra cuộc “giải phóng” vốn đã đòi hỏi bản thân và gia đình họ hy sinh của cải và nhân mạng trong bao năm trường chỉ là chiêu bài tồi tệ, cú lường gạt vô liêm sỉ. Các thành viên cốt cán trong cái gọi là “Mặt trận Giải phóng Miền nam” cũng sớm nhận ra trò vắt chanh bỏ vỏ mà Hà Nội đang từ từ chơi với họ, cũng sớm hận mình đã chỉ là những kẻ “yêu nước” u mê, những “con cờ” khờ khạo trong tay đảng. Một số như Dương Quỳnh Hoa, Trương Như Tảng, Lê Văn Hảo phải bỏ chạy ra nước ngoài trong bất mãn tột cùng, còn số khác như Nguyễn Hữu Thọ, Phạm Xuân Ẩn đã đi về thế giới bên kia trong nỗi niềm cay đắng… Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu. Vì cũng chính tay Lê Duẩn ấy đã quyết định “trừng phạt” quân cán chính VNCH qua chính sách “học tập cải tạo” mút mùa vì đã dám “chống lại cách mạng”, cũng như quyết định “đày đọa” nhân dân miền Nam, “hậu phương của Mỹ-Ngụy” qua chính sách bóc lột sạch sành sanh. Thế là cùng với “cụ hoạn” Đỗ Mười, cả hai y chang nhau về sự cuồng tín đối với học thuyết kinh tế Mác-Lê ngu xuẩn, sự dốt nát về học thuyết kinh tế tư bản tiến bộ và sự mù quáng tin rằng đảng có thể “cải tạo mọi sự”, Lê Duẩn đã dùng tất cả sức mạnh bạo lực san bằng xã hội phồn thịnh miền Nam xuống ngang hàng với xã hội bần cùng miền Bắc, đẩy toàn thể đất nước đến bờ vực thẳm khánh kiệt sau 10 năm hậu chiến. Đó là chưa kể việc áp dụng cách sắt máu học thuyết “giải phóng con người” của Mác-Lê-Sít-Mao-Hồ bằng cách tước đoạt mọi tự do, mọi nhân quyền và dân quyền, đã khiến hàng triệu đồng bào phải đành đoạn bỏ nước ra đi, bất chấp muôn vàn nguy hiểm, và hàng chục triệu đồng bào ở lại trở thành thần dân nô lệ.
Đến khi buộc phải mở cửa kinh tế để khỏi chết chùm với nhau, nhất là để cho đảng viên mặc sức làm giàu nhờ quyền lực và đặc lợi, đảng lại giở chiêu bài “giải phóng” mới, “giải phóng sức sản xuất”, bằng cách thu tất cả đất đai tài nguyên vào tay nhà nước để gọi là “sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa” và thành lập các công ty, tập đoàn quốc doanh để thực hiện nền “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (nghĩa là nhắm phục vụ tập thể hơn là mưu lợi tư riêng)! Đảng luôn nhồi nhét vào đầu óc nhân dân điều ấy trong giáo dục học đường cũng như giáo dục quần chúng từ mấy chục năm qua để cho thấy “sự ưu việt gấp ngàn lần, triệu lần” của “chế độ xã hội chủ nghĩa”. Nhưng “giải phóng sức sản xuất” để “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa” đâu chẳng thấy, chỉ thấy kinh tế ngày càng lụn bại, tài chánh ngày càng thất thoát, nợ công ngày càng chồng chất, công ty ngày càng phá sản, dân sinh ngày càng khốn khổ điêu đứng, trong lúc đó thì cán bộ gộc, đảng viên to từ vô sản thành tư bản, từ chiếc xe đạp lên đến xe hơi nhà lầu, từ anh khố rách áo ôm trở thành đại gia ruộng đất, đại chủ công ty, từ “không tơ hào cây kim sợi chỉ của dân” đến đòi hối lộ hàng triệu đôla Mỹ. Nghĩa là nền “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” nhằm “giải phóng sức sản xuất của dân và nước” như đảng nói chỉ là một sự thất bại hoàn toàn. Thế mà hôm 14-3-2014, trong hội nghị tổng kết việc thi hành Bộ luật hình sự năm 1999 được tổ chức tại Hà Nội, phó thủ tướng CS Nguyễn Xuân Phúc vẫn trơ trẽn tuyên bố: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm sức mạnh quốc gia tăng lên rõ rệt”!?! Những lời huênh hoang của Lê Duẩn trên kia: “Tổ quốc vinh quang của chúng ta từ nay vĩnh viễn thoát khỏi ách nô dịch của nước ngoài, từ nay hoàn toàn độc lập, tự do và vĩnh viễn độc lập tự do” đã sớm được minh chứng bằng sự xâm nhập ngày càng rộng và sâu của tên Đại Hán, kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc, nhờ sự hèn nhát bạc nhược cũng như sự đồng lõa toa rập của đám chóp bu Ba Đình. Nay có lãnh vực nào mà không có sự khuynh loát của bọn Tàu, có lãnh địa nào mà không có sự hiện diện của người Hoa? Phải chăng đây là một kiểu giải phóng mới? Giải phóng khỏi tinh thần và ý chí Lạc Việt để trở về với “cố quốc Trung Hoa” như mưu tính âm thầm của những tên thái thú xác Việt hồn Tàu hay gốc gác Tàu ở Ba Đình Hà Nội?
