- Độc tài chỉ có thể có mặt khi có quyền lực trong tay. Khi một quan niệm không có quyền lực trong tay, được đưa ra trong sự tranh luận ý kiến, như theo chính ông ta viết "đánh võ mồm" thì không thể gọi là "độc tài" được.
- Tình cảnh Đông Đức và Tây Đức khác VN. Người Đức bị chia hai bởi hai thế lực siêu cường chiến thắng NAZI, là Mỹ và Nga, trong khi miền Nam VN bị CSVN miền Bắc, dưới sự chống lưng tối đa của cộng sản quốc tế, tấn công và cướp bóc. Người dân Đông Đức không đòi áp chế mầu cờ nào đó trên người Tây Đức. Khen là nên khen người dân Tây Đứcđã chịu thắt lưng buộc bụng để hoàn thành công việc thống nhất.
- Việc lật đổ bức tường Bá Linh, hay nói rộng hơn, chống các các chính quyền cộng sản, theo như lịch sử ghi nhận, và đã được nhiều sử gia, nhà báo trình bầy với nhiều bằng chứng thuyết phục, phức tạp hơn điều ông Lăng viết: "- Người thực sự chống cộng muốn chung tay tìm con đường thoát cộng nên học bài học người Đông Đức có công đầu chứ không phải là người Đức rải rác hải ngoại.... hay -Nhìn lại Đông Âuhệ thống Cộng sản sụp đổ bắt từ nguồn lực chính là dân chúng sống trong chế độ đó.".
Những áp lực quốc tế (trong đó có cả giáo hoàng gốc Ba Lan, và nhiều đời tổng thống Mỹ...), và nhất là những yếu tố nội tại của liên bang XôViết mới có thể là nguyên nhân chính. Hơn nữa, những chính quyền cộng sản tại những nước này đều được áp đặt bởi Liên Xô. Những cố gắng "thoát cộng" đều đã bị dẹp trong trứng nước vào giai đoạn phong trào cộng sản lên mạnh (vụ Tiệp Khắc, Hung...). Ngay cả vụ Ukraine hiện nay cho thấy, sức lực của người dân một nước muốn thoát Nga không phải dễ dàng, nếu không nói là vô vọng.
Những áp lực quốc tế (trong đó có cả giáo hoàng gốc Ba Lan, và nhiều đời tổng thống Mỹ...), và nhất là những yếu tố nội tại của liên bang XôViết mới có thể là nguyên nhân chính. Hơn nữa, những chính quyền cộng sản tại những nước này đều được áp đặt bởi Liên Xô. Những cố gắng "thoát cộng" đều đã bị dẹp trong trứng nước vào giai đoạn phong trào cộng sản lên mạnh (vụ Tiệp Khắc, Hung...). Ngay cả vụ Ukraine hiện nay cho thấy, sức lực của người dân một nước muốn thoát Nga không phải dễ dàng, nếu không nói là vô vọng.
- Ông Lê Hải Lăng viết: "Đã biết mấy người từng là “nạn nhân Cộng Sản” nay lại là “nạn nhân Cộng Hòa”? Nguyễn Chí Thiện, Đoàn Viết Hoạt, Võ Đại Tôn, Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, nay là Điếu Cầy, và mai mốt là những nhân vật khác….", thứ nhất ông quá bao biện vì chữ "nạn nhân Cộng Hòa" có nghĩa là gì? nếu ông có ý là Việt Nam Cộng Hòa, thì ông phải giải thích, ai đại diện và đã làm những hành vi gì để "hại" những "nạn nhân" đó. Còn ông cho là "cộng đồng Cộng Hòa" thì thứ nhất chúng không có mặt, thứ hai ông mâu thuẫn với chính ông: "-May cho cộng đồng hải ngoại là số người này đếm rải rác như cái khe nước không có thể đủ sức lôi cuốn đa số người Việt."
0o0
Ngoài ra, ông Lê Hải Lăng còn thay mặt cho người khác hơi nhiều, ông viết: "- Họ không đáng để cho người ngư dân Lý Sơn, Thanh Hoá mời anh về quê tôi ăn cá vì quê hương là chùm khế bom đạn từ tàu lạ mà nhà nước không dám gọi tên bốn mùa đầu sỏ ăn cướp Trung cộng."
0o0
Trong một bài đưa "ý kiến thô thiển" mà ông Lê Hải Lăng lại áp chế quan niệm của ông như: "- Hải ngoại không ai có quyền chê cái kiến nghị này, cái thư ngỏ kia.". Điều này thì ông Lăng chỉ đúng với cương vị một nhà "độc tài" khi không "ban phát" cái quyền "chê" đó, quyền tự do ngôn luận cho phép người dân được quyền chê, cũng như khen cái kiến nghị này, cái thư ngỏ kia. (Chẳng hạn, không ai có thể khen cái kiến nghị kiểu hội nghị Thành Đô, hay lời ông tướng Phùng Quang Thanh chẳng hạn). Người ta có quyền khen chê một quan niệm, một kiến nghị, một thư ngỏ, như ông Lăng đang làm, với điều kiện đừng mạ lỵ hay mạt sát người khác chính kiến một cách cá nhân, nhất là buộc tội, không bằng chứng (có pháp luật đưa ra những quyền hạn rõ rệt). Hơn nữa, chính ông Lăng đã viết: ". Chuyện nước là chuyện chung.", làm sao lại cấm "khen, chê" một kiến nghị, một thư ngỏ.
0o0
Ông Lê Hải Lăng có quyền chọn giải pháp "chống cằm" sau khi viết "Nếu không làm được điều gì khả dĩ giúp nước thoát khỏi CS và thoát vòng nô lệ Trung cộng thì tốt nhứt ngồi chống cằm nhìn thế sự xoay vần do người khác chung tay làm.", nhưng những người khác có quyền chọn những giải pháp khác khác ông, và không cần chung tay với nững ngời ông Lăng lựa. Vì lấy ai là người cho là ai đó, lực lượng nào đó làm được hay không làm được điều gì, nếu chưa ai làm, mà chỉ chống cằm nhìn người khác chung tay làm. Nhiều khi, có nhiều hướng đi khác nhau đều có thể dẫn đến chung kết quả. Trong một bài số bài viết gần đây, tôi đọc thấy có ít nhất 3 lối mà nhều tác giả cho là người Việt trong hoặc ngoài nước đang lựa chọn. (- Làm sạch đảng CSVN rồi chống Tầu, - Dẹp đảng CSVN rồi chống Tầu - Tranh đấu cho nhân quyền, khai dân trí chấn dân khí phát triể dân sinh, rồi mới thoát cộng, chống Tầu), giải pháp "chống cằm" của ông Lăng đề nghị chỉ có thể là một thêm. Và không hề có một giải pháp "dân chủ" duy nhất nào như đã được đưa ra bởi ông Lăng là "thì chuyện cần và đủ là yểm trợ tinh thần bằng cách này hay bằng cách khác cho các tổ chức, phong trào đấu tranh nhen nhúm trong nội địa.". Chỉ ở những xứ độc tài mới có những giải pháp "duy nhất và đủ"
0o0
Bà Angela Mecken là người được "giải phóng" khỏi cùm ách cộng sản, chứ không tham gia trong việc "thoát cộng" hay "thoát Liên Xô"
Lại một lần nữa, ông Lăng lại đưa thí dụ một nhân vật là ông cựu TT Liên Xô Boris Yelsin, để muốn nói lên điều gì trong vụ "độc tài Đỏ rồi độc tài Vàng". Ông này chỉ có một thứ "độc tài Đỏ" và không có liên quan gì đến đề tài "chống Cộng hay chống cằm" như chủ đề bài viết.
0o0
Tuy nhiên, không phải vì vậy, tôi phải "chống cằm" im lặng trước tình hình VN, hay phải theo cách một nhà chống đối nào đó. Tôi không tin là có một thứ "độc tài Vàng" tại hải ngoại. Con số gọi là "nạn nhân Cộng Hòa" không có chứng cớ. Những cộng đồng người Việt không cộng sản tại hải ngoại (bao gồm xứ Mỹ, Úc...) đương nhiên phức tạp. Nhưng theo kinh nghiệm cá nhân, một số lớn hoạt động có hữu hiệu và vì vậy đã đem sự tranh đấu chung (tranh đấu cho thuyền nhân, vận động nhân quyền, chiến dịch Cờ Vàng, thông tin và phát triển văn hóa, từ thiện giúp thương binh, lập nhều đài kỷ niệm...), số thành phần như ông Lê Diễn Đức, không may đã gặp phải, có thể đã làm ông Đức không hài lòng, nhưng đó là sinh hoạt dân chủ trong các nước tự do.
Tôi không đọc "Đàn Chim Việt", nhưng nếu ai đó chuyển những ý kiến này đến trang báo đó, xin tùy tiện. Nhưng tôi xin ngừng ở đây.
Đinh Thế Dũng
“Thoát độc tài Đỏ lại gặp độc tài Vàng”
04:33:pm 24/11/14
Đàn Chim Việt