Ông Võ Văn Kiệt từng đề nghị đổi 'tập trung dân chủ' thành 'dân chủ tập trung'Sau 30 tháng 4 năm 1975, những trại cải tạo, những khu kinh tế mới, những chiến dịch cải tạo xã hội… đều nằm trong sách lược biến miền Nam thành một xã hội nhất nguyên.Nhưng hoạch định của những người cộng sản đã không bao giờ đạt được.Hàng triệu người miền Nam bỏ nước ra đi, những người ở lại vẫn tự xem mình có trình độ phát triển xã hội và dân chủ cao hơn miền Bắc.Người miền Nam theo cộng sản quan sát xã hội miền Bắc bắt đầu phủ nhận chủ nghĩa Marx và con đường cộng sản.Người miền Bắc tự chuyển biến tư tưởng khi tiếp xúc với xã hội đa nguyên miền Nam.Ngay trong Bộ Chính Trị đảng Cộng sản các tư tưởng đa nguyên chính trị cũng đã hình thành.Ông Võ Văn Kiệt đặt vấn đề cần chuyển “tập trung dân chủ” thành “dân chủ tập trung”, tôn trọng và bảo vệ ý kiến của thiểu số, chấm dứt việc "đảng hóa" xã hội và sự lạm quyền của Bộ Chính Trị.Theo ông Kiệt mọi chính sách thay vì từ Bộ Chính Trị đưa xuống, phải phát xuất từ Trung Ương Đảng hay từ đa số đảng viên đưa lên. Khi đã có dân chủ trong đảng sẽ mở rộng dân chủ ngòai dân.Ông Trần Xuân Bách có một tầm nhìn chính trị rõ hơn:
“Dân chủ không phải là ban ơn, không phải là mở rộng dân chủ (mở rộng). Đó là quyền của dân, với tư cách là người làm nên lịch sử, không phải là ban phát, do tấm lòng của người lãnh đạo này hay người lãnh đạo kia. Thực chất của dân chủ hóa là khơi động trí tuệ của toàn dân tộc để tháo gỡ khó khăn và đưa đất nước đi lên kịp thời đại.”Ông Trần Xuân Bách cũng cho rằng hai lãnh vực chính trị và kinh tế phải được phát triển nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tểnh đi một chân.Tiếng kêu hai ông Võ Văn Kiệt và Trần Xuân Bách là những tiếng kêu lẻ loi từ phía bên trên của thể chế nhất nguyên đảng trị.Đa Đảng hình thức và đa đảng đối lập
Trước năm 1986, đảng Dân Chủ và đảng Xã Hội được đảng Cộng sản lập ra để tô điểm cho thể chế nhất nguyên. Đứng trước đổi mới kinh tế và đòi hỏi đa nguyên, hai đảng này trở thành nỗi đe dọa cho giới cầm quyền nên đều bị giải tán.Tại Trung Quốc, ngoài Đảng Cộng sản vẫn còn tám đảng hay tổ chức “chính trị”. Các tổ chức này không giữ vai trò đối lập. Như các tổ chức trong Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, họ chỉ góp ý đường lối do Đảng Cộng sản đề ra.Về đa đảng đối lập, Giáo sư Nguyễn văn Bông (1929-1973) thủ lãnh đối lập Việt Nam Cộng Hòa cho biết đối lập chính trị cần có ba đặc điểm:Trước nhất, đối lập phải có sự bất đồng về chính trị, có chiến lược và chính sách đối lập.Thứ hai, đối lập chỉ có khi nào sự bất đồng chính kiến mang tính cách tập thể và biểu hiện qua hành động có tổ chức: chính đảng đối lập.Thứ ba, đối lập phải hoạt động trong vòng pháp luật. Các chính đảng dùng võ lực hay phải hoạt động âm thầm trong bóng tối thì chỉ được xem là những hành động đối kháng.Dựa trên ba đặc điểm vừa nêu ra Giáo sư Bông giải thích:
“…đối lập phát sinh ở sự thực hành chính trị và liên quan đến lịch trình biến chuyển của chế độ Đại Nghị. Nói đến đối lập tức là nói đến cái gì ở ngoài đa số, ngoài chính phủ. Đối lập là khía cạnh nghị viện của vấn đề…”.
"Chữ 'chúng ta' ông Sang dùng là để trao đổi với các phe cánh trong đảng cầm quyền"Các phe phái trong đảng Cộng sản
Còn về phe phái trong đảng Cộng sản, khi một đảng đã thâu tóm hết quyền lực và quyền lợi thì người gia nhập đảng đa phần cũng chỉ vì lợi ích cá nhân. Từ lợi ích cá nhân mới sinh ra lợi ích nhóm tạo ra các phe cánh trong đảng.Trong dịp 2 tháng 9 năm nay, ông Trương Tấn Sang gởi một thông điệp nhìn nhận:“Chúng ta không sợ bất cứ một thế lực nào, dù là hung bạo nhất. Chúng ta chỉ sợ nhân dân mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước, chế độ ta.”Chữ “chúng ta” ông Sang dùng là để trao đổi với các phe cánh trong đảng cầm quyền.Đại Hội 12 cận kề, thực tế cho thấy các phe cánh chưa thể thu xếp lại quyền lực và quyền lợi. Họ cũng chưa thể thống nhất quan điểm và phương cách giải quyết nhiều vấn đề cả đối nội lẫn đối ngọai.
Vì thế họ mới tố nhau phe lợi ích, phe bảo thủ, hay tự xưng phe cải cách, nhưng các phe đều cùng chung mục đích là bảo vệ độc quyền đảng trị và chống lại diễn biến hòa bình.Ngày 16 tháng 8 vừa qua, ông Nguyễn Tấn Dũng đã nhắc nhở Lực lượng công an:“Các thế lực thù địch, phản động chưa hề từ bỏ âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam; ráo riết thực hiện diễn biến hòa bình, triệt để lợi dụng xu thế toàn cầu hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế để tác động, chuyển hóa nội bộ, hỗ trợ, kích động chống phá nhằm gây mất ổn định chính trị, xã hội.”Những tuyên bố, những nghị quyết, những bài báo, những tài liệu chống diễn biến hòa bình, cho thấy đây chính là nỗi quan tâm hàng đầu của những người cầm quyền Việt Nam. Nhưng đó cũng là dấu hiệu cho thấy đa nguyên chính trị có cơ hội bộc phát từ bên trong đảng Cộng sản và có thể sẽ dẫn đến thay đổi thể chế chính trị một cách hòa bình.Phát triển xã hội đa nguyên
Càng ngày đảng Cộng sản càng mất dần khả năng kiểm sóat các tổ chức dân sự, gồm cả các tổ chức do đảng lập ra, các tổ chức bị bắt buộc tham gia Mặt Trận Tổ Quốc và tổ chức dân sự độc lập (còn được gọi là tổ chức xã hội dân sự).
"Khi thể chế nhất nguyên còn tồn tại, các tổ chức chính trị, các tổ chức dân sự độc lập không thể xem là tổ chức hay lực lượng đối lập"
Các tổ chức dân sự độc lập là các tổ chức độc lập với đảng Cộng sản và đang đấu tranh để giành lại những quyền tự do, như quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do báo chí, quyền tự do nghiệp đoàn, quyền tự do chính trị… những quyền cơ bản được Quốc Tế công nhận.Các tổ chức dân sự độc lập khác với các đảng chính trị có mục đích rõ ràng là đấu tranh giành quyền lực với đảng cầm quyền cộng sản.Khi thể chế nhất nguyên còn tồn tại, các tổ chức chính trị, các tổ chức dân sự độc lập chỉ là những tổ chức đấu tranh chính trị, không thể xem là tổ chức hay lực lượng đối lập.Các tổ chức đấu tranh chính trị đang đóng góp xây dựng ý thức dân chủ cho xã hội cũng như sẽ vận động xã hội tham gia các sinh họat chính trị, tham gia bầu cử, tham gia ứng cử khi thể chế đa nguyên đa đảng đã được hình thành.Nếu ý thức dân chủ của xã hội chưa đầy đủ, thể chế nhất nguyên cộng sản có thể sẽ được thay bằng một thể chế nhất nguyên độc tài khác.Vì thế vai trò của các tổ chức đấu tranh chính trị vô cùng quan trọng.Nói tóm lại đa nguyên chính trị là khởi đầu và cũng là nền tảng cho tự do dân chủ.Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Nguyễn Quang Duy từ Melbourne, Úc. Mời quý vị xem thêm 'BấmChủ nghĩa xã hội thực sự là gì' của ông Trần Xuân Bách.