Những năm gần đây, dưới sự tố cáo và đòi hỏi của đồng bào trong lẫn ngoài nước cũng như sự theo dõi và trói buộc của các chính phủ dân chủ lẫn tổ chức nhân quyền, Ba Đình lại chơi trò khác: lấy nhân quyền làm bình phong. Nhiều động thái ngoạn mục đã được Hà Nội liên tiếp thực hiện: vận động để vô Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc và đã lọt thỏm dễ dàng vào đó ngày 12-11-2013 (do chẳng bị ai cạnh tranh cả). Trước đấy mấy hôm, ngày 07-11-2013, VN đã trở nên thành viên mới nhất của Công ước Liên Hiệp quốc chống Tra tấn; tiếp đến, nhà cầm quyền quyết định chọn ngày 09 tháng 11 hàng năm làm Ngày Pháp luật. Đến hôm 28-11-2013, Quốc hội lại thông qua Hiến pháp mới trong đó dành nguyên cả chương II (từ điều 14 đến điều 49) để nói về quyền công dân và quyền con người. Mới đây, ngày 05-02-2014, tại Genève Thụy Sĩ, nhân cuộc Kiểm điểm Định kỳ Toàn cầu lần thứ hai, phái đoàn cộng sản lại đưa ra trước thế giới một hình ảnh hết sức tích cực và sáng đẹp trên lý thuyết lẫn thực tế về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Thế nhưng, ai cũng nhận thấy đó chỉ là bình phong để Hà Nội tiếp tục lấp liếm, che giấu những vi phạm nhân quyền ngày càng trầm trọng trên mặt luật lệ lẫn trên lối hành xử. Bản Hiến pháp, vừa được thông qua với sự mù quáng của đám gia nô đại biểu và trước sự phản đối của vô số người dân sáng suốt, đã quyết tâm đè bẹp các quyền công dân và quyền con người dưới đủ thứ độc quyền và ưu quyền của đảng, nên sẽ là căn cứ để đảng tiếp tục tung hoành lũng đoạn. Nguy hiểm nhất là nguyên tắc “đất đai tài nguyên… (đều) do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” (điều 53) và “ Nhà nước thu hồi đất… vì mục đích phát triển kinh tế – xã hội” (điều 54). Nó đã tạo cớ cho hàng ngàn cuộc phản kháng đàn áp tước đoạt của nông dân trong máu và nước mắt, trong uất hận và tuyệt vọng, mà điển hình mới nhất trong tháng 3 là tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận ngày 27, tại xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh ngày 29, trong tháng 4 là tại xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ngày mồng 10, tại xã Dương Nội quận Hà Đông, thành phố Hà Nội ngày 25, và trước tòa lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn ngày 29 trong tiếng la khản cổ: “Đả đảo đảng Cộng sản ăn cướp! Đả đảo đảng Cộng sản ăn cướp”!!!
Đặt ra “Ngày Luật pháp VN” nhưng nhà cầm quyền vẫn hành xử cách vô pháp luật tới độ trắng trợn qua vụ đàn áp khốc liệt tín đồ Hòa Hảo nhân lễ kỷ niệm vị Giáo chủ của họ thọ nạn ngày 21-03 tại tỉnh An Giang, huyện Chợ Mới; qua vụ phục kích tấn công rồi bắt giam bà Bùi Thị Minh Hằng cùng hai người bạn ngày 11-02 tại Lấp Vò, Đồng Tháp, để sẽ truy tố và vu khống tội lỗi cho họ; đặc biệt qua vụ Đại học Sư phạm Hà Nội ra các quyết định giữa tháng 3-2014, để không công nhận luận văn và thu hồi bằng Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của bà Đỗ Thị Thoan, mà không cho tác giả, người hướng dẫn lẫn hội đồng chấm luận văn có cơ hội phản biện. Một vụ án Nhân văn Giai phẩm mới, với trò chính trị hóa văn học cách mù quáng và ngu xuẩn.
Ký công ước chống tra tấn, nhưng Hà Nội vẫn gây phẫn nộ cho toàn dân và thế giới qua phiên tòa ngày 3-4-2014 xử 5 sĩ quan công an thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên với các mức án từ 1 năm tù treo đến 5 năm tù ở về tội “dùng nhục hình” dẫn tới cái chết thương tâm của công dân Ngô Thanh Kiều, tiếp đến qua vụ công an huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng tra tấn đến chết thanh niên Đỗ Văn Bình rồi bày trò “bị can treo cổ tự tử” hôm 14-04. “Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam” trình bày hôm 05-02-2014 có viết về quyền tự do hội họp, lập hội ở số 35+36 như sau: “Quyền tự do lập hội, hội họp được quy định trong Hiến pháp (điều 69) và được pháp luật bảo vệ bằng nhiều văn bản luật và dưới luật… Hiện Việt Nam đang xây dựng các luật về lập hội, luật biểu tình… nhằm bảo đảm tốt hơn quyền tự do của người dân. Ở Việt Nam hiện có khoảng 460 hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp có phạm vi hoạt động toàn quốc, liên tỉnh, thành phố; 20 tổ chức công đoàn ngành; trên 36.000 tổ chức hội, hiệp hội, câu lạc bộ ở cấp địa phương, hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”. Thế nhưng, tất cả các tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức công đoàn hiệp hội trên đều do nhà nước thiết lập và điều khiển, nhằm mục đích kiểm soát công dân và bảo vệ chế độ độc tài. Trong thời gian gần đây, nhiều hội dân sự độc lập đã được hình thành, và công an đã lập tức ra tay để ngăn chận, hăm dọa buộc giải tán, với lý do nực cười là bất hợp pháp. Riêng với Hội Cựu Tù nhân Lương tâm thì thêm lý do: “quy tụ những kẻ từng vi phạm pháp luật”. Đây là một sự chụp mũ ngang ngược từng thấy xưa nay trong chế độ độc tài CS. Ngoài ra, đó còn là một quan niệm sai lạc, hoàn toàn đi ngược lại với nhận thức văn minh của thế giới và lương thức lành mạnh của con người. Nhà cầm quyền phải tập làm quen với việc xuất hiện các tổ chức dân sự trong xã hội, vốn cũng ích lợi và cần thiết như các tổ chức chính trị và tổ chức kinh tế trong một quốc gia. Hãy để cho các tổ chức dân sự này được hình thành tự do và hoạt động độc lập, có thể trở nên những đối tác và đối trọng với nhà nước, ngõ hầu họ góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ và góp phần ngăn chặn mối họa quyền lực độc tài. Chớ dùng nhân quyền như bình phong để tiếp tục trấn áp nhân dân và duy trì đất nước trong vô vàn tệ trạng và thảm nạn, khủng hoảng và nguy cơ như hiện nay.
BAN BIÊN TẬP

Việt Nam có tự do báo chí?

Posted on May 3, 2014 by HNSG
Hình lấy từ trang facebook của tác giả
Hình lấy từ trang facebook của tác giả
VRNs (02.05.2014) – Sài Gòn –Chiều hôm qua, tại hội trường Giêrađô, nhà mục vụ DCCT, bài tham luận Việt Nam có tự do báo chí? của luật sư Lê Công Định, tù nhân tư tưởng, đã được linh mục Hoàng Vũ công bố trong hội thảo Tự do thông tin ở Việt Nam dưới ánh sáng giáo huấn xã hội Công giáo. Bài tham luận được tất cả các tham dự viên tán thưởng và đồng tình.
—-
Thế nào là một nền báo chí tự do và độc lập?
Một nền báo chí tự do và độc lập thực sự là thành tố quan trọng của một xã hội tự do. Sẽ không có xã hội tự do nếu báo chí chưa độc lập khỏi chính quyền.  Luật lệ về báo chí giúp thiết đặt những quy tắc bảo đảm sự tự do và độc lập đó, chứ không phải là phương tiện để chính quyền kiểm soát và áp đặt quan điểm của mình về nội dung thông tin, cũng như cách thức đưa tin và bình luận các sự kiện kinh tế, chính trị và xã hội.
Thông tin cung cấp cho công chúng không phải là những sản phẩm đã được nhào nặn và định hướng cách hiểu từ bất cứ ai và thế lực nào. Tất nhiên không tránh được sự thiên vị và suy nghĩ chủ quan của người cầm bút và chủ bút một tờ báo khi xử lý và đưa tin.  Vai trò của luật lệ về báo chí do vậy là thiết lập một hệ thống quy tắc đạo đức nghề nghiệp của nhà báo nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân và tổ chức trong xã hội.
Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo không đồng nghĩa với trách nhiệm đưa tin theo ý chí của chính quyền hoặc quan chức.  Một khi tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, nhà báo không phải sợ hãi khi thông tin mình đã đưa trái với “định hướng” hoặc đụng chạm đến cơ quan công quyền dù ở cấp nào, bởi lẽ vai trò mặc nhiên của báo chí là đưa tin và chính quyền phải tôn trọng điều đó.
Sự thật là tiêu chí tối thượng của một nền báo chí tự do và độc lập cho dù nhà báo và tờ báo phải trả giá thế nào để bảo vệ sự thật mà mình biết. Nhà báo phải xác minh sự thật và đưa tin về điều đó.  Báo chí không bao giờ được phép đưa tin sai sự thật khi biết rõ đâu là sự thật.  Đấy chính là trách nhiệm quan trọng nhất của báo giới.
Vậy, với quan niệm phổ biến như vậy, liệu Việt Nam thực sự có tự do báo chí?  Hỏi tức là trả lời.
Ai giám sát báo chí?
Khác với cách hiểu lâu nay ở Việt Nam, việc giám sát báo chí không phải của chính quyền, mà của chính báo giới và độc giả.
Như đã nói trên, nhà báo phải tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp được ấn định bởi luật pháp và quy tắc riêng của một tờ báo.  Có thể nói, đạo đức nghề nghiệp là cơ chế giám sát tối cao hoạt động báo chí.  Cũng như nghề luật sư, những quy tắc đạo đức nghề nghiệp chủ yếu giúp giải quyết vấn đề xung đột lợi ích tài chính hay các phân tranh lợi ích khác.  Mọi thiên vị dưới áp lực của tiền bạc hay quyền lực đều bị cấm đoán.
Ngoài ra, độc giả sẽ dựa vào tiêu chí sự thật để đặt lòng tin vào một tờ báo, qua đó giám sát cách thức đưa tin và bình luận các sự kiện kinh tế, chính trị và xã hội của tờ báo.  Bình luận sự kiện có thể thế này thế kia, tùy thuộc vào kinh nghiệm và kiến thức của nhà báo, nhưng cố tình bỏ sót, bịa đặt hoặc bóp méo sự kiện thực tế sẽ bị độc giả xét đoán nghiêm khắc.
Sự tự do và độc lập của báo chí không cho phép bất kỳ sự kiểm duyệt vô lý nào từ phía chính quyền dù dưới danh nghĩa thiết lập và duy trì ổn định trật tự xã hội.  Mọi sự ngụy biện nhằm áp đặt sự kiểm soát tùy tiện như vậy trên thực tế sẽ thủ tiêu một nền báo chí tự do và độc lập như có thể thấy ở những thể chế độc tài và toàn trị.
Chính quyền thường lập luận rằng báo chí không bao giờ được phép đặt mình cao hơn pháp luật.  Có vẻ đúng, nhưng đó là “pháp luật” gì?  Xin thưa, đó là loại “pháp luật” được đặt ra theo hướng che đậy và cho phép sự can thiệp của nhà cầm quyền vào hoạt động báo chí.  Tất nhiên, mỗi nước có quy tắc pháp lý và đạo đức khác nhau, song điều đó không có nghĩa rằng nhà cầm quyền tại một nước có quyền phớt lờ những chuẩn mực văn minh chung được toàn thế giới công nhận để biện minh cho sự kiểm duyệt báo chí một cách võ đoán của mình nhân danh luật pháp và trật tự công.
Giáo sư Jane Kirtley (người Mỹ) đã viết: “Một nền báo chí tự do cũng có thể có khiếm khuyết và đôi khi không đáp ứng được hết những gì người ta kỳ vọng về nó. Nhưng những nền dân chủ đang phát triển khắp thế giới vẫn hàng ngày chứng tỏ rằng họ có đủ dũng khí và tự tin để chọn sự hiểu biết hơn là ngu dốt, chọn sự thật hơn là những thông tin tuyên truyền, bằng cách chấp nhận và áp dụng lý tưởng về báo chí tự do.  Sống với tự do báo chí không dễ. Nhưng tôi biết rằng tôi sẽ không thể sống nếu không có điều đó.”
Luật pháp quốc tế và quốc gia về tự do ngôn luận và tự do báo chí
Nền tảng của một nền báo chí tự do và độc lập là quyền tự do ngôn luận của công dân.  Quyền tự do ngôn luận là một quyền hiển nhiên của những ai có tư cách làm người, được hiến pháp quốc gia công nhận và ghi nhận, chứ không phải được ban phát.  Khác với Việt Nam, luật pháp các nước dân chủ nghiêm cấm quốc hội hay chính quyền thông qua các đạo luật hay đặt ra các quy định hạn chế hoặc vi phạm tự do ngôn luận và tự do báo chí, dù dưới hình thức công nhiên hay ngụy trang nào.
Tuyên ngôn Toàn cầu về Nhân quyền của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1948 đã khẳng định như sau tại Điều 19: “Mọi người đều có quyền tự do có chính kiến và tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do giữ các quan điểm mà không bị can thiệp, tự do tìm kiếm, tiếp nhận và chia sẻ thông tin và ý tưởng thông qua bất kỳ phương tiện truyền thông nào và không bị giới hạn.”
Điều 10 của Công ước Châu Âu về Nhân quyền ghi nhận: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm quyền tự do được giữ các quan điểm, tiếp nhận và chia sẻ thông tin mà không bị can thiệp bởi chính quyền và không bị giới hạn. […]”
Ngoài ra, Công ước Châu Âu về Nhân quyền còn nêu rõ: “Việc thực hiện các quyền tự do này, do chúng bao hàm cả quyền lợi và nghĩa vụ, có thể phải chịu sự chi phối của các thủ tục, điều kiện, hạn chế hoặc hình phạt do luật pháp quy định và là điều cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, hay an toàn xã hội, nhằm ngăn ngừa tội phạm, mất trật tự xã hội, nhằm bảo vệ sức khỏe, tinh thần, bảo vệ thanh danh hay quyền của những người khác, nhằm ngăn ngừa việc phát tán thông tin mật, bảo đảm thẩm quyền và tính không thiên vị của ngành tư pháp.”
Như vậy, luật pháp quốc tế bảo đảm quyền tự do ngôn luận dù cũng thừa nhận một số cơ sở pháp lý để nhà nước hạn chế tự do ngôn luận nhằm bảo vệ các lợi ích xã hội và cá nhân chính đáng.
Nhiều công ước, hiệp ước và tài liệu quốc tế khác đều công nhận tương tự về quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị.  Dù có thể khác nhau về ngôn ngữ cụ thể song tất cả đều thừa nhận tự do ngôn luận là quyền cơ bản của con người.
Hiến pháp của các quốc gia cũng công nhận quyền tự do ngôn luận.  Chẳng hạn, Điều 25 của Hiến pháp Vương quốc Bỉ năm 1831 ghi rõ: “Báo chí được tự do; không bao giờ được thiết lập sự kiểm duyệt nào; không được yêu cầu an ninh từ các tác giả, các nhà xuất bản và các nhà in. Khi tác giả của một tác phẩm báo chí được biết rõ và đang cư trú ở Bỉ, không được truy tố nhà xuất bản, nhà in hay nhà phát hành.”
Luật pháp quốc tế và quốc gia về tự do thông tin
Bên cạnh tự do ngôn luận, các công ước, hiệp ước và tài liệu quốc tế cũng công nhận tự do thông tin như là quyền cơ bản của con người.  Tự do thông tin là quyền hợp hiến tại khoảng 80 quốc gia trên thế giới. Tất nhiên, tại nhiều nước, đặc biệt là Việt Nam, các nhà báo vẫn gặp khó khăn trong việc thực hiện quyền tự do thông tin của mình.
Luật Báo chí Thụy Điển năm 1766 được xem là bộ luật đầu tiên về tự do thông tin.  Nhiều nền dân chủ đang phát triển ở Đông Âu và Mỹ châu La Tinh cũng đưa quyền tự do thông tin vào hiến pháp của mình.
Cũng như ở hầu hết các nước trên thế giới, tại Mỹ mọi công dân đều có thể yêu cầu tiếp cận thông tin theo Đạo luật Tự do Thông tin năm 1966, theo đó mọi người trên thế giới đều có quyền truy cập thông tin tại Mỹ theo luật pháp Mỹ, mà không cần phải là công dân Mỹ hay thường trú nhân ở Mỹ.
Tất nhiên, dù công nhận quyền tự do thông tin, luật về tự do thông tin tại các quốc gia đều ấn định các trường hợp ngoại lệ, theo đó một số loại thông tin mật không thể công bố rộng rãi. Chẳng hạn, những thông tin liên quan đến đời sống riêng tư của người khác thuộc loại mật mà báo chí phải tôn trọng.
Luật pháp Việt Nam về tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin
Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định tại Điều 25 rằng: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.” (Nhấn mạnh phần gạch chân)
Tuy nhiên, hành xử thực tế của chính quyền thường lệch lạc so với những tuyên bố hoa mỹ.  Nhà nước Việt Nam thường bào chữa cho việc áp dụng những nguyên tắc quốc tế theo cách riêng của mình nhằm hạn chế quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Tuy vẫn dẫn chiếu những điều khoản trong các công ước, hiệp ước và tài liệu quốc tế khác mà Việt Nam tham gia ký kết, nhưng họ luôn tìm cách giải thích theo ý riêng và tự đặt ra những quy định hạn chế và tước đoạt các quyền của người dân theo những điều ước quốc tế đó.
Quả thật, câu cuối của Điều 25 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 (ghi rằng “việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”) là minh chứng cho cách sử dụng những quy định luật pháp, dưới Hiến Pháp, để hạn chế và tước đoạt quyền tự do ngôn luận của công dân.
Tệ hại hơn, Bộ Luật Hình Sự Việt Nam, đặc biệt là các Điều 88 (quy định về “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam”), Điều 258 (quy định “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”), Điều 263 (quy định về “Tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước”) và Điều 264 (quy định về “Tội vô ý làm lộ bí mật Nhà nước”), từ nhiều năm nay được sử dụng làm công cụ pháp lý để chính quyền bắt giam những ai công khai thực thi quyền tự do ngôn luận của mình bằng cách đưa và bình luận các tin tức mà chính quyền không muốn công chúng biết.
Mặt khác, luật tiếp cận thông tin vẫn chưa có nên dự án luật đang được Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo và có thể được trình vào năm 2016.  Tuy nhiên, một văn kiện pháp quy là Nghị Định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 được Chính phủ ban hành năm vừa rồi đã bị chỉ trích kịch liệt bởi dư luận trong và ngoài nước, bởi đó là văn kiện pháp lý đầu tiên công khai ấn định những rào cản đối với quyền trao đổi và tiếp cận thông tin của mọi thành phần trong xã hội.
Kết luận
Bài xã luận mang tựa đề “Điều trần … một phía, làm sao khách quan?” đăng trên báo Quân đội Nhân dân Online số Chủ nhật, ngày 27/04/2014, có đoạn viết: “Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục khẳng định, mở rộng hơn quyền tự do báo chí. Xét cả về số lượng và chất lượng, Việt Nam đang có một nền báo chí phát triển và thực hiện tốt tự do báo chí.”
Quả thật, các bản Hiến pháp Việt Nam trải qua các thời kỳ đều ghi nhận quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.  Tuy nhiên, điều đó chỉ có ý nghĩa nếu nhà cầm quyền thực tâm tôn trọng quyền hiến định này mà không cố tình tạo ra những giới hạn về phương diện pháp lý nhân danh “an ninh quốc gia” (mà kỳ thực là an ninh của đảng cầm quyền).
Số lượng tờ báo trên cả nước hoàn toàn không có giá trị gì khi tất cả đều chỉ đưa tìn theo định hướng của chính quyền.  Biện minh về tự do báo chí nếu chỉ dựa trên số lượng và chất lượng các tờ báo, thì đơn thuần là sự ngụy biện không hơn không kém.  Vấn đề chính của quyền tự do ngôn luận là người dân có được tự do “mở miệng” mà không bị bộ máy công an quấy nhiễu hay không mà thôi.
Lê Công Địnhtù nhân tư tưởng