Wednesday 3 September 2014

Cái huông - Phạm Khắc Trung

Ba học kỳ đầu chúng tôi học chuyên về chính trị: Học kỳ 1 học "Chính trị cơ bản", học kỳ 2 học "Triết học Mác-Lênin", và học kỳ 3 học "Kinh tế chính trị Mác-Lênin". Một số giảng viên nói thẳng thừng, đó là khóa "Cải tạo trí thức tiểu tư sản".
 
Từ học kỳ 4 trở đi chúng tôi mới bắt đầu học chuyên môn. Căn cứ vào đâu để trường chia ngành thì tôi không rõ. Đức vô khoa Thống Kê, Phụng vào khoa Ngân Hàng, còn tôi học khoa Kinh Tế Công Nghiệp, ngành Quản Lý Công Nghiệp, cơ sở chỉ đạo của nền kinh tế quốc dân đấy, khiếp không?
 
Tôi có một trí nhớ khá tốt, những điều tôi quan tâm tôi nhớ nằm lòng. Tôi nhớ tên của hầu hết những vị thày cô đã từng dạy tôi trong đời, thậm chí còn nhớ cả diện mạo và tướng đi của cụ Cửu, người thầy dạy tôi lớp vỡ lòng. Từ sau ngày 30/04/75, mối quan tâm của tôi bị thay đổi, tôi không mấy ngưỡng mộ thầy cô mới, nên không nhớ tên ai nữa, ngoại trừ giảng viên Nguyễn Văn Tuấn, người mà tôi đã đọc văn tế sống trong buổi văn nghệ tiễn chân ông nghỉ phép về Bắc thăm gia đình vào đầu năm 1976. Tuy nhiên, những mẩu chuyện buồn nhiều hơn vui đời sinh viên dưới mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa cũng đã ăn sâu vào tâm trí tôi.
 
Chuyện đầu tiên tôi không quên là vị Phó Khoa Trưởng khoa Kinh Tế Công Nghiệp. Ông dạy tôi môn Kinh Tế Công Nghiệp, dân Nam bộ tập kết, lúc đó khoảng gần 50. Ông làm toán nhân chia sai tét bét trên bảng, bên dưới sinh viên ồ lên thì ông vội vàng xóa đi ngay rồi chăm chú làm lại một cách thiếu tự tin, vừa làm vừa rà, vừa quay hỏi sinh viên bên dưới. Riết rồi sinh viên không cần biết ông làm toán đúng sai thế nào, hễ ông viết lên bảng là bên dưới chúng ồ lên khiến ông lúng túng trông rất khôi hài. Tôi là một trong những sinh viên đầu tiên được cán bộ lớp bắt làm tự kiểm về tội "Ồ" trong lớp học.
 
Chưa hết, ông vướng cái thói quen của dân Nam bộ miệt vườn mà sau này tôi đọc trên Internet mới biết rằng ngay cả Thủ Tướng Phan Văn Khải cũng không bỏ được. Ngày phê bình và tự phê cuối học kỳ, Sinh viênĐoàn Chí Nghĩa đứng lên phê bình ông: "Thầy thì nói chung cái gì cũng tốt, chỉ có điều khi giảng bài ưa chêm tiếng Đức chúng tôi không hiểu!" Vậy mà ông đóng kịch thật tài, vẫn hiên ngang nhận khuyết điểm có chêm ngoại ngữ khi giảng bài và hứa sẽ cố gắng khắc phục. Thế là đứa tung, đứa hứng làm buổi phê bình nhộn nhịp như tấu hài, vui nhất là nhìn bộ mặt tím ngắt vừa tức vừa thẹn của lũ đoàn viên, cán bộ lớp!
 
Chuyện kế tiếp tôi không quên liên quan đến cô dạy môn Thống Kê. Cô khoảng 40, trang điểm phấn son, mặc áo dài bông đi dạy như người Sài Gòn lỗi thời (trang phục trước 75). Cô người miền Nam tập kết, nhưng cô nhái giọng Bắc nghe thật vô duyên… Cũng chẳng ai ngạc nhiên khi cô nghĩ miền Bắc mới là đỉnh cao trí tuệ, đá banh người ta còn sợ trong Nam thắng nên cứ nhấp nhổm cả 2 năm trời, sau khi đã phá banh cầu thủ gạo cội của 2 đội Hải Quan và Cảng Sài Gòn, rồi mới dám để đội ngoài Bắc vào đá giao hữu??? Trong lúc giảng bài cô nói: “Đơn vị tính lúa ngoài Bắc là tấn. Tôi mới vô Nam, chưa có điều kiện nghiên cứu, nên không biết trong đây người ta tính bằng đơn vị gì?” SV Đoàn Chí Nghĩa lại đứng lên lễ phép: “Dạ thưa cô! Đơn vị tính lúa trong Nam là hột!” Mặt cô đỏ rân như mặt gà chọi, trong khi mặt mày lũ đoàn viên, cán bộ lớp lại xám xịt như say tàu… Nghĩa có lối nói hóm và làm mặt tỉnh rất hay. Vào giờ thảo luận ở học kỳ 2, giảng viên Nguyễn Văn Tuấn muốn lấy câu chuyện làm quà nên hỏi sinh viên trong tổ rằng tối qua ở nhà làm gì? Nghĩa tỉnh bơ trả lời là mắc đọc "Cuộc đời hoạt động của bác Tôn". Tuấn ngạc nhiên hỏi: "Đã xuất bản rồi sao?" Nghĩa giữ mặt tỉnh nói: "Xuất bản lâu gồi!" Xong Nghĩa quay qua tôi nheo mắt nói nhỏ: "Cuốn Tây du ký đó!"
 
Chuyện kế tiếp về người cán bộ giảng huấn phụ trách môn Khoa Học Xã Hội. Là người Bắc ở độ tuổi 60, đi dạy ông đĩnh đạc mặc áo 3 túi trông ra vẻ trí thức. Ông là người duy nhất viết course quay ra phát cho sinh viên chúng tôi, nhờ thế mà tôi có cơ hội xem trước, thấy được chỗ lỗi của ông. Trong course ông ghi một nhà khoa học Liên Xô (tôi không nhớ tên) quả quyết: “Nếu con người tăng theo cấp số cộng, thì mối quan hệ xã hội sẽ tăng theo cấp số nhân”. Câu này tôi nghe quen quen, dường như trước kia người ta nói về nạn nhân mãn?
 
Trước hết, tôi dùng phương pháp “phản thí dụ” để chứng minh lập luận này không vững:
Khi chưa có con người: X0 = 0 , sẽ không có mối quan hệ, Y0 = 0.
Con người tăng theo cấp số cộng: X1 = 0 + r = r.
Mối quan hệ tăng theo cấp số nhân: Y1 = 0 x R = 0 à Lập luận trên KHÔNG ĐÚNG!
Sau đó, tôi dùng phương pháp "truy chứng" chứng minh rằng, mối quan hệ xã hội bằng bình phương số người: Y = X2 .
 
X = 0 ,        Y0 = X20 = 0
X = 1 ,        Y1 = 1 ,       Y1 = X20 + 2X0 + 1 = (X0 + 1)2 = X21 : Mỗi người tự có mối quan hệ với chính bản thân mình à Mối quan hệ có tính “Tự Phản”.
X = 2 ,        Y2 = 4 ,       Y2 = X21 + 2X1 + 1 = (X1 + 1)2 = X22 : A có mối quan hệ với B thì B cũng có mối quan hệ với A à Mối quan hệ có tính “Đối Xứng”. 
X = 3 ,        Y3 = 9 ,       Y3 = X22 + 2X2 + 1 = (X2 + 1)2 = X23 : A có mối quan hệ với B và B có mối quan hệ với C à A cũng có mối quan hệ với C. Mối quan hệ có tính “Truyền”. Bởi mối quan hệ có tính Đối xứng và Truyền, nên mối quan hệ có luôn tính “Dẫn Truyền”: A có mối quan hệ với B và B có mối quan hệ với C à C có mối quan hệ với A.  
 
Chứng minh phép truy Đúng:
X = n ,        Chứng minh: Yn = X2n  (1)
Cộng (2Xn + 1) vào vế thứ nhì của phương trình (1), ta được:
X2n + 2Xn +1 = (Xn + 1)2 = Y(n+1)  è  Y(n+1) = X2(n+1) 
\ Phép truy đã được chứng minh là đúng.
Kết luận: (1) Đ à (2) Đ à (3) Đ à ….. à …. à (n) Đ
 
Tôi lên bảng chứng minh và tranh luận với sinh viên trong lớp về đề tài này, người giảng viên yêu cầu tôi nộp bài chứng minh đó (tôi trình bày trên giấy ca-rô rất sáng sủa). Ông bảo: “Lý luận của anh rất sắc bén. Tôi không rành về toán, tôi sẽ đưa chứng minh của anh cho ban toán kiểm chứng, nếu họ chấp nhận chứng minh của anh đúng thì công lao phát hiện của anh không nhỏ”. Ông ghi tên và địa chỉ của tôi vô sổ tay, hứa sẽ trả lời tôi trong vòng vài tuần lễ. Sinh viên vỗ tay khen thưởng tôi náo nhiệt giảng đường trường Luật, Võ Vinh Anh không ngớt dơ ngón cái lên, hí hửng cười ngợi khen tôi, cuối giờ, anh lại ôm vai tôi ngất nga ngất ngưởng cười nói: “Nhất mày đó nha Trung! Dân Cửu Long mình nhất hạng! Mày làm tụi tao hãnh diện lây!”
 
Phải nhìn nhận rằng tinh thần sinh viên nói riêng, và dân chúng miền Nam nói chung, lúc đó nhuốm chút “tự ái miền”. Mấy bà già trầu lúc này đã không còn lầm lẫn phát biểu trong các buổi họp dân phố rằng: “Cám ơn cách mạng thành công để tụi Việt cộng không còn phá hoại, pháo kích, đặt mìn… giết hại dân lành nữa!” Mấy bà bây giờ đã biết phân biệt, biết thương Bắc kỳ 54 và ghét cay ghét đắng Bắc kỳ 75 rồi. Học kỳ 2 chúng tôi đi lao động ở nông trường Lê Minh Xuân, một anh bạn có giọng nặng Bùi Chu đi mua củi chẳng ai chịu bán, đến chừng tôi lên giọng: “Má ơi! Tụi con là sinh viên Sài Gòn bị bắt buộc xuống đây lao động!” Biết tôi là Bắc kỳ 54 chính cống, bà cho không chỗ củi không lấy tiền, bà nói: “Sao chúng nó ác nhân dzậy?” Rồi bà kéo tôi vô nhà chỉ bàn thờ liệt sĩ mấy đứa con, bà khoe những tờ giấy nợ của du kích ngày xưa bây giờ thành giấy lộn, bà cột một nùi bỏ trong hộp sữa guigo để trên bàn thờ, dơ tay quyệt mắt bà than: “Ngày xưa má mong hòa bình bao nhiêu, bây giờ má mong trời sập bấy nhiêu!” Thấy mắt cay cay, khi về tôi kể cho GS Tòng nghe, ai dè mắt ông cũng rưng rưng ngấn lệ. Hồi đi đào mương ở sân dù cũng thế, anh bạn có giọng Bùi Chu trên đi xin nước chẳng ai cho, đến lúc tôi đi, mấy má mấy dì nói: “Nước uống ngoài lu, con tha hồ múc!” Một điều tôi biết rõ, tấm lòng của người dân miền Nam đã thay đổi hẳn 180 độ rồi.
 
Rồi thời gian cứ lặng lẽ trôi, hết học khóa cũng không nghe người cán bộ giảng huấn trả lời chi hết. Đến lúc chúng tôi đã ra trường, ngày đầu tuần về trường xem danh sách phân công công tác, Võ Vinh Anh vẫn thắc mắc hỏi tôi về câu trả lời của ông giảng viên KHXH, tôi nói rằng chả có ai nhắc nhở gì sất, Võ Vinh Anh chửi thề bảo: “ĐM! Tao nghĩ cái phát minh của mày bây giờ đã mang tên ông ấy rồi, tụi này điếm đàng đéo chịu nổi!” Võ Vinh Anh người Đà Nẵng, bị bắn trọng thương ngày 29/04/75, anh là sinh viên ĐH Cửu Long được tuyên dương công trạng, báo chí đánh bóng rằng anh “đã anh dũng kêu gọi Ngụy quân buông súng đầu hàng”, được nhà nước cấp căn nhà 2 tầng cho gia đình anh vào ở trên đường Hoàng Diệu, Phú Nhuận, và kết nạp vào Đoàn sớm nhất. Lúc mới đi học lại, anh là Phó Bí Thư Chi Đoàn kiêm Phó lớp KT11. Nhưng rồi anh cũng giác ngộ rất sớm, lòi đuôi để lộ cái quan điểm tiểu tư sản bằng những phát biểu “linh tinh” ra ngoài đường lối của trường. Học kỳ 2 anh bị hạ tầng công tác, từ đó về sau cho tới lúc ra trường, anh chỉ còn thuần túy sinh hoạt đoàn một cách thờ ơ, ngoài ra không còn giữ một chức vụ gì của trường nữa.
 
Chuyện về cô giáo dạy Kế Toán chúng tôi bình thường không có gì đặc sắc, nhưng lại là dấu ấn khiến tôi khó quên. Cô người Bắc, tuổi khoảng 30, cô đến lớp dửng dưng như thái độ của một công chức, giảng bài xong rồi lặng lẽ ra về, tuyệt đối không đả động gì đến vấn đề xã hội. Trong lúc giao thời, gặp được người như vậy là tốt lắm đấy. Tuy nhiên, chúng tôi luôn giữ một khoảng cách, không dám thân thiện (sorry cô). Mà không riêng gì chúng tôi, ngay bọn đoàn viên cán bộ lớp cũng vậy, tôi thấy chúng cũng không có vẻ thân thiện với thầy cô cách mạng cho lắm. GS Tôn Thất Trung Nghĩa mất dạy (không được trực tiếp dạy học), vậy mà hễ thấy bóng dáng thầy đi ngang hành lang, chúng tôi hớn hở chạy lại hỏi han mừng thầy, thậm chí có lần còn công kênh thầy lên reo hò ầm ĩ, ấy là chúng tôi mượn thầy để bỉ mặt giáo viên ngoài Bắc một phần. Làm gì chúng chẳng biết? Bởi vậy chúng mới điên tiết vịt! Một lần thầy TTTN bảo chúng tôi: “Các anh có thương cũng đừng vồn vã quá chỉ khổ cho tôi thôi!” Nghe đâu chúng nó cũng hạch hỏi thầy, tại sao lại được sinh viên quý mến? GS Tòng xác nhận: “Tụi nó bực tức và ganh ghê lắm!” Câu trả lời thật ra cũng đơn giản: trong khi sinh viên chúng tôi khinh thường ban giảng huấn về tư cách, thì lũ đoàn viên cán bộ lớp lại nghi ngờ và sợ hãi nhiều hơn là quý trọng…
 
Hồi đó tôi đi học vì ham vui chứ tôi không nghĩ ra trường được bổ nhiệm vì những lý do sau: Thứ nhất, hầu như ngày nào tôi cũng bị làm tự kiểm, lúc mới đầu còn sợ, đem hỏi GS Tòng, thầy bảo: “Em không màng làm lớn thì ngại gì? Nó có đọc chó đâu!” Riết đâm chai. Lúc sau tôi còn viết sẵn, hễ bị kêu, tôi điền ngày tháng rồi ký tên cái rẹt nộp liền, làm bọn sinh viên khoái trá ôm bụng ngất ngưởng cười, còn đoàn viên và cán bộ lớp thì tức trào máu họng! Thứ hai là trình độ chính trị: Tiêu chuẩn ra trường ít nhất phải là Hội viên, gần đến ngày ra trường tôi chưa được làm Đối tượng Hội, giấy tờ trong lớp điền hỏi về trình độ chính trị, nhiều lúc tôi khinh thường đề “Đối tượng quần”, ý rằng tôi bị đối xử như công dân hạng 2, chưa thành quần chúng. Thứ ba, trước khi ra trường chúng tôi phải làm đơn tình nguyện công tác, mẫu đơn ghi: “Tôi tên…, nguyện làm bất cứ nhiệm vụ gì và đi bất cứ nơi đâu”, theo tinh thần khẩu hiệu: "Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên". Tôi ghi thêm, “Tôi, Phạm Khắc Trung, nguyện làm bất cứ nhiệm vụ gì và đi bất cứ nơi đâu trong thành phố Hồ Chí Minh”.
 
Vậy mà cả tôi lẫn Đoàn Chí Nghĩa đều có tên trong danh sách đợt đầu, lại công tác ngay trong Sài Gòn mới ngộ! Hóa ra những tờ tự kiểm và đơn tình nguyện công tác, chẳng ai thèm đọc! Còn về trình độ chính trị, GS Tòng hỏi ngược lại tôi: “Nếu em là Trưởng phòng Tổ chức (khi trước gọi là phòng Nhân viên) đi tuyển nhân viên cho công ty, thì em sẽ lựa người có trình độ chính trị cao hay điểm chuyên môn cao?”
 
Sáng hôm nhận giấy giới thiệu công tác xong, chúng tôi tụ nhau ở quán cà phê vỉa hè trước cổng trường. Đoàn Chí Nghĩa lên mặt bảo Võ Vinh Anh: “Tụi bay lo làm công tác đoàn, không có thì giờ học hành, bây giờ đã trắng mắt chưa?” Võ Vinh Anh nửa thật nửa đùa gạ mua chỗ làm của Nghĩa, Nghĩa đòi 8 cây, Vinh Anh chê mắc. Tôi nói xen vào: “Thằng Nghĩa cần tiền nuôi vợ con nên đòi thế đúng rồi!” Vinh Anh quay sang tôi hỏi: “Mày còn độc thân vậy đổi bao nhiêu?” Tôi nói 10 cây, Vinh Anh nhăn mặt trợn mắt chửi: “ĐM! Mày độc thân sao đòi mắc vậy?” Tôi cười: “Tao cần đủ số để vượt biên!” Ba thằng dáo dác ngó quanh rồi nhìn nhau cười sảng khoái. Vinh Anh bụm miệng cười tuyên bố: “Tao thề bỏ đảng chứ không bỏ tụi bay!”
 
Đó là chúng tôi giỡn phá với nhau thôi, chứ cái thời đó (1977), sinh viên ra trường bỏ không nhận nhiệm sở nhiều lắm. Công việc nào hơi xa xa là không có người nhận, thậm chí những công việc gần trong thành phố, đi làm một thời gian ngắn, thấy không thích không khí làm việc người ta cũng bỏ. Những niên khóa sau, để hạn chế số sinh viên bỏ không nhận công tác, người ta đặt ra khoản bồi hoàn tiền đào tạo cho những sinh viên này.
 
Chứ đâu có như tiết lộ của ông Huỳnh Ngọc Tuấn trong bài “Xuân Muộn”, đăng trên mạng Danlambao, ngày 15.03.2012 rằng: “Ở Việt Nam bây giờ muốn có một công việc ổn định tại thành phố phải có từ 50 triệu đến vài trăm triệu để “lót đường”, với mức lương cơ bản từ 2 triệu đến 4 triệu đồng một tháng, đó là đối với những kỹ sư hoặc cử nhân. Còn đối với những anh chị có bằng Trung cấp, Cao đẳng thì cơ hội tìm kiếm việc làm còn khó khăn hơn rất nhiều và có thể là vô vọng nếu không phải là “con cháu các cụ””.
 
Thấy chưa, chúng tôi chỉ nói lén chơi chút xíu về chuyện tiền bạc nhỏ nhoi thôi, tưởng lời theo gió thoảng mây trôi, mà còn có huông thành thiệt.
 
Huống chi sinh viên Nguyễn Phương Uyên còn trích máu ăn thề, viết thành khẩu hiệu rành rành trên vải là "Tàu khựa cút khỏi biển Đông" và "Đi chết đi Đảng CSVN bán nước". Đây là lời hiệu triệu CỨU NƯỚC trước họa xâm thực của Tàu, chứ không còn đơn thuần là cuộc đấu tranh cho Nhân Quyền - Dân Chủ. Ôi! Cái huông này mạnh như vũ bão nên thành hình rất sớm, trách nào Tàu khựa và Đảng CSVN không hãi sợ mà nhẩy cỡn lên trả thù sinh viên Nguyễn Phương Uyên bằng bản án rất nặng là 6 năm tù giam cộng 3 năm quản chế.
 
Đành rằng Nguyễn Phương Uyên nói rất chí lý: "Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm".
 
Nhưng Đảng CSVN đã nuốt viên thuốc "Tam thi não thần đan" của Tàu khựa vào bụng rồi, hàng năm phải cầu cạnh xin thuốc giải uống trước ngày tết đoan ngọ để kiềm chế vi trùng ở trong viên thuốc, nếu không thì con trùng này sống lại và chuồn lên đầu óc làm đau đớn vô cùng, đồng thời lại phát điên rồ, hành động càn rở dữ dằn hơn cả chó dại... Cho nên Đảng CSVN nhất dạ trung thành với Tàu khựa và nhẫn tâm trả thù sinh viên Nguyễn Phương Uyên là chuyện đương nhiên.
 
Thanh niên Việt Nam nghĩ gì trước lòng dũng cảm, ý chí lớn lao, tâm hồn cao đẹp, nhân cách cao quý của sinh viên Nguyễn Phương Uyên so với sự hèn hạ, bỉ ổi của Đảng CSVN bán nước?
 
Xin hãy nghe đây lời tuyên bố dõng dạc của sinh viên Đinh Nguyên Kha trước tòa án Long An, ngày 16/05/2013: "Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội".
 
Đảng cộng sản Việt Nam đã bán nước, đang tâm trù dập, bắt cóc, bỏ tù những người yêu nước, thì chống đảng cứu nước là công lao to lớn đối với dân tộc và Tổ Quốc Việt Nam.
 
"Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại
 Xương da thịt này cha ông ta miệt mài
 Từng ngày qua, cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi
 Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang
 Trên bàn chông hát cười đùa vang vang
 Còn Việt Nam, triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng"

(Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ, Nguyễn Đức Quang)
 
Hoan hô Phương Uyên và Nguyên Kha!
 
Phạm Khắc Trung